Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 14 May 2012

Nếu mỗi tỉnh thành chọn cho mình một ngày hội về một món ăn địa phương độc đáo, thì Sài Gòn sẽ lúng túng… và may ra chỉ có thể chọn ngày hội trà đá – một sáng chế rất Sài Gòn nhiệt đới.

Nhưng ẩm thực ở đây lại vận vào trạng thái sắc sắc không không. Bởi đến với thành phố nhập cư khổng lồ này, nhiều thế hệ lưu dân không chỉ nằm than trời trách đất như ông Vũ Bằng mà đem theo cái thương nhớ mười hai...

Món Bắc

Bộ sưu tập món Bắc ở đây đang hồi cực thịnh. Riêng món phở đầu tiên, theo nhà nghiên cứu Lý Thân, vào giữa những năm 1940 xuất hiện nguyên bản, bản sao y chang bản gốc, do những phu đồn điền bỏ sở ra Lái Thiêu mở quán. Phở đến Sài Gòn muộn hơn, khoảng năm 1950 và nhanh chóng tiếp biến để hạp với cái lưỡi xứ này.

Ông Lý Thân nhớ lại: ngay sau khi món phở ra mắt dân Sài Gòn không lâu, có một bác sĩ tên là Hồ Quang Phước, tốt nghiệp đại học L’Aurore Shanghai đã ca tụng món ăn mới mẻ này là món mỹ thực ngon bổ trong quyển sách Mạnh khoẻ trẻ trung do thực phẩm hợp thời xuất bản năm 1951.

Quyển sách viết: “Phở Bắc gồm có bún bằng bột gạo trắng, giá đậu xanh, nhiều thứ rau thơm, vài lát cà chua, thịt bò nhúng tái trong nước lèo, một lát chanh, chút ít ớt đỏ…” BS Phước khen lấy khen để: “Các thứ rau thơm, cà chua, giá sống, ớt, chanh – mấy phụ liệu này giữ một địa vị lớn lao về sanh tố trong tô phở”.

Bây giờ thì phương Bắc có món gì, Sài Gòn – TP.HCM có món đó theo điệu “sáu câu”, cũng y như món phở vừa kể. Phở Bắc là hàng gánh “lọ lem” dành cho giới bình dân, vào Nam, được cải biên ăn kèm thêm nhiều thứ gia vị, phong phú hoá các thức thịt bò và đặt trong những quán ăn trung lưu của Sài Gòn thuở đó.

Buổi sáng không ăn phở thì có thể ăn dĩa bánh cuốn Thanh Trì, tô bún mọc hoặc cháo lòng ở một góc vỉa hè nào đó… Cũng có thể nhâm nhi vài miếng lòng heo, chiêu ngụm rượu làng Vân chánh gốc cụ Tom (mặt hàng này cực hiếm, phải quen biết và dặn trước ở một đại lý trên đường Ba Tháng Hai).
Rồi nhiều chợ Bắc cũ mới có, mọc lên, siêu thị Hà Nội ra đời. Sài thành sắc sắc món ăn phương Bắc.

Món Trung

Cộng đồng người Trung cũng sống thành nhóm nơi đây và họ cũng đem theo di sản đệ nhất khoái lạc của mình vào. Chợ Bà Hoa nổi tiếng về sản vật xứ Quảng. Những quán vệ tinh chung quanh chợ Bà Hoa chuyên trị món Quảng mà nổi tiếng nhất là món mì gốc Tàu nhưng bánh lại bằng bột gạo đúng với lịch sử thời xa vắng bột mì của nó.

Mì Quảng nhập cư với “en nờ” phiên bản. Một chị bạn vào đến thành phố, đã phải cho thêm nước lèo vào cái “uyên nguyên” của tô mì má chị dạy nấu hồi còn con gái đến giờ, chỉ vì đất Sài Gòn mạng “hoả”.
Ngay món bánh canh cá, còn gọi là cháo cá Quảng Trị cũng đề huề bán dài năm lâu đời trong một con hẻm trên đường Phạm Văn Hai.

Hủ tíu, cũng giống như bún mì Quảng, ra đời rất hoàn cảnh là không có bột mì. Nơi phát triển sớm nhất có lẽ là Mỹ Tho đại phố, và ghi dấu ấn về hủ tíu Mỹ Tho. Đến khi bột mì được nhập nhiều hơn ở bến Bình Đông, mì được phục hồi. Cặp hủ tíu – mì đã trở nên một thứ món song đôi có bề dày lịch sử. Và giờ đây nhiều người Sài Gòn lại có một chọn lựa dị thường: ăn tô hủ tíu mì.

Món Nam

Nói đến các món phía Nam, nhiều món ngon, phần lớn gốc gác ở miệt Trà Vinh, Sóc Trăng. Nổi tiếng nhất là lẩu mắm. Nước lẩu trở thành một thứ huyền thoại mà mỗi tác gia nói một phách. Nhưng nét đặc trưng của món lẩu này là bản năng sông nước của nơi sản sinh ra nó: một lượng rau tươi sống dễ nể. Thời đại xanh càng làm cho món lẩu mắm đi vào thời tân hiện đại.

Về rau, lại sản sinh ra hai phái, rau miền Tây và rau miền Đông. Rau miền Tây là những loài háo nước đối lập với rau miền Đông là các loại rau rừng. Chỉ cần vào một quán bánh canh thịt luộc Trảng Bàng nào ở TP.HCM ngày nay, là người ăn có được nhiều kiến thức mới về các loại lá rừng, các loại rau trên cạn.
Và, không thể không nói đến những món ăn của người Hoa Chợ Lớn. Đó là một bảo tàng về món Hoa mà dù là Hong Kong, Thượng Hải, theo ý kiến nhiều người đã trải nghiệm, cũng không tìm thấy được nét sơ nguyên của món Hoa từ thời nhập cư sang Việt Nam.

Nhất là những món ăn của người Tiều, những người rất có ý thức truyền nghề để lưu giữ tinh hoa ẩm thực. Đến Chợ Lớn, người sành điệu thường tìm đến những quán không tên, thường lấy số đường làm tên, có bề dày mấy chục năm, để ăn những mì, những chè, những há cảo…

Ăn hương xa

Đi một vòng Sài Gòn – TP.HCM ngày nay, người ta còn có thể thử các món ăn sushi Nhật; thịt chó, kim chi Hàn Quốc; nướng Brazil; càri Malaysia; xào, hấp Singapore; bánh xèo Pháp; bánh xèo (pizza), mì Ý; cơm gà Thượng Hải, v.v. Chỉ có hơi vô duyên là fastfood đã là cựu hiện đại của người Mỹ so với bánh mì thịt ra đời lâu lắc ở Việt Nam…

Sài Gòn – TP.HCM không có cái gì của nó, nhưng nó là bộ sưu tập lớn; món gì có ở Việt Nam, ở thế giới đều có thể tìm thấy ở đây với những phiên bản khi thì tiếp biến, lúc cần thì lưu giữ nguyên gốc.

Du lịch, GO! - Theo Sài Gòn tiếp thị, internet
Tiếng ồn của chiếc xe máy mà tôi đang ngồi, không hề làm cho cuộc hành trình kéo dài 140km từ Huế đến Hội An bị mất đi vẻ thơ mộng của những cảnh quan tuyệt đẹp.

Trên trang Fairfax Media của New Zealand, một nữ du khách tên Rosa Studholme đã chia sẻ những trải nghiệm của mình về một chuyến “phượt” trên xe máy ở Việt Nam.
Dưới đây là nội dung chính của bài viết:

Khung cảnh của những bãi biển dát vàng như hút hồn chúng tôi, khi dừng lại trên đèo Hải Vân, nằm ở phía Nam thành phố Huế. Từ đây, chúng tôi bắt đầu đổ dốc trên những cung đường ngoằn ngoèo.
Tiếng ồn của chiếc xe máy mà tôi đang ngồi, không hề làm cho cuộc hành trình kéo dài 140 km từ Huế đến Hội An bị mất đi vẻ thơ mộng của những cảnh quan tuyệt đẹp.

Khung cảnh thay đổi khi tôi xuống chân núi. Đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa sự nguyên sơ của rừng núi và màu xanh của mặt biển trải dài trước tầm mắt.

"Phóng như bay trên đường cao tốc với một chiếc xe máy, đây quả là một giấc mơ đối với tôi”, Henry - người bạn đường của tôi nói. Anh ta nói đúng. Đây thực sự là một điểm nổi bật trong chuyến đi của chúng dọc chiều dài đất nước này.

Trên đường đi, chúng tôi bắt gặp những chú trâu đang thảnh thơi gặm cỏ trên cánh đồng, hay những đàn dê đang kiếm ăn ngay ven đường.
Một đoạn trong hành trình, chúng tôi vượt qua những người nông dân đang đạp xe. Nơi đây tuyệt nhiên không có cảnh ùn tắc. Điều này khác xa với cảnh tượng quay cuồng ở Hà Nội mà chúng tôi đã trải nghiệm. Tuy nhiên, trên tuyến đường miền trung này bạn vẫn không thể thoát khỏi những người bán hàng rong. Họ tụ tập tại các điềm nghỉ chân của du khách và mời chào đủ thứ hàng hóa như bia, mũ nón, kính mát…

Phía bên kia đường, trên một ngọn đồi là tàn tích của một cơ sở quân đội Mỹ. Đây là một lời nhắc nhở về những gì đã từng xảy ra tại khu vực này 40 năm trước. "Xin chào, xin chào, các bạn có muốn uống gì không?", những người bán hàng rong í ới. Chúng tôi từ chối. Khuôn mặt của họ lộ vẻ thất vọng.

Chúng tôi nghỉ chân tại một quán cà phê nhỏ ven đường, nơi có những chiếc ghế nhựa màu xanh và một tấm bảng hiệu. Mọi thứ có vẻ khá cáu bẩn, nhưng với cái nóng như thiêu đốt thì không còn lựa chọn nào khác.
Cô gái trẻ ngồi trên một băng ghế nhìn chúng tôi với ánh mắt tò mò. Cô ấy không thể nói được tiếng Anh, và cũng quá nhút nhát để tiếp cận chúng tôi. Chúng tôi mỉm cười đáp lại, cô ấy nhìn đi chỗ khác.

Sau những phút nghỉ ngơi dễ chịu, chúng tôi quay trở lại với cuộc hành trình đến Đà Nẵng, thành phố lớn thứ tư của Việt Nam với dân số 887.100 người theo thống kê gần đây nhất.

Đà Nẵng, cũng giống như nhiều thành phố khác của Việt Nam, vẫn còn mang những dấu ấn lịch sử từ nhiều thế kỷ trước. Thành phố đã bị người Pháp chiếm đóng vào tháng 8/1858, theo lệnh của hoàng đế Napoleon III. Vào thời điểm đó, quân đội Pháp đã áp lực lượng phòng thủ của Việt Nam. Họ nhanh chóng chiếm được thành phố Đà Nẵng và bán đảo Sơn Trà.

Thực dân Pháp gọi Đà Nẵng là thành phố Tourane và đặt dưới sự kiểm soát của Toàn quyền Đông Dương.
Trong thời gian chiến tranh Việt Nam một thế kỷ sau đó, Đà Nẵng trở thành một căn cứ không quân lớn, được sử dụng bởi lực lượng Việt Nam Cộng hòa và cả không quân Mỹ. Vào thời điểm đó, trung bình sân bay Đà Nẵng có 2595 hoạt động hàng không mỗi ngày, nhiều hơn bất kỳ sân bay trên thế giới cùng thời gian.

Đến Đà Nẵng, chúng tôi bóp còi không ngừng khi đi qua các nút giao thông rộng. Bờ biển Đà Nẵng đã hiện ra với những bãi cát vàng trải dài nhiều cây số, kèm theo đó là hàng chục khu nghỉ mát.
Không dừng lại ở Đà Nẵng, chúng tôi đã đến thẳng Hội An, khu đô thị cổ nổi tiếng, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Hội An cũng được nhiều người biết đến với nghề may quần áo theo yêu cầu, điều khiến tôi rất háo hức.

Ở đây, chúng tôi thả bộ dọc theo các đường phố cổ kính. Đây quả là một khu vực thật tuyệt để dạo bộ với những ngôi nhà mang phong cách pha trộn giữa Việt Nam và nước ngoài, nằm dọc theo con sông Thu Bồn. Hội An vốn là một thương cảng trong quá khứ. Ngày nay hoạt động buôn bán vẫn rất sầm uất, chủ yếu là để phục vụ nhu cầu khách du lịch.

Những người bán hàng luôn mời chào bạn mua một thứ gì đó. Giá cả khá hấp dẫn, và nhiều khi bạn không thể cưỡng lại được.
Chỉ có khí hậu là khá khó chịu với cái nóng và sự ẩm ướt quen thuộc của Việt Nam. Tôi có cảm giác héo rũ như một chiếc lá bị khô kiệt nước, mồ hôi chảy khắp trên lưng và trán. Vậy mà các cư dân ở đây phải chịu thứ khi hậu này hầu như quanh năm suốt tháng.

Buổi trưa, tôi lang thang qua các cửa hàng quần áo. Tại một cửa hàng, đập vào mắt chúng tôi là cảnh cô bán hàng nằm dài trên tấm phản với chiếc quạt nhỏ thốc vào người. Cô chào đón chúng tôi bằng một nụ cười có vẻ khá mệt mỏi.

Nhiều người thường mô tả Việt Nam như "cuộc tấn công vào các giác quan". Dường như tôi đã cảm nhận được điều này qua cái nóng cháy da, sự vận động không ngừng của mọi thứ cùng đủ loại tiếng ồn và màu sắc…

Du lịch, GO! - Theo Datviet, internet
Được coi là một trong những thú vui không hề tao nhã, thậm chí bị gọi là phong trào phá xe, phá sức và phá tiền... 

Nhưng, off-road được coi là một trò giải trí lành mạnh và đặc biệt là sau mỗi chuyến đi, cái bí bức, cái uể oải của những ngày dài trong phố đã tan biến cùng với những làn sương mai trên những chặng đường off-road...

< Đường 15C đang được làm lại.

"Vượt ngục"

Uể oải sau một tuần trời chìm nghỉm trong núi công việc đồ sộ, chuẩn bị cho dự án lớn của công ty, tôi lảo đảo đứng dậy chuẩn bị ra về thì chú dế yêu chợt rung lên từng đợt:


< Đường dự tính.

- Mai thứ 7. Phượt không?

Đã lâu rồi tôi không được đi. Đôi chân đã quen chạy nhảy của tôi đã bị chôn chặt trong văn phòng mấy tháng nay như muốn lên tiếng:

- Đi đâu bây giờ hả anh?
- Pù Luông, anh sẽ test con xe 2 cầu!
- Quá tuyệt!

Khám phá thiên nhiên và “test” xe là ý tưởng tuyệt vời cho ngày cuối tuần. Đường tới Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông là một cung đường khá là khó đối với dân thường đi xe máy và ô tô, nhưng là lựa chọn số 1 của dân trekking.

Cung đường mà chúng tôi dự định đi sẽ là: Hà Nội – Mai Châu (Hòa Bình) - đường 15C “huyền thoại” - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Đừng quá tò mò với hai chữ “huyền thoại” – thực ra, nó chỉ có nhiều ý nghĩa với dân trekking - rất ít người có thể lái xe qua con đường này. Chinh phục được cung đường 15C, chúng tôi sẽ đến được Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, rồi từ đấy trở về Hà Nội bằng đường Hồ Chí Minh.


< Rải rác một vài nếp nhà sàn trên đường đi.

Tối thứ 6, sau khi anh bạn thu xếp công việc xong, chúng tôi chuẩn bị lên đường. Đồ dùng thiết yếu gồm có mấy chiếc lều, cái bếp ga du lịch, hai cái xoong, thực phẩm và vài vật dụng lặt vặt khác... Đừng bao giờ quên mang theo ít đồ cứu hộ cho xe vì đây là một cung đường khó và sẽ cực khó nếu trời mưa. Vì thế, dây cáp, xẻng… được chúng tôi chuẩn bị khá đầy đủ.

Sau một tuần làm việc mệt mỏi, được thoát khỏi cảnh ồn ào của thành phố để hòa mình vào thiên nhiên khiến tất cả chúng tôi đều háo hức.


< Xe của chúng tôi trong màn sương.

Rời Hà Nội lúc 22h nhưng với tâm trạng ấy, tôi chiến thắng cơn buồn ngủ một cách dễ dàng và lái xe xuyên màn đêm tới Mai Châu. Trên đường đi, chúng tôi phải vượt qua vài con đèo với sương mù dày đặc, tầm nhìn hạn chế chỉ còn 1-2m, cảm giác thật tuyệt vời!

1 giờ sáng, chúng tôi đến Mai Châu. Thị trấn miền núi được bao phủ bởi màn sương mỏng và một vài nếp nhà vẫn còn sáng đèn phục vụ khác du lịch.

< Càng vào sâu trời càng mù, đường càng trơn...

Chúng tôi quyết định nghỉ đêm lại đây để lấy lại sức cho ngày hôm sau. Chọn một bãi đất trống gần nhà dân, chúng tôi hạ trại. Chỉ mất 15 phút để dựng lều, chúng tôi chìm vào giấc ngủ và không quên đặt đồng hồ báo thức.

5 giờ 30 phút, bị đánh thức bởi tiếng gà gáy râm ran khắp nơi – thứ âm thanh tuyệt nhiên không có ở thành phố, chúng tôi trở dậy chuẩn bị đồ ăn sáng. Lúc này, chiếc bếp ga du lịch phát huy tác dụng triệt để khi chúng tôi ngốn gần hết lương thực mang theo.

< Đáp lại cái "máu" off-road của tôi... 

Yên tâm làm đầy những cái dạ dày trống rỗng bởi đến trưa, khi tới bản, chúng tôi có thể mua thức ăn cho bữa trưa và bữa chiều.

Khi chúng tôi tiếp tục hành trình, đồng hồ chỉ 6h30, màn sương mỏng vẫn bả lả trước mắt. Xa xa, thấp thoáng những nếp nhà sàn với những cột khói bốc lên – phong cảnh thật yên bình.

< Sợi cáp mang theo phát huy tác dụng... cứu xe.

Rời Mai Châu, chúng tôi đi tiếp khoảng 10km là đến Co Lương. Từ đây, chúng tôi sẽ rẽ sang con đường “huyền thoại” để đến với Pù Luông.

Cung đường “huyền thoại”

Trái với kí ức của tôi về con đường 15C cách đây 6 năm, con đường nay đang được làm lại đã không thỏa mãn cái máu off-road của tôi. Nhưng, càng đi vào sâu, đường bắt đầu khó lên, dù đã được trải base nhưng trời càng ngày càng mù và xuất hiện mưa phùn, con đường trở nên trơn trượt đầy bùn nhão…

< Chúng tôi nghỉ để ăn trưa. Thực đơn cho bữa trưa: Ngải cứu dại + măng rừng + chân giò thừa...

Trên đường đi thỉnh thoảng chúng tôi gặp vài người dân với ánh mắt ngạc nhiên lẫn tò mò, không hiểu cái đám thanh niên này tự dưng lái xe lặn lội vào đây để làm gì. Chúng tôi vẫy tay chào họ và nhận lại cái vẫy tay đầy thân thiện. Không dám so sánh với những cú quẹt xe và lườm “cháy mi” ở thành phố làm gì bởi nó quá khập khiễng, nhưng cái vẫy tay ấy khiến chúng tôi háo hức vô cùng.


< Niềm thích thú khi gặp những con suối nhỏ.

Càng vào sâu trời càng mù, đường càng trơn, những người mới off-road lần đầu chắc chắn sẽ ái ngại. Tôi dừng xe để chờ chiếc xe sau, sự lo lắng hiện rõ trên nét mặt của anh bạn.

Tôi động viên:
- Yên tâm đi anh, xe anh 2 cầu cơ mà, đường này đi tốt!

Tôi quyết định không “cài cầu” mà đi ở chế độ 1 cầu để cảm nhận được độ “phiêu” khi lái xe trên bùn lầy, bánh sau chiếc xe quay tít, chiếc xe bắt đầu trượt ngang nhưng tôi vẫn chế ngự được nó đi đúng đường, cảm giác điểu khiển được chiếc xe đã “mất kiểm soát” thật là khó tả và đầy phấn khích.

< Bắt đầu "khó nhằn" rồi đây!

Trái với dự tính của chúng tôi, đêm qua nơi đây đã trút xuống một trận mưa to khiến đất trên con đường nhão ra và lún sâu, con đường trông giống một thửa ruộng hơn là đường. Đây thực sự là một thử thách với chúng tôi vì xe chúng tôi chỉ là chiếc xe 2 cầu nguyên bản và không được trang bị pro để có thể vượt qua đoạn đường này. Đoạn đường khá dài và đầy bùn, chỉ cần đặt bánh sai chỗ là tôi sẽ bị mắc lầy ngay. Liếc gương chiếu hậu, 4 bánh xe của anh bạn đang quay tít, bùn bắn tung tóe.

< Cái "cớ" để được giao lưu với dân bản.

Mất khá nhiều thời gian, chúng tôi mới thoát khỏi chỗ lầy và lúc này đồng hồ đã chỉ vào con số 12. Đói mềm vì vật lộn cứu xe, đến bãi đất rộng, chúng tôi hạ trại để ăn và vấn đề phát sinh từ đây.

Lương thực chúng tôi mang đi quá ít và đã gần hết vì bữa sáng nay, thêm nữa chúng tôi không đến được bản như đã dự tính. Cái khó ló cái khôn, chúng tôi vào rừng để tìm thức ăn, nhưng chúng tôi chả tìm được gì ngoài ít ngải cứu và ít măng rừng. Thế là chúng tôi có rau để ăn độn với ít chân giò còn thừa lúc sáng.

< Ruộng bậc thang.

Sau khi lót dạ bằng ngải cứu và măng rừng chúng tôi pha ít trà và café mang theo, vì 2 thứ này giúp chúng tôi tỉnh táo trong nốt quãng đường còn lại.

Chúng tôi lên đường, khó khăn lại tiếp khó khăn, con đường trở lên “khó nhằn” hơn và lần này tôi bị sa lầy. Với trang bị của chúng tôi cộng với chiếc xe nguyên bản thì chúng tôi không thể đi qua đoạn đường lầy sâu như thế này được, và chúng tôi phải nhờ đến sự giúp sức của dân bản.

< Ghé thăm bản Kho Mường...

Sau khi chinh phục cung đường “tử thần”, chúng tôi đã đến Pù Luông. Lúc này trời bắt đầu hửng nắng, đúng là ông trời không phụ công vất vả của chúng tôi.

Một khung cảnh hùng vĩ hiện ra trước mắt tôi, với những mái nhà sàn thấp thoáng dưới thung lũng, những ruộng bậc thang xanh mướt một màu bên cạnh những dãy núi cao sừng sững.

< ... và bản Nủa.

Chúng tôi bắt đầu vào thăm bản Kho Mường và bản Nủa, tìm hiểu văn hóa của người dân tộc Mường chân chất, thân thiện rồi thưởng thức mùi hương tinh khiết của đất, của lúa, của những làn nước trong vắt, mát lạnh dưới suối... Phút chốc, tôi như trút bỏ tất cả bụi trần, xóa sạch dấu tích của những mệt nhọc thường ngày của chốn thành thị.

Mặt trời xuống thấp dần sau dãy núi, chúng tôi quyết định lên đường trở về Hà Nội để có một ngày nghỉ ngơi trước khi bắt tay vào tuần làm việc đầy sảng khoái. Con đường Hồ Chí Minh đưa chúng tôi về Hà Nội trong đêm, kết thúc chuyến đi đầy thử thách.

Du lịch, GO! - Theo Phunutoday

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống