Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Sunday, 17 June 2012

Dù chưa được nhiều người biết đến, thế nhưng, trường đua chó ở Vũng Tàu là trường đua chó đầu tiên ở Việt Nam. Một hình thức giải trí đầy mới lạ khi các “đấu sỹ khuyển” cùng chạy đua tốc độ hai vòng sân, và khán giả hò reo, cổ vũ được quyền đặt cược cho chú chó mà mình kỳ vọng giành giải nhất.


< Một góc trường đua chó ở Vũng Tàu.

Trường đua chó được mở cửa vào hai ngày cuối tuần, tối thứ 6 và thứ 7 tại sân vận động Lê Lợi, T.p Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).
9 đấu sỹ chó tham gia cuộc đua rượt bắt “chú thỏ” giả làm bằng xốp, được gắn lên một con lăn chạy trên đường ray vòng xung quanh SVĐ.

< Các "Đấu sỹ khuyển" chào khán giả.

Đường đua là sân trải cát ôm vòng xung quanh sân vận động Lê Lợi. Những đấu sỹ là chó ngoại được nhập về Việt Nam, tất cả đều là giống chó săn của Úc, người mỏng, chân dài, mõm dài, tốc độ lao như tên bắn.

< Chó đua được chuẩn bị đưa vào các khoang riêng trước khi mở cửa tham gia vào đường đua.

< "Chốt" lại danh sách các khán giả cá cược để cuộc đua tăng thêm phần hấp dẫn.

Đường đua được “cách ly” với khán giả bằng hàng rào sắt cao ngang ngực. Khán giả cổ vũ các đấu sỹ từ xa, hồi hộp theo dõi “khuyển sỹ” mà mình đặt cược.

< Người đàn ông này sẽ nhấn nút mở cửa khi "con thỏ" bắt đầu chạy trên thanh ray vòng xung quanh trường đua.

Một lần cược, các mức giá được bán theo hình thức vé với các mệnh giá thấp nhất là 10.000đ. Những người thắng cược, căn cứ trên tổng số tiền thu được chia theo số người trúng thưởng.

< Cuộc đua bắt đầu...

< Những màn rượt đuổi và bứt phá...

< Các "đấu sỹ khuyển"là giống chó săn của Úc, mõm dài, mình dài, chân cao, có tốc độ bứt phá như tên bắn.

< Một gương mặt tiếc nuối vì chú chó mà anh đặt cược đã không về nhất. Tuy nhiên, phần thưởng từ các màn cược này rất nhỏ (chàng vài chục ngàn đồng) nên không có bất cứ biểu hiện nào của sự cay cú, ăn thua...

Mỗi đêm, nhà cái tổ chức được khoảng chục vòng đua. Người hâm mộ hào hứng vì thú giải trí đầy mới lạ. Khi có tín hiệu và cửa chuồng được mở, những đấu sỹ khuyển lao như tên bắn, nhanh tới mức những máy ảnh du lịch của khán giả đua nhau chụp chỉ ghi được những hình ảnh… mất nét.

Du lịch, GO! - Theo Kiên Trung (Vietnamnet), internet
Dẫu biết huyền thoại muôn đời vẫn là huyền thoại, nhưng khi ngắm núi Đôi thì bất cứ ai, dù chưa được nghe câu chuyện về bầu sữa của nàng tiên cũng đều liên tưởng đến bộ ngực căng tròn và gợi cảm của người con gái đang độ xuân thì.

Núi đôi Quản Bạ (còn gọi là núi Cô Tiên) nằm bên quốc lộ 4C, cách thị xã Hà Giang chừng 40km, thuộc địa phận huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Đó là hai quả núi trông như hai trái đào tiên.

Với hình dáng kỳ lạ, lại được gắn những câu chuyện mang đầy màu sắc huyền thoại, núi Đôi Quản Bạ, mà dân địa phương thường gọi là núi Cô Tiên, đã trở thành một trong những điểm nhấn quan trọng trong hành trình lên cao nguyên đá Đồng Văn của du khách, là đề tài hấp dẫn đối với những tay săn ảnh chuyên nghiệp.

Nằm phơi mình giữa một thung lũng nhỏ bé bên phố núi Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, bao quanh là những thửa ruộng cao thấp, được tô điểm thêm những nếp nhà đất nâu đậm sắc màu miền cao nguyên đá, núi Đôi luôn hút hồn lữ khách.

Du khách qua đây đều có dịp chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của tạo hoá ban tặng cho vùng đất này. Giữa những núi đá trùng điệp và ruộng bậc thang nổi lên hai trái núi có hình dáng, thế đứng ngồ ngộ khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo hoá. Hai trái núi gắn với truyền thuyết “Núi Cô Tiên” rất thi vị.

Thời gian đẹp nhất để chiêm ngưỡng cảnh sắc kỳ thú của núi Đôi là vào mùa xuân và mùa hạ, lúc mà những thảm cỏ, cây bụi trên "bầu vú" Cô Tiên xanh tươi mơn mởn, hay lúc mùa lúa chín vàng óng, rực rỡ trên các thửa ruộng bậc thang trên cánh đồng Tam Sơn.

Bao đời nay, núi Đôi vẫn đẹp và hấp dẫn thế, vẫn được các dân tộc nơi đây tôn thờ, bảo vệ, và câu chuyện huyền thoại về núi Cô Tiên đã ăn sâu vào tiềm thức của họ.

Chuyện kể rằng, ở miền Quản Bạ sương núi giăng giăng này có một chàng trai người H’Mông tuấn tú mà tiếng đàn môi của chàng réo rắt như tiếng suối, ríu rít, lảnh lót như tiếng chim rừng, lúc sâu lắng, trầm bổng, lúc da diết như tiếng gió giữa đêm khuya cứ bay xa, bay xa mãi, vang lên cả trời xanh, làm mê đắm, xiêu lòng bao thiếu nữ miền sơn cước.

Có một nàng tiên trên thượng giới tên Hoa Đào, xinh đẹp tuyệt trần tình cờ nghe được tiếng đàn, đã theo gió trốn xuống trần gian tìm người thổi lên những giai điệu tuyệt trần ấy, rồi phải lòng chàng nên tìm cách ở lại mà không về trời. Cuộc hôn nhân giữa người và tiên đã thành. Họ nên vợ nên chồng và sinh được một bé trai.

Khi Ngọc Hoàng biết chuyện Hoa Đào bỏ trốn xuống trần gian lấy người phàm, đã vô cùng giận dữ, sai người đi bắt nàng về. Thương chồng một mình nuôi con vất vả, thương con thơ thiếu sữa mẹ, nàng đã bỏ lại đôi nhũ của mình dưới hạ giới cho con bú.

Đôi nhũ nuôi con nàng ngày càng khôn lớn, sau này đã biến thành hai quả núi dáng hình bầu vú mẹ, tròn trịa, đều đặn. Hai quả núi đó được gọi là núi Đôi hay núi Cô Tiên.

Tương truyền, nhờ dòng sữa của nàng mà vùng đất này có khí hậu mát mẻ, đào, mận, lê, hồng... (những sản vật của huyện Quản Bạ) có hương vị thơm ngon lạ thường, rau cỏ thì luôn xanh tươi, lúa ngô luôn nặng hạt. Nước mắt khóc thương chồng con của nàng đã biến thành dòng sông Miện xanh ngắt bao bọc lấy miền núi đá tai mèo.


Vẻ đẹp quyến rũ và khó cưỡng của núi Đôi cùng các giá trị địa chất và thiên nhiên kỳ thú là điều kiện để năm 2010, núi Đôi được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Danh thắng cấp quốc gia. Cùng với Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, núi Đôi trở thành một biểu tượng, một điểm đến hấp dẫn và quan trọng của miền sơn cước độc đáo này.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Doanh nhân Sài Gòn và nhiều nguồn khác
Cuối tuần nắng lên sau đợt mưa dầm dề, chúng tôi rủ rê nhau đi vãn cảnh Tràng An (Ninh Bình)... Tràng An non nước hữu tình nhưng cả ngày lênh đênh sông nước cũng mệt, mọi người bảo nhau “chuyển tông”. Đang chưa biết đi đâu thì cậu bạn người Thanh Hóa cùng đi rủ qua Nga Liên (Nga Sơn, Thanh Hóa) ăn gỏi cá nhệch.

Từ TP Ninh Bình chạy xe khoảng 60km thì tới Nga Sơn, rồi lòng vòng, lắt léo hơn chục kilômet nữa mới đến Nga Liên. Bạn bảo gỏi cá nhệch Nga Sơn ăn ở Nga Liên là ngon nhất, đặc biệt ở quán “ông Bảo” như mọi người quen gọi.

Gỏi cá nhệch ở một số địa phương cũng có và đều được chế biến từ thịt cá nhệch đã làm sạch, lát mỏng trộn thính gạo thơm lừng theo bí quyết riêng của từng nhà hàng để khử tanh và tạo mùi thơm cho cá.

Nhưng đặc sắc nhất, tạo hương vị riêng cho gỏi cá nhệch ở mỗi vùng miền là các loại rau, lá ăn cùng, cũng như cách thức chế biến “chẻo” và thưởng thức gỏi. Gỏi cá ở Nga Sơn được ăn với rất nhiều loại rau, lá... mà có lẽ chỉ ăn ở Thanh Hóa mới thưởng thức được hết hương vị đặc trưng của món ăn như lộc nhòn, rau má...

Chế biến gỏi cá nhệch Nga Sơn là một nghệ thuật, mà ăn gỏi cá nhệch Nga Sơn cũng là một nghệ thuật tỉ mỉ không kém. Thấy mấy lữ khách ngơ ngác không biết dùng món thế nào, cô nhân viên quán tươi cười hướng dẫn tận tình.

Gỏi cá không cuốn bằng bánh đa nem mà lấy các loại lá ăn kèm để cuốn. Gỏi cũng không cuốn tròn như các loại gỏi, nem cuốn thông thường mà cuốn thành hình phễu và ăn cả miếng mới ngon. Đầu tiên lấy lá “sung sướng” (lá sung) thật to, lá mới, non đặt ở ngoài cùng. Nêm thêm một, hai lá lộc nhòn, một, hai lá từ bi hỉ xả (cúc tần) rồi ngổ ngáo (rau ngổ), mộng mơ (lá mơ), mùi tàu, đinh lăng, rau má, bạc hà... Ai thích vị nào thì nêm tùy ý. Sau đó cuốn tất cả các loại rau thành hình chiếc phễu, cho lượng cá nhệch vừa ăn vào, rưới chẻo lên trên và nêm vừa phải ớt gió tươi, hành củ tươi, riềng, sả. Ai ăn được mắm tôm thì rưới thêm một chút. Rồi lấy một miếng bánh đa nho nhỏ đậy cái phễu lại và phải ăn hết cả miếng.

Cảm nhận ban đầu là vị bùi, vị thơm, vị mát, vị cay của rau. Rồi đến vị ngọt, vị béo, bùi, ngậy của chẻo, vị mằn mặn vừa phải của mắm tôm, vị cay, nồng, thơm, nóng của riềng, của ớt, của sả. Thêm vị bánh đa bùi bùi giòn tan và cuối cùng là vị ngọt, dai mà giòn giòn của cá nhệch. Tất cả tan dần trong miệng... ngon không từ nào tả xiết... Nuốt miếng gỏi rồi mà dư vị vẫn còn đọng mãi...

Ăn gỏi cá nhệch ngon nhất là chẻo. Mà chẻo không ngon thì chẳng còn gì là gỏi cá nhệch. Chẻo làm từ những gì, làm như thế nào mà lại béo, ngậy, thơm, ngon đến vậy? Những người khách phương xa chẳng thể phân biệt được. Hỏi các nhân viên phục vụ, các cô chỉ cười rất hiền bảo đó là “bí quyết riêng của nhà hàng chúng em”... Ừ, phải giữ “bí kíp” riêng thì mới tạo ra được thương hiệu riêng chứ nhỉ...

Sau lần đầu tiên, mỗi lần thèm gỏi cá nhệch Nga Sơn mấy chị em lại rong ruổi vào tận Nga Liên ăn gỏi. Và bây giờ, nghĩ đến gỏi cá nhệch Nga Sơn lòng cứ bồi hồi...

Du lịch, GO! - Theo Trịnh Lan Hương (TTO), internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống