Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 14 May 2012

Đình Chèm thuộc làng Chèm, xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội, là ngôi đình cổ nhất Việt Nam, có niên đại cách đây hơn 2.000 năm. Đình thờ đức Thánh làng Chèm, tức Lý Thân (còn gọi là Lý Ông Trọng hay Đức Thánh Chèm).

< Đình Chèm.

Theo thần phả, Lý Ông Trọng - Đức Thánh Chèm, sinh ở làng Chèm vào thời Hùng Duệ Vương, mất vào thời Thục An Dương Vương. Ông là người có công đánh tan quân xâm lược nhà Tần dưới thời Thục An Dương Vương.

Đến đời Đường, đền thờ ông được tạo lập ngay tại nền nhà cũ. Về sau, nhân dân xây đình và tôn ông làm Thành hoàng của làng để thờ tại đình.

Đình Chèm được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc, chắc chắn và công phu: Công trình kiến trúc tam quan ngoài bố trí đầy đủ tứ linh long, ly, qui, phượng quay ra bốn hướng. Tam quan trong xây ba gian, bốn mái và năm cửa ra vào. Khu nhà bia, sân đình, tả hữu mạc, phương đình tám mái và tòa đại bái, hậu cung tạo thành hình chữ công.

Bên trong đình, các cột, mái được chạm trổ tinh vi với hình rồng cuốn thủy, rồng mây, tứ linh, cá hóa rồng, hoa lá, vân mây sóng nước mang đậm nét nghệ thuật kiến trúc thời Lê Trung hưng (thế kỷ 18). Hậu cung có án thờ, sập thờ, long ngai, bài vị, khám thờ vợ chồng ông Trọng và các tượng chầu. Tổng thể được xếp theo trục hoàng đạo Đông, Bắc, Tây, Nam.

Tại đình còn giữ được cuốn sách chữ Hán ghi các đạo sắc, lễ nghi, văn tế, cách đắp tượng dưới thời Nguyễn; ba sắc do các vua triều Nguyễn phong thần cho Lý Ông Trọng; bốn bia đá, một tấm thời Lê Cảnh Hưng và ba tấm bia thời Nguyễn; hai chuông đồng đúc dưới thời Nguyễn; 15 câu đối, tám bức hoành phi và 10 pho tượng thờ. Pho tượng Lý Ông Trọng cao hơn 3m, bằng gỗ sơn son thếp vàng rất sinh động.

Tại khuôn viên Đình Chèm có hệ thống máng dẫn nước mưa được đúc bằng đồng vào các năm 1748, 1756, thời vua Lê Hiển Tông và thời vua Minh Mệnh (nhà Nguyễn) năm 1824. Ngoài ra trong đình còn rất nhiều đồ thờ các loại đều có giá trị nghệ thuật cao như chiếc lư hương ngàn năm tuổi rất quý hiếm.

Đình Chèm đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa và xây thêm như hậu cung làm năm 1621, tam quan sửa lại năm 1773 và các lần trùng tu, sửa chữa đình vào các năm 1792, 1797, 1885, 1903 và 1913.

Đình Chèm nằm cạnh sông Hồng. Vào năm 1903, đình được nâng lên cao thêm 2,4m chỉ bằng các phương tiện thủ công. Cả một ngôi đình nặng hàng trăm tấn toàn bằng gỗ quý với những cột kèo phức tạp được nâng lên cao ngang với mặt đê sông Hồng khi đó.
Năm 1990, Đình Chèm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Hội làng Chèm

Nhắc đến hội Chèm, ca dao có câu:

"Thứ nhất là hội Cổ Loa
Thứ nhì hội Gióng, thứ ba hội Chèm"

Hội Chèm diễn ra từ ngày 14-16/5 âm lịch, trong đó ngày 15 là ngày hội chính. Hội Chèm diễn ra trang trọng với cuộc rước nước, rước mã, rước văn, lễ mộc dục (tắm tượng thánh), lễ phát tấu (cúng Phật). Lễ rước nước là trang trọng nhất.

Những người mặc y phục cổ truyền, sau khi tập kết trước cửa đình, hành hương xuống ba chiếc thuyền lớn xuôi theo sông Hồng tới Thác Bạc cạnh đền Âm hồn, rồi quay lại trước cửa đình. Quãng đường đi về khoảng 4km. Tại cửa sông diễn ra nghi thức lấy nước, ba chiếc thuyền quay ba vòng để một lão nông lấy gáo đồng múc nước trong cho vào đôn cổ. Tiếng trống, tiếng reo hò, cờ bay phấp phới cùng tiếng hô “ù éo” vang dội mặt sông trên đê.

Lấy nước xong, đoàn thuyền về Nhà Mã cách cổng đền 1km lên Bến Ngự rồi một cuộc diễu hành rầm rộ với các đoàn Phù Giá, Thủ Hiệu, Gươm Sai, Lịch Triều, Kiệu Đức Ông, Kiệu Đức Bà, Huyền Sư, Quan Viên, Chức Sắc, các bà vãi.

Nhịp trống, nhịp chiêng dồn dập. Các em nhỏ múa sênh tiền tiến theo rất vui mắt. Đám rước dừng lại trước sân đình đợi làm lễ Mộc dục. Lễ rước Văn tiến hành vào chiều tối. Văn tế đặt ở Long Đình rước từ nhà ông trưởng văn ra đình. Trong ngõ, bên đường, cạnh đê, dân làng bầy mâm cúng, hương trầm tỏa thơm. Nhà sư làm lễ phát tấu, diễn xướng kể lại công đức của Lý Ông Trọng và cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên bể lặng.

Hội Chèm cho đến nay vẫn duy trì các trò chơi dân gian như bơi trải, kéo co, thả diều, thả chim bồ câu. Riêng thi bơi trải là đặc sắc. Bài ca dao cổ năm 1921 ghi:

"Ba dân mở hội tháng Năm
Mười hai hạ chải, hôm rằm bơi thi.
Ba dân đánh trống chỉ huy
Thuyền nào đạt nhất, cờ thì có mào.
Cả Thuyết đứng mũi chịu sào,
Hai Dương đánh mõ, Trương Giao phất cờ.
Lái Hành khéo lượn thủy cơ,
Dân ta đâu có được cờ mà tranh…"

“Ba dân” được đề cập ở đây là ba làng gồm làng Chèm (Thụy Phương) và hai làng kết chạ là làng Hoàng (Hoàng Xá) và làng Mạc (Liên Mạc).

Du lịch, GO! - Theo TTXVN, internet

Nhìn thoáng qua tất cả các diễn đàn du lịch hiện có ở Việt Nam, có thể nhận thấy rằng đa phần các loại hình du lịch bụi kiểu « mạo hiểm » liên quan đến đi bộ hoặc trèo đèo vượt núi. Tôi nhận thấy là kiểu đi du thuyền kayak tại nước ngoài là rất hi hữu. Khám phá kayak tại vịnh Hạ Long thì có lẽ nhiều bạn trẻ đã từng làm rồi. Nhưng khám phá thiên nhiên bằng kayak tại một quốc gia cách Việt Nam 14h bay thì chắc là chưa. Vậy tôi xin chia sẻ trải nghiệm của mình tại một thành phố nổi tiếng về kiểu du lịch này : Stokholm. Chơi món này là cũng phải trâu bò một chút đấy. 


Nhưng có khám phá thủ đô Thụy Điển bằng hình thức này thì mới hiểu được phần nào nét văn hóa của người dân thủ đô nói riêng và người Thụy Điển nói chung. Nếu như người Việt Nam biết dùng đũa từ bé thì người  Thụy Điển tiếp xúc với thế giới  nước từ lúc lọt lòng và đa số họ đều dành thời gian để du ngoạn bằng tàu riêng mỗi khi có điều kiện. 

Những chiếc thuyền nhỏ như thấy này có thể thấy nhan nhản tại các hòn đảo gần Stockholm. Vào những ngày đẹp trời nắng to, người Thụy Điển ngay lập tức cho xuất kho chiêc tàu của họ. 

  Tôi nghĩ đây là điều trái ngược rõ rệt nhất giữa 2 quốc gia. Trong khi người Thụy Điển với tổ tiên Viking của họ đã biết dùng đường biển để tiếp xúc với thế giới bên ngoài từ rất sớm (ngay từ thế kỷ IX), thì dân tộc Kinh chúng ta chỉ bằng lòng với mấy mảnh đất phía Bắc Bộ và phải đợi đến mãi những năm 1970 khi quận Ngụy sụp đổ dân ta mới biết thế nào là dùng thuyền để đi ra nước ngoài sinh sống.

Thực ra, hoàn toàn có thể du tham quan quần đảo Stockholm bằng loại du thuyền hơi nước được mô phỏng theo thế kỷ 19. Tuy nhiên, nó chỉ dành cho các vị khách du lịch không có nhiều thời gian và muốn làm cái gì qua loa cho biết.
Các con tàu đó thường chỉ đậu ở một số đảo chính và cho du khách rất ít thời gian lên trên các đảo để khám phá sâu hơn. Vì thế, du khách thực ra chỉ dành phần lớn thời gian trên tàu và ngắm đảo từ xa.
Còn tôi thì khoái dùng kayak, cơ động hơn và giúp tôi chủ động hơn. Tất nhiên là với 3 ngày trong tay, tôi nhiều thời gian hơn những du khách bình thường


 Stockholm có lẽ là thành phố duy nhất trên thế giới sở hữu nhiều hòn đảo nhỏ đến thế, khoảng 30.000. Chắc phải gọi là quần đảo Stockholm mới đúng. Và vào mùa hè, việc sử dụng thuyền nhỏ hoặc kayak đi giữa các hòn đảo này quả là tuyệt vời. 


Chỉ cách thủ đô Stokholm khoảng 1 tiếng xe bus là cảng Stavsnas, nơi tập kết cho một chuyến phiêu lưu vài ngay giữa lòng vài nghìn hòn đảo. Thực ra, dùng kayak đi một mình giữa đồng không mông quạnh thì cũng sợ đấy. Thế nên tôi chủ động liên lạc với một văn phòng du lịch để xem cách thức như thế nào là phù hợp. Tôi được biết là hoạt động kayak vào mùa hè là một trong những điều ưa thích nhất của người dân Thụy Điển nên chắc chắn dù đi đến hòn đảo nào kiểu gì cũng sẽ gặp một vài người cũng đi du thuyền như mình. Lúc tôi đến cảng Stavsnas và thuê kayak thì cũng tình cờ gặp 4 đồng chí ngoại quốc khác đang loay hoay giống như tôi, 3 người Mỹ và 1 người Canada. Thế là bọn tôi quyết định tạo thành một hội cùng đi cho vui. Tuy nhiên, 4 người đó chỉ ở lại 1 đêm rồi hôm sau đi nơi khác còn tôi thì mất đến 3 ngày 2 đêm.

Du thuyền kayak thực ra chẳng có gì khó, chỉ mỗi tội mệt vì phải đảo cái mái chài liên tục và mỗi ngày tôi phải đi ít nhất 15km lênh đênh trên biển. Nhưng có một điều thú vị là các hòn đảo nhỏ ở đây nằm san sát nhau nên nếu có mệt thì có thể đổ bộ lên đảo tạm nghỉ.
 
Các bạn sẽ tự hỏi nếu mà dành đến tận 2 đêm lênh đênh giữa các hòn đảo thì sẽ ngủ ở đâu. Thực ra một số hòn đảo với lượng dân số và cơ sở hạ tầng tiên tiến có thể coi như một thị trấn nhỏ. Vì vậy ở đó thường có nơi để nghỉ qua đêm. Tôi cũng chọn được cho mình một đêm nghỉ ở guest house với lối bài trí nội thất khá đặc trưng Bắc Âu với đồ gỗ là chủ đạo.
Còn một đêm còn lại thì tôi quyết định ngủ qua đêm trong lều. Ở Thụy Điển nói riêng và các nước Bắc Âu nói chung (Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch), do diện tích thiên nhiên hoang dã chiếm phần lớn diện tích quốc gia nên tất cả đều được quy hoạch thành công viên quốc gia với sự quản lý cực kỳ hiệu quả. Ý thức người dân rất cao nên họ không mấy khi ngủ trại hoặc cắm lều linh tinh. Khi tôi quyết định tự đi khám phá các đảo, cũng đã phải xem tham khảo các địa điểm được phép cắm lều ngủ. Thông thường, đó là những nơi được quy hoạch, có nơi để lấy củi hoặc vứt rác và quan trọng nhất là có chòi canh rừng và có thể liên lạc với người quản lý trong trường hợp cần được trợ giúp
Tôi quyết định không ngủ ở trong rừng vì quên mất không chuẩn bị thiết bị chống muỗi hiệu quả. Vì thế, tôi cắm lều ở gần biển và gần một đồng chí người Thụy Điển
 

Tuy rằng số lượng đảo thì lớn nhưng cũng chỉ có khoảng hơn 1000 đảo là có người sống và đa phần là những ngôi nhà nghỉ của người dân thủ đô tranh thủ đến đây cuối tuần. Trong tiếng Thụy Điển, chữ ö có nghĩa là « đảo », chính vì thế hầu như tên tất cả các hòn đảo ở đây đều có chữ ö ở sau cùng : Utö, Värmdö, Blidö, Ljusterö…


Vì hoạt động kayak rất phổ biến, rất nhiều hòn đảo được trang bị các trạm garage phục vụ cho việc trùng tu hoặc giúp đỡ những chiếc kayak bị hỏng hóc.
 Trong vài ngày lênh đênh trên biển, tôi thăm được nhiều đảo lắm, không nhớ hết tên đâu . Do thủ đô Stockholm nằm giữa đất liền và biển Ban-tích nên phong cảnh các đảo rất phong phú. Có lúc thì kiểu đá granit với vài cây thông. 


Rồi khi vào bên trong một số hòn đảo lớn, đôi khi ta có cảm giác như đang ở một đồng quê với thảo nguyên bát ngát. Nó làm tôi liên tưởng đến bộ phim « ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên ».
Từ ngoài biển khơi, nếu đi sâu thêm vào lòng các hòn đảo, đôi khi tôi lại rơi vào một khung cảnh khác như thể trong một khu đầm lầy vậy
Còn ở một số hòn đảo khác, với diện tích lớn hơn lại cho phép có được một phong cảnh giống như thảo nguyên đồng quê, rất thích hợp cho việc đi trekking khám phá. Và để khám phá bên trong các đảo, tôi kết hợp giứa kayak và trekking


Càng đi vào bên trong một số hòn đảo, tôi càng có nhiều cơ hội tìm hiểu cuộc sống thường ngày của người dân Thụy Điển. Khác rất nhiều với người Việt Nam, họ rất quý cuộc sống thanh bình của thiên nhiên nên không tiếc tiền mua một ngôi nhà ở giứa rừng như thế này để tận hưởng những giây phút bình yên
hoặc là xây nhà đối diện với biển để tận hưởng sự dịu dàng của gió

Sống ở một vùng được coi là nông thôn, người Thụy Điển không quên tô diểm cho "ngôi nhà trên thảo nguyên" của họ. Những chùm hoa như thế này là rất phổ biến, một phong cách sống rất thiên về thiên nhiên
Sự "xâm nhập" của tôi trên đảo diễn ra trong thầm lặng nên đôi khi người đân địa phương không quá để ý đến sự có mặt của người lạ. Người phụ nữ này thản nhiên mặc đồ pyjama ra ngoài phơi quần áo và vẫn chào tôi một tiếng mà không hề ngại ngùng. Đúng là sống ở đây sướng thật!
Người dân địa trên đảo có vẻ thích thú với sự có mặt của một đồng chí da vàng từ phương xa đến. Một điều mà tôi nhận ra là có vẻ hình ảnh du khách Nhật Bản khá là phổ biến ở các vùng tôi đến. Không phải vì họ đã từng đặt chân đến đó mà đơn giản chỉ vì với vị thế của một cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới, người ta nghĩ rằng người Nhật có đủ điều kiện kinh tế để đi du lịch hơn bất cứ quốc gia Châu Á nào khác. Và kết quả ? Người ta luôn nghĩ tôi là người Nhật. Họ luôn miệng hỏi tôi « Konichiwa ! Are you from Japan? ». Mấy cậu bé Thụy Điển này luôn miệng hô : “Konichiwa!” 
Các cậu bé tóc vàng đặc trưng Bắc Âu thích thú chào hỏi vị khách Châu Á của họ "Hei! Konichiwa!"

Mình vừa trở về từ một chuyến đi, tính ra đã mất 4 ngày. Đây là chuyến kỳ lạ nhất vì không bám theo kế hoạch đã dự định. Một chuyến đi đầy dẫy "sự cố" bất ngờ làm đảo lộn tất cả: từ  việc thay đổi lộ trình về do bị 'bắn tốc độ' lúc đi - chuyện thác Bà trong ngày thường cứ nghĩ là rất vắng người nhưng thật tế thì... ngược lại - chuyện phon phon mấy chục cây số trên QL28, quanh co trên đèo Gia Bắc vắng vẻ thưa người với cái vỏ sau bị... phù - rồi bị đá chém toạc trên con đường đầy đất đá hướng ra ngã 3 Gộp - chuyện vá lụi bằng keo, chuyện ruột xé toạc... rồi chuyện phải móc hầu bao thay cả vỏ ruột ngoài Mũi Né...

Đây cũng là chuyến mà hình như mình "phi mã" những đoạn đường dài nhất trong các chuyến: cứ chạy hoài mà không muốn nghỉ cả đoạn đi lẫn về. Xem ra: đi đến nơi, về đến chốn trong chuyến này cũng là một sự phiêu du thú vị dù khá gian truân.

Hỡi ôi, một chuyến đi đầy bôn ba - được cái là trong lắm cái xui cũng có đầy dẫy sự may mắn đến mức thần kỳ. Âu cũng là cái mất đi thì Trời đất cũng ban cho thứ bù lại mà thôi.

Do mình chỉ vừa vừa về lúc 2h chiều nay nên có lẽ bét nhất từ ngày mai mình mới có thể đưa lên bài đầu tiên. Chuyến này có thác Bobla đẹp tuyệt vời nhưng do nước đổ xuống rất nhiều khiến cả khu vực chân thác đầy sương nên ảnh cũng be bét. Đành vậy, máy "còi bép" - sau này có điều kiện sẽ tậu thêm con máy khác cho đàng hoàng một tý, còn giờ thì sạch túi rồi, he he.

Trong chuyến này, bạn cũng sẽ thấy một bãi đá mênh mông đẹp tuyệt ở Hòn Rơm: có lẽ nhiều bạn đã đến đây nhưng không ai để ý đến điều này. Mong rằng sẽ có một thiên phóng sự về một chuyến đi cùng các bạn, khởi đầu từ ngày mai (nếu bận quá thì ngày kia vậy).

Điền Gia Dũng (Du lịch, GO!)

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống