Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Sunday, 24 June 2012

Bào ngư luộc chấm muối tiêu chanh, thịt sẽ béo ngọt, ăn vào cảm giác lạ miệng, rất đặc biệt so với những loại hải sản khác. Bào ngư nướng trên lửa than đến khi miệng ốc sôi sùng sục, bốc mùi thơm lựng...


Đến Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) được thưởng thức bào ngư tươi rói mới bắt về ngay trên bãi biển lồng lộng gió thì không có gì tuyệt bằng.

Bào ngư là một loại ốc cực hiếm, được biết đến với nhiều tên gọi như ốc cửu không (do có 9 lỗ trống) hay hải nhĩ (do có hình dạng giống cái tai). Loài ốc này bám vào những tảng đá ngầm san hô ở vùng nước biển có độ mặn cao, sóng gió vì vậy rất khó bị phát hiện. Để bắt được bào ngư, ngư dân có kinh nghiệm phải lặn sâu xuống biển và khó khăn lắm mới tách chúng ra khỏi những tảng đá.

Bào ngư mới bắt hay mua về nhìn con nào cũng có thân tròn dày, thịt đầy, mình đồng đều, chỉ cần rửa sạch đất cát, không cần ngâm xả chất thải như các loại ốc khác, đem nấu ăn ngay để còn giữ lại các vị thuốc có giá trị dinh dưỡng.

Cùng với ốc vú nàng, sò huyết, hải sâm... bào ngư được xem là món ăn quý có giá trị dinh dưỡng cao. Nó còn là vị thuốc độc đáo, có tác dụng chữa nhiều bệnh như sáng mắt, trị ho, tăng cường sinh lực...
Thịt bào ngư giòn, có mùi vị thơm. Các món từ bào ngư nếu biết cách kết hợp với các gia vị sẽ tạo nên những món ăn vô cùng hấp dẫn mà không loại hải sản nào sánh được.

Bào ngư tươi có thể chế biến thành nhiều món ăn như luộc, hấp, xào tùy theo từng khẩu vị của thực khách. Nhiều người ưa món bào ngư luộc với gừng. Để bề mặt thịt bào ngư sau khi luộc không bị rút lại và xuất hiện các vết nứt phải bỏ bào ngư vào nồi khi nước gừng hơi nóng. Bào ngư luộc chấm muối tiêu chanh, thịt sẽ béo ngọt, ăn vào cảm giác lạ miệng, rất đặc biệt so với những loại hải sản khác.

Dân ghiền bào ngư không thể bỏ qua món bào ngư nướng. Gừng, tỏi băm vắt nước hòa với nước mắm, đường và tiêu làm nước xốt. Cho hỗn hợp này vào từng con bào ngư ướp khoảng mươi phút, sau đó nướng trên lửa than đến khi miệng ốc sôi sùng sục, bốc mùi thơm lựng thì rưới thêm nước xốt. Và chỉ chờ khoảng dăm phút cho nước xốt ngấm đều vào thịt bào ngư là có thể mang xuống bày ra đĩa thưởng thức.

Ngoài ra, có thể xào bào ngư với nấm. Trước khi xào phải chần bào ngư qua nước sôi có pha rượu và gừng xắt lát. Xào hành tây cho thơm, cho bào ngư vào đảo đều, lửa lớn, nêm giấm, muối, đường. Trút nấm xào tiếp. Cuối cùng là cho những lát gừng cắt sợi vào.
Kỳ công hơn là món bao ngư hầm gà. Đặt bào ngư vào nồi, sắp từng miếng thịt gà, tiếp theo là hành lá, gia vị vừa ăn và cho nước luộc gà vào. Bắt đầu hầm lửa nhỏ liu riu đến khi nào bào ngư mềm thì được. Trong lúc nấu thỉnh thoảng nên kiểm tra nước, nếu nước cạn thì thêm vào. Cuối cùng dùng bột năng pha nước cho vào để tạo độ sánh.

Nếu có dịp đến với đảo Cù Lao Chàm, bạn đừng bỏ qua các món đặc sản chế biến từ bào ngư. Nếu đi về trong ngày du khách cũng có thể tìm mua bào ngư - món đặc sản ngon nhất của Cù Lao Chàm - để làm quà biếu cho người thân nơi đất liền.

Du lịch, GO! - Theo TTO
Đầu bài viết xin tạm gác lại chuyện tranh cãi giữa hai địa điểm: mũi Điện (mũi Đại Lãnh) của Phú Yên và mũi Đôi của Khánh Hòa - nơi được cho là điểm cực Đông của Việt Nam (bạn xem thêm phần cuối bài).

< Biển trời thơ mộng trên cung đường đến Mũi Điện.

Nhiều nhóm đã đến tận cả hai điểm và "chấm" bằng máy định vị vệ tinh GPS để so sánh (Thời buổi công nghệ cao, họ không cãi nhau bằng cảm tính hay bản đồ nữa), và đa phần đều nhận định rằng Mũi Đôi là điểm cực Đông... mặc dù vẫn có nhóm khẳng định điều ngược lại.
Ra điểm cực Đông mũi Đôi trong Du lịch, GO! đã có khá nhiều bài, bạn có thể xem bằng cách search cụm từ "Cực Đông". Bài viết về Mũi Điện, mũi Đại Lãnh cũng đã có như dạng "chinh phục" mốc cực Đông thì... chưa. Bài viết này sẽ tường thuật về hành trình ra mũi Điện với tư cách chinh phục "cực Đông" (cho dù nơi đây có là cực hay gần... cực thì vẫn là một cuộc chinh phục) - bạn xem nhé.

Hành trình chinh phục điểm cực Đông

< Một góc của khu nhà của những người lính và ngọn hải đăng.

Xa rời cái nắng khô khan của thành phố, bên bạn sẽ là những cơn gió biển mát mẻ, làn nước trong xanh quyến rũ và trải nghiệm cảm giác là người đã chinh phục điểm cực Đông trên đất liền Việt Nam.

Có lẽ địa danh Mũi Điện (Mũi Đại Lãnh) đã quá quen thuộc với những người con xứ Nẫu và những người yêu thích du lịch cả nước. Quãng đường khoảng 35km từ trung tâm thành phố Tuy Hòa không thể gọi là xa, nhưng một số người có thể e ngại khi trời hè “nắng cháy da đầu” như thế này. Và đó thật sự là một cảm giác khác biệt khi bước lên xe và đặt chân xuống nơi đây. 


< Bãi Môn nhìn từ hải đăng Mũi Điện (Mũi Đại Lãnh).

Xa rời cái nắng khô khan của thành phố, bên bạn sẽ là những cơn gió biển mát mẻ, làn nước trong xanh quyến rũ, sự thân thiện từ ngôi nhà mà chúng ta gửi xe. Nơi đây còn có ngọn hải đăng sừng sững để trải tầm mắt tới chân trời, những người lính giữ hải đăng luôn vui vẻ, nhiệt tình. Bạn còn có thể trở thành người đã chinh phục điểm cực Đông trên đất liền Việt Nam.

Đường đi

Để đến Mũi Điện (Mũi Đại Lãnh) từ thành phố Tuy Hòa, chúng ta có 2 tuyến đường để đi. Thứ nhất là đoạn đường theo Quốc lộ 1A, lên Đèo Cả, sau đó quẹo trái theo đường vào cảng Vũng Rô, đi qua khu dân cư, rồi theo đường lớn đi đến Mũi Điện, hoặc nếu bạn du lịch từ các tỉnh từ hướng Nam đi ra thì trên Đèo Cả, đi theo bảng chỉ dẫn vào cảng, khoảng cách từ Đèo Cả đến Mũi Điện khoảng 10km.

Tuyến thứ hai là tuyến con đường ven biển, Phước Tân – Bãi Ngà. Ở cung đường này, xe 29 chỗ trở xuống có thể đi được. Hiện nay, tỉnh đang xây dựng tuyến lớn cho xe chở khách lớn hơn, vì đây là một trong những cung đường du lịch trọng điểm của tỉnh.

Đây là tuyến mình khuyên các bạn nên đi, vì khoảng cách tương đương với tuyến thứ nhất nhưng cảm giác đi an toàn hơn (không có nhiều xe lớn như khi đi Quốc lộ), đặt biệt là cung đường này có khá nhiều cảnh đẹp, vừa đi đường bạn vừa ngắm cảnh. Khi xây cung đường này, bên thiết kế đã tạo những điểm dừng chân và ứng với đó là khung cảnh thiên nhiên khá tuyệt, bạn có thể dừng lại bên đường lưu lại những tấm ảnh về thiên nhiên tươi đẹp.

Cung đường này có chất lượng khá tốt, giúp bạn đến nơi với cảm giác thoải mái chứ không uể oải vì bị dằn, xóc. Và khi nhìn thấy ngọn hải đăng xa xa, đứng như thách thức gió biển quanh năm, bạn đang tiến gần đến đích.

Từ đường chính có một con đường đi xuống, bạn hãy theo lối đó để tiến vào nơi gửi xe. Ở đây cũng là nơi các bạn có thể đặt cô chú chủ quán làm cơm để sau khi tham quan hải đăng hoặc vui đùa với làn nước biển trong xanh, bạn có thể có bữa cơm ngon miệng. Hoặc để đúng nghĩa là một buổi dã ngoại, hãy tiến về phía Bãi Môn, chọn những nơi gần các tảng đá lớn để dựng trại. Những tảng đá lớn này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi mặt trời lên cao. Điều quan trọng là bạn hãy mang thật nhiều nước, nó sẽ giúp ích cho bạn và cả nhóm rất nhiều.

Chinh phục điểm cực Đông

Hiện nay, con đường lên hải đăng Mũi Điện đã được hoàn thành nên việc lên hải đăng trở nên dễ dàng hơn. Phí vào tham quan hiện giờ là 10.000 đồng/người. Bạn có thể bắt đầu tìm hiểu về ngọn hải đăng khi nhờ những người lính ở đây giới thiệu, hoặc tự do lên hải đăng và khám phá những cảnh đẹp nhìn từ trên cao.

< Trên đường đi xuống, cảnh thiên nhiên với núi đá xám trắng, bờ biển và bầu trời xanh làm cho bạn vơi đi nhiều cảm giác mệt mỏi.

Đến Mũi Điện mà chưa hòa mình vào làn nước trong xanh, mát lạnh tại Bãi Môn quả là một điều thiếu sót. Bãi cát mịn trải dài, nước biển khá nông, bờ lại thoải dần. Quả thật là một bãi tắm lí tưởng. Bạn lo ngại rằng việc tắm biển xong thì sẽ hơi khó chịu bởi nước mặn? Đừng lo, thiên nhiên đã ưu đãi cho nơi đây có một dòng suối chảy thẳng ra biển. Và bạn có thể tắm sơ lại nước ngọt trên con suối này.
Từ vị trí đứng từ ngọn hải đăng, bạn đã có thể thấy được điểm đánh dấu mốc điểm cực Đông trên đất liền Việt Nam.

Con đường từ ngọn hải đăng đi xuống điểm đánh dấu hơi khó đi vì những tảng đá lớn, cứng. Đây là lối mòn do nhiều người đi trước tạo nên, nhưng có lẽ vì thế cũng tạocho  người tham quan cảm giác như mình đang đi chinh phục, vì họ cũng phải cúi thấp người, leo lên rồi đi xuống.

Và khi đến nơi, hãy vào những chòi nghỉ mát, tận hưởng những làn gió mát đang thổi qua người. Có lẽ nhiều người nhìn lại quãng đường đã đi và thầm khâm phục mình vì đã vượt qua đoạn đường khó kia. Vừa ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nói chuyện thư giãn với bạn bè, nhấp một ít nước cho đỡ cơn khát, bạn sẽ lấy lại sức nhanh chóng và sẵn sàng cho mọi người biết rằng: “Tôi đã đến điểm cực Đông trên đất liền nước Việt rồi!”.

Tự hào lắm chứ khi là những người đã đặt chân đến điểm cực Đông trên dải đất hình chữ S thân thương. Nếu có cơ hội, bạn hãy liên hệ với các người lính giữ ngọn đèn biển để được trải nghiệm cảm giác qua đêm tại miền đất biển, thấy “mắt biển” chiếu về phía xa hướng dẫn cho tàu bè, nghe gió và sóng biển rì rào. Và hãy nhớ là đặt báo thức để dậy sớm. Có lẽ bạn không muốn bỏ lỡ những ánh bình minh đầu tiên của đất nước Việt đâu!

Khi ngoài biển khơi đã xuất hiện đường chân trời phân chia hai nửa: nửa dưới là màu xanh thẫm của biển và sắc đỏ của mặt trời. Quang cảnh thật tuyệt vời! Sắc đỏ càng lúc càng lên cao, tỏa rộng, chủ nhân của ánh sáng ấy xuất hiện. 1/10, 2/5, 1/2… và rồi thật tròn, mặt trời tỏa ánh nắng của mình đi khắp nơi.

Một đường lấp lánh ánh bạc nối từ đường chân trời đến những vách đá quanh năm sóng vỗ. Đứng trước cảnh thiên nhiên như thế, chúng ta càng cảm thấy tự hào hơn về nơi chúng ta đang đứng, không chỉ là nơi đón ánh nắng sớm nhất của nước Việt mà còn là cả Đông Dương và Đông Nam Á lục địa.Và yêu sao đất nước Việt Nam với những cảnh đẹp hùng vĩ, nên thơ.

Chinh phục ngọn hải đăng, điểm cực Đông, thỏa sức vẫy vùng trong làn nước biển tai Bãi Môn, cùng có những giây phút đáng nhớ với bạn bè... Có lẽ với một số bạn như vậy là đủ, có thể lên đường về lại thành phố Tuy Hòa để nghỉ ngơi, nhưng thay vì đi về lại đường cũ, bạn hãy tiếp tục đi tiếp trên con đường lớn để đến với Vũng Rô, địa danh nổi tiếng với chiến tích Tàu không số và cảnh đẹp khi nhìn ngắm vịnh.

Tranh thủ được thời gian, các bạn có thể tham quan nơi tưởng niệm về những chiến tích của những con tàu không số, được nghe kể và khâm phục tinh thần của các bậc cha anh ngày xưa đã không tiếc thân mình góp phần giải phóng đất nước.

Đi theo con đường hướng về cảng Vũng Rô, bạn sẽ thấy được đường giao cắt để đi lên lại Quốc lộ 1A, nằm trên Đèo Cả, ngược về hướng Bắc để trở về thành phố Tuy Hòa. Trên đoạn đường này, màu biển xanh mát sẽ được thay thế bằng màu xanh của cỏ cây, đồi núi, màu xanh của mạ non mới được gieo trên các cánh đồng trải dài sẽ giúp bạn thư thái trên quãng đường trở về.

Một ngày trôi qua với nhiều cảm giác thú vị, hòa mình vào thiên nhiên, sự thỏa mãn khi chinh phục tầm cao của ngọn hải đăng hay xa một chút là cột đánh dấu điểm cực Đông trên đất liền, hiểu thêm về lịch sử về vùng đất anh hùng hay những khoảnh khắc khó quên với người thân, bạn bè… Đó sẽ là một ngày nghỉ đáng nhớ với bạn và mọi người và giúp bạn có tinh thần cho những ngày hoạt động sắp tới để khám phá, chinh phục những mục tiêu mới!

Đi tìm điểm cực đông trên đất liền tổ quốc

Một chút kỹ thuật để “gia vị” vào một chuyến thăm thú hai vùng biển đẹp tuyệt của đất nước, Vũng Rô và vịnh Văn Phong. Mũi Điện, mũi Đôi, hai “ứng viên” cho chức danh cực đông, nơi “đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền tổ quốc”, xứng đáng cho một hành trình khám phá và thưởng ngoạn…

Eo biển xanh mũi Điện

Khác với các “địa cực” còn lại, điểm cực đông là sự tranh cãi của rất nhiều tài liệu về mũi Điện (mũi Đại Lãnh) của Phú Yên và mũi Đôi của Khánh Hòa. Cách tốt nhất, cũng tương đối đơn giản, là đến cả hai địa điểm kể trên, dùng máy định vị vệ tinh GPS để “chấm” tọa độ, so sánh.

< Ánh bình minh đầu tiên.

Một chút háo hức làm quên đi những mệt mỏi của chuyến tàu đêm Sài Gòn - Nha Trang. Sáng sớm, sau màn điểm tâm bún sứa đặc sản, cả đoàn khởi hành đi mũi Đại Lãnh. Nhóm “chấm điểm” tọa độ cực đông lần đầu tiên này bao gồm các nhân viên, lãnh đạo công ty Vietmark và phóng viên một số báo đài của TP.HCM.

Vũng Rô, vùng biển mà biết bao du khách khi đi ngang qua đèo Cả đều không cầm lòng để không chồm qua cửa kính xe thưởng ngoạn. Con đường vòng theo mé biển với những làng chài lam lũ. Xe dừng lại ở một ngã ba, cả đoàn lục tục kéo xuống đi vào những đồi cát. Một con suối nước ngọt dẫn đường vào mé biển.

< Mốc tọa độ tại Mũi Điện.

Biển Bãi Môn bất chợt xuất hiện ngay trước mặt. Nước trong vắt, xanh như ngọc bích, sóng lăn tăn vờn trên bãi cát. Đứng trên những bậc tam cấp đã hoang phế của con đường dẫn lên ngọn hải đăng Đại Lãnh mà nhìn xuống, Bãi Môn đẹp như một “eo biển xanh”. Cảnh trí xung quanh từ tầm nhìn hải đăng đủ sức tranh vương tranh bá với bất kỳ thắng cảnh biển nào của đất nước.

Mũi Đại Lãnh hay mũi Điện, mũi Khe Gà, thuộc xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Tên quốc tế là mũi Varella, theo tên của vị kỹ sư người Pháp xây dựng hải đăng nơi đây. Sau một cây số rưỡi mướt mồ hôi leo lên đỉnh, cả đoàn tập hợp lại tại mốc tọa độ cơ sở biển của hải đăng và đo tọa độ. Chiếc GPS hiệu Garmin của anh Trương Hoàng Phương, giám đốc tiếp thị Vietmark, mang theo cho ra tọa độ là E 109027'704 kinh độ, N 12053’682 vĩ độ.

Trạm trưởng hải đăng Nguyễn Ngọc Thắng khẳng định mũi Điện chính là điểm cực đông đất liền tổ quốc. Nhiều tài liệu thời gian gần đây nghiêng về nhận định của anh Thắng. Anh Phương cũng cho biết là Saigontourist đang dự định xây dựng một khu du lịch ở khu vực này để du khách có thể ngắm những tia nắng bình minh đầu tiên…

Bất ngờ mũi Đôi

Lộ trình từ Đầm Môn ra mũi Đôi được khéo léo chia làm hai chặng, một là lội bộ băng qua “sa mạc”, hai là đi tàu theo ven biển. Địa hình đồi cát của vịnh Văn Phong không đơn điệu chút nào. Có những con suối, những trảng cỏ, ốc đảo xanh, có cả mai rừng lấm chấm hoa và tiếng hót trong vắt của những chú chim sơn ca…

Bốn cây số rưỡi lội bộ trên cát, qua hai con dốc cao như một quả núi. Khi những chai nước mang theo vừa cạn thì cả đoàn cũng vừa tới bãi Na. Con tàu của công ty du lịch Văn Phong mang cả đoàn đến bãi Rạn, một bãi biển mà san hô lan đến tận bờ. Một đêm mà bãi Rạn hoang sơ mất đi vẻ “trinh nguyên” khi có một đoàn khách đầu tiên lửa trại vui chơi ca hát thâu đêm để chờ ánh bình minh lên. Ngay khi vừa mới đến bãi Rạn, anh Phương đã lấy máy GPS và bấm thử tọa độ. “Có lẽ sẽ có bất ngờ ngày mai”, anh nói.

Một đêm khó quên đối với mọi người trong đoàn. Cái “gia đình Robinson” ấy người thì dựng lều, kẻ đi kiếm củi, người làm gà, làm cá, người nấu cơm, nướng mồi… Ánh lửa bập bùng soi rọi một bữa cơm dã chiến, những chén rượu đế xoay vòng cùng những màn văn nghệ văn gừng đầy ngẫu hứng…

Sáng sớm, sau “nghi lễ” chụp ảnh quay phim cảnh đón ánh bình minh được “dự kiến” là đầu tiên của đất liền đất nước, cả đoàn lặn lội men theo các vách đá đến mũi Đôi gần đấy để “tái xác định”. Những vách đá cheo leo, vất vả và nguy hiểm cho người leo đến mức có người phải hối hận vì đã lỡ đi theo đoàn.

Lúc 8g sáng ngày 25-5-2008, tại một tảng đá bằng phẳng cách cái mỏm nhọn như sừng tê giác của mũi Đôi vài chục mét, chiếc GPS của anh Phương chấm ra tọa độ là E 109027’899’’ kinh độ, N 12038’941’’ vĩ độ. Cực đông đây rồi, là mũi Đôi của xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa! Đây cũng là sự khẳng định của người Pháp trước đây, thời chưa có máy GPS. Cả sách giáo khoa của ta cũng khẳng định điểm “rìa đông bán đảo hòn Gốm” này là điểm cực đông chứ không như nhiều tài liệu gần đây đã đề cập.

Lại bàn về điểm cực đông

Trong 4 điểm cực trên đất liền của nước ta, ngoài điểm cực bắc và cực tây đã "yên bề gia thế" thì điểm cực đông và cực nam vẫn chưa rõ ràng. Điểm cực nam cứ vài năm lại bị thay đổi do bồi lấp, thế nên các “chuyên gia” GPS liên tục phải cập nhật các kỷ lục về tọa độ của điểm cực này. Điểm cực đông thì vẫn là đề tài tranh cãi trên các diễn đàn du lịch, hai địa danh được xem xét là Mũi Điện ở Phú Yên và Mũi Đôi ở Khánh Hòa.

Hôm trước, bác Huynh có đăng lại một bài trên Tuổi Trẻ về việc xác định điểm cực đông thông qua tọa độ lấy được bằng GPS. Tuy nhiên, theo em, cơ sở xác định của bài này chưa thật thuyết phục, bởi vì các lý do sau:

- Vị trí lấy tọa độ: ở Mũi Điện, rõ ràng vị trí tại mốc toạ độ biển chưa phải là điểm ngoài cùng phía đông của mũi, còn tại Mũi Đôi thì theo tác giả bài báo, vị trí lấy tọa độ còn cách vị trí xa nhất mấy chục mét.
- Mốc tính toán tọa độ (datum): nói thật là em chả biết gì về tọa độ với cả GPS, nhưng nghe nhiều người nói có hai mốc tính tọa độ là VN2000 và WGS-84, cùng một điểm nhưng nếu lấy khác mốc thì tọa độ có thể sai lệch vài chục đến trăm mét. Theo diễn biến trên diễn đàn caravanviet thì cả tác giả bài báo và người bấm GPS tên Phương đều đã không phân biệt được hai mốc tính toán này.

Vì điểm lấy tọa độ và mốc tính toán không thống nhất nhau, nên các nhóm khi đo thường cho ra các kết quả không giống nhau. Và trong mỗi chuyến đi, mục tiêu của các “chuyên gia” GPS là cố tới được điểm xa nhất để bấm tọa độ, để về nhà còn "khoe hàng" với anh em chiến hữu.

Trong bài này, em không có ý định lạm bàn về vấn đề phải chọn hệ quy chiếu và điểm bấm tọa độ như thế nào. Mục đích của em là cố gắng xác định điểm cực đông trên đất liền dựa vào thông tin mà các tài liệu chính thống đã dẫn và nguyên tắc để chọn điểm cực trên đất liền, cũng như lý giải nguyên nhân dẫn đến sự tranh cãi cho Mũi Điện, Mũi Đôi và cả Hòn Đôi.

1/ Tài liệu: Trang 84 sách địa lý lớp 8 (tái bản lần 4, NXB Giáo Dục, 2/2008) và trang 13 sách địa lý lớp 12 (NXB Giáo Dục, 7/2008) đều cho điểm cực đông ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, mà không nói rõ là Mũi Đôi. Từ điển bách khoa toàn thư online cho là ở Mũi Đôi. Tài liệu của người Pháp cho Mũi Đôi là cực đông thì em vẫn chưa được tiếp cận. Ngoài ra em chưa tìm được nguồn tài liệu chính thống nào cho rằng điểm cực Đông là Mũi Điện. Nếu bác nào tìm thấy thì bổ sung giúp em.

2/ Tính chất địa lý: Mũi Điện là doi đất nằm trên đất liền, Mũi Đôi là mũi đá nằm trên bán đảo Hòn Gốm, còn Hòn Đôi là đảo. Tùy thuộc vào thủy triều mà Hòn Đôi cách Mũi Đôi ít nhất 500m, vậy thì Hòn Đôi không thể nào là cực đông như một bài báo đã đăng trên Tuổi Trẻ.

3/ Định nghĩa điểm cực trên đất liền và nguyên tắc xác định điểm cực: đền giờ em vẫn chưa tìm được quy định nào về những điều này (cả của Việt Nam, lẫn nước ngoài). Tuy nhiên theo một “phượt gia”: khi thủy triều lên cao thì Mũi Đôi gần như đứng độc lập với đất liền, chưa hiểu gần như là thế nào, khi ghé đây chắc chắn phải hỏi người dân mới được. Như vậy, nếu cho rằng điểm cực trên đất liền phải là điểm luôn luôn dính với đất liền, khả năng Mũi Đôi là cực đông đã bị lung lay.

4/ Định nghĩa đất liền: Đến giờ em vẫn chưa biết định nghĩa chuyên ngành địa lý của đất liền (mainland) là gì. Khi tìm kiếm trên google với cụm từ “definition of mainland” thì được kết quả: “the main land mass of a country or continent; as distinguished from an island or peninsula” hoặc “the main part of a land mass as opposed to an island” hoặc “a continent or the main part of a continent as distinguished from an offshore island or sometimes from a cape or peninsula”. Vậy nếu định nghĩa đất liền là không bao gồm bán đảo thì điểm cực của đất liền không thể nằm trên bán đảo.

5/ Vẻ đẹp của Mũi Điện: ngoài các nguyên nhân, kể trên, với vẻ đẹp quyến rũ của Mũi Điện đã khiến không biết bao nhiêu du khách say mê mà bỏ phiếu cho mình. Nằm cạnh Bãi Môn đẹp tuyệt, Vũng Rô luôn xanh ngắt, lại sát bên Đèo Cả hùng vĩ, có ngọn hải đăng cổ và là di tích lịch sử, nơi cập bến của những con tàu không số... Mũi Điện luôn là mục tiêu của những “phượt gia” không biết mệt mỏi.

Có nhiều "phượt gia" đã chinh phục 3 cực và 1 đỉnh, thì với mục tiêu cuối cùng họ đã chọn Mũi Điện. Bởi thế mà khi tìm kiếm trên google, trong những kết quả hàng đầu, số người cho Mũi Điện là cực đông còn vượt qua số người cho là Mũi Đôi. Không những du khách mà nhiều phương tiện truyền thông, báo chí cũng cho rằng Mũi Điện là điểm cực đông.

Như vậy, trước khi muốn xác định điểm cực đông thì chúng ta cần phải làm rõ nhiều điều. Và rất cần những người có kiến thức chuyên môn rộng tham gia. Nhưng dù gì đi nữa, hai địa danh trên vẫn là hai nơi mà các “phượt gia” không thể không ghé thăm để được đón những tia nắng sớm bên tiếng sóng vỗ rầm rì.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Sài Gòn Tiếp Thị, Infonet, TTO, Nhóm Buiduong và nhiều nguồn ảnh khác

Tôi nghĩ chắc nhiều người nghe danh thành phố cảng mác-xây rồi (tiếng pháp viết là Marseilles). Bác Hồ nhà mình đã đặt chân đến đó đầu tiên sau khi đi tàu từ Việt Nam. Ở đây, tôi không nói đến lịch sử và cũng chẳng nói đến Marseilles nhiều. Nói thật nhé, tôi ở Pháp 8 năm rồi, thăm biết bao nhiêu thành phố nên thực sự vẻ đẹp của Marseilles không thể khiến tôi ở lại đó quá 2 ngày. Marseilles thực ra chỉ là một điểm dừng chân tạm thời để tôi khám phá địa danh thiên nhiên khác, rất nổi tiếng trong con mắt dân du lịch bụi Châu Âu nhưng lại vô danh ở Việt Nam : les calanques. Và tất nhiên, phương châm mà tôi đã đặt ra ngay từ đầu khi thành lập blog này là giới thiệu những vẻ đẹp tiềm ẩn không mấy người Việt Nam biết đến. Tôi không muốn những bài viết của mình lại lặp lại so với các bài viết của các phượt tử trên các diễn đàn (phuot.vn , phuot.net, hoi du lich…).

 Vậy calanques là gì ? Đây là một hiện tượng địa chất xảy ra cách đây hàng triệu năm và tạo ra các thung lũng nhỏ áp sát bờ biển, hai bên sườn thung lũng rất sâu,hẹp và dốc. Về mặt hình dạng bề ngoài thì các calanques này khá giống với fjord của Bắc Âu (xem bài khám phá quần đảo Lofoten).  Điểm đặc trưng của các calanque là bề mặt đá vôi hóa thạch của vách núi, có thâm niên hàng chục triệu năm. 


Các calanques này thực ra không chỉ có ở miền nam nước Pháp mà còn ở rất nhiều quốc gia nằm ven rìa Địa Trung Hải (Ý, Croatia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, …) nhưng các calanques của Pháp và đặc biệt là gần Marseilles thì được quy hoạch tốt hơn cả và được tạo thành rừng quốc gia với các đường đi trekking được chỉ dẫn hiệu quả. Bản thân tôi cũng đã đi qua nhiều danh lam thiên nhiên quanh địa Trung Hải có vẻ đẹp tương tự như calanque nhưng chỉ có của Pháp là được Unesco công nhận là di sản thế giới, có lẽ vì quy mô chiều dài của nó (hơn 30km)

Dọc theo bờ biển gần Marseilles là hơn 30km calanques nhưng không thể nào đi một mạch trong một ngày được vì có những đoạn rất khó leo trèo và đòi hỏi du khách phải là dạng cứng cựa trong lĩnh vực du lịch mạo hiểm và tất nhiên là phải trâu bò một chút. Thêm nữa, đi trekking một mình ở những vùng như thế này thì đòi hỏi phải biết cách đọc bản đồ trekking và xác định phương hướng tốt. Nếu không có 2 khả năng này thì chắc là ngồi khóc. 

bản đồ trekking khác hẳn bản đồ thành phố với nhiều ký tự chuyên ngành. Nếu bạn không biết đọc bản đồ kiểu này thì đừng nghĩ đến chuyện đi trekking một mình
ngoài ra, bạn cần phải con mắt nhạy bén, phát hiện ra các dấu chỉ dẫn đường đi, thường được đánh dấu bằng sơn trên vách đá hoặc thân cây
 Một điểm khó khăn mà tôi gặp phải, đó là cần phải có ôtô  cá nhân thì mới chủ động trong việc đi lại (tôi không có bằng lái). Phương tiện duy nhất có thể dùng được là xe bus nhưng mà tuyến xe bus đến được calanques thì không nhiều. Chính vì thế, tôi phải phân chia cuộc khám phá calanques ra làm 2 ngày. Mỗi ngày tôi dùng xe bus đến một điểm xuất phát và thăm một khúc đoạn rồi đến chiều quay lại Marseilles để hôm sau lại dùng xe bus đến một điểm khác . Vì calanques rất nổi danh trong con mắt dân Pháp nên họ hay đến đây trekking vào mùa hè và đặc biệt là vào cuối tuần. Chính vì lý do đó, tôi phải chọn đến Marseilles vào cuối tháng 4 và vào trong tuần. Tha hồ mà một mình khám phá calanques ! 

Điểm xuất phát đầu tiên của tôi là thị trấn Cassis cách Marseilles 30km về phía đông và hoàn toàn có thể bắt xe bus để đến đó. Từ thị trấn này, tôi đi dọc theo bờ biển và đến calanques đầu tiên có tên là Port Miou. Đây là điểm calanque duy nhất là người ta có thể dùng xe ô tô đến. Sau điểm này là địa phận của công viên quốc gia và du khách chỉ được phép đi bộ. Oái oăm hơn nữa là ở đây cấm không cho cắm lều ngủ qua đêm trong công viên, thế nên buộc phải thăm calanque trong 1 ngày rồi nhanh chóng quay về đại bản doanh ở Marseilles vào buổi chiều. 


 À quên, cũng phải nói thêm là khu vực công viên quốc gia này hay gặp hỏa hoạn vào mùa hè nên không phải calanque nào cũng được cho phép đặt chân đến. Trước hôm tôi đi lại phải hỏi hội tourist office để xem calanque nào được phép thăm. Mà hỏi hội này là phải bằng tiếng Pháp, đồng chí nào mà một chữ bẻ đôi không biết thì miễn đến đây. 


Sau calanque Port Miou là calanque Port Pin, nơi có một bãi biển nhỏ rất đẹp. Màu nước turquoise trong vắt khiến tôi cảm thấy cần phải cởi bỏ hết đồ nghề trekking và ngâm mình cho mát. Tại sao gọi là Pin ? Bởi vì ở đây lốm đốm các cây thông mọc trên bề mặt đá vôi của calanque.  


Điểm tiếp theo, calanque En Vau, theo tôi, là calanque đẹp nhất trong tất cả nhờ vào vực thẳm rất cao và đây cũng là điểm calanque đòi hỏi thể lực cao nhất. Nếu như có một thiên đường hạ giới thì có lẽ En Vau là một trong số đó. 


Những vực thẳm sâu hoắm như những bức tường vôi trắng khổng lồ ngụp lặn thẳng vào làn nước turquoise trong suốt. Và rồi sau đó, một bãi biển nhỏ trốn sâu trong hẻm vực, đánh dấu điểm dừng chân cuối cùng của tôi trong ngày đầu tiên. 

chiều ngược lại, tôi không đi dọc theo bờ biển nữa mà lại đi sâu hơn vào đất liền, lần theo những nẻo đường núi treo leo
 Sau đó, tôi buộc phải dành thời gian quay lại thị trấn Cassis để còn kịp bắt chuyến xe bus cuối cùng quay trở lại Marseilles. Nhưng thay vì lại phải sử dụng con đường cũ để quay lại, tôi sử dụng những con đường núi đi sâu hơn vào đất liền. 


Chỉ dài có 5km nhưng tôi cũng phải mất hơn 2 tiếng mới quay lại được Cassis, một phần là do đường núi mấp mô phần khác là do trời nóng quá.   

Ngày thứ 2 , tôi lại tiếp tục bắt xe bus để khám phá một khúc khác, lần này thì gần Marseilles hơn. Với tổng chiều dài là 15km đi bộ, tôi phải mất gần 7 tiếng hùng hục thì mới hoàn thành xong nghĩa vụ. 


 Ngày thứ 2 này thực sự tốn nhiều năng lượng hơn hôm đầu vì một số đoạn lên xuống gập ghềnh khá là nguy hiểm và đôi khi phải đòi hỏi dụng cụ leo núi.  Leo lên đỉnh đồi Sugiton là chướng ngại vật đầu tiên, rất vất vả. 

đường lên đỉnh Sugiton có nhiều đoạn quanh co và rất hẹp, chỉ rộng khoảng nửa mét và các bước chân rất trơn đòi hỏi phải rất cẩn thận
Tại những nơi như thế này, thường chỉ có dân yêu du lịch mạo hiểm hoặc là người địa phương. Hôm tôi đi thì có gặp 2 nhóm người Pháp, cũng từ các tỉnh lân cận đến

 Có những chỗ rất hẹp và được trang bị sẵn thang leo và dây xích sắt. Tuy nhiên cũng phải sử dụng găng tay và giầy  đặc biệt cho leo núi. Có lẽ vì nguy hiểm như vậy nên ít người ló mặt ở khu này hơn. 

Chỉ có những ai đủ dũng cảm thì mới thử sức với calanque Sugiton, trong đó có một đồng chí bốn mắt Việt Nam. Nhưng khi lên được đỉnh rồi thì miễn chê. Tại đây, có thể có được cái nhìn toàn cảnh dải calanque quanh co dọc theo bờ biển. 

 Thất tuyệt vời ! Những tảng đá vôi trắng muốt pha lẫn với màu cây thông và màu xanh turquoise của biển. 
Sau calanque Sugiton là calanque Morgiou, có lẽ là lớn nhất trong khu vực. Sườn thung lũng khá là sâu. Thi trấn Morgiou nằm tận dưới đáy thung lũng rất đặc trưng kiểu cách Địa Trung Hải bởi đây đã từng là làng chài cá. 



Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống