Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 18 June 2012

UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa thống nhất chủ trương đầu tư ít nhất 20 tỷ đồng phủ sóng Internet Wifi toàn thành phố nhằm hoàn thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch và người dân.

Để triển khai phủ sóng Internet-Wifi, Thành phố Huế và các sở, ngành có chức năng sẽ khảo sát những điểm tham quan, du lịch, tụ điểm công cộng đông khách như nhà ga, bến xe, bến thuyền… Trên cơ sở đó, cơ quan liên ngành sẽ xác định điểm ưu tiên phủ sóng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, giúp du khách và người dân có thể sử dụng wifi miễn phí tại bất kỳ chỗ nào ở Huế.

Việc lắp đặt hệ thống thiết bị phải đảm bảo mỹ quan đô thị, chuẩn công nghệ, tốc độ đường truyền, dịch vụ gia tăng tiên tiến, dễ mở rộng và đảm bảo an ninh an toàn.

Công tác phủ sóng wifi này sẽ được nghiên cứu trên những kinh nghiệm, công nghệ đã triển khai wifi toàn Thành phố Hội An. Trước đó, năm 2011, VNPT Thừa Thiên-Huế đã tiến hành chuyển đổi 27 bốt điện thoại thẻ hư hỏng, bị bỏ hoang thành trạm điện thoại gọi khẩn cấp miễn phí ở những nơi nhiều người qua lại để phục vụ nhân dân và du khách.

Trao đổi với VnExpress.net, một lãnh đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, đơn vị trực tiếp triển khai dự án phủ sóng wifi toàn thành phố Huế là VTC3 ở Đà Nẵng. Số vốn dự kiến ít nhất là 20 tỷ đồng – bằng khoản đầu tư đối với Hội An trước đây. Toàn bộ khoản tiền này do VTC3 đầu tư và sẽ thu lại từ dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm.

Hiện, cùng với các cơ quan chức năng, VTC3 tiến hành khảo sát, tính toán giá thành, công thức thu hồi vốn… Theo đó, thời gian hoàn thành còn phụ thuộc vào đơn vị này. “Trong trường hợp, nhà đầu tư thấy không khả quan, dự án cũng có thể bị hoãn lại”, vị này cho biết.

Du lịch, GO! - Theo Xuân Ngọc (TTO)
Một số các "thày" phượt trang bị đồ nghề tìm đường, định vị "tận răng" như thiết bị định vị GPS Garmin, GPS PT30 định vị xe máy..., đây là sự hoàn hảo. Tuy nhiên không phải ai cũng được như vậy do các thiết bị này đều là loại mắc tiền, đầu tư khá tốn kém cả máy lẫn phần mềm - dữ liệu, ngoài ra còn phải tập sử dụng thuần thục.  Vậy nên đa phần dân phượt "nửa vời" như bọn mình thường dùng bản đồ số vệ tinh để tìm đường đi nếu cung đường khá rắc rối và dài ngày.

Loại bản đồ được dân phượt thường sử dụng là Google map hay Wikimapia.org. Cái bất tiện ở chổ nếu bạn xài Google map trên điện thoại thì không phải loại máy nào cũng có trong khi khung ảnh khá nhỏ. Nếu muốn xem thuận tiện hơn thì vào map bằng Laptop, netbook hay máy tính bảng. Vậy nhưng phiền toái ở chổ xem bản đồ thì phải online... mà không phải chổ nào cũng có wifi. Nếu muốn lúc nào cũng có bản đồ "trực chiến" trong máy thì phải xài 3G nhưng cái này phải... trả phí - nếu dùng 3G hàng ngày thì không có gì bận tâm nhưng lâu lâu mới xài trong các chuyến đi thì e rằng tốn kém và không thực tế, vả lại chưa chắc chốn "rừng rú" nào cũng có sóng 'ba gờ"...

Tuy nhiên, vẫn có cách để có được bản đồ số có thể bỏ trong laptop, netbook hay máy tính bảng dưới dạng file ảnh. Nó sẽ giúp bạn có thể xem bản đồ đường đi bất kỳ lúc nào, không cần mạng và cũng không tốn xu nào ngoài một ít công sức chuẩn bị trước. Du lịch, GO! xin hướng dẫn bạn cách lấy bản đồ khá đơn giản sau đây:

- Cần có Map Puzzle cái đã.

Trước tiên, bạn cần vào đây để tải về phần mềm nhỏ Map Puzzle 1.2:
Softpedia.com

Đây là một phần mềm miễn phí, dạng portable nên tải về xong cũng không cần cài, bạn chỉ chạy nó và sử dụng thôi. Phần mềm sẽ lấy ảnh bản đồ dựa theo tọa độ của khu vực, ảnh bản đồ này có độ nét rất cao nên bạn có thể xem và kéo tới lui thoải mái mà không cần đến internet nữa.

- Làm sao có được tọa độ khu vực cần lấy ảnh bản đồ?

1/ Với Google map: bạn vào trang này rồi chọn loại trình diễn là "Bản đồ" hay "Ảnh vệ tinh" tùy thích - kéo đến khu vực mình muốn lấy ảnh bản đồ - phóng lớn bằng cách lăn chuột để có độ lớn vừa tầm nhìn - Nhấn phải chuột ngay tâm điểm, chọn "Đây là gì".

Lập tức: toạ độ khu vực bạn chọn sẽ hiện lên trên khung search - bạn copy dẫy số này tạm vào Notepad.

2/ Với Wikimapia: bạn vào trang này rồi chọn loại trình diễn là "Kiểu bản đồ", "Kiểu ảnh vệ tinh"... tuỳ ý. Mình thường chọn "Bản đồ lai của Google" cho ít rối mắt.

Sau khi chọn xong, kéo bản đồ đến vị trí mong muốn - lăn chuột để có độ lớn vừa phải rồi nhấn vào hàng số góc dưới, phía trái: đây là con số thể hiện toạ độ ngay chữ thập trung tâm. Copy dòng số Latitude, longitude trong khung vừa bung ra tạm vào Notepad.

- Tải bản đồ.

Có được dẫy số vĩ độ và kinh độ rồi, bây giờ mở phần mềm Map Puzzle lên, copy dãy số Latitude đã có và paste vào khung Latitude. Copy dãy số longitude vào khung Latitude.

Trong hình ảnh mình ví dụ là bản đồ khu vực Đà Lạt có 2 dòng số như sau: 11.9418403, 108.4425369. Chuỗi số đầu là vĩ độ còn phần sau dấu phẩy chính là kinh độ của vị trí bạn đã chọn.

Bạn cũng có thể chuyển đổi thành độ, phút, giây bằng nút mũi tên ở bên cạnh. Nếu chỉ số có trong thật tế: bạn sẽ thấy khung chữ số sẽ thành màu xanh lá.

< Nhấn ảnh để xem hình lớn.

Trong phần Image Settings: bạn sẽ chọn độ phóng to, kích cỡ ảnh và loại bản đồ bạn sẽ lấy về. Tôi thường chọn:
* Zoom: 15 (mặc định là 17: bản đồ phóng lớn với rất nhiều chi tiết nhỏ - trị số càng cao thì chi tiết càng lớn).

* Width: mình chọn 5000 - Height: mình chọn 5000. Đây là độ lớn cạnh của tấm ảnh bản đồ bạn sẽ tải về - càng lớn, khu vực càng khổng lồ, xem càng tiện nhưng bạn cần thử nghiệm và xem chừng coi máy mình có... mở ảnh ra nổi hay không nhé, nhất là các máy tính bảng - thường mở ảnh quá to không được.
Sau khung Width - Height là dòng thể hiện "một pixels trong ảnh sẽ bằng x kilometer".
.
* Mape Type:
- Nếu bạn chọn Satellite, ảnh tải về sẽ chỉ là đơn thuần ảnh vệ tinh, không có chú thích gì.
- Nếu bạn chọn Hybrid: ảnh tải về sẽ có phụ chú địa danh, đường đi (mình thường chọn dạng này).
- Nếu bạn chọn Map: ảnh tải về sẽ là dạng bản đồ giấy với đường đi và địa danh.
- Nếu bạn chọn Terrain: sẽ là bản đồ nền đen.

Trong phần File Settings, ta cần chọn trong khung fomat định dạng ảnh tải về là .JPG tức là dạng ảnh nén (cốt ý để dung lượng ảnh tương đối nhỏ). Bây giờ, ta sẽ nhấn Download để Map Puzzle tải ảnh bản đồ về.

< Các ảnh bản đồ tải về: tuỳ nơi mà bạn chọn kích thước, độ zoom.

Bạn sẽ thấy trong khung trình diễn phía dưới cùng là các ảnh mà phần mềm đang tải về và nó sẽ tự ghép liền thành một ảnh lớn. Dòng Estimated time remaining: ** sec cho biết mất bao nhiêu giây nữa, tác vụ sẽ hoàn thành.

Nếu đột nhiên có sự báo lỗi bằng dòng "download failed" trong khung dưới: đây là lỗi do Map Puzzle không thể tìm thấy đủ các ảnh kích cỡ bạn mong muốn và không thể ráp nối được. Khắc phục bằng cách tải vào một lúc khác hay thay đổi trị số khung Zoom thêm hay giảm. Ví dụ bị lỗi, tôi sẽ tăng lên 16 hay 17 (mặc định).
Khi khung thông báo -- Download complete! -- Tác vụ đã hoàn thành thì bạn mở folder chứa phần mềm Map Puzzle ra: file ảnh tải về được mặc định sẽ nằm trong đây.

- Sử dụng ảnh bản đồ.

Bạn thấy không: một tấm bản đồ vô cùng rõ ràng đến tận những chi tiết nhỏ nhất, cả các địa điểm và tên đường phố... sẳn sàng chờ bạn sử dụng chỉ với một click, không cần online, cũng không cần 3G!

< Ảnh bản đồ nét không kém gì khi xem online, và rất lớn với kích thước 5000x5000 hoặc hơn nữa.

Nếu bạn muốn bổ xung thêm những chi tiết cần thiết, ví dụ như chổ này là thác nước, chổ kia là khu du lịch..., bạn hãy trở lại trang Wikimapia và chọn loại bản đồ thể hiện là "Kiểu ảnh vệ tinh". Phóng lớn và tìm hiểu nơi bạn quan tâm, tìm thông tin... rồi mở tấm bản đồ mà bạn đã tải về bằng Photoshop: Bây giờ bạn có thể bổ xung bằng text (nên chọn chữ trắng với khung viền đen để có độ tương phản cao) thêm vào ảnh bản đồ thêm các chi tiết bạn muốn, cuối cùng thì save lại.

< Mình vẫn sử dụng bản đồ vệ tinh theo cách này: đơn giản nhưng thiết thực vô cùng!

Chuyến phượt đi nhiều nơi: bạn cứ tải nhiều tấm bản đồ ở các nơi mình sẽ qua, các chốn cần tìm đường. Tại các thị trấn, thành phố... thì bạn sẽ chọn zoom lớn (ví dụ như 17 hoặc hơn nữa) còn các nơi không cần quá chi tiết thì bạn chọn zoom 15 (hoặc ít hơn) để bản đồ tải về bao quát một vùng rộng lớn.

Có những tấm bản đồ này trong ta rồi thì xem và tìm hướng đi trong cung đường phượt bạn dự tính sẽ là chuyện nhỏ, đúng không nào? Bây giờ thì có thể thoái mái lên đường với những hướng dẫn về đường đi nước bước thật chi tiết nhé.
Chúc bạn sẽ có những chuyến đi tuyệt vời.

Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!

Sunday, 17 June 2012

Sông Ba (còn gọi là sông Ea Pa, Ba Hạ, Đà Rằng) với chiều dài 374km là một trong những dòng sông dài nhất miền Trung - Tây nguyên.

< Từ khi dòng sông Ba cạn nước, cá tôm ngày càng ít đi, nhiều người dân ở thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên chuyển sang nghề đãi cát tìm vàng dưới đáy sông.

Tuy nhiên, sự xuất hiện ồ ạt của thủy điện, các nhà máy công nghiệp đã và đang bức tử dòng sông này, gây đảo lộn cuộc sống hàng trăm ngàn người dân sống hai bên bờ sông.

Ông Trần Tiến Anh - giám đốc Công ty TNHH một thành viên thủy nông Đồng Cam, đơn vị quản lý vận hành hệ thống thủy nông lớn nhất tỉnh Phú Yên, phục vụ tưới tiêu cho 15.000ha của đồng bằng Tuy Hòa - khẳng định: ...

< Một phụ nữ buôn Thim, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai bới cát lấy nước ngầm vì nước sông không còn sạch như trước.

... chính các thủy điện đã làm sông Ba khô khốc nhanh chóng trong những năm qua: “Kể từ khi các thủy điện xây dựng ồ ạt trên thượng lưu sông, nhất là khi thủy điện An Khê - Kanak nhận nước sông Ba rồi xả về sông Kôn, thì sông Ba thiếu nước trầm trọng.”

< Thiếu nước sông tưới ruộng, một gia đình người Jrai ở buôn Muk, xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa phải trông mưa để gieo lúa.

< Lê Văn Hoàn, 14 tuổi, tranh thủ vớt những con cá đang hấp hối bên hàng ngàn cá chết nổi trên một nhánh của sông Ba chảy qua thị xã An Khê.

< Nước sông Ba khi bơm lên có màu đen đặc, hôi thối. Trong ảnh: khai thác cát từ sông Ba.

Ông Đặng Quốc Hoài Huy, phó trưởng Phòng tài nguyên - môi trường thị xã An Khê, cho biết từ khi thủy điện An Khê Kanak chặn dòng tích nước, nguồn nước sông Ba bị cạn kiệt, cộng với quá trình xả thải chưa qua xử lý của các nhà máy công nghiệp đã khiến tình trạng ô nhiễm trên sông càng trở nên trầm trọng.

< Mặc dù ở gần sông nhưng người dân buôn Ma Rốc, xã Chư Gu, huyện Krông Pa không sử dụng được nước sông, phải lấy nước từ mạch nước ngầm.

Bạn nhìn xem, sơ đồ các thuỷ điện trên sông Ba chằn chịt thế này:

Hơn một tuần đi dọc sông Ba qua các thị xã An Khê, huyện Kbang, Kon Chro, Krông Pa (Gia Lai), huyện Sơn Hòa, TP Tuy Hòa (Phú Yên), chúng tôi bắt gặp nhiều câu chuyện buồn trên dòng sông Ba.

Du lịch, GO! - Theo Tiến Thành (TTO)

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống