Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 22 June 2012

Hình thành từ năm 1923, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, bom đạn chiến tranh, hầm rượu Debay nằm trong lòng núi tại Bà Nà - Đà Nẵng vừa được phục hồi lại gần như nguyên trạng.

< Cửa vào hầm rượu vừa được phục hồi.

Trong quãng thời gian từ năm 1919-1938, đồng thời với việc xây dựng hàng trăm ngôi biệt thự cùng bệnh viện, bưu điện, ngân hàng… để phục vụ nhu cầu nghỉ mát của các quan chức, sĩ quan quân đội, thương gia người Pháp và những người Việt giàu có, người Pháp đã cho xây dựng hầm rượu này vào năm 1923. Mục đích cơ bản của việc xây dựng hầm rượu là để làm nơi cất giữ các loại rượu, đặc biệt là rượu vang mà người Pháp mang sang từ cố quốc.

< Bên trong hầm rượu.

Đây là công trình khá độc đáo bởi hầm rượu vốn thường chỉ được nhắc đến ở châu Âu. Đặc biệt hơn nữa, không giống các hầm rượu thường thì được đào sâu xuống lòng đất, hầm rượu này được đào xuyên vào lòng núi.

< Nhiều loại rượu nổi tiếng thế giới đã được lưu giữ tại đây.

Hầm rượu có tổng chiều dài từ lối vào đến lối ra khoảng 100m, chiều cao 2,5m, rộng khoảng 2 mét, bên trong có các hầm cất giữ rượu, hầm chưng cất rượu, bar rượu, lò sưởi, sảnh. Vách hầm được xây bằng đá núi và vữa làm từ hỗn hợp đường và nhựa cây bời lời - một loại cây khá phổ biến ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng. Trần hầm được đào theo hình vòm cung thể hiện lối kiến trúc mang đậm chất Pháp.

< Trước đây, mỗi hốc rượu đều có chủ nhân.

Hơn nữa, hình vòm còn giúp tạo nên sự vững chắc cho hầm rượu. Đó là lý do vì sao gần 100 năm qua, hàng trăm ngôi biệt thự lộng lẫy nguy nga một thời nay chỉ còn là những phế tích nhưng hầm rượu vẫn trường tồn với thời gian với sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự tàn phá của bom đạn trong chiến tranh. Đây cũng là công trình duy nhất của người Pháp còn lại khá nguyên vẹn tại Bà Nà - Đà Nẵng.

< Các hốc rượu không chỉ cất giữ rượu vang mà có cả những bình rượu nấu của Việt Nam.

Nhiệt độ bên trong hầm rượu nói chung và các hầm này nói riêng thường khoảng 16 - 20oC. Đây chính là nhiệt độ lý tưởng để cất giữ các loại rượu vang. Trong hầm rượu có tất cả 14 hốc, gồm có 11 hốc nhỏ và 3 hốc lớn, mỗi hốc này đều có chủ riêng - là những chủ nhân của những ngôi biệt thự hoặc khách sạn tại Bà Nà trước đây, đăng ký gửi rượu trong hầm.

Một số người lớn tuổi trước đây từng làm phu cho người Pháp ở Bà Nà kể lại rằng, người Pháp cất giữ rượu vang trong những hốc này và mang ra tiếp đãi khách quý trong những buổi khánh tiết.

Cùng với sự ra đi của người Pháp ở Việt Nam vào năm 1945, Bà Nà đã chìm vào quên lãng và hầm rượu cũng chịu chung số phận. Nó đã bị bỏ hoang trong một thời gian dài và khu vực này đã bị bom đạn đánh sập. May mắn thay, hầm rượu về cơ bản vẫn còn nguyên vẹn và đã được phục chế lại.

Du lịch, GO! - Theo Dân Trí
Khi màn đêm buông xuống, Sài Gòn trở nên đẹp lung linh như một cô gái quyến rũ và đầy bí ẩn, hoàn toàn khác với vẻ nồng nhiệt, sôi động vào ban ngày.

Chợ đêm Sài Gòn đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc, địa chỉ mua sắm quen thuộc của không ít công nhân thành phố.

Không lộng lẫy như các siêu thị hay trung tâm mua sắm nhưng sự phong phú đa dạng của nhiều loại mặt hàng với giá cả phải chăng vẫn là sức hút lớn nhất ở các khu chợ đêm Sài Gòn. Người dân đi chợ đêm không chỉ để mua sắm mà còn để thưởng thức các món ăn dân dã, được chế biến công phu, điều mà bạn khó tìm thấy trong các cửa hàng.

Đến với chợ đêm chúng ta mới thấy hết sự đa dạng của những mặt hàng được bày bán. Những gian hàng được bố trí khá bắt mắt với đủ chủng loại từ áo quần, dày dép, nón mũ, cho đến những chiếc cột tóc, lắc tay, đồ trang sức. chính sự phong phú đa dạng đó, chợ đêm đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân thành phố và cả du khách nước ngoài.

Sài Gòn có rất nhiều các khu chợ đêm, đầu tiên ta phải nhắc tới chợ Minh Phụng (Q.6). Chợ họp từ hai giờ chiều đến nửa đêm, đi chợ khuya, ngang qua đường Minh Phụng không ai lại không dính mắt vào các dãy gian hàng trước chợ, bày bán những hàng dễ dụ khách trẻ: kẹp tóc, vòng tay, dây nịt, túi xách, vải vóc, quần áo. Trên đường Minh Phụng còn có chợ bệt, tức người bán ngồi bệt dưới đất, bày các loại đồ lót nam, nữ, khăn lông, quần áo trẻ em và giày dép đổ đống dài theo lề đường, có khi lấn sang cả đường Hậu Giang.

Chợ đêm Kỳ Hòa nằm ngay trên đường Cao Thắng (Q.10). Đây là khu chợ đêm lớn nhất Sài gòn với hơn 250 quầy hàng. Các mặt hàng chủ yếu được bán ở đây là quần áo may sẵn, giày dép, nón mũ, đồ lót, mỹ phẩm, dây đeo trang sức, hàng thủ công mỹ nghệ, ẩm thực và đặc biệt các hàng mặt khuyến mãi, giảm giá được bày bán khá nhiều nên chợ đêm Kỳ Hòa thu hút một lượng rất lớn học sinh, sinh viên, công nhân viên chức trẻ đến đây mua sắm, giải trí và ăn uống.

Các dãy quầy hàng, quán ăn được bố trí dọc theo nửa con đường Cao Thắng nối dài, một nửa còn lại vẫn lưu thông bình thường, thời gian hoạt động của chợ kéo dài từ 17 giờ ngày hôm trước đến 1 hoặc 2 giờ sáng ngày hôm sau.

Ngoài ra khi nói đến chợ đêm, bất cứ người nào hiện đang ở Sài Gòn hay đã đi xa đều có thể nghĩ đến chợ Bến Thành. Bởi lẽ, chợ Bến Thành là biểu tượng văn hóa của thành phố, một điểm đến của du khách quốc tế và còn là chợ trung tâm của TP.HCM, được xây dựng từ năm 1914. Đã gần 100 năm phát triển không ngừng về thương mại, ngày nay chợ Bến Thành trở thành chợ của du khách phương xa.

Khách đến chợ quá nửa là người nước ngoài yêu thích nét văn hóa đặc trưng Sài Gòn cũng như tìm mua cho mình và người thân những món hàng ưu thích, còn lại là các bạn trẻ vừa dạo bộ thư giãn với bạn bè sau một ngày làm việc, học tập căng thẳng, vừa tranh thủ mua sắm. Đây cũng là nơi để những bạn trẻ học hỏi, giao tiếp, trau dồi vốn ngoại ngữ của mình. Bạn có thể tìm cho mình những chiếc kẹp tóc, khuyên tai xinh xắn, vòng tay, vòng cổ đủ màu sắc làm bằng hạt đá, hạt nhựa và nhiều chất liệu khác.

Nguyên tắc trả giá ở chợ đêm Bến Thành là trả 1/2 so với giá đưa ra. Thưởng thức các món ăn đặc trưng của cả ba miền, các món ăn chế biến từ hải sản và một số món ăn Trung Hoa. Giá cả nhìn chung bình dân, được niêm yết rõ ràng trên các bảng hộp đèn. Đối diện với khu phố ẩm thực là khu mua sắm, hàng hóa ở đây chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng, mỹ nghệ và hàng lưu niệm.

Chợ đêm Bến Thành đã trở thành một điểm đến quen thuộc của người dân thành phố và du khách, đặc biệt vào các ngày cuối tuần lượng khách đến với chợ đêm Bến Thành khá đông. Ngoài ra còn rất nhiều khu chợ đêm nổi tiếng như chợ dày Lý Chính Thắng (Q, 3), phố thời trang Nguyễn Trãi (Q.5), phố người Hoa Chợ Lớn (Q.5)...

Chợ đêm, đã góp phần tạo nên một nét duyên riêng cho Sài Gòn và cũng thỏa mãn nhu cầu mua sắm về đêm của du khách lẫn người dân. Dạo chợ đêm cũng là một cái thú với nhiều người.

Tuy mỗi loại chợ có những đặc điểm riêng, một không gian riêng khiến cho du khách mỗi lần dừng chân lại có cảm giác thích thú. Các chợ đêm không chỉ thu hút các du khách bằng sự đa dạng của dản phẩm, chợ đêm Sài Gòn còn tạo nên những nét đặc trưng mang phong cách của người phương Nam với tất cả tính cách hào phóng, mến khách.

Du lịch, GO! - Theo Thế Quyết (Nguoiduatin)
"Tôi đi du lịch, tiêu đến khi hết sạch tiền, về nhà lại "cày cuốc" gom góp chuẩn bị cho chuyến đi mới. Tôi quan niệm, biết làm ra tiền đồng thời phải biết hưởng thụ. Đã đi chơi là không tiếc tiền", bà Chu Thị Ngọc Yến 57 tuổi, Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ về thú vui tuổi già của mình.

Không có bãi biển nổi tiếng nào ở Việt Nam là tôi chưa đi. Nước ngoài cũng đã đi được một số nước ở Đông Nam Á. Năm nay tôi đi được 4 "tua" rồi, tôi chuẩn bị "tút" lại dung nhan, làm tóc, sơn móng... để 3 ngày tới lại đi chuyến nữa.
Du lịch là sở thích lớn lao của tôi. Nhưng ngày trẻ nghèo, không có điều kiện nên không thực hiện được mơ ước của mình. Giờ có chút vốn liếng, con cái trưởng thành cả, không phải lo chuyện cái ăn cái mặc nữa, đồng tiền mình làm ra từ mồ hôi nước mắt bao năm đã đến lúc tiêu xài cho bản bản thân và gia đình.

Đi du lịch có nhiều thứ thú vị lắm, thích nhất là biết được phong tục văn hóa và món ăn của các vùng miền. Đến đâu tôi cũng háo hức, khám phá, tìm hiểu. Có nhiều phát hiện khiến mình vui, nhớ mãi. Ví như có lần đến Tiền Giang, có quán ẩm thực đề tên "Người đẹp chân dài", tôi tò mò vào thử. Hóa ra là món nhái, thật là độc đáo.

Có người hỏi tôi, đi nhiều thế có thấy tiếc tiền không? Tôi bảo, quan điểm của tôi đã đi chơi là không tiếc tiền. Làm ra đồng tiền thì cũng phải biết tiêu tiền, làm cho bản thân mình sung sướng, hạnh phúc, thế mới là biết sống.

Ngày còn trẻ, tôi "cày" ghê lắm. Tôi làm nghề may từ năm 16 tuổi, chật vật, lăn lộn mãi mới mở được tiệm riêng, làm hàng xuất khẩu, sập tiệm mấy lần lại phải làm lại từ đầu, vào Nam ra Bắc vất vả không biết thế nào mà kể. Ông nhà tôi làm quân đội, việc kinh doanh chủ yếu tôi lo, nhưng ông cũng phụ giúp tôi nhiều. Vào mùa sản xuất, hai vợ chồng tôi thường chỉ ngủ khoảng 1 - 2 tiếng một ngày. Đến bây giờ, dù kinh tế không phải lo nhiều, nhưng khi cần, thiếu thợ, tôi cũng vẫn lăn vào làm.

Ở tuổi này rồi nhưng khi tôi đã làm thì khó có người nào theo kịp. Hằng năm, số tiền kiếm được ngoài khoản đi làm từ thiện thì tôi quẳng hết vào du lịch. Cứ khi nào tiêu hết tiền tôi lại về "cày" tiếp để chuẩn bị cho chuyến đi sau.

Tôi kiếm được tiền nhưng cũng không cho các con nhiều. Tôi dạy các cháu theo phương châm cho các cháu cần câu chứ không cho con cá, tạo điều kiện cho các con học hành, tự kiếm lấy đồng tiền để biết trân trọng nó. May mắn, các con tôi đều thành đạt, theo được nghề kinh doanh của bố mẹ.

Mơ ước của tôi bây giờ là có nhiều sức khoẻ để chăm sóc cho gia đình và cùng chồng sang châu Âu du lịch. Tuổi già, được đi đây đi đó bỗng nhiên thấy khoẻ, trẻ ra. Quỹ thời gian chẳng còn nhiều, giờ mắt còn tinh, chân còn dẻo thì cố gắng tận hưởng niềm yêu thích của mình.

Du lịch, GO! - Theo Cát Cát (Kienthuc.net), internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống