Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Thursday, 24 May 2012

xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang có một quần thể công trình kiến trúc cổ khá độc đáo, đó chính là lăng Hoàng Gia, nơi yên nghỉ của những người thuộc dòng họ Phạm Đăng, một dòng họ nổi tiếng ở Nam Bộ vào thế kỉ XVIII, XIX. Đặc biệt, tại đây có ngôi mộ của Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, ông ngoại của vua Tự Đức.

< Nhà thờ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng từng là nơi ở của Thái hậu Từ Dũ từ lúc nhỏ cho đến khi ra Huế nhập cung vào năm lên 14 tuổi.

Dòng họ Phạm Đăng từ Quảng Ngãi vào Gò Công lập nghiệp bắt đầu từ ông Phạm Đăng Dinh, một nhà nho vừa dạy học cho dân trong vùng, vừa khai khẩn đất đai giồng Sơn Quy để khai cơ lập nghiệp.

< Nhà thờ có cửa vòm và phù điêu hoa lá theo lối kiến trúc phương Tây, kết hợp với hàng cột có câu đối chữ Hán theo lối kiến trúc phương Đông.

Chuyện kể rằng, vào một đêm mưa to gió lớn, có một người khách lạ ghé vào nhà ông Dinh xin bữa ăn và ở nhờ qua đêm.

< Cổng gỗ bề thế và chạm khắc cầu kỳ thể hiện rõ vị thế của gia chủ.

Vốn thương người và hiếu khách, ông Dinh tiếp đãi khách rất thịnh soạn. Hôm sau, khi ra đi, vị khách cảm kích nên cho ông Dinh biết mình là một thầy địa lý đang đi tìm long mạch. Để tạ ơn, vị khách mách bảo cho ông Dinh biết Gò Rùa, gò đất có dáng khom khom như cái mai rùa, là mảnh đất tốt, nếu dùng làm nơi an táng thân phụ, về sau con cháu sẽ được hưởng lộc rất lớn.

< Nhà thờ có hàng cửa bức bàn được làm bằng gỗ quý và theo phong cách truyền thống Huế với hình chạm khắc và hàng con tiện tinh xảo trên từng lá cửa.

Nghe vậy, ông Dinh sai con trai là Phạm Đăng Long quay về Quảng Ngãi mang hài cốt ông nội là Phạm Đăng Tiên vào táng tại Gò Rùa. Năm 1796, cháu nội ông Dinh là Phạm Đăng Hưng, sinh năm 1764, thi đỗ Tam trường tại trường thi Gia Định.

< Chính giữa gian nhà là các án thờ của những người thuộc dòng họ Phạm Đăng.

Phạm Đăng Hưng là vị quan thanh liêm, văn võ song toàn, nổi tiếng liêm khiết. Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Tham tri bộ Lại kiêm Chưởng trưởng đà sự chuyên trông coi việc đê điều (1805), Thanh tra trường thi Hương ở Kinh Bắc (1807), Thượng thư bộ Lễ (1813) kiêm quản Khâm thiên giám (1815).

< Nhìn từ xa, khu lăng mộ của Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng trông giống như một chiếc mũ triều phục.

Ông là thân sinh của Thái hậu Từ Dũ, vợ vua Thiệu Trị. Thái hậu Từ Dũ là bậc mẫu nghi thiên hạ, không những giúp triều đình trị quốc an dân mà còn nổi tiếng là người phụ nữ đức hạnh và biết cách nuôi dạy con.

Năm 1825, Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng mất. Năm 1826, người con trai trưởng của ông đã cho xây dựng một khu lăng mộ lớn ngay tại mảnh đất phát tích của dòng họ mình ở xã Long Hưng, thị xã Gò Công. Để làm công trình này, nhiều nghệ nhân tài hoa bậc nhất chuyên xây dựng lăng tẩm, cung đình từ Huế và các địa phương đã được mời vào Gò Công nghiên cứu, thiết kế và xây dựng.

< Hình chạm khắc "long, lân, quy, phụng" trên án thờ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng mang đậm dấu ấn nghệ thuật cung đình.


< Án thờ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng đặt ở chính giữa, trông giống như án thờ các vua nhà Nguyễn đặt ở Thế Miếu trong kinh thành Huế.

Hiện nay, tại xã Long Hưng, khu lăng mộ Hoàng Gia vẫn còn gần như nguyên vẹn. Trong đó đáng chú ý có nhà thờ Đức Quốc Công, từng là nơi ở của Thái hậu Từ Dũ từ lúc nhỏ cho đến khi ra Huế nhập cung vào năm lên 14 tuổi. Nơi đây cây cối xanh um bao trọn lấy ngôi nhà thờ có lối kiến trúc giống như các tòa dinh thự của giới quý tộc Nam Bộ xưa, pha lẫn chút kiến trúc cung đình Huế.

< Các bài vị cổ đặt trang nghiêm trên án thờ.

Toàn bộ ngôi nhà được xây bằng gạch với hệ thống cột, rui, mè... bên trong làm bằng gỗ quý và được chạm khắc tinh xảo theo chủ đề “bát bửu”, “tứ linh”, “tứ quý” đậm chất Á Đông. Trong khuôn viên của công trình còn có một cái giếng cổ xây bằng gạch vồ. Vào mùa khô, cả vùng Gò Công bị nước biển xâm thực làm nhiễm mặn, nhưng nước ở giếng này quanh năm vẫn ngọt lịm.

< Giếng nước cổ xây bằng gạch vồ trong khuôn viên Lăng Hoàng Gia.

Ngoài nhà thờ, nơi đây còn có khu lăng mộ của Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng. Nhìn gần, khu lăng mộ có hình của một chiếc mũ triều phục, nhưng nhìn từ xa lại trông giống như một cái đỉnh lớn. Đây là một kiểu kiến trúc khá lạ và độc đáo. Lăng Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng có quy mô không lớn nhưng kiến trúc khá đặc sắc. Lăng có nhiều chi tiết trang trí tinh xảo thể hiện cho sự danh giá của dòng họ Phạm Đăng dưới triều Nguyễn như hình rồng, nghê, hổ, cá chép vượt vũ môn, hoa lá...

< Tương truyền, thi thể Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng được chôn ở tư thế ngồi trong chính ngôi mộ này.

Lăng còn có một tấm bia lớn bằng đá trắng xứ Quảng Nam, do vua Tự Đức ban tặng, trên có bài văn bia do Phan Thanh Giản và Trương Quốc Dụng soạn thảo vào năm Tự Đức thứ 10 (1857) nhằm ca ngợi công đức của Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng. Do chiến tranh, tấm bia bị thất lạc, phải đúng 130 năm sau nó mới được tìm ra và đưa trở về Lăng Hoàng Gia. Đặc biệt, tương truyền, thi thể Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng được chôn trong tư thế ngồi. Mộ chôn theo kiểu nội quan ngoại quách.

< Sau 130 năm lưu lạc, tấm bia đá do vua Tự Đức ban tặng đã được đặt trở lại trong khu lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng.

Với những giá trị đặc biệt như trên, ngày 02/12/1992, Khu lăng mộ Hoàng Gia đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia.

Du lịch, GO! - Theo Buudien Vietnam
Ngoài vẻ đẹp của Mũi Né thì biển Cổ Thạch, hải đăng Kê Gà hay ngôi trường Bác Hồ từng dạy... là những địa danh bạn không nên bỏ qua khi đến vùng đất này.

Thành phố Phan Thiết

Là điểm du lịch khá nổi tiếng của miền Trung nói chung và Bình Thuận nói riêng, thành phố Phan Thiết quyến rũ du khách với những bãi tắm hoang sơ, trải dài, của bức tranh nên thơ vào những buổi chiều tắt nắng hay tiếng cười trong veo trong trò chơi trượt cát.
Ngoài những địa danh như Mũi Né, Hòn Rơm, tiểu sa mạc..., nơi đây còn mời gọi du khách với hàng loạt các thắng cảnh gắn với những truyền thuyết, huyền thoại đẹp. Đó là ngôi trường Dục Thanh, nơi cách đây ngót thế kỷ, là nơi giảng dạy của người thầy giáo có tên Nguyễn Tất Thành.

< Phan Thiết níu chân du khách với những bãi biển tuyệt đẹp và bức tranh sinh động của những đoàn thuyền đánh cá...

Hay hai ngôi đền cổ, một ngôi đền mang đậm kiến trúc Champa thế kỷ XV, XVI với độ hoành tráng, họa tiết điêu luyện (tháp Chàm Pô-Sha-Nư) và một ngôi đền với kiến trúc thấy rõ sự cạn kiệt về nhân lực, tài lực, thờ một trong những vị vua cuối cùng (Đền thờ Pôklông - Mơh Nai) của vuơng quốc Chămpa xưa. Ngoài ra còn có các địa danh như Lầu Ông Hoàng, chùa Bửu Sơn, núi Cố...

Tất cả các địa danh trên đều thuộc thành phố Phan Thiết, nên bạn có thể tùy nghi sắp xếp trình tự tham quan các điểm trên. Vùng đồi cát khá nắng nên thời điểm tham quan tốt nhất khoảng từ 5-7h sáng. Giá phòng từ 300.000 đồng trở lên.

Các món ăn không nên bỏ qua khi đến đây là hải sản, bánh căn, bánh canh chả cá, răng mực nướng, bún cá dầm, bánh tráng nướng mắm ruốc…

Huyện Tuy Phong

< Tuy Phong lại mang trong mình vẻ đẹp của bãi biển đá...

Có rất nhiều địa danh nổi tiếng có thể kể đến của vùng đất này là biển Cổ Thạch, chùa Hang, tiểu sa mạc, Gành Son, lăng Ông Nam Hải, cù lao Câu…

Biển Cổ Thạch lung linh những viên sỏi 7 màu nhiều hình dáng trông như “cầu vồng trên cát” sau mỗi đợt sóng. Chùa Hang nổi tiếng linh thiêng và tuyệt đẹp với những tảng đá khổng lồ để bạn khám phá, tạo dáng. Tiểu Sa Mạc đầy nắng để bạn thỏa thích trượt cát hay những chiếc thuyền thúng mang lại cho bạn cảm giác tròng trành trên biển. Hay một Gành Son cheo leo gập ghềnh song cũng rất bình yên với những làn khói vương trên mái nhà, với những mái tóc dài thiếu nữ bên giếng.

Các địa danh trên khá gần nhau và đều không có nhà nghỉ. Vì thế, điểm nghỉ chân duy nhất là các nhà nghỉ tại biển Cổ Thạch. Có hai hướng để đến biển Cổ Thạch, một là từ Phan Thiết xuôi theo quốc lộ 1 đến Cổ Thạch, một là từ Mũi Né vòng ra quốc lộ 1 tại Lương Sơn.

Bạn có thể dùng xe du lịch hay xe ôm để di chuyển sang các điểm. Riêng cù lao Câu phải di chuyển bằng thuyền với giá 200.000 – 250.000 đồng/người. Giá nhà nghỉ ở đây từ 300.000 đồng trở lên. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn hình thức qua đêm bằng võng với giá 20.000 đồng/đêm (song sẽ không có điểm tắm nước ngọt).

Những món ăn nên thưởng thức tại đây là bánh xèo, bánh tráng nướng chấm mắm ruốc, các loại trái cây như xoài lửa (trái xoài đỏ như lửa) hay nho...

Vào các chiều cuối tuần, có chợ tạm tại bãi biển Cổ Thạch để bạn thưởng thức thêm các món địa phương, hải sản, mua đồ lưu niệm…

Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc

Nơi đây có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Tà Cú, hay Mũi Kê Gà, Mỏm Đá Chim, biển Cam Bình, Dinh Thầy Thím, thị xã Lagi… Đáng tiếc là nhiều du khách lại chỉ đi thăm 1 điểm trong số này rồi quay về.

Trước khi xách ba lô lên đường, bạn nên có lịch trình và sự tính toán cụ thể. Gợi ý ban đầu là các điểm tham quan trên đều nằm trong bán kính 20km quanh thị xã Lagi, nên chỉ cần "định cư" tại thị xã này, bạn có thể tham quan tất cả các điểm trên nhiều nhất là trong vòng 2 ngày.

Không những "vừa đỡ tốn công, vừa đỡ tốn của", với tour thiết kế này, bạn sẽ lần lượt trải qua nhiều cảm xúc khác nhau.

Từ cảm giác chênh vênh trong cabin cáp treo lên đỉnh núi, cái hun hút khi khám phá hang Tổ ở Tà Cú; cái bập bềnh trên sóng khi tham gia tiệc cooktail ngoài khơi Kê Gà đến việc cảm nhận những đợt sóng như cuốn trôi mọi thứ ra biển ở Mỏm Đá Chim, cái lạ của những chiếc xe bò kéo thúng trên biển Cam Bình hay cái thú của việc  lựa cho mình hải sản tươi ngon, giá rẻ nhờ các quán chế biến ở chợ cá Lagi.

Để đến Lagi bạn chỉ có thể mua vé tại bến xe miền Đông, hay dùng phương tiện cá nhân. Là một thị xã nhỏ, giá phòng và giá thức ăn tại Lagi khá rẻ, từ 200.000 đồng/phòng. Các món nên thử ngoài hải sản của địa phương còn có món cá đục vàng nổi tiếng của Cam Bình (nướng, gỏi…).

Du lịch, GO! - Theo Huỳnh Hằng (Infonet)
Thác Thủy Tiên nằm cách xã Tam Giang, huyện Krông Năng khoảng 7km về hướng Đông Bắc, là một thắng cảnh được nhiều người biết đến với vẻ đẹp thơ mộng, hoang sơ giữa núi rừng với vô vàn những tảng đá nằm gối chồng lên nhau và những rễ cây rừng đan kín trông rất lạ mắt.

Thác gồm có ba tầng, tầng thứ nhất có độ dốc thấp với những bậc lên xuống dễ dàng, lòng thác nhỏ, nước chảy êm đềm giữa những vòm cây xanh mát tựa như một giàn hoa che mát cả lòng thác. Hai bên có nhiều rễ cây buông rủ xuống trông như những chiếc võng đu đưa giữa gió ngàn.

Tầng thứ hai của thác Thủy Tiên được trải rộng với nhiều bậc đá, có chỗ nước chảy tuôn trào trắng xóa cả một vùng, tạo nên những hồ không sâu mà du khách có thể tắm mình thích thú với làn nước xanh mát lạnh.

Ở tầng thứ ba nước đổ thẳng dốc từ trên xuống tạo thành hồ khá sâu để cuối cùng hóa thành dòng nước chảy hiền hòa uốn lượn giữa đại ngàn xanh tĩnh lặng.

Thác Thủy Tiên còn là nơi lưu giữ truyền thuyết về nàng H’Năng, người con gái đi tìm chồng, tìm vùng đất mới cho người Ê-đê. Chuyện xưa kể rằng, có một lần ở vùng đất này, tai họa đã ập đến với buôn làng, không hiểu vì sao Giàng giận giữ làm nắng mãi khiến sông hồ cạn kiệt.

Chồng nàng H'Năng đã cùng các trai tráng trong buôn phải đi thật xa để tìm vùng đất mới nhưng đã qua mấy mùa trăng mà chẳng thấy trở về. Nàng H' Năng chờ mãi, chờ mãi mỏi mòn trong nỗi nhớ thương chồngvà cả sự xót xa vì cảnh lũ làng chết dần, chết mòn vì đói khát, bệnh tật.

Nàng quyết định lên đường tìm chồng, tìm vùng đất mới. Nàng đi mãi, tìm mãi, đến khi H’Năng kiệt sức, ngã xuống chết trên đường đi, trời đã tuôn mưa ngập tràn các sông suối đang khô cạn, đem lại sự sống cho mọi người. Mái tóc H’Năng trải dài, trở thành một ngọn thác tuyệt đẹp. Dân làng còn lấy tên nàng đặt cho dòng sông chảy qua miền đất này, cái tên Krông Năng bắt đầu từ đó.

Thác Thủy Tiên không chỉ là một trong những danh thắng đẹp của tỉnh Đăk Lăk mà còn có những giá trị to lớn về mặt tài nguyên sinh thái, vì khu vực quanh quanh thác là rừng nguyên sinh Ea Púk, nằm kề Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô.

Đến với Krông Năng, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng của thác Thuỷ Tiên, du khách chỉ cần đi thêm khoảng 6km nữa đến xã Ea Tam để khám phá những phong tục, lễ hội và các món ăn độc đáo của các dân tộc như Tày, Nùng, Dao, Mông...

Đi sâu thêm vào rừng, sẽ còn sẽ còn rất nhiều những ngọn thác tuyệt đẹp đang ngủ yên, thậm chí chưa hề được đặt tên. Giữa đại ngàn xanh thẳm, tiếng thác nước vang vọng khắp núi rừng, tiếng chim hót lảnh lót trên ngọn cây cao, tiếng rừng xanh thì thầm qua kẽ lá.

Không gian hoang sơ của núi rừng Tây nguyên khiến du khách yêu thích thiên nhiên đã đến một lần sẽ không thể nào quên...

Du lịch, GO! - Theo NTO, TTO

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống