Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Tuesday, 22 May 2012

Ngây thơ tưng gương mặt, đáng yêu từng chi tiết, ngộ nghĩnh từng hành động...
Đó là những gì bạn thấy trong những du lịch trải nghiệm ở vùng cao Việt Nam.

< Lái mô tô... gỗ, có cần bằng lại không cà?

Vùng cao Tây Bắc với mây ngàn, gió núi cũng tạo nên cho các em nhỏ những trò chơi, thú vui riêng bất tận, hòa mình với thiên nhiên kỳ vĩ.

Bạn hãy lên Tây Bắc một lần để được lắng nghe âm thanh của trẻ nhỏ, xem các em học, chơi, giúp đỡ gia đình; cuộc sống luôn rộng mở, đầy ắp những tiếng cười trong trẻo dù đời thường còn nhiều thiếu thốn vật chất.

< Kỹ sư cầu đường tương lai đây...

< Từng bước tiếp cận công nghệ thông tin...

< Biết "diện" đôi chút rồi đó nha...

< Phụ mạ hong vớ cho khô...

< Nghịch cát trước khi tắm suối.

< Rượt bắt.

< Bụ bẫm.

< Đu dây, coi vậy chứ không té đâu...

Du lịch, GO! - Theo Datviet
Cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh khoảng 10km có một ngôi làng đặc biệt nằm nép mình bên bờ sông Sài Gòn lộng gió, đó là làng nghệ sĩ Hàm Long.

< Một khu vườn rợp bóng cây xanh nhìn ra sông Sài Gòn.

Gọi là làng nghệ sĩ bởi chủ nhân của những ngôi nhà trong làng đa phần là những người thuộc giới nghệ sĩ của Tp. Hồ Chí Minh. Đến đây, du khách sẽ được đắm mình trong không gian của những ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của người Việt.

Ở đó, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những khu nhà vườn Huế, nhà sàn của người Mường, nhà cổ của Nam Bộ… Mỗi công trình là một quần thể kiến trúc nghệ thuật được bàn tay của gia chủ khéo léo tổ chức, bài trí vô cùng sinh động và tinh tế.

< Ngôi nhà của nghệ sĩ Nguyễn Hoài Hương mang phong cách nhà vườn Huế.

Điểm nhấn của ngôi làng chính là tư gia của hai hoạ sĩ Nguyễn Hoài Hương và Lý Khắc Nhu. Nếu như nhà của họa sĩ Nguyễn Hoài Hương được xây dựng theo kiểu nhà vườn Huế thâm trầm, kín đáo mang dáng dấp cung đình, thì nhà của họa sĩ Lý Khắc Nhu lại mang dáng vẻ bình yên, dân dã với những mái lá đơn sơ.

< Một không gian nghệ thuật ở làng nghệ sĩ Hàm Long.

Đặc biệt, trong quần thể không gian sống của mình, các nghệ sĩ đã bài trí rất nhiều tác phẩm nghệ thuật và tiểu cảnh độc đáo như: tranh, tượng, đồ gốm, hồ nước, non bộ, vườn hoa kiểng, vườn cây ăn trái… Thậm chí, ngay cả khu vực làm việc và sáng tác riêng của mỗi nghệ sĩ cũng là điểm tham quan thú vị đối với du khách.

Ngoài hai công trình trên, làng còn có nhiều công trình đẹp khác như: nhà của hoạ sĩ Thanh Châu nổi tiếng với nhiều tranh sơn dầu về đề tài chiến tranh, nhà của họa sĩ Hồ Hữu Thủ có nhiều tranh sơn mài vẽ theo lối trừu tượng, nhà của nghệ sĩ Dương Đình Hùng nổi tiếng với khu vườn tượng… Mỗi khu nhà mang một vẻ đẹp khác nhau, thể hiện rõ phong cách và cá tính của từng nghệ sĩ.

Một nét thú vị nữa của ngôi làng này là các khu nhà không ngăn cách nhau bằng một bờ tường lớn, mà bằng những bờ giậu có cửa thông qua nhau. Nhờ đó, các ngôi nhà trong làng được gắn kết với nhau rất tự nhiên, tạo cảm giác gần gũi và ấm cúng theo lối “tình làng, nghĩa xóm” như chốn thôn quê truyền thống của người Việt.

Đến với làng nghệ sĩ Hàm Long, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mà còn có thể ngắm cảnh sông Sài Gòn lúc bình minh lên hay hoàng hôn xuống, và tận hưởng làn không khí trong lành, mát mẻ của những làn gió từ sông Sài Gòn thổi về.

Du lịch, GO! - Theo BuudienVN
Các công trình thủy điện của vùng núi rừng Tây Bắc không chỉ góp phần thắp sáng dòng điện cho đất nước mà còn kiến tạo nên những hồ thủy điện nhân tạo đẹp đến nao lòng.

Hồ Thác Bà (tỉnh Yên Bái), một trong những hồ nhân tạo đẹp tựa viên ngọc giữa đại ngàn. Với phong cảnh hữu tình, hồ Thác Bà là điểm dừng chân lí tưởng dành cho những ai yêu vẻ hoang sơ của núi rừng Tây Bắc.

Từ Hà Nội, du khách có thể dễ dàng đến với hồ Thác Bà, cách Hà Nội 180 km theo Quốc lộ 2. Đây sẽ là điểm đến khó quên của du khách trong hành trình khám phá vùng cao Tây Bắc.
Nằm trên địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên của tỉnh Yên Bái, hồ Thác Bà được hình thành khi ngăn sông đắp đập chặn dòng sông Chảy để xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà, nhà máy thủy điện đầu tiên của miền Bắc thời kỳ quá độ lên XHCN.

Diện tích vùng hồ khoảng 23.400 ha, diện tích mặt nước 19.050 ha, chiều dài 80km, mực nước sâu 20 – 29m. Hồ Thác Bà có hơn 1.300 đảo lớn nhỏ. Trên các dãy núi đá vôi và các hòn đảo trong khu vực hồ có nhiều hang động đẹp cùng các chùa, đền gắn liền với nhiều sự tích và truyền thuyết lâu đời của cư dân bản địa.



Bằng cách đi du thuyền quanh qua các hòn đào, du khách có cơ hội cảm nhận không khí mát lành từ làn nước xanh trong tựa ngọc và làn gió mát lành của thiên nhiên, ngắm những vạt rừng xanh thăm thẳm, xen kẽ là những hòn đảo trùng điệp tạo nên bức tranh lung linh huyền hoặc của một vùng trời nước. Trong khung cảnh ấy, tinh thần con người sẽ trở nên thư thái hơn.



Đặc biệt, khi ngắm nhìn cuộc sống bình dị của cư dân trên lòng hồ như hình ảnh chiếc thuyền câu rẽ sóng làm lay động mặt nước tĩnh lặng, cảnh ông chài nhẹ nhàng thả vó trên sóng nước lúc chiều buông, hay nếp nhà nhỏ nép mình vào vác núi… thì mọi lo toan và bộn bề của cuộc sống hàng ngày như được trút bỏ để cho tâm hồn cuuar mỗi người như được trở về với chốn thôn quê thảo dã.



Cuộc hành trình còn đưa du khách đến với những địa danh lịch sử nổi tiếng xung quanh hồ như đền Thác Bà, chùa São. Đến đây, thắp một nén hương thom nơi cửa Phật từ bi, du khách sẽ thấy tâm hồn mình thanh thản và yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên hơn.



Không chỉ được thỏa thích ngắm nhìn những cảnh sắc lòng hồ, du khách còn có cơ hội khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của dãy núi Cao Biền Linh Sơn. Lên núi, du khách sẽ được khám phá những khu rừng tự nhiên và cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ của một vùng đất giao thoa giữa miền Tây Bắc và trung du Bắc Bộ. Trên các dãy núi đá vôi còn có nhiều hang động tồn tại hàng trăm năm nay với vẻ kì ảo của nhũ đá, tượng đá tự nhiên gắn liền với nhiều huyền tích của con người như: Động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, Thác Bà, Thác Ông...



Đặc biệt, động Thủy Tiên (còn gọi là động Thủy Sơn) không chỉ là một di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi vẻ lung linh của những nhũ đá trong động. Theo truyền thuyết dân gian, đây là nơi 9 nàng tiên xinh đẹp xuống vui chơi chốn trần gian nên gọi là động Thủy Tiên. Khung cảnh trong động đã từng được mệnh danh là một “sân khấu đá” với hàng loạt nhũ đá hình cột, khánh, chiêng, măng đá, hoa, giếng… rất thâm u và cũng không kém phần lung linh huyền ảo.



Leo theo đường đá lên đỉnh động, phóng tầm mắt ra xung quanh, du khách còn được ngắm dòng sông Chảy như dải lụa mềm uốn mình theo triền núi và ngắm nhìn những bản làng trù mật với ruộng nương tươi tốt, thấp thoáng nếp nhà sàn…của cư dân vùng thượng huyện Yên Bình.



Không chỉ có cảnh đẹp của một vùng sơn thủy hữu tình, hồ Thác Bà còn là một địa chỉ du lịch nổi tiếng với bản sắc văn hóa đậm đà của cộng đồng người Tày, Nùng, Cao Lan, Dao (quần trắng). Sông Chảy đã hào phóng bồi đắp phù sa tạo nên những bản làng trù mật xung quanh hồ, tạo dựng một cộng đồng văn hóa vô cùng đặc sắc với những lễ hội, tập tục như lễ mừng cơm mới, lễ cấp sắc… đặc trưng sắc màu Tây Bắc hấp dẫn du khách bốn phương.



Khi đến với những bản làng, hòa mình cùng cuộc sống của cư dân bản địa quanh hồ và thưởng thức văn hóa ẩm thực lòng hồ với những món ngon được chế biến từ các loài thủy sản đặc trưng của vùng hồ Thác Bà như ba ba, cá lăng, cá chiên… chắc chắn du khách sẽ vô cùng thích thú.



Hồ Thác Bà với vẻ đẹp nguyên sơ quyến rũ luôn mời gọi du khách đến chiêm ngưỡng, khám phá. Với tiềm năng du lịch sẵn có, hồ Thác Bà sẽ là điểm dừng chân lí tưởng trong hành trình khám phá vùng cao Tây Bắc của những ai yêu phong cảnh thiên nhiên, sông nước./.

Du lịch, GO! - Theo Vnanet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống