Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Sunday, 10 June 2012

Không chỉ hấp dẫn bởi khí hậu mát mẻ quanh năm và khung cảnh thiên nhiên tuyệt sắc, Đà Lạt còn hút hồn du khách nhờ nhiều món ngon đường phố "bổ, rẻ".

Bánh tráng nướng hành mỡ

Đây là món ăn đường phố đặc trưng của Đà Lạt, nhưng trên thực tế, nó món này mới chỉ có cách đây khoảng ba năm.

Ban đầu chỉ là món bánh tráng nướng mỡ hành, sau đó để hấp dẫn người ăn, các phụ gia được nghiên cứu và thêm vào mang đến sự phong phú về chủng loại.
Thành viên Hanhan của diễn đàn phuot.vn cho biết, bây giờ, Đà Lạt có bánh tráng nướng trứng, bò khô, bánh tráng phô mai, bánh tráng sốt sốt mayonnaise... Mỗi người bán là một tùy biến khác nhau.

"Theo như cô bán hàng nói, không phải thích cho gì vào bánh tráng nướng là được; phải nghiên cứu xem có hợp không, ăn có ngon không... Xem ra cũng rắc rối lắm đấy", Hanhan chia sẻ.

Theo thành viên này, nếu bạn ở gần trung tâm Đà Lạt, dạo bộ quanh chợ và đi vào đường Nguyễn Văn Trỗi, có một tiệm bánh tráng nướng được xem là ngon nhất nhì ở đây. Nó nằm khép nép bên hiên nhà, gần đó là nhà thờ tin lành. Tuy nhiên, phải lưu ý là quán quán chỉ bán từ 1h chiều.

Nem nướng

Dạo tối Đà tìm món ăn khuya thì nem nướng Bà Hùng là một lựa chọn khó bỏ qua của đám dân teen. Nguyên liệu là thịt bò xay nhuyễn và nướng trên bếp than củi, khi ăn cuốn với bánh tráng và rau thơm... ngon tuyệt.

Trước đây, một suất nem nướng chỉ 12.000 đồng, còn nay có thể tăng theo biến động giá cả thị trường. Tuy nhiên, nếu ăn hết suất thì cũng là lúc no căng bụng.

Hiện, nem nướng Bà Hùng có mấy cơ sở như ở Phan Đình Phùng... nhưng ngon nhất vẫn là nơi gốc của nó - ở chợ Chi Lăng gần bệnh viện Quân đội của Học viện Lục quân.

Bún, phở và thập cẩm các món...

Người Hà Nội du lịch Đà Lạt, nếu muốn thưởng thức hương vị phở Thủ Đô, có thể tìm thấy ở xứ sương mù. Quán phở Hà Nội trên dốc đường Hải Thượng Lãn Ông lúc nào cũng tấp nập khách.

Ngoài ra, ở kế bên khu Hòa Bình có quán phở Hiếu mở bán khá khuya. Ngày thứ bảy, chủ nhật, khu Hòa Bình được dành làm phố đi bộ, khách đi chơi về khuya thường tạt qua làm tô phở cho ấm người.

Đối với du khách ở Sài Gòn lên thì nhiều năm nay đã quen với quán bún 44 Hùng Vương (bà già tóc bạc) và một quán bún Huế khác là bún Công (nằm trên đường Phù Ðổng Thiên Vương - trên đường đến khu du lịch Thung lũng Tình yêu). Trước đây, món bún Công còn giữ được nét đặc trưng của Huế là rất cay nhưng dần dần để phù hợp với khẩu vị dân địa phương và khách du lịch tứ phương, ít cay hơn nhưng nếu là người sành ăn cay thì nên dặn người phục vụ cho thêm ớt.

Tuy nhiên, nếu đã đến Đà Lạt, dân phượt không thể không nếm các món ăn tối ở chợ Âm Phủ. Đó không phải là những món cao sang, cầu kỳ, mà chỉ là những nồi ốc luộc nóng hổi hay khô cá, khô mực làm mồi uống vài ly rượu gạo, rượu thuốc, hoặc là trứng vịt lộn và những món bún cháo bình thường... Song, điều ấn tượng là chỗ nào bán thức ăn cũng kèm thêm trà gừng nóng miễn phí, mà dư vị sẽ còn đeo đẳng mãi người đi.

Du lịch, GO! - Theo Datviet
Quan niệm tự ngàn xưa đã truyền, trong buôn làng của đồng bào M'Nông (huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông), bao giờ người phụ nữ cũng được ưu ái, được ban cho nhiều quyền lực.
Người phụ nữ được ban quyền lực bởi họ có thiên chức, đặc điểm do thần linh ban tặng, là hiện thân của sức sống, sự sinh sôi nảy nở. Vị trí "nữ quyền" thể hiện rất rõ nét trong quan hệ hôn nhân theo chế độ mẫu hệ của đồng bào M'Nông, ở đó người phụ nữ đóng vai trò chủ đạo.

Bước vào tuổi trưởng thành, sau nghi lễ "cà răng, căng tai", các cô gái có quyền được yêu, được lập gia đình. Thích chàng trai nào, họ sẽ dùng nhiều cách để đánh tín hiệu và khi được đáp lại bằng món đồ làm tin là một cái lược, một chuỗi hạt hoặc một vòng đeo tay thì tức là chàng trai cũng đã ưng dạ.

Được cô gái đồng ý, chàng trai sẽ về thông báo với bố mẹ để nhờ ông mối đem lễ vật sang nhà gái xin làm lễ dạm hỏi trước khi tổ chức lễ cưới.

Một thủ tục đặc biệt quan trọng đó là nhà trai cũng như chú rể phải đứng cam kết trước bàn thờ tổ tiên nhà gái và mọi người dự lễ là yêu thương, trân trọng, chung thủy với cháu gái của họ suốt đời. Sau lễ cưới còn có lễ rước rể vào ngày hôm sau.

Cưới xong, đôi vợ chồng trẻ phải ở trong nhà 7 ngày, không được ra khỏi nhà. Sau đó, họ trở về nhà trai 7 ngày và trở về bên nhà gái ở trọn đời.

Người M'Nông quy ước hôn nhân một vợ một chồng và luôn thiên theo hướng bảo vệ lợi ích của người phụ nữ, phạt rất nặng những người chồng dám bỏ bê vợ con, chểnh mảng công việc làm ăn hoặc phản bội. Nếu người chồng vì một lý do nào đó mà muốn từ bỏ vợ mình thì những của cải, vật chất họ phải nộp phạt bao giờ cũng sẽ gấp đôi số sính lễ ban đầu.

Riêng đối với những phụ nữ không may lấy phải ông chồng lười biếng, hư đốn, ruồng rẫy vợ con (có sự thừa nhận của cộng đồng) thì luật tục M'Nông cho phép người vợ ấy có quyền thừa hưởng mọi của cải để nuôi con và đi lấy chồng khác. Luật tục như vậy nhưng rất ít trường hợp phụ nữ M'Nông bỏ chồng bởi một mái ấm hạnh phúc luôn là giấc mơ của phụ nữ M'Nông.

Du lịch, GO! - Theo Danviet, internet

Saturday, 9 June 2012

Một loại bếp tự tạo qua một quy trình dễ dàng, không tốn tiền (chỉ tốn công), rất gọn nhưng thật thuận tiện dành cho các nhóm phượt nhà ta có thể nấu nước, nấu nướng tùy thích trên cung đường phượt.

Loại bếp có "tên khoa học" Pepsi Can Stove" (hi hi) được làm từ 2 đáy vỏ lon nước ngọt (lon Pepsi, Coca..) ghép vào nhau, chiều cao của nó khoảng 3-4cm có thể bỏ gọn trong túi áo. Photer đã thử nghiệm sử dụng loại bếp này nướng mực, nấu mỳ, ăn lẩu, rán cá...v.v...
Hướng dẫn chế tạo:

I. CÁC CHÚ Ý AN TOÀN
- Bếp dùng nhiên liệu cồn, lửa cồn KHÔNG NHÌN THẤY trong ánh sáng ban ngày nên khi thử nghiệm tuyệt đối cẩn thận. Tốt nhất lúc thử nên chọn chỗ ánh sáng yếu để có thể dễ dàng quan sát lửa.

- Lon nước ngọt rất dễ gia công, kéo thủ công là đủ để cắt gọt, KHÔNG CỐ GẮNG DÙNG LỰC MẠNH trong quá trình chế tạo để tránh các tai nạn đáng tiếc
- Chế tạo cũng dễ thôi, chỉ cần thận trọng một chút là ổn, đừng căng thẳng trong lúc làm.

II. CHUẨN BỊ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ

Vật liệu:
- 2 vỏ lon nước ngọt
- 1 ốc vít
- 1 lọ cồn nhỏ (50 ml)
- 1 bao diêm
Dụng cụ:
- 1 búa
- 1 đinh nhỏ (cho lỗ có đường kính khoảng 0.5 mm)
- 1 tuốc-nơ-vít
- 1 kéo

III. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

1. Đục lỗ thoát hơi và lỗ đổ nhiên liệu.

- Dùng búa và đinh đục các lỗ nhỏ xung quanh đáy lon làm lỗ thoát hơi, đục một lỗ to chính giữa đáy lon và vặn ốc vít làm to lỗ để đổ nhiên liệu.

2. Làm thân bếp.

- Cắt sát hai đáy lon để chừa phần có sơn màu khoảng 1,5 cm làm thành 2 thân bếp.

3. Lắp ráp thân bếp.

- Cắt một miếng hình chữ nhật lượn tròn 4 góc để ghép 2 thân bếp theo nguyên tắc của cái đón gót giầy

Nếu mát zời và mọi việc suôn sẻ, chúng ta sẽ có thành phẩm hình bên.

Tiếp theo sẽ là cách thử nghiệm.

4. Thử nghiệm

- Chọn chỗ để bếp có thể chịu được nhiệt, dọn gọn các vật dễ bắt lửa xung quanh bếp.

- Tháo ốc vít, đổ cồn vào giữa.

- Vặn ốc vít lại (ốc không cần vặn quá chặt, khi dùng về sau có thể dùng tay vặn không nhất thiết phải dùng tuốc-nơ-vít).

- Dùng một vỏ hộp bằng thép (nắp hộp bánh, nắp lon sữa bột...) hoặc đĩa sứ làm đế bếp. Ảnh bên là nắp lớn, có thể dùng cùng lúc... 6 bếp.

- Đổ một ít cồn ra đế để mồi.

Châm lửa vào cồn mồi phía ngoài và chờ giây lát để dung dịch trong buồng đốt được đun sôi.

Cồn mồi cháy hết, buồng đốt sẽ bắt đầu phun khí, bếp sẽ hoạt động thế này:

- Những ai thích trò này đừng ngần ngại sử dụng nhiều bếp cùng lúc để có công suất đun lớn hơn, tuy nhiên nên lưu ý vì có thể bị nhiễm thói quen sưu tập lon để có bộ bếp nhiều màu sắc!
(Photergrapho)

Bạn cho là quá dễ? Vậy thì chờ gì nữa, xắn tay áo lên làm một cái nào! Riêng bạn nào không thích chuyện động tay động chân hay thiếu khéo léo... thì cái này dành cho bạn:

Bếp của China (không khuyến khích dùng hàng Tàu).

Khi gấp gọn thì thế này:

Khi xòe ra thì như sau:

Nhận xét: Ưu điểm là gọn nhẹ, trông có vẻ "pro", củ bếp nhỏ, lửa chụm

Nhược điểm: do bếp của Tàu làm chất lượng van không được tốt, bếp hay tự động tắt. Cái van của Korea tôi mua ở chợ Trời dùng tốt hơn nhiều.

Và hàng lô lốc bếp mua và tự chế khác...

Ở TP HCM, bạn có thể vào chợ Dân Sinh hay chợ Kim Biên để tìm các linh kiện rời hay "đồ chơi" có sẵn - tại các chợ này, bạn có thể tìm ra khối thứ hay hay cho chuyến du phượt như đèn ga, cân bỏ túi, đồ phượt, lều võng...

Nếu thích mua trên mạng thì vào Ebay.

Du lịch, GO! - Theo Taybacgroup

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống