Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 22 June 2012

"Tôi đi du lịch, tiêu đến khi hết sạch tiền, về nhà lại "cày cuốc" gom góp chuẩn bị cho chuyến đi mới. Tôi quan niệm, biết làm ra tiền đồng thời phải biết hưởng thụ. Đã đi chơi là không tiếc tiền", bà Chu Thị Ngọc Yến 57 tuổi, Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ về thú vui tuổi già của mình.

Không có bãi biển nổi tiếng nào ở Việt Nam là tôi chưa đi. Nước ngoài cũng đã đi được một số nước ở Đông Nam Á. Năm nay tôi đi được 4 "tua" rồi, tôi chuẩn bị "tút" lại dung nhan, làm tóc, sơn móng... để 3 ngày tới lại đi chuyến nữa.
Du lịch là sở thích lớn lao của tôi. Nhưng ngày trẻ nghèo, không có điều kiện nên không thực hiện được mơ ước của mình. Giờ có chút vốn liếng, con cái trưởng thành cả, không phải lo chuyện cái ăn cái mặc nữa, đồng tiền mình làm ra từ mồ hôi nước mắt bao năm đã đến lúc tiêu xài cho bản bản thân và gia đình.

Đi du lịch có nhiều thứ thú vị lắm, thích nhất là biết được phong tục văn hóa và món ăn của các vùng miền. Đến đâu tôi cũng háo hức, khám phá, tìm hiểu. Có nhiều phát hiện khiến mình vui, nhớ mãi. Ví như có lần đến Tiền Giang, có quán ẩm thực đề tên "Người đẹp chân dài", tôi tò mò vào thử. Hóa ra là món nhái, thật là độc đáo.

Có người hỏi tôi, đi nhiều thế có thấy tiếc tiền không? Tôi bảo, quan điểm của tôi đã đi chơi là không tiếc tiền. Làm ra đồng tiền thì cũng phải biết tiêu tiền, làm cho bản thân mình sung sướng, hạnh phúc, thế mới là biết sống.

Ngày còn trẻ, tôi "cày" ghê lắm. Tôi làm nghề may từ năm 16 tuổi, chật vật, lăn lộn mãi mới mở được tiệm riêng, làm hàng xuất khẩu, sập tiệm mấy lần lại phải làm lại từ đầu, vào Nam ra Bắc vất vả không biết thế nào mà kể. Ông nhà tôi làm quân đội, việc kinh doanh chủ yếu tôi lo, nhưng ông cũng phụ giúp tôi nhiều. Vào mùa sản xuất, hai vợ chồng tôi thường chỉ ngủ khoảng 1 - 2 tiếng một ngày. Đến bây giờ, dù kinh tế không phải lo nhiều, nhưng khi cần, thiếu thợ, tôi cũng vẫn lăn vào làm.

Ở tuổi này rồi nhưng khi tôi đã làm thì khó có người nào theo kịp. Hằng năm, số tiền kiếm được ngoài khoản đi làm từ thiện thì tôi quẳng hết vào du lịch. Cứ khi nào tiêu hết tiền tôi lại về "cày" tiếp để chuẩn bị cho chuyến đi sau.

Tôi kiếm được tiền nhưng cũng không cho các con nhiều. Tôi dạy các cháu theo phương châm cho các cháu cần câu chứ không cho con cá, tạo điều kiện cho các con học hành, tự kiếm lấy đồng tiền để biết trân trọng nó. May mắn, các con tôi đều thành đạt, theo được nghề kinh doanh của bố mẹ.

Mơ ước của tôi bây giờ là có nhiều sức khoẻ để chăm sóc cho gia đình và cùng chồng sang châu Âu du lịch. Tuổi già, được đi đây đi đó bỗng nhiên thấy khoẻ, trẻ ra. Quỹ thời gian chẳng còn nhiều, giờ mắt còn tinh, chân còn dẻo thì cố gắng tận hưởng niềm yêu thích của mình.

Du lịch, GO! - Theo Cát Cát (Kienthuc.net), internet
Chùa ở thế phong thủy lý tưởng, tọa lạc sát chân núi phía Tây của Hòn Lao thuộc Cù Lao Chàm, lưng tựa núi, mặt tiền xoay hướng Tây – Tây Nam nhìn thẳng núi Bà Mộc như thể hòn xôi án ngữ.

Chùa Hải Tạng ở vào vị thế lý tưởng, bởi sự thông thoáng, tiền hậu, tả hữu phân minh. Theo truyền thuyết, các cây cột được làm từ ngoài Bắc đem về làm một chùa nào đó trong Nam nhưng khi về đến Cù Lao Chàm vì trời tối nên phải neo ghe nghỉ lại. Sáng ra, ghe kéo neo đi tiếp, nhưng thật lạ lùng, biển tự dưng sóng dậy, ghe cứ xà quần, tới lui lòng vòng không đi ra khỏi Lao. Sau có người trong đoàn lên cúng xin keo mới biết dàn cột này phải để lại dựng chùa cho Cù Lao Chàm không được đem đi. Vì thế chùa dựng lên lấy tên là Hải Tạng. Hải là biển, Tạng là kinh, ý nói Chùa là nơi hội tụ kinh tạng mênh mông như biển. Một ý khác là Kinh tạng của Nhà Phật đây được hội tụ từ mọi con đường trên biển.

Lịch sử Hội An có ghi, chùa được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758) ở vị trí cách nơi này khoảng 200m về hướng đông bắc, sau vì do bão làm hư hại nặng và để thuận tiện cho các tín đồ đến hành lễ nên vào năm Tự Đức nguyên niên (1848) chùa dời về vị trí hiện nay.

Ngay dưới chân là đồng ruộng, khu dân cư và mờ xa về đất liền là Đô thị cổ Hội An. Phía Nam có khoảng trống gió lùa trải dài qua Rừng Cấm (nay là Xóm Cấm) đưa hơi nước từ Hòn Nhờn lướt qua trước mặt thổi lên khu dốc Chùa.

Lưu truyền, trước đây khu này rừng rậm có nhiều trăn, rắn độc. Vì thế, để an toàn, tường thành bao bọc xung quanh chùa được xây bằng đá, cổng tam quan phía trước gồm 3 lối vào, tam quan tạo dáng vòm, mái lợp ngói âm dương và đắp nhiều con giống.

Toàn bộ tam quan cao 5m, rộng nhất 1,5m, dài 6m. Kề ngay đấy là 4 trụ biểu, trên chóp trụ có khối hình hoa sen cánh lật… Dù thiên nhiên khắc nghiệt, lại phải đương đầu với nhiều trận cuồng phong hàng trăm năm qua nhưng đến nay, công trình chính vẫn vững vàng, bề thế.

Tuy nhà Tây đã bị sập hoàn toàn, nhà Đông còn lại phần kiến trúc chính nhưng toàn bộ di tích vẫn toát lên vẻ hào sảng uy nghiêm hiếm thấy ở các di tích khác. Chính điện lợp ngói âm dương, bờ nóc, bờ hồi đắp nổi nhiều đường nét uốn lượn mềm mại, uyển chuyển tạo cảm giác nhẹ nhàng.

Lùi vào mái hiên khoảng 2,5m là hệ thống cửa (thường khép kín), thượng song hạ bản, gồm 3 bộ, mỗi bộ 4 cánh ngăn không gian bên ngoài với không gian nội thất. Toàn bộ nếp nhà chính này có hệ vì kèo kết cấu kiểu “chồng rường giả thủ” chia làm 3 lòng.

Việc mở rộng diện tích ở đây được sử dụng biện pháp tăng thêm lòng nhà bằng cách tăng cường hệ liên kết các cây rường, cột cái, cột quân và giả thủ trong thế đỡ thẳng lên đòn tay (hoành), lòng 3 của mái trước được ngăn cách bởi hệ thống cửa tạo thành mái hiên. Với lối kiến trúc này, cộng với liên kết ngang gồm 4 vì (vài) chia làm 3 gian, tạo cho không gian nội thất của chùa thông thoáng, vừa có chiều cao, vừa có chiều sâu và mở rộng.

Du lịch, GO! - Theo Lâm Anh (Tienphong)
Trong bài viết có tựa đề “Lịch sử dân gian của Việt Nam được phản ánh trong các tòa nhà”, phóng viên Mike Ives của thời báo New York Times đã bày tỏ sự ấn tượng của mình trước một công trình kiến trúc hoành tráng ở Việt Nam: Việt phủ Thành Chương.

Dưới đây là nội dung bài viết:

Việt phủ Thành Chương là một tổ hợp của các công trình kiến trúc giả cổ được xây dựng ở huyện Sóc Sơn, vùng ngoại ô của Hà Nội. Chủ nhân của nó, một họa sĩ địa phương tên là Thành Chương. Ông xây dựng công trình này nhằm tôn vinh các di sản kiến trúc truyền thống của Việt Nam.
Tại đây, hàng chục hạng mục công trình đã được xây dựng trên diện tích khoảng 1ha của một quả đồi nằm gần một con đường đầy bụi và ổ gà, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 10km. Để thực hiện nó, khoảng 200 nhân công đến từ các tỉnh miền Bắc Việt Nam đã được huy động.

Có thể thấy, nhiều công trình mang dáng dấp hoài cổ tại Việt phủ Thành Chương được làm từ các vật liệu cổ điển như gỗ và tre nứa. Rải rác khắp khu vực là những cây đa và bồ đề lớn, được trồng đúng vị trí bằng cần cẩu.

Nhìn chung, tổ hợp kiến trúc này tạo một cảm giác choáng ngợp về vẻ hấp dẫn và phong cách riêng của kiến trúc cổ Việt Nam. Nó gợi nhớ đến bảo tàng The Cloisters ở New York, nơi tập hợp các tinh hoa kiến trúc từ thời Trung cổ của châu Âu.

Họa sĩ Thành Chương cho biết: “Người Việt Nam luôn tự hào với những nét văn hóa truyền thống của mình. Nhưng lịch sử đất nước chúng tôi đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh và thiên tai. Nhiều di sản lịch sử đã bị hủy hoại vì điều này. Tôi muốn tạo một nơi để giữ gìn các giá trị tốt đẹp từ quá khứ cho các thế hệ sau này và bạn bè quốc tế thưởng lãm".

Bạn sẽ không thể không bị hút hồn bởi cánh cổng tam quan bằng đá, lấy cảm hứng từ một cây cầu đá 500 tuổi, hay một nhà hát nhỏ được thiết kế để biểu diễn múa rối nước, nghệ thuật dân gian truyền thống đặc sắc của Việt Nam. Các buổi biểu diễn được tiến hành thường xuyên trước khán đài có sức chứa 80 khán giả.

Đi qua một ao nước, bạn sẽ thấy một ngôi nhà sàn 2 tầng. Ngôi nhà này từng thuộc về một người nông dân ở phía Bắc tỉnh Hòa Bình. Ngoài ra cũng có một ngôi nhà mái lá với tường đất, mà ông Chương cho biết nó được đưa về từ vùng đất thời thơ ấu ông từng sinh sống ở Bắc Giang, nơi gia đình ông sơ tán trong cuộc chiến giành độc lập từ Pháp đầu những năm 1950. Gần đó là một tòa vọng lâu có mái lạt gạch, có gắn biển đề những dòng chữ tiếng Hán, có nghĩa là "Ngồi giữa gió mùa xuân".

Vào một buổi chiều mùa xuân, du khách có thể thư giãn khi ngồi từ nhà ăn ngắm nhìn những cành trúc đào bung nở hoa bên ao thả cá, nghe tiếng hót líu lo của các loài chim, tiếng vo vo của côn trùng, dù đôi khi cũng có tiếng đồng cơ của những chiếc máy bay cất cánh hoặc hạ cánh tại sân bay Nội Bài gần đó.

Họa sĩ Chương vốn xuất thân từ một gia đình trí thức nổi tiếng. Trước đây ông từng là một người lính công binh, chuyên xử lý bom mìn cho quân đội Giải phóng trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Sang thời bình, ông làm một họa sĩ chuyên vẽ minh họa cho các báo Văn Nghệ, Văn học và Nghệ thuật.

Năm 2001, ông ký hợp đồng thuê 50 năm đối với khu đất dự định xây Việt phủ Thành Chương và mất 3 năm để chuyển đổi khu vực này từ một sườn đồi trọc thành một công trình lộng lẫy. Công trình mở cửa không chính thức cho du khách một cách miễn phí trong vài năm.

Mặc dù không thể quy tụ bản sắc của tất cả 54 dân tộc được công nhận ở Việt Nam, ông vẫn hi vọng rằng tổ hợp kiến trúc của mình sẽ giúp du khách hiểu rõ hơn bản sắc của dân tộc Việt. "Chúng tôi không có một Vạn Lý Trường Thành như của Trung Quốc, hay những tòa cung điện tráng lệ như châu Âu. Nhưng chúng tôi có một không gian sống truyền thống, nơi mà bạn cảm thấy rằng bầu trời, trái đất, động vật và cây cối tồn tại trong sự hài hòa hoàn hảo", họa sĩ Chương chia sẻ.

Ông Chương cho biết, các phí tổn xây dựng được ông thanh toán bằng tiền bán các tác phẩm nghệ thuật cho khách sạn Daewoo Hà Nội.

Trong một vài tòa nhà tại Việt phủ Thành Chương, có các bức chân dung tự họa theo phong cách Picasso của họa sĩ Thành Chương. Trong số đó, có bức có kích thước to bằng một chiếc tủ lạnh.

Ông Suzanne Lecht, Giám đốc nghệ thuật của một thư viện tại Hà Nội, đồng thời là người trưng bày các bức tranh của ông Chương ở Hong kong cho biết, có thể gọi công trình của họa sĩ Việt Nam là một "công viên chủ đề nghệ thuật" (artistic theme park).


Tuy vậy, có nhà phê bình cho rằng Việt phủ Thành Chương có dáng dấp của một “thái ấp”. Ông Nora Annesley Taylor, một giáo sư chuyên về nghệ thuật Nam Á và Đông Nam Á tại Viện Nghệ thuật Chicago, người đã đến thăm Việt phủ của ông Chương vào năm 2004 cho biết, ông cảm thấy rất ấn tượng với công trình này...

Trong ấn phẩm giới thiệu về Việt phủ Thành Chương, có đoạn viết rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói công trình này là một dự án “thực sự quý giá”. Chính phủ Việt Nam đã đưa địa điểm này vào danh sách các tour du lịch chính thức trong dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Ông Chương cho biết bản thân mình không tìm cách để quảng bá cho Việt phủ Thành Chương trong các phương tiện thông tin đại chúng. “Hoa thơm sẽ tự làm cho sự hiện diện của nó được biết đến", ông nói.

Du lịch, GO! - Theo V.H (The New York Times)

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống