Mùa hè cháy lửa khiến dân tình chỉ muốn nhao cả ra biển để được vẫy vùng và đắm mình trong làn nước mát. Vì thế, khi cô bạn làm bảo tồn đang công tác ở Đà Nẵng đưa ra kế hoạch cắm trại trên đảo hoang và lặn đêm ở vịnh đá ngầm, cả nhóm đã nhất trí ở "cấp độ" cao nhất.
< Chuẩn bị xuống nước.
Xách theo hai cái lều du lịch loại siêu nhẹ và tiện ích, nhóm 5 người rời Hà Nội trong một chuyến xe đêm, nhóm 10 người từ Lăng Cô chạy tới, chúng tôi hội quân với nhóm ở Đà Nẵng vào một ngày đẹp trời.
8g sáng ngày thứ 7, chúng tôi tập trung tại bến thuyền Thọ Quang - đường Điện Ngọc, Sơn Trà, Đà Nẵng. Các bạn ở đây đã chuẩn bị rất chu đáo cho chuyến đi: nào lều, bạt, dây thừng, nào thùng xốp chứa đồ ăn hải sản, nước ngọt, đá cây và "hầm bà lằng" các thứ linh tinh khác để phục vụ cho hai ngày quyết rời xa thành phố, sống kiểu Robinson trên đảo hoang.
< Bến thuyền Thọ Quang.
Đích tới là một hòn đảo mà cả nhóm đã đi tiền trạm ngày hôm trước bằng... ống nhòm, trên con đường trổ qua bán đảo Sơn Trà. Một vịnh biển nhỏ đầy đá ngầm nằm dưới chân bán đảo, cách duy nhất để tiếp cận là đi thuyền. Con đường nằm cao tít phía trên đầu, và trừ phi bạn là một chuyên gia leo núi, còn nếu không, việc tiếp cận vịnh biển bằng đường bộ là điều không tưởng.
Do tàu lớn không vào được gần bờ nên chúng tôi xuất quân bằng thuyền thúng. Con thuyền nhỏ tròng trành, đã khá cũ kỹ nên đi một đoạn đường ngắn nước đã tràn vào qua đáy xâm xấp chân người. Mỗi lần quay lại đón nhóm khác, mấy anh vạn chài lại phải lật nghiêng chiếc thúng để dốc nước ra. Những cảm xúc hồi hộp đầu tiên của chuyến đi hứa hẹn một hành trình thú vị.
< Trên thuyền thúng.
Con thuyền vốn chuyên dùng ra khơi đánh cá, câu mực đêm, hôm nay tạm nghỉ để đưa những vị khách du lịch đi phiêu lãng ở chốn không người. Chúng tôi lênh đênh trên biển gần một tiếng rưỡi, chạy ngang qua khá nhiều bãi biển đẹp như Bãi Bụt, bãi Rạng, bãi Nam và cập bến ở bãi U.
Đó là một bãi biển khá kín gió, nằm khuất hơn so với mỏm Sư Tử - một mỏm đá đẹp nổi tiếng của bán đảo. Đổi lại, bãi U có một rừng mù u và dứa dại xanh um tùm, vài gốc cây bàng vươn mình tỏa bóng, phía hai đầu là những dải đá cuội nhấp nhô, nửa nổi nửa chìm trong làn nước biển trong xanh như ngọc bích.
< Dựng trại trên đảo hoang.
Việc đầu tiên phải làm khi đổ bộ lên đảo hoang là hạ trại. Một nhóm thanh niên được phân công đi tìm nước ngọt và may mắn thay cách chỗ hạ trại không xa là một suối nước khơi nguồn có lẽ từ một mạch nước rất sâu trong núi đang róc rách đổ ra biển. Nhóm ở lại chia nhau dựng lều, chuẩn bị đồ ăn, thức uống. Những cọc gỗ bỏ hoang trong rừng đã được mang về làm cọc trại, bình nước ngọt 5 lít thành “mỏ neo” để giằng dây buộc lều.
Chúng tôi chỉ mất vài phút để dựng lều du lịch, loại lều cực kỳ tiện ích do thiết kế gọn nhẹ và rất thông minh. Vài người lo quét dọn rác quanh khu vực hạ trại, người khác lo bắc bếp nấu nướng vì mặt trời đã sắp đứng bóng, tiếng cười vang rộn khắp nơi. Nhóm khác mang theo búa và dao tiến về khu ghềnh, hí hửng đi đập hàu, ốc vú nàng bám đầy trên mặt đá. Chả mấy chốc, chiếc túi mang theo nặng trĩu, ai cũng nghĩ đến một bữa nhậu tươi và ngon tuyệt đang chờ.
Sau bữa trưa thịnh soạn với tay nghề nấu bếp của mấy cô bạn người Đà Nẵng, chúng tôi tản mát ra khắp đảo, mỗi người lựa chọn một hoạt động mà mình cảm thấy thích thú. Một nhóm rủ nhau trekking vào sâu trong rừng mù u, đơn giản chỉ để nghe tiếng thở nhè nhẹ của rừng cây và tiếng côn trùng kêu lích rích. Người thì lựa gió thả con diều xanh lên trời rồi nằm dài trên bãi cát đọc sách, nghe nhạc và thiu thiu ngủ...
Buổi lặn biển bắt đầu lúc 3g chiều.
Bãi U có một hệ thống đá ngầm, rạn san hô và những dải rong biển khá đẹp. Với những dụng cụ chuyên dụng cho trò lặn biển như mặt nạ, ống thở, chân nhái, áo phao… chúng tôi bơi theo người dẫn đường của biển - người đã thổi bùng ngọn lửa khám phá những bí ẩn dưới đáy biển sâu cho các thành viên trong đoàn. Cả nhóm ra tận góc xa nhất của đảo, thỏa thích vẫy vùng và tìm kiếm những chú cá tung tăng bơi lội giữa đám rong biển. Xung quanh, những chùm hải quỳ nở xòe như hoa, những rạn san hô đĩa xếp tầng lên nhau trông như những cây nấm khổng lồ...
< Nướng vẹm ngay trên bãi biển.
Hoàng hôn buông nhẹ trên đường chân trời. Những người vạn chài đã trở về đảo, mang theo một thùng lớn vẹm, ốc và cả tôm hùm. Các bạn tôi sau khi nô đùa nghịch ngợm với sóng biển cả chiều, giờ đã lên bờ thưởng thức thứ rượu mơ ngọt lịm và ăn hải sản tươi nướng ngay trên bãi. Tiếng đàn ghi ta trong chiều êm ả khiến cho thời khắc mặt trời đi ngủ trở nên lãng mạn và xao xuyến lạ. Màn đêm lan dần trên đảo hoang.
< Tự đi gở hàu trên ghềnh đá.
Bữa tiệc BBQ diễn ra bên đống lửa trại bập bùng. Những ánh đèn pin loang loáng chập chờn khiến cho đêm càng trở nên hoang dại. Tiếng hát, tiếng đàn, tiếng cười đùa và cả tiếng mỡ reo xèo xèo trên bếp nướng lẫn vào giữa tiếng sóng biển lao xao, tiếng gió vi vút qua rừng mù u, tạo thành một thứ thanh âm sảng khoái và hoan hỉ. Trăng 11 âm chưa tròn hình hé thứ ánh sáng bàng bạc qua quầng mây vàng dầy đặc. Gió đang kéo mây về dầy hơn.
9g đêm. Cuộc chinh phục biển đêm bắt đầu. Đây là lần đầu tiên chúng tôi lặn biển vào ban đêm, cảm giác thật khó diễn tả. Có người đã phải tới lần thứ 3 mới vượt qua được nỗi sợ hãi mơ hồ, và sau khi đến với biển vào thời khắc đáng nhớ ấy, thì lặn biển đêm đã trở thành một thú chơi đam mê.
< Đêm lửa trại bập bùng.
Tôi mặc một bộ quần áo dày ôm sát người thay vì một bộ đồ lặn chuyên nghiệp, đi một đôi giày vải mềm thay vì một đôi chân nhái, đơn giản vì không phải dân lặn “pro”, và còn lạ lùng hơn là... không hề biết bơi. Đeo mặt nạ và ống thở, tay cầm chắc đèn pin loại chịu nước, chúng tôi lao mình vào giữa lòng biển đen sẫm. Tôi bám vào chiếc phao mà ở giữa có một cái lưới dùng để đựng những thứ sẽ sưu tầm. Chiếc phao được dòng dây kéo vào người dẫn đường. Anh cầm một chiếc đinh ba để đi xiên cá kiếm đồ nhậu đêm.
Mấy chiếc đèn pin quét một quầng rộng bán kính chừng 3 mét xung quanh. Đám rong biển dập dờn như một đoàn vũ nữ trở nên yểu điệu và ma quái hơn, dải san hô buổi đêm trở nên long lanh hơn, bọn cá lơ đãng hơn vì say ngủ, vì vậy rất dễ dàng dùng đinh ba xiên táo. Im lặng không ai nói gì, vì ai cũng đang ngậm chặt ống thở và lướt đi giữa làn nước mênh mông.
< Chuẩn bị đồ nghề lặn biển đêm.
Chúng tôi tập trung tới mức, mưa rơi tý tách trên biển mà không ai cảm nhận được cho đến tận lúc lên bờ. Và cứ trôi như thế, giữa biển đêm, giữa sự kỳ bí thẳm sâu của lòng biển, và giữa những tầng cảm xúc lẫn lộn, thích thú, e ngại, háo hức và cả một chút đề phòng…
Lặn biển đúng nghĩa là phải xuống sâu dưới mặt nước biển ít ra là vài mét, với bình dưỡng khí và các phương tiện chuyên nghiệp khác thì còn phải xuống sâu hơn. Tuy nhiên, dù chỉ “lặn vo” với mặt nạ và ống thở như tôi, thì chỉ riêng việc dám ra biển vào ban đêm, áp mặt xuống nước để được ngắm một phần lòng biển huyền bí, vẫn những rạn san hô, những dải rong rêu mượt mà, những hải sinh vật thú vị, nhưng vào ban đêm, thực sự là một trải nghiệm đáng phải thử trong đời…
Du lịch, GO! - Theo Thuỷ & Thuỷ (TTO)
< Chuẩn bị xuống nước.
Xách theo hai cái lều du lịch loại siêu nhẹ và tiện ích, nhóm 5 người rời Hà Nội trong một chuyến xe đêm, nhóm 10 người từ Lăng Cô chạy tới, chúng tôi hội quân với nhóm ở Đà Nẵng vào một ngày đẹp trời.
8g sáng ngày thứ 7, chúng tôi tập trung tại bến thuyền Thọ Quang - đường Điện Ngọc, Sơn Trà, Đà Nẵng. Các bạn ở đây đã chuẩn bị rất chu đáo cho chuyến đi: nào lều, bạt, dây thừng, nào thùng xốp chứa đồ ăn hải sản, nước ngọt, đá cây và "hầm bà lằng" các thứ linh tinh khác để phục vụ cho hai ngày quyết rời xa thành phố, sống kiểu Robinson trên đảo hoang.
< Bến thuyền Thọ Quang.
Đích tới là một hòn đảo mà cả nhóm đã đi tiền trạm ngày hôm trước bằng... ống nhòm, trên con đường trổ qua bán đảo Sơn Trà. Một vịnh biển nhỏ đầy đá ngầm nằm dưới chân bán đảo, cách duy nhất để tiếp cận là đi thuyền. Con đường nằm cao tít phía trên đầu, và trừ phi bạn là một chuyên gia leo núi, còn nếu không, việc tiếp cận vịnh biển bằng đường bộ là điều không tưởng.
Do tàu lớn không vào được gần bờ nên chúng tôi xuất quân bằng thuyền thúng. Con thuyền nhỏ tròng trành, đã khá cũ kỹ nên đi một đoạn đường ngắn nước đã tràn vào qua đáy xâm xấp chân người. Mỗi lần quay lại đón nhóm khác, mấy anh vạn chài lại phải lật nghiêng chiếc thúng để dốc nước ra. Những cảm xúc hồi hộp đầu tiên của chuyến đi hứa hẹn một hành trình thú vị.
< Trên thuyền thúng.
Con thuyền vốn chuyên dùng ra khơi đánh cá, câu mực đêm, hôm nay tạm nghỉ để đưa những vị khách du lịch đi phiêu lãng ở chốn không người. Chúng tôi lênh đênh trên biển gần một tiếng rưỡi, chạy ngang qua khá nhiều bãi biển đẹp như Bãi Bụt, bãi Rạng, bãi Nam và cập bến ở bãi U.
Đó là một bãi biển khá kín gió, nằm khuất hơn so với mỏm Sư Tử - một mỏm đá đẹp nổi tiếng của bán đảo. Đổi lại, bãi U có một rừng mù u và dứa dại xanh um tùm, vài gốc cây bàng vươn mình tỏa bóng, phía hai đầu là những dải đá cuội nhấp nhô, nửa nổi nửa chìm trong làn nước biển trong xanh như ngọc bích.
< Dựng trại trên đảo hoang.
Việc đầu tiên phải làm khi đổ bộ lên đảo hoang là hạ trại. Một nhóm thanh niên được phân công đi tìm nước ngọt và may mắn thay cách chỗ hạ trại không xa là một suối nước khơi nguồn có lẽ từ một mạch nước rất sâu trong núi đang róc rách đổ ra biển. Nhóm ở lại chia nhau dựng lều, chuẩn bị đồ ăn, thức uống. Những cọc gỗ bỏ hoang trong rừng đã được mang về làm cọc trại, bình nước ngọt 5 lít thành “mỏ neo” để giằng dây buộc lều.
Chúng tôi chỉ mất vài phút để dựng lều du lịch, loại lều cực kỳ tiện ích do thiết kế gọn nhẹ và rất thông minh. Vài người lo quét dọn rác quanh khu vực hạ trại, người khác lo bắc bếp nấu nướng vì mặt trời đã sắp đứng bóng, tiếng cười vang rộn khắp nơi. Nhóm khác mang theo búa và dao tiến về khu ghềnh, hí hửng đi đập hàu, ốc vú nàng bám đầy trên mặt đá. Chả mấy chốc, chiếc túi mang theo nặng trĩu, ai cũng nghĩ đến một bữa nhậu tươi và ngon tuyệt đang chờ.
Sau bữa trưa thịnh soạn với tay nghề nấu bếp của mấy cô bạn người Đà Nẵng, chúng tôi tản mát ra khắp đảo, mỗi người lựa chọn một hoạt động mà mình cảm thấy thích thú. Một nhóm rủ nhau trekking vào sâu trong rừng mù u, đơn giản chỉ để nghe tiếng thở nhè nhẹ của rừng cây và tiếng côn trùng kêu lích rích. Người thì lựa gió thả con diều xanh lên trời rồi nằm dài trên bãi cát đọc sách, nghe nhạc và thiu thiu ngủ...
Buổi lặn biển bắt đầu lúc 3g chiều.
Bãi U có một hệ thống đá ngầm, rạn san hô và những dải rong biển khá đẹp. Với những dụng cụ chuyên dụng cho trò lặn biển như mặt nạ, ống thở, chân nhái, áo phao… chúng tôi bơi theo người dẫn đường của biển - người đã thổi bùng ngọn lửa khám phá những bí ẩn dưới đáy biển sâu cho các thành viên trong đoàn. Cả nhóm ra tận góc xa nhất của đảo, thỏa thích vẫy vùng và tìm kiếm những chú cá tung tăng bơi lội giữa đám rong biển. Xung quanh, những chùm hải quỳ nở xòe như hoa, những rạn san hô đĩa xếp tầng lên nhau trông như những cây nấm khổng lồ...
< Nướng vẹm ngay trên bãi biển.
Hoàng hôn buông nhẹ trên đường chân trời. Những người vạn chài đã trở về đảo, mang theo một thùng lớn vẹm, ốc và cả tôm hùm. Các bạn tôi sau khi nô đùa nghịch ngợm với sóng biển cả chiều, giờ đã lên bờ thưởng thức thứ rượu mơ ngọt lịm và ăn hải sản tươi nướng ngay trên bãi. Tiếng đàn ghi ta trong chiều êm ả khiến cho thời khắc mặt trời đi ngủ trở nên lãng mạn và xao xuyến lạ. Màn đêm lan dần trên đảo hoang.
< Tự đi gở hàu trên ghềnh đá.
Bữa tiệc BBQ diễn ra bên đống lửa trại bập bùng. Những ánh đèn pin loang loáng chập chờn khiến cho đêm càng trở nên hoang dại. Tiếng hát, tiếng đàn, tiếng cười đùa và cả tiếng mỡ reo xèo xèo trên bếp nướng lẫn vào giữa tiếng sóng biển lao xao, tiếng gió vi vút qua rừng mù u, tạo thành một thứ thanh âm sảng khoái và hoan hỉ. Trăng 11 âm chưa tròn hình hé thứ ánh sáng bàng bạc qua quầng mây vàng dầy đặc. Gió đang kéo mây về dầy hơn.
9g đêm. Cuộc chinh phục biển đêm bắt đầu. Đây là lần đầu tiên chúng tôi lặn biển vào ban đêm, cảm giác thật khó diễn tả. Có người đã phải tới lần thứ 3 mới vượt qua được nỗi sợ hãi mơ hồ, và sau khi đến với biển vào thời khắc đáng nhớ ấy, thì lặn biển đêm đã trở thành một thú chơi đam mê.
< Đêm lửa trại bập bùng.
Tôi mặc một bộ quần áo dày ôm sát người thay vì một bộ đồ lặn chuyên nghiệp, đi một đôi giày vải mềm thay vì một đôi chân nhái, đơn giản vì không phải dân lặn “pro”, và còn lạ lùng hơn là... không hề biết bơi. Đeo mặt nạ và ống thở, tay cầm chắc đèn pin loại chịu nước, chúng tôi lao mình vào giữa lòng biển đen sẫm. Tôi bám vào chiếc phao mà ở giữa có một cái lưới dùng để đựng những thứ sẽ sưu tầm. Chiếc phao được dòng dây kéo vào người dẫn đường. Anh cầm một chiếc đinh ba để đi xiên cá kiếm đồ nhậu đêm.
Mấy chiếc đèn pin quét một quầng rộng bán kính chừng 3 mét xung quanh. Đám rong biển dập dờn như một đoàn vũ nữ trở nên yểu điệu và ma quái hơn, dải san hô buổi đêm trở nên long lanh hơn, bọn cá lơ đãng hơn vì say ngủ, vì vậy rất dễ dàng dùng đinh ba xiên táo. Im lặng không ai nói gì, vì ai cũng đang ngậm chặt ống thở và lướt đi giữa làn nước mênh mông.
< Chuẩn bị đồ nghề lặn biển đêm.
Chúng tôi tập trung tới mức, mưa rơi tý tách trên biển mà không ai cảm nhận được cho đến tận lúc lên bờ. Và cứ trôi như thế, giữa biển đêm, giữa sự kỳ bí thẳm sâu của lòng biển, và giữa những tầng cảm xúc lẫn lộn, thích thú, e ngại, háo hức và cả một chút đề phòng…
Lặn biển đúng nghĩa là phải xuống sâu dưới mặt nước biển ít ra là vài mét, với bình dưỡng khí và các phương tiện chuyên nghiệp khác thì còn phải xuống sâu hơn. Tuy nhiên, dù chỉ “lặn vo” với mặt nạ và ống thở như tôi, thì chỉ riêng việc dám ra biển vào ban đêm, áp mặt xuống nước để được ngắm một phần lòng biển huyền bí, vẫn những rạn san hô, những dải rong rêu mượt mà, những hải sinh vật thú vị, nhưng vào ban đêm, thực sự là một trải nghiệm đáng phải thử trong đời…
Du lịch, GO! - Theo Thuỷ & Thuỷ (TTO)