Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 8 June 2012

Chuyện xa xưa kể rằng: có một người dân chài gặp nạn ngoài biển khơi, thuyền bị lật chìm, anh ta may mắn bám được vào một tấm ván,̣ trôi dạt lênh đênh trên đại dương và hoàn toàn mất phương hướng. 

Trời nắng như đổ lửa, cơn khát thiêu đốt cơ thể...trong ảo ảnh anh tưởng tượng ra cảnh mình lạc vào một rừng quất, nước bọt trong miệng ứa ra giúp anh vượt qua cơn khát và thiếp đi... Khi tỉnh dậy anh thấy mình dạt vào một bãi biển rất đẹp, nơi đó có rừng phi lao xanh ngút ngàn tầm mắt như rừng quất anh đã gặp trong mơ và cái tên Quất Lâm (rừng quất) cũng ra đời từ đó...

Trước đây vùng đất này còn là những cồn cát hoang vu. Dưới triều Lê Cảnh Hưng (1750- 1870), triều đình xuống chiếu cho dân khai khẩn vùng đất này để mở rộng bờ cõi ra phía biển Đông.

Những người có thế lực lúc đó chiêu mộ dân các nơi từ Hải Dương, Thanh  Hoá, Sơn Tây và nhiều nơi khác nữa lần lượt đến quai đê, lấn biển khai khẩn đất hoang, lập nên các làng xã đầu tiên trong đó có Quất Lâm. Cư dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản và làm muối.

Có thuở người dân trong tỉnh chỉ biết đến địa danh Quất Lâm thông qua một số loại nông sản trong đó ấn tượng nhất là "dưa hấu Quất Lâm". Dưa hấu Quất Lâm trồng trên những thửa ruộng đất cát pha ngoài bãi ven biển ruột đỏ, mọng nước và ngọt lịm.

Khi dưa hấu nam bộ chưa có điều kiện tiếp cận thị trường phía bắc thì "dưa hấu Quất Lâm" đã trở thành thương hiệu. Để ra được bãi biển Quất Lâm nơi có những ruộng trồng dưa, trồng lạc phải vượt qua con đê biển và những lối mòn, những đầm nước. Chỉ có những người nông dân, ngư dân mới thường xuyên qua lại để làm ruộng, đi biển.

Bãi biển Quất Lâm rất hoang sơ với những bờ cát thoải mịn, ôm lấy những cánh rừng phi lao xanh mát, vi vút gió biển giống như một người con gái đẹp ngủ quên trong rừng ít người biết tới. Thời Pháp thuộc, người Pháp cũng đã tìm đến nơi này để nghỉ ngơi. Những năm 1975- 1985, các chuyên gia thăm dò dầu khí Liên Xô thường đến đây để tắm biển.

Diện mạo của bãi biển Quất Lâm chỉ được đổi thay từ năm 1997. Sau chuyến công tác của đoàn cán bộ lãnh đạo tỉnh và huyện Giao Thủy, một ý tưởng khai thác bãi biển Quất Lâm để xây dựng một khu du lịch biển, phát triển các loại hình dịch vụ du lịch thay thế cho sản xuất nông nghiệp đã hình thành và nhanh chóng được quyết định. Từ đó tỉnh Nam Định có 2 bãi biển là Quất Lâm và Hải Thịnh.

Quy hoạch khu du lịch biển Quất Lâm được triển khai, những ruộng trồng dưa, trồng lạc, trồng đậu nơi đây đã nhường chỗ cho các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng mọc lên san sát dưới tán rừng phi lao xanh mướt, hình thành một khu đô thị sầm uất bên chân sóng.

Khu trung tâm của Quất Lâm hình thành tự nhiên hai hồ lớn, mỗi hồ khoảng 10ha, dọc theo bãi tắm, năm 2003 đã xây dựng đường bê tông, đặc biệt bãi biển Quất Lâm là bãi biển hoang sơ và đẹp, môi trường trong sạch. Nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn hai sao, ba sao đã và đang được đầu tư xây dựng.

Hệ thống giao thông đến với bãi biển Quất Lâm được nâng cấp nhanh chóng. Tỉnh lộ 486 B nối quốc lộ 21 với thị trấn Quất Lâm được mở rộng, trải nhựa phẳng lỳ.

Từ thành phố Nam Định chỉ mất không quá 40 phút chạy xe, du khách đã có mặt tại bãi biển Quất Lâm. Hàng ngày có nhiều tuyến xe buýt chở khách từ bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm (Hà Nội) và nhiều tỉnh thành phía bắc chạy thẳng về bãi biển Quất Lâm. Cứ 30 phút lại có một chuyến xe buýt đi về từ thành phố Nam Định đưa đón khách tới khu du lịch Quất Lâm.

Khu du lịch nghỉ mát - tắm biển Quất Lâm có quy hoạch rộng 151,4 ha qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, khu du lịch đã có bước phát triển nhanh chóng. Kết cấu  hạ tầng khang trang, đường 51B vào khu du lịch được mở rộng, nâng cấp  hiện đại, hơn 2 km kè biển kiên cố, 3 trục đường nganh trong khu du lịch được rải nhựa với chiều dài hơn 4km, 110 ki ốt phục vụ dịch vụ tắm biển, 41 nhà nghỉ, khách sạn với 804 phòng nghỉ tiện nghi, đáp ứng tốt nhu cầu lưu trú của khách du lịch.

Các loại hình dịch vụ phục vụ khách rất đa dạng và chất lượng không ngừng được nâng cao như: tắm biển, xông hơi, nghỉ ngơi, ăn uống, thể thao, vui chơi giải trí...

Nhiều khách sạn có hội trường lớn phục vụ tổ chức các hội nghị, hội thảo với sức chứa hàng trăm đại biểu, có khách sạn đã được xếp hạng 2 sao luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của quý khách; giao thông rất thuận tiện với các phương tiện giao thông công cộng như xe bus, xe taxi... công tác an ninh trật, vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo tốt. Nhiều dự án đầu tư xây dựng các khách sạn cao cấp, khu resort, biệt thự nghỉ dưỡng đang được gấp rút thi công để phục vụ khách du lịch.

Quất Lâm đang nhộn nhịp xây dựng mở rộng để hình thành khu đô thị sầm uất bên chân sóng, từ một xã heo hút, dân cư chủ yếu sống bằng nghề làm muối và đánh bắt hải sản, Giao Lâm xưa đã trở thành thị trấn Quất Lâm- một đô thị ven biển khang trang, hiện đại, là một trong 2 trung tâm kinh tế- văn hoá của huyện Giao Thuỷ đã và đang là điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch của cả nước và tỉnh Nam Định. Tổng lượng khách du lịch về Quất Lâm trung bình đạt trên 200.000 lượt người, trong đó có nhiều khách du lịch quốc tế.

Đến với Khu du lịch nghỉ mát- tắm biển Quất Lâm, quý khách sẽ thực sự hài lòng với những món đặc sản biển mà thiên nhiên ban tặng cho vùng biển nơi đây với giá cả rẻ hơn rất nhiều so với các khu du lịch biển khác trong cả nước như tôm, cua, cá mực, ngao ... được  chế biến thành nhiều món ăn mang hương vị đậm đà, độc đáo. Thêm vào đó quý khách sẽ có dịp thưởng thức nhiều đặc sản địa phương như nem nắm Giao Thủy, nước mắm Sa Châu, rượu Bỉnh Ri...

Điều đáng quan tâm nữa là phong cách phục vụ của các nhà hàng, khách sạn rất lịch sự, chu đáo. Người quê dân nơi đây chất phác, thật thà, hồn hậu và mến khách.

Đến Quất Lâm quý khách sẽ chiêm ngưỡng ngôi nhà thờ Thiên Chúa giáo do người Pháp xây dựng mang phong cách kiến trúc độc đáo hài hòa giữa nét mềm mại, duyên dáng của Á Đông và sự hiện đại của Tây Âu; thăm ngôi chùa cổ đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa nằm ngay trong khu vực trung tâm của thị trấn.

Du khách yêu thích loại hình du lịch sinh thái sẽ được tham quan Vườn Quốc gia Xuân Thủy - hệ sinh thái đất ngập nước đầu tiên của Việt Nam tham gia Công ước Ramsar, có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt. Đây là một vùng bãi bồi rộng lớn nằm ở cửa sông Hồng với diện tích 7.100ha, trong đó có hơn 3.000ha rừng ngập mặn là "sân ga của các loài chim di trú quốc tế" với 220 loài chim thuộc 41 hộ, 13 bộ.

Hàng năm từ tháng 10, 11 đến tháng 3, 4 của năm sau, hàng chục ngàn cá thể chim di cư tránh rét từ Phương Bắc đã chọn Vườn Quốc gia Xuân Thủy làm nơi dừng chân kiếm ăn, tích lũy năng lượng cho hành trình di trú dài cả ngàn cây số của mình.

Nơi đây thường xuyên ghi nhận các loài chim nước quý hiếm nằm trong sách đỏ quốc tế, điển hình là Choắt lớn mỏ vàng, Rẽ mỏ thìa, Te vàng, Bồ nông chân xám, Mòng biển mỏ ngắn, Cò quắm đầu đen, Cò Thìa, Cò lạo Ấn Độ, Cò trắng Trung Quốc...

Vậy nhưng biển Quất Lâm được giới "ham của lạ" xếp vị trí số 2 trên đất Bắc về độ nóng của dịch vụ "gái gú". Cũng có thể cái tên địa danh này gây sự tò mò lẫn thích thú dành nhiều nhiều vị khách.

Người ta nói rằng, cứ khi nào biển Đồ Sơn bị kiểm tra gắt gao thì số đông các cô gái đủ mọi thành phần lại chạy về đây hoạt động. Hơn thế, do ở vị trí nhà quê nên giá cả ở đây rất mềm và có nhiều "món ngon, của lạ". Có thời điểm du khách đến đây đa phần là đàn ông, thế nên bất kỳ người phụ nữ nào (trừ các bà trung niên) vô tình xuống đây tắm biển đều bị đám đàn ông đánh đồng với... đội ngũ tiếp viên.

Để biển Quất Lâm thật sự "đẹp", có lẽ địa phương cần thay đổi thêm nữa...

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Giaothuy, DulichNamdinh, Vietnamnet... và nhiều nguồn khác

Lưu ý: Từ Hà Nội, quý khách có thể đến Quất Lâm bằng xe khách từ bến xe Mỹ Đình hay Giáp Bát về thẳng Quất Lâm hoặc đi tàu hoả đến ga Nam Định, từ bến xe Nam Định đi xe bus chuyến 01 về Quất Lâm (30 phút/lượt).

Thursday, 7 June 2012

Là con đường huyết mạch vận chuyển nông sản của Tây Nguyên đến với các cảng của TP HCM để xuất khẩu. Tuy nhiên quốc lộ 14 không được quan tâm đầu tư đúng mức nên đã xuống cấp nghiêm trọng, dẫn tới nhiều tai nạn thương tâm, điển hình là vụ tai nạn đêm 17/5 tại cầu 14.

< Thực trạng cầu 14, mặt cầu xuống cấp nghiêm trọng.

Quốc lộ 14 là tuyến xương sống về kinh tế, xã hội cho các tỉnh Miền Đông và Tây Nguyên: Bình Dương, Bình Phước, Đắc Nông, Đak Lak, Gia Lai, Kon Tum nối với Tp.HCM nhưng hiện nay đã bị hư hỏng cực kỳ nghiêm trọng. Hiện tại không khác gì những con đường rừng cách đây vài chục năm. Rất mong sự quan tâm của ngành chức năng để không còn những cảnh tai nạn đáng tiếc như vừa qua và để các Tỉnh nghèo tại khu vực có cơ hội để phát triển.

< Lan can gỉ sét.

Với khoảng 800.000 tấn cà phê, 500.000 tấn đậu bắp các loại, 500.000 tấn cao su, hàng vạn tấn hạt điều, bông, mía đường, sắn, tiêu,… gần như là tất cả nông sản xuất khẩu chủ lực hằng năm từ các tỉnh Tây Nguyên đều phải đi qua con đường này.

< Nhiều ống thép đã bị gãy gục.

Vậy nhưng từ năm rồi, năm kia, năm kỉa... QL14 vẫn cứ tả tơi, có sửa chăng chi là dấp vá, tạm bợ... và đôi khi những sửa chữa này lại tăng gấp bội sự nguy hiểm cho người lưu thông trên đường.

< Những thanh sắt này có thể sập xuống bất cứ lúc nào nếu có rung động mạnh.

< Bê tông vỡ trơ lõi thép.

< Mố cầu có dấu hiệu sụt lún.

Ngày xưa, đi từ Buôn Ma Thuột về Sài Gòn chỉ mất khoảng hơn 6 tiếng nhưng bây giờ mất thêm gấp rưỡi thời gian là ít nhất - các xe du lịch, xe tải toàn phải bò, tránh vô số những ổ voi, ổ trâu... với bụi tung mù mịt vào mùa không và lầy lội không tưởng nếu là mùa mưa.

< Đây chính là nơi đã xảy ra vụ tai nạn thương tâm làm 34 người chết và hơn 20 người bị thương tối 17/5.

< Âm dương chỉ cách biệt bởi một lan can mong manh và một cái gờ xi măng thấp tủn.

< Hình chụp từ bên bờ Dak Nông, nơi xe tải đang qua cầu là điểm xe lao xuống cầu.

Bao giờ QL14 mới được hoàn chỉnh việc tu sửa cho xứng tầm con đường xương sống phát triển Tây Nguyên?

< Với độ cao khoảng 20m, chỉ biết cầu nguyện… còn sống người nào hay người ấy!

< Trên quốc lộ 14 đoạn qua khỏi Dak Nông, rất nhiều đoạn có lề đường bẫy tài xế như thế này.

< Bẫy như thế này giăng khắp nơi trên suốt đoạn đường.

< Từ Đắk Lắk đến Bình Phước, duy nhất nơi đây đang đổ đá... vá đường.

< Rất, rất nhiều xe trong sương mù hay bị pha đèn trong đêm tối, khó mà nhận định đâu là lề.

< Không những phải canh lề, tài xế còn phải đề phòng… trụ điện đập vào mặt!

< Hố voi chào mừng đầu tiên thuộc khu vực Bình Phước.

< Và vô vàn hố khủng long chờ đón những xe hàng vài chục tấn lọt vào đây.

< Tài xế khó có thời gian để ghi nhận lời nhắc nhở…

< …Bởi vì phải canh chừng bên kia cái mô gò thấp kém là vực thẳm đủ cho xe tải lộn 5 vòng.

< Những đoạn đường mạnh ai nấy chạy, không phải theo luật mà phải theo... ổ voi thực tế. 

< Không biết cái hố bom này sâu bao nhiêu? ngay cả xe tải cũng chẳng dám thử đo vì có thể nằm luôn tại đó.

< Và “thành công” tất yếu của hàng loạt cái bẫy đã giăng ra: May mắn tài xế và phụ lái không sao, nhưng họ còn chưa hoàn hồn bởi cái lề cao bằng nửa chiếc xe tải. Đi rồi ngẫm: Cảnh này không xảy ra hàng ngày mới là chuyện lạ.

< Một đoạn đường “còn tốt” được cày lên đã lâu lắm rồi.

< Khách dừng nghỉ ăn uống xong, khi ra đoạn này thì họ... trả về cho đất cả – Đoạn Trạm Nghỉ Rạng Đông.

< Đường cày xới (rồi bỏ đấy): dạng này cực kỳ nguy hiểm cho xe 2 bánh do dễ mất lái khi lọt bánh vào rãnh – Xin đừng hô khẩu hiệu nữa quá khôi hài.

< Đã từng có xe container, xe tải lật chổng vó nơi đây, chỉ vì kiểu lề không đâu có được.

< Cái bảng hướng dẫn "ĐƯỜNG ĐANG LÀM" này đã có từ lâu, nhưng không thể tìm ra... ai đang làm.

Vậy thì: Xin cứ chờ, phải chờ như đã từng chờ từ năm ngoái, năm kia, năm kìa năm kỉa...

Du lịch, GO! - Theo VnEpress, Taichinh cujut.daknong


Quốc lộ 14 vẫn là "con đường đau khổ".
Tây nguyên chờ đường, chủ đầu tư chờ vốn
một nơi heo hút như xã Chơ Long, huyện Kông Chro-Gia Lai, được thưởng thức những món ngon mang đặc trưng trong ẩm thực của người Tày là một bất ngờ thú vị.

Gia chủ hơi lúng túng trước sự có mặt của những vị khách tình cờ ghé qua, nhưng bữa trưa nhanh chóng bày biện đẹp mắt với nhiều món ăn “lạ” như: Thịt ủ chua, thịt treo xào lá mác mật… lập tức quyến rũ vị giác của khách lạ.

Độc đáo ẩm thực của người Tày

Ngay đầu bếp, ở nơi thoáng gió, một dãy thịt heo ba chỉ thái từng thẻ dài treo thẳng tắp. Ông Thẩm Hồng Trọng-chủ nhà, giới thiệu cách làm món ăn độc đáo này: Heo làm thịt xong tuyệt đối không được rửa qua nước, chọn thịt ba chỉ lúc còn ấm, thái từng thẻ nhỏ ướp nước mắm, muối để qua đêm.

Sáng hôm sau lấy dây lạt xâu qua các thẻ thịt treo ở nơi thoáng gió (nên gọi là thịt treo) khoảng 1-2 ngày là có thể mang ra chế biến. Mùa lạnh món ăn này có thể để ăn dần 2-3 tháng, còn mùa nắng thì chỉ ăn được trong tháng. Thịt treo để càng lâu càng có màu hồng tươi, khi chế biến không hề mất hương vị thơm ngon của thịt.

< Thịt treo ở đầu bếp của gia đình ông Hồng.

Thịt treo được dùng để nướng bên bếp lửa trong những ngày mưa để uống rượu, cũng có thể hấp lên thái chỉ ăn kèm rau thơm, có thể kho lên ăn với cơm nóng. Nhưng theo ông Hồng, ngon nhất vẫn là xào với lá tỏi tươi hoặc lá mác mật. “Không phải mùa nào cũng có lá tỏi nên phổ biến nhất là xào với lá mác mật”- ông nói. Chỉ cần khử chút dầu, bỏ thịt treo lên xào, nêm chút bột ngọt, sau đó thêm một nắm lá mác mật xào lẫn. Chưa đầy một phút đã dậy lên mùi thơm của lá non với thịt. Màu xanh của lá lúc này biến thành màu vàng chanh. Khi đơm ra đĩa, màu đỏ hồng của thịt xen lẫn màu vàng của lá gia vị tạo cho món ăn có màu sắc bắt mắt, cùng vị thơm tỏa ra ngào ngạt, đánh thức mọi giác quan.

Mác mật là loại chỉ có vùng núi cao, quả ăn có vị ngọt the the ở đầu lưỡi. Ai hút thuốc lâu ngày bị vàng răng ăn quả mác mật có thể làm răng trắng trở lại. Riêng lá được sử dụng trong chế biến các món ăn như một gia vị thay thế cho hành, tỏi, tiêu, rau thơm… Lá mác mật có mùi thơm mát, là gia vị tuyệt vời trong chế biến các món ăn mà không hề mất hương vị và có thể khử hết mùi tanh.

< Món thịt treo sau khi xào với lá mác mật.

Chưa hết bất ngờ với món thịt treo, gia chủ giới thiệu thêm một món ăn truyền thống khác của người Tày là món thịt heo ủ chua. Theo ông Hồng, thịt ủ chua không kén, có thể làm từ da heo, chân giò hay thịt ba chỉ đều được. Thịt thái thành miếng bằng nửa bàn tay, chiên vàng. Gạo nếp nấu thành xôi ủ với men thành cơm rượu. Trộn thịt và cơm rượu nếp, để khoảng 15 ngày là có thể sử dụng. Thịt “chín” trong cơm rượu có màu vàng trong, mùi thơm chua. Theo ông Hồng, món này có thể để được một năm vẫn không hư. Ngon nhất là xào lên ăn với cơm nóng trong những ngày mưa”.

Còn chúng tôi, ngay giữa ngày nắng nóng, ăn chén cơm nấu khô với thịt heo ủ chua của người Tày, thấy dậy lên vị béo của thịt, chua ngọt của cơm rượu. Đang ăn đã thèm, đã nghĩ đến ngày quay lại để thêm một lần được thưởng thức…

Ẩm thực và văn hóa

Hoàn toàn là những món ăn tự chế biến từ thịt heo, người Tày dùng để ăn quanh năm vì không phải ngày nào cũng có thể ra chợ. Nhưng cứ nhìn cách họ bày biện, có thể thấy văn hóa ẩm thực của người Tày dân dã nhưng không hề tầm thường. Chỉ dãy dài thịt treo và vại thịt ủ chua hãy còn đầy ngút, ông Thẩm Hồng Trọng cho biết: “Nhà mình mới làm thịt con heo gần tạ rưỡi, để chia cho vài nhà còn lại đem chế biến ăn dần. Ba tháng không đi chợ vẫn đủ thức ăn cho cả nhà. Heo tự nuôi, vài tháng mình làm thịt một con để lấy thịt làm món ăn chứ không mua heo ngoài. Đây là những món phổ biến dưới góc bếp của các gia đình người Tày”.

Vào Chơ Long lập nghiệp gần 7 năm nay, gia đình ông Hồng cũng như nhiều gia đình thuộc các dân tộc Tày, Dao, Mường… đã mang đến vùng đất này những món ăn đặc trưng cho ẩm thực từng vùng. Họ tạo nên sự đa sắc màu, phong phú trong ẩm thực của các dân tộc định cư trên vùng đất xa xôi này.

Ẩm thực là một mảng văn hóa. Thưởng thức món ngon của người Tây Nguyên hay Tây Bắc đều nhìn thấy dòng chảy văn hóa sau mỗi món ăn. Và, cứ nhìn cái cách họ mời ăn thôi cũng thấy tính cách con người, dân tộc: phóng khoáng và chân tình và nồng nhiệt, rất nhiều...

Du lịch, GO! - Theo Hoàng Ngọc (Gia Lai Online)

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống