Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Wednesday, 20 June 2012

Số tiền 2000 đồng không đủ gửi xe hoặc không mua được cốc trà đá ở nhiều nơi tại TP.HCM, nhưng có thể mua được cơm không ở gần ga Sài Gòn và tại quán cơm 2000 đồng dành cho người nghèo.

Giá gửi xe máy ở nhiều chợ vùng trung tâm TP.HCM khoảng 4000 đồng, một ly cà phê vỉa hè khoảng 9000 đồng. Từ chục năm nay, những quán bán cơm không tự phát mọc lên ở cuối đường Nguyễn Thông gần ga Sài Gòn đáp ứng nhu cầu của người lao động nghèo kiếm sống gần ga.

Chị Hồng, chủ quán cơm cho biết, “ông tổ” nghề bán cơm ký tên là Thuận, nghĩ ra kiểu bán này trước năm 1975, sau đó ông qua Mỹ sinh sống. Ông Thuận nấu cơm ở nhà, bỏ vào rổ, bưng ra ga Hòa Hưng bán cho những người khách lỡ đường hay chờ tàu.

Cơm thường được bán với giá khoảng 8000 đồng/ký, cơm ngon khoảng 10.000 đồng/ký.

Mỗi ký cơm lãi khoảng 500 đến 1000 đồng. Những người bán cho biết, người mua đa phần là người nghèo, sinh viên nghèo nên không thể lãi cao, họ thường bỏ công làm lãi là chủ yếu. Phố bán cơm không là một nét đặc sắc của Sài Gòn, chưa ở đâu có.

Chị Nguyễn Thanh Nga, người bán cơm ký ở gần ga Sài Gòn đã 13 năm cho biết, khách đến mua cơm không đa phần là người nhập cư, sinh viên nghèo thuê nhà trọ không có chỗ nấu, người già neo đơn, người bán vé số, xe ôm, người chở xe ba gác…

Họ chỉ hỏi mua “cơm thường”, lác đác cũng có “người giàu” có việc bận không nấu cơm, giới văn phòng ghé qua “bán cho cho tôi cơm ngon”. Người đến mua cơm thường mua thấp nhất là 2000 đồng đã có bữa đủ no cho một người.

Người đàn ông này là khách “ruột” của chị Nga từ 7 năm nay, ngày nào ông cũng đều đặn mua cơm trưa và tối, mỗi lần mua 4000 đồng cơm không.

Ông đã hơn 70 tuổi, làm nghề chở thuê bằng xe ba gác. Mua cơm xong, ông cẩn thận cất lên xe, bên cạnh bịch đậu hũ tươi vừa mua. Tính ra, ông chỉ mất khoảng 8000 đồng một bữa cơm.

Khi vật giá leo thang từng ngày, một bữa trưa ở các quán cơm bụi Sài Gòn cũng vào khoảng 20.000 đồng, nhiều người đã chọn giải pháp tiết kiệm bằng cách mua cơm không, từ 2000 đồng đến 4000 đồng tiền cơm, với quả trứng luộc mang từ nhà giá khoảng 3000 đồng, thêm trái dưa leo là đã có một bữa no với chỉ vài ngàn đồng.

Tại con hẻm 14 Ngô Quyền, Q.5, “Cơm 2000” mở vào ngày thứ 3, 5, 7 do diễn đàn Người tôi cưu mang lập ra dành cho người nghèo, một bữa trưa như thế này chỉ có giá 2000 đồng.

Nhờ lòng hảo tâm của rất nhiều người mà sự đóng góp của họ công khai trên trang web của diễn đàn, quán cơm 2000 đồng đã tồn tại được từ năm 2009 đến nay.

Hiện có thêm hai quán nữa ở Cần Thơ và Đà Lạt. Một quán cơm 2000 đồng khác ở địa chỉ 56/21 đường 281, P.15, Q.11, do gia đình quản lý, mở vào thứ 2, 4, 6.

Với thực khách đặc biệt ngồi xe lăn không vào quán được, các nhân viên phục vụ bữa ăn cho họ trên vỉa hè Ngô Quyền.

Anh Nguyễn Hồng Ánh, người quản lý diễn đàn Người tôi cưu mang đang đi nhặt rác do thực khách trước làm rơi trên vỉa hè cho biết, trước đây người nghèo đến xếp hàng mua cơm còn cãi lộn, tranh nhau đứng trước, nhưng chỉ đến vài lần, họ hiểu rằng, mỗi thực khách đều được đối xử chu đáo và như nhau.

Cái đích mà quán cơm 2000 đồng hướng tới, không chỉ là từ thiện cho người nghèo, mà còn là nơi chia sẻ lòng nhân ái, tạo môi trường cho những con người lâu nay phải bặm trợn, bon chen mưu sinh hiểu rằng, sống trên đời, cần nhất là ở tấm lòng.

Mỗi ngày, có khoảng 500 người đến quán cơm 2000 ở hẻm 14 Ngô Quyền. Hầu hết trong số họ làm nghề bán vé số, ve chai, xe ôm, người tàn tật, người neo đơn, hay đơn giản chỉ là có đông con cháu, muốn bớt gánh nặng cho con.

Quán chật hẹp nên ai cũng ăn nhanh chóng để nhường chỗ cho người vào sau đang xếp hàng chờ ở ngoài.

Phần cơm nhiều hay ít đều có giá 2000 đồng bởi nhiều người lao động chân tay cần ăn nhiều cơm mới đủ no. Cơm và canh được lấy thêm miễn phí.

Bếp nấu ăn sạch sẽ, nhân viên phục vụ phải đeo khẩu trang khi chế biến thức ăn và đưa cơm cho khách. Có nhiều em nhỏ, sinh viên, người làm nghề buôn bán đến quán cơm tình nguyện phục vụ người nghèo.

Cả gia đình đi bán vé số là thực khách thường xuyên ở quán cơm 2000. Sài Gòn hoa lệ, có những bữa ăn hàng chục triệu đồng, nhưng cũng có bữa ăn chỉ 2000 đồng là tình người dành cho nhau.

Du lịch, GO! - Theo Hương Giang (Vietnamnet)
Trong hành trình khám phá xuyên Việt mùa hè này, chúng tôi đã có những trải nghiệm thú vị ở phố cổ Hội An với những điểm homestay ấm cúng, lớp học nấu ăn và thưởng thức nhiều món ngon dân dã.

< Sứa tươi rói ăn dai dai dòn dòn, trộn với nhiều loại gia vị đặc trưng của phố cổ mang lại hương vị ngon tuyệt.

Trong những kỷ niệm ấy, nổi trội hơn cả vẫn là nỗi niềm hoài nhớ ẩm thực dân dã đậm đà của phố cổ và một cảm giác phải gọi là... phiêu diêu khi thưởng thức những món ăn ấy ngay bên sông Thu Bồn.

Điều thú vị nhất trong hành trình khám phá ẩm thực đất Hội An là việc tham gia lớp học nấu ăn dành cho du khách.

< Món bánh ướt cuốn nhân tôm, thịt, rau sống - món dân dã của người phố cổ đầu tiên tôi tự tay làm trong khóa học nấu ăn dành cho du khách ở Hội An.

Tôi nhập hội cùng đoàn du khách Tây đi ghe ra nhà hàng giữa sông để dự lớp học nấu ăn. Trước khi bắt tay vào thực hành, cả lớp phải đi chợ mua một số nguyên vật liệu, gia vị nấu ăn.

Chúng tôi học nấu nhiều món ăn dân dã địa phương, có cả danh mục thức ăn bằng tiếng Anh cho khách Tây tham khảo: bánh xèo, gỏi hải sản trong thuyền thơm, chả giò tươi, cà tím kho tộ, bánh ướt cuốn nhân tôm thịt, học cách trang trí món ăn bằng cà chua và dưa leo...

< Bánh đập bán rong trên hè phố, muốn ăn phải đập cái bốp vào tay rồi mới ăn.

Sau lớp học nấu món ăn địa phương, tôi có thêm hứng thú dạo phố cổ khám phá thêm nhiều món ăn dân dã khác.

Món ăn dân dã ở đây vừa quen vừa lạ. Có món chưa từng nếm qua bao giờ như món bánh đập, muốn ăn phải đập cái bốp vào tay rồi mới ăn, rất ngộ. Có món đã từng biết nhưng Hội An có cách làm rất riêng khiến du khách phải nhớ như món chè bắp trộn sương sáo đen rất ngon bày bán ở gần Chùa Cầu.

Mà không chỉ riêng chè bắp, món chè nào của Hội An cũng trộn kèm sương sáo đen. Cả món chè hạt sen cũng được trộn với sương sáo, sương sa, nước đường nhìn rất hấp dẫn.

< Nước chè đậu ván dọn ra trong những chiếc cố bằng gáo dừa bày trên mẹt tre đậm chất dân dã.

Riêng tàu hũ bán rong trên đường phố ở phố cổ lại không ăn kèm nước cốt dừa. Món chí mà phủ (chè mè đen) từng là hàng rong phổ biến ban đêm trên đường phố Sài Gòn xưa kia bây giờ phải vào khu phố người Hoa trong Chợ Lớn mới có, còn ở Hội An vẫn được bán rong ngoài hè phố.

Thức uống của người phố cổ còn có nước chè đậu ván uống thay trà, mùi vị đặc biệt và rất mát. Nhất là cách dọn nước chè đậu ván trong một chiếc cốc gáo dừa bày trên tấm mẹt tre đậm chất dân dã, như đưa hồn du khách trở về cố hương...


< Món bánh vạc nổi tiếng ở Hội An với nhân tôm thịt, ăn kèm nước mắm trong veo.

Món bánh bao, bánh vạc nổi tiếng bày bán trong nhà cổ Quân Thắng ở Hội An ăn kèm nước chấm trong veo. Còn món hoành thánh nước kiểu Hội An cũng rất khác biệt. Lá hoành thánh bột mì để nguyên không cuốn thịt, thịt xá xíu xắt lát, thịt heo bằm nhuyễn vo viên trộn gia vị, bóp dẹp cho vào tô, thưởng thức thấy mùi vị cũng khá đặc biệt.

Riêng bánh khoai lang nướng là món đặc biệt tôi mới thấy lần đầu. Công thức bánh toàn nguyên liệu dân dã dễ kiếm: khoai lang nấu chín, tán nhuyễn, đậu xanh hấp chín, dừa cạo thành sợi, trộn lẫn chút đường và muối vào, nhồi vào khuôn, ép dẹp, rồi nướng trên than hồng 2 phút là thành món bánh khoai lang nướng thơm lừng, béo ngậy.

Và có một món đặc biệt chỉ ở Hội An mới có nhưng ít ai biết để tìm mà thưởng thức, đó là cháo cá cu. Cháo thật ngon và béo, nấu với đậu xanh, thêm ít rau ngò tươi, tiêu bột, thêm tí bia là hết ý. Đặc biệt, gỏi sứa ăn với bánh tráng giòn và nước chấm mắm ruốc Hội An. Sứa tươi rói ăn dai dai giòn giòn, trộn với nhiều loại gia vị đặc trưng của phố cổ mang lại hương vị ngon tuyệt.
.
< Bánh khoai lang vừa ép khuôn, chuẩn bị nướng trên bếp than hồng.

Ngồi ven sông Thu Bồn hoặc ven biển ăn mấy món này mới thấm hết mùi vị độc đáo của sản vật địa phương.

Một tuần dạo phố cổ thưởng thức ẩm thực dân dã, học nấu ăn món địa phương, thăm thú làng nghề... đối với tôi vẫn chỉ như bóng câu qua cửa. Vẫn thèm được trở về phố cổ ngồi bên sông Thu Bồn trong buổi hoàng hôn tím, ngắm chiều buông và đắm chìm trong hương vị ẩm thực đậm đà...

Du lịch, GO! - Theo Đặng Đẹp (TTO)

Tuesday, 19 June 2012

Tạm gác lại những bận bịu lo toan hàng ngày, quên đi cái nắng gay gắt của ngày hè để tìm về Phú An (Bến Cát-Bình Dương), vùng đất bình yên và hiền hòa với những cánh đồng xinh tươi và thơm mùi cỏ để khám phá Làng tre Phú An, Khu bảo tàng sinh thái về tre lớn nhất Đông Nam Á, một địa điểm du lịch thú vị cho du khách gần xa.

< Một góc nhỏ làng tre Phú An.

Chạy xe từ phía xa là chúng ta đã có thể nhận ra Làng tre Phú An, một quần thể tre rộng lớn, khá ấn tượng với bất kỳ ai nếu lần đầu tiên đến đây. Cổng vào làng tre  được làm từ chất liệu tre rất đặc trưng và giản dị, từ ngoài nhìn vào bạn sẽ thấy một con đường uốn quanh rợp mát bóng tre, hai bên là những hàng tre mọc thẳng tắp trông thật đẹp mắt.

Từ xưa, hình ảnh cây tre đã gắn bó với người dân Việt Nam chúng ta như hình với bóng, từ những bài thơ ca cho đến những chiến tích trong kháng chiến. Không những thế mà nó còn là một kỷ niệm, một ký ức đẹp mà với mỗi ai đã từng sinh ra và lớn lên ở những vùng quê yên bình thì hình ảnh cây tre không dễ phai mờ trong ký ức.

Chị Mai, một du khách đến đây cho biết: “mỗi khi đến đây hình ảnh của quê nhà lại ùa về, những con đường, những bụi tre làm cho tôi cảm giác giống như mình đang được ở quê mình vậy”. Vào đây, bạn như bị lạc vào mê cung của các loài tre, tre mọc thành bụi, thân tre đan vào nhau làm thành những mái vòm xanh mát cả lối đi, cái nắng gay gắt đâm xuyên vào làng tre lại trở thành nắng hồng, nắng huyền dịu, bởi những vệt nắng làm sáng bừng cả khu sinh thái chứ không hề mang cái nóng đến đây.

“Ở đây mát nên chúng em hay qua đây chơi, cả nhóm cùng chơi kéo co hay trốn tìm” là lời thủ thỉ của mấy em học cấp 2 đang được nghỉ hè. Với diện tích rộng và nhiều không gian thoáng mát sạch sẽ, nơi đây vốn rất hợp để các bạn nhỏ chơi các trò chơi dân gian, thú vui mà rất ít những đứa trẻ đô thị có được.

Không chỉ có tre, làng tre còn có khu vườn hoa lá nở rộ bốn mùa, khu vườn ươm với nhiều giống cây lạ, có tiếng chim hót líu lo, tiếng gió thổi rì rào, có khu trưng bày, chiếu phim (khi các tour du lịch yêu cầu), giải trí giúp cho du khách có cơ hội tiếp cận và hiểu nhiều hơn về tre cũng như các tác dụng của tre trong đời sống thường ngày như các dụng cụ làm từ tre như giường, bàn ghế, nôm, thúng, rổ... Ngoài ra khi đến đây, bạn còn được thưởng ngoạn những khung cảnh làng quê Nam bộ được tái hiện đặc sắc và sinh động với chiếc cầu khỉ bắc ngang qua kênh, những vó câu treo hờ hững, những bến nước, bụi cỏ thật nên thơ và bình dị.

Không xa hoa và rực rỡ, tre mộc mạc giản dị lạ thường. Nơi đây không những là tâm huyết của những con người say mê với thiên nhiên mà còn là nơi giữ hồn của đất nước. Có lẽ chính vì những nét độc đáo ấy mà nơi đây thu hút nhiều du khách và bạn bè quốc tế ghé thăm.

Trên đường về nếu có thời gian, bạn hãy ghé qua đình Tân An thuộc xã Tân An,TP Thủ Dầu Một, để tham quan và chiêm ngưỡng 1 trong 27 di tích lịch sử cấp tỉnh của Bình Dương. Với kiến trúc đặc trưng mang đậm nét cổ kính, được bảo tồn kỹ lưỡng, đình Tân An là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của mọi người dân trong xã trong những năm qua.

Ngoài lối kiến trúc đặc sắc, đình còn nổi bật và nổi tiếng với chiếc cổng được bao trùm bởi rễ của cây đa ở phía trên, chính sự độc đáo này mà đình mang một nét đẹp rất riêng của đất Thủ và đã được nhiều đoàn phim chọn nơi đây làm phim trường vì phong cảnh tự nhiên và đội ngũ diễn viên nghiệp dư rất nhiệt tình và mến khách, bởi thế nơi đây mới được mọi người ví von rằng “làng Hollywood” của Bình Dương.

Bao quanh di tích là những cây cổ thụ lâu năm và gỗ quý như sao, cám, dầu, gõ... tạo nên bầu không khí ở đây rất trong lành, với khuôn viên rộng đình còn là nơi vui chơi thể thao, giải trí của mọi người dân và gần đây các đôi uyên ương đã chọn nơi này để ghi lại những tấm hình hạnh phúc mang nét đẹp của quê hương mà không kém phần lãng mạn.

Phong cách đình làng Việt Nam, với cây đa hàng trăm năm tuổi quấn quít với chiếc cổng rêu phong đã níu chân nhiều khách du lịch gần xa.

Lưu ý: Nhớ nhớ đem thuốc chống muỗi và dầu để xoa khi bị kiến cắn.

Du lịch, GO! - Theo Tuyết Anh (Bình Dương Online), ảnh internet

Khám phá thế giới tre xanh tại làng tre Phú An - Bình Dương

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống