Một cậu bạn mới quen tha thiết mời: “Chị về Đề Gi quê em chơi đi, vừa xem lễ hội cầu ngư, vừa thưởng thức món gỏi cá mai trứ danh ở vùng cửa biển này”. Ừ, thì đi…
Phi gỏi cá mai, bất ghé Đề Gi
Đấy là câu cửa miệng của nhiều người dân quê ở Đề Gi, Cát Khánh, Phù Cát. Đề Gi có đặc sản gì? Gỏi cá mai chớ còn gì nữa. “Đi mà không nếm gỏi mai. Sao gọi đã đến Đề Gi cho đành”. Một anh bạn đã “xuất khẩu” hai câu thơ, giữa lúc còn đang nhồm nhoàm miếng gỏi cá mai bùi bùi, beo béo.
Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì cửa Đề Gi “rộng 11 trượng (1 trượng = 3,33m theo hệ đo lường cổ Trung Hoa), thủy triều lên sâu 6 thước, thủy triều xuống sâu 4 thước. Phía tây có đầm Đạm Thủy, thuyền buôn thường đổ ở đây". Con cá mai, cá trỏng chủ yếu sống ở đầm Đạm Thủy, vùng từ Cát Khánh đến xã Mỹ Thành (Phù Mỹ).
Về hình thức, con cá mai, cá trỏng gần giống như cá cơm vậy, nhưng thịt trong hơn, và hầu như không có máu. Chỉ người dân địa phương nghiện ăn gỏi cá mới phân biệt được được con cá nào là cá mai, con nào là cá trỏng. Cá trỏng trông dài hơn con cá mai. Cá mai dẹp mình hơn, ngắn hơn. Ở Đề Gi có hai quán làm gỏi cá mai ngon, trong đó quán Thiên Lý.
Quán được lấy tên theo bà chủ Nguyễn Thị Thiên Lý. Bà Lý bảo từ năm 22 tuổi bà đã biết làm món gỏi cá này rồi. Nay, bà đã gần 60 tuổi, cũng chỉ chuyên bán duy nhất một món này mà thôi. Quanh năm. Từ tháng 2 đến tháng 6 âm lịch là mùa cá mai, từ tháng 6 đến tháng 12 là mùa cá trỏng. Con cá mai ăn thịt giòn hơn. Còn con cá trỏng thịt ngọt hơn, song ít giòn. Tuy theo gu của mỗi người mà thích, nhưng cả hai mà làm gỏi đều ngon.
Bùi bùi, beo béo vị biển
Cá mai được đánh từ sáng sớm, tươi còn cong mình, bạn chài đã mang đến quán bà. Làm gỏi cá, khó nhất vẫn là khâu rút xương cá. Dùng kéo cắt bỏ đầu, lọc lấy xương, chừa lại chút xương khoảng bằng 1/3 con cá, rồi đem ướp đá lạnh, để cá vẫn có độ tươi giòn. Rau sống rửa sạch, để sẵn sàng.
Khách vào, bà Lý chỉ cần ngồi một chỗ, lấy cá đựng trong thùng đá ra, vớt ráo, trộn thêm bột thính được làm từ nguyên liệu gạo và đậu phộng rang giòn, xay mịn để con cá vừa trông khô ráo, vừa thơm ngon, kích thích vị giác của thực khách. Và, cũng phần nào làm giảm bớt độ “chờn” đối với thực khách lần đầu tiên nếm món cá sống.
Một phần làm nên hương vị khó quên của gỏi cá mai ấy là món nước tương, nước me ăn với gỏi cá. Nước tương được pha chế theo công thức: tỏi ớt xay nhuyễn; đậu phộng rang vàng giã nhỏ, thêm nửa hoặc trái chuối sứ đã thật chín và thêm nước sôi vào. Tất cả bỏ vào cối xay sinh tố xay nhuyễn. Vậy là xong món nước tương vừa có vị beo béo của đậu phộng, ngòn ngọt thơm mùi chuối chín.
Cũng có người thích ăn gỏi cá với nước me, kim chi. Cách làm tương me cũng khá đơn giản. Me chín, thêm tỏi ớt, xì dầu, ăn cùng với kim chi, tạo nên hương vị vừa chua, vừa cay. Rau sống ăn gỏi cá, đều là thứ rau từ vườn nhà: xà lách, tía tô, thì là… nhưng không thể thiếu chuối chát, xoài xanh hay khế xắt lát mỏng để khử tanh, lại thêm vị chua chua dễ chịu.
Lần đầu tiên thử ăn món cá sống cuốn với bánh tráng, rau sống, thú thiệt, tôi có hơi gờn gợn. Vậy mà, cắn thử một miếng, cảm giác miếng cá có vị bùi bùi, beo béo quyện với vị ngọt, cay từ nước tương, lại muốn cắn thêm miếng thứ hai. Rồi miếng nữa cho tới khi căng bụng, đã thèm cái miệng. “Ăn gỏi cá, phải chan nước tương nhiều mới ngon. Một dĩa cá là nửa ca nước tương, vừa chấm, vừa húp… ”- bà Lý bày tôi cách thưởng thức gỏi cá sao cho ngon.
Mùa này đang là mùa cá mai. Hiện giá bán một dĩa gỏi cá khoảng 25.000 đồng, tiền bánh tráng tính riêng. Bà Lý cho biết, thực khánh ngoài dân địa phương, còn có người ở Quy Nhơn, hoặc các nơi khác, ngay cả thành phố Hồ Chí Minh. Với những ai đã trót ghiền gỏi cá Đề Gi, mỗi lần muốn ăn, cũng không quá khó, chỉ cần điện thoại (theo số 056.3654201) gọi đặt trước cho bà Lý, bà sẽ chuẩn bị sẵn sàng, chờ người trực tiếp đến lấy hoặc gởi theo xe đến nơi.
Và đắm mình trong lễ hội cầu ngư
Tháng tư âm lịch, từ ngày 10 đến 12, về Đề Gi, Cát Khánh, khách không chỉ được nếm món gỏi cá mai đặc sản, mà còn được đắm mình trông không khí của Lễ hội Cầu ngư của xứ sở miền biển này.
Tương truyền, vào khoảng năm 1805, triều Gia Long ngũ niên, bỗng có 1 con cá bị chết và trôi dạt vào bờ biển Đề Gi.
Dân làng không biết cá gì, cũng không biết điều gì sẽ xảy ra liền trình tấu lên quan huyện Phù Ly. Hôm sau, tự nhiên có một ông lão râu tóc bạc phơ không rõ từ đâu tới, ôm con cá mà rằng: "Ta là người ở dưới Thủy cung, đã có công với triều đình. Khi Đức Thế tổ lâm nạn, ta đã đưa người ra khỏi Mũi này!". Nghe vậy, các quan hàng huyện liền trình tấu lên tỉnh và tỉnh cho phép làng An Quang được lập Lăng thờ, gọi là Lăng Ông Nam Hải.
Toàn bộ việc chuẩn bị cho Lễ hội Cầu ngư ở Đề Gi do Ban Vạn ngư nghiệp thôn An Quang đảm nhiệm. Ông Dương Chí Bích, Vạn trưởng Ban Vạn ngư nghiệp, cho biết, lễ hội được tổ chức vào ngày 10.4, lấy theo ngày được nhận được sắc phong của vua Gia Long cho ông Nam hải Đại tướng quân lục tộc Ngọc Lân.
Lễ chính được tiến hành trong 3 ngày. Ngày đầu tiên là lễ Rước Ông (còn gọi là lễ Nghinh Ông), lễ An Vị và hát múa Bả Trạo. Ngày thứ hai là lễ Cầu Siêu (phù hộ cho những người không may bị chết trôi). Ngày thứ ba của lễ hội diễn ra Hát án. Sau 3 ngày lễ chính, những ngày sau của Lễ hội Cầu ngư diễn ra khá nhiều chương trình, tiết mục: hát Bội, hát múa Bả Trạo, đua thuyền cùng với các xã bạn như Cát Minh, Mỹ Thành. Những ngày diễn ra lễ hội, người dân địa phương, rồi ngư dân Cát Khánh đi làm ăn xa ở các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc; thậm chí cả những bạn hàng cung cấp ngư cụ, máy móc cho tàu thuyền ngư dân đang ở các địa phương khác cũng về tham gia lễ hội.
Bà Thái Thị Xuyên, một người con quê Đề Gi, nay là Giám đốc Công ty TNHH Thanh Tú chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, xuất khẩu ở Đắc Lắc cho biết, dù bận rộn công việc kinh doanh, nhưng hầu như năm nào bà cũng về quê dự lễ hội Cầu Ngư. “Mỗi năm về quê, được thành kính thắp cây hương lạy tạ Ông, thầm nguyện cầu cho những dự định làm ăn được thuận lợi; rồi đánh trống chầu hát bội… Tôi luôn cảm giác như mình chưa bao giờ xa quê hương. Không hẳn là tâm linh, nhưng hình như mọi sở cầu, sở nguyện của tôi được Ông phù hộ, đều xuôi chèo mát mái”.
Một lần về Đề Gi thử nếm gỏi cá mai, dự Lễ hội Cầu Ngư mang đậm chất dân dã nhưng không kém phần trang trọng, hào sảng của người dân Bình Định, tại sao không nhỉ?
Du lịch, GO! - Theo Băng Thanh I (Cà Mau Online)
Phi gỏi cá mai, bất ghé Đề Gi
Đấy là câu cửa miệng của nhiều người dân quê ở Đề Gi, Cát Khánh, Phù Cát. Đề Gi có đặc sản gì? Gỏi cá mai chớ còn gì nữa. “Đi mà không nếm gỏi mai. Sao gọi đã đến Đề Gi cho đành”. Một anh bạn đã “xuất khẩu” hai câu thơ, giữa lúc còn đang nhồm nhoàm miếng gỏi cá mai bùi bùi, beo béo.
Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì cửa Đề Gi “rộng 11 trượng (1 trượng = 3,33m theo hệ đo lường cổ Trung Hoa), thủy triều lên sâu 6 thước, thủy triều xuống sâu 4 thước. Phía tây có đầm Đạm Thủy, thuyền buôn thường đổ ở đây". Con cá mai, cá trỏng chủ yếu sống ở đầm Đạm Thủy, vùng từ Cát Khánh đến xã Mỹ Thành (Phù Mỹ).
Về hình thức, con cá mai, cá trỏng gần giống như cá cơm vậy, nhưng thịt trong hơn, và hầu như không có máu. Chỉ người dân địa phương nghiện ăn gỏi cá mới phân biệt được được con cá nào là cá mai, con nào là cá trỏng. Cá trỏng trông dài hơn con cá mai. Cá mai dẹp mình hơn, ngắn hơn. Ở Đề Gi có hai quán làm gỏi cá mai ngon, trong đó quán Thiên Lý.
Quán được lấy tên theo bà chủ Nguyễn Thị Thiên Lý. Bà Lý bảo từ năm 22 tuổi bà đã biết làm món gỏi cá này rồi. Nay, bà đã gần 60 tuổi, cũng chỉ chuyên bán duy nhất một món này mà thôi. Quanh năm. Từ tháng 2 đến tháng 6 âm lịch là mùa cá mai, từ tháng 6 đến tháng 12 là mùa cá trỏng. Con cá mai ăn thịt giòn hơn. Còn con cá trỏng thịt ngọt hơn, song ít giòn. Tuy theo gu của mỗi người mà thích, nhưng cả hai mà làm gỏi đều ngon.
Bùi bùi, beo béo vị biển
Cá mai được đánh từ sáng sớm, tươi còn cong mình, bạn chài đã mang đến quán bà. Làm gỏi cá, khó nhất vẫn là khâu rút xương cá. Dùng kéo cắt bỏ đầu, lọc lấy xương, chừa lại chút xương khoảng bằng 1/3 con cá, rồi đem ướp đá lạnh, để cá vẫn có độ tươi giòn. Rau sống rửa sạch, để sẵn sàng.
Khách vào, bà Lý chỉ cần ngồi một chỗ, lấy cá đựng trong thùng đá ra, vớt ráo, trộn thêm bột thính được làm từ nguyên liệu gạo và đậu phộng rang giòn, xay mịn để con cá vừa trông khô ráo, vừa thơm ngon, kích thích vị giác của thực khách. Và, cũng phần nào làm giảm bớt độ “chờn” đối với thực khách lần đầu tiên nếm món cá sống.
Một phần làm nên hương vị khó quên của gỏi cá mai ấy là món nước tương, nước me ăn với gỏi cá. Nước tương được pha chế theo công thức: tỏi ớt xay nhuyễn; đậu phộng rang vàng giã nhỏ, thêm nửa hoặc trái chuối sứ đã thật chín và thêm nước sôi vào. Tất cả bỏ vào cối xay sinh tố xay nhuyễn. Vậy là xong món nước tương vừa có vị beo béo của đậu phộng, ngòn ngọt thơm mùi chuối chín.
Cũng có người thích ăn gỏi cá với nước me, kim chi. Cách làm tương me cũng khá đơn giản. Me chín, thêm tỏi ớt, xì dầu, ăn cùng với kim chi, tạo nên hương vị vừa chua, vừa cay. Rau sống ăn gỏi cá, đều là thứ rau từ vườn nhà: xà lách, tía tô, thì là… nhưng không thể thiếu chuối chát, xoài xanh hay khế xắt lát mỏng để khử tanh, lại thêm vị chua chua dễ chịu.
Lần đầu tiên thử ăn món cá sống cuốn với bánh tráng, rau sống, thú thiệt, tôi có hơi gờn gợn. Vậy mà, cắn thử một miếng, cảm giác miếng cá có vị bùi bùi, beo béo quyện với vị ngọt, cay từ nước tương, lại muốn cắn thêm miếng thứ hai. Rồi miếng nữa cho tới khi căng bụng, đã thèm cái miệng. “Ăn gỏi cá, phải chan nước tương nhiều mới ngon. Một dĩa cá là nửa ca nước tương, vừa chấm, vừa húp… ”- bà Lý bày tôi cách thưởng thức gỏi cá sao cho ngon.
Mùa này đang là mùa cá mai. Hiện giá bán một dĩa gỏi cá khoảng 25.000 đồng, tiền bánh tráng tính riêng. Bà Lý cho biết, thực khánh ngoài dân địa phương, còn có người ở Quy Nhơn, hoặc các nơi khác, ngay cả thành phố Hồ Chí Minh. Với những ai đã trót ghiền gỏi cá Đề Gi, mỗi lần muốn ăn, cũng không quá khó, chỉ cần điện thoại (theo số 056.3654201) gọi đặt trước cho bà Lý, bà sẽ chuẩn bị sẵn sàng, chờ người trực tiếp đến lấy hoặc gởi theo xe đến nơi.
Và đắm mình trong lễ hội cầu ngư
Tháng tư âm lịch, từ ngày 10 đến 12, về Đề Gi, Cát Khánh, khách không chỉ được nếm món gỏi cá mai đặc sản, mà còn được đắm mình trông không khí của Lễ hội Cầu ngư của xứ sở miền biển này.
Tương truyền, vào khoảng năm 1805, triều Gia Long ngũ niên, bỗng có 1 con cá bị chết và trôi dạt vào bờ biển Đề Gi.
Dân làng không biết cá gì, cũng không biết điều gì sẽ xảy ra liền trình tấu lên quan huyện Phù Ly. Hôm sau, tự nhiên có một ông lão râu tóc bạc phơ không rõ từ đâu tới, ôm con cá mà rằng: "Ta là người ở dưới Thủy cung, đã có công với triều đình. Khi Đức Thế tổ lâm nạn, ta đã đưa người ra khỏi Mũi này!". Nghe vậy, các quan hàng huyện liền trình tấu lên tỉnh và tỉnh cho phép làng An Quang được lập Lăng thờ, gọi là Lăng Ông Nam Hải.
Toàn bộ việc chuẩn bị cho Lễ hội Cầu ngư ở Đề Gi do Ban Vạn ngư nghiệp thôn An Quang đảm nhiệm. Ông Dương Chí Bích, Vạn trưởng Ban Vạn ngư nghiệp, cho biết, lễ hội được tổ chức vào ngày 10.4, lấy theo ngày được nhận được sắc phong của vua Gia Long cho ông Nam hải Đại tướng quân lục tộc Ngọc Lân.
Lễ chính được tiến hành trong 3 ngày. Ngày đầu tiên là lễ Rước Ông (còn gọi là lễ Nghinh Ông), lễ An Vị và hát múa Bả Trạo. Ngày thứ hai là lễ Cầu Siêu (phù hộ cho những người không may bị chết trôi). Ngày thứ ba của lễ hội diễn ra Hát án. Sau 3 ngày lễ chính, những ngày sau của Lễ hội Cầu ngư diễn ra khá nhiều chương trình, tiết mục: hát Bội, hát múa Bả Trạo, đua thuyền cùng với các xã bạn như Cát Minh, Mỹ Thành. Những ngày diễn ra lễ hội, người dân địa phương, rồi ngư dân Cát Khánh đi làm ăn xa ở các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc; thậm chí cả những bạn hàng cung cấp ngư cụ, máy móc cho tàu thuyền ngư dân đang ở các địa phương khác cũng về tham gia lễ hội.
Bà Thái Thị Xuyên, một người con quê Đề Gi, nay là Giám đốc Công ty TNHH Thanh Tú chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, xuất khẩu ở Đắc Lắc cho biết, dù bận rộn công việc kinh doanh, nhưng hầu như năm nào bà cũng về quê dự lễ hội Cầu Ngư. “Mỗi năm về quê, được thành kính thắp cây hương lạy tạ Ông, thầm nguyện cầu cho những dự định làm ăn được thuận lợi; rồi đánh trống chầu hát bội… Tôi luôn cảm giác như mình chưa bao giờ xa quê hương. Không hẳn là tâm linh, nhưng hình như mọi sở cầu, sở nguyện của tôi được Ông phù hộ, đều xuôi chèo mát mái”.
Một lần về Đề Gi thử nếm gỏi cá mai, dự Lễ hội Cầu Ngư mang đậm chất dân dã nhưng không kém phần trang trọng, hào sảng của người dân Bình Định, tại sao không nhỉ?
Du lịch, GO! - Theo Băng Thanh I (Cà Mau Online)