Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Sunday, 24 June 2012

Những ngọn núi trùng điệp trên đảo phủ đầy cây xanh, tạo ra những dòng suối trong veo, ngày đêm róc rách… Mùa mưa về, suối ào ào chảy…

Phú Quốc có nhiều con suối nổi tiếng và hoang sơ, như: suối Đá Bàn, suối Tiên, suối Hang, suối Tranh, suối mơ… Trong đó, có 2 con suối là suối Tranh và suối Đá Bàn được nhiều du khách biết đến nhờ đường đi dễ dàng…

Phú Quốc không chỉ hấp dẫn du khách bởi tiếng rì rào của sóng biển, mà còn có cả tiếng róc rách của suối. Những dòng suối trong lành, mát lạnh có sức hút kỳ lạ. Cây rừng bao phủ khoảng 70% diện tích, đảo Phú Quốc (Kiên Giang) giữ được mạch nước ngầm cung cấp cho cư dân trên đảo.

Từ thị trấn Dương Đông, suối Đá Bàn nằm về hướng Bắc, còn suối Tranh nằm về hướng Nam. Theo đường nhựa về hướng Hàm Ninh, suối Tranh nằm bên trái, cách thị trấn khoảng 5 km. Vào cổng chào rộng lớn, xuống xe đi bộ chừng 200 m, du khách có thể chạm vào chốn hoang sơ của núi rừng. Cây xanh che mát cả lối đi, ôm dòng suối vào lòng.

Đang vào mùa hạn nhưng suối Tranh vẫn róc rách nước. Dòng suối chạy dài khoảng 15 km, bắt đầu từ đỉnh của dãy núi Hàm Ninh. Suối len lỏi qua nhiều trảng tranh trên đường đi nên cái tên của suối có từ đó. Những người yêu thiên nhiên và vẻ đẹp hoang sơ thì lý giải rằng, suối uốn lượn lúc ẩn lúc hiện trên những gềnh đá, dưới những tán cây xanh trông như một bức tranh vẽ nên gọi tên suối Tranh, ca ngợi vẻ đẹp của nó.

Nằm trên đảo du lịch, con suối vẫn giữ được nét thuần khiết hoang sơ. Lối đi cặp bờ suối là lối mòn chỉ có đất và đá núi, không có một mảng xi măng, bê tông nào xen vào. Độ dốc thấp, người khám phá suối tranh không có cảm giác mệt. Thỉnh thoảng có vài con dốc đứng, đá lát tự nhiên tạo nên những bậc tam cấp đi rất dễ dàng.

Con đường đồng hành cùng con suối dưới tán rừng tự nhiên, du khách không bị một cảm giác lạc lõng dù chỉ đi một mình để tận hưởng vẻ đẹp của suối. Nếu có một người bạn đồng hành, không gian suối Tranh sẽ càng lãng mạn hơn. Con đường mòn đủ để hai người dìu nhau bên bờ suối.

Tiếng chim hót líu lo, tiếng róc rách có khi lại ào ào của dòng suối như một bản tình ca êm đềm, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên. Vì vậy, khám phá suối Tranh, du khách không nên đi theo đoàn mà hãy chọn cho mình một cách khám phá riêng với thời gian không hữu hạn. Như thế mới tận hưởng được thiên nhiên suối Tranh bằng tất cả các giác quan của mình.

Suối Tranh chảy qua nhiều địa hình, vị trí hiểm trở tạo nên những con thác, những hồ nước sâu. Khoảng 30 phút đi bộ, du khách được đến với một ngọn thác cao khoảng 2m. Dưới chân thác, nước đọng lại như một cái hồ, sâu khoảng 1-1,5m đủ để du khách vùng vẫy.

Một việc làm đầu tiên cho những ai đến đây là cởi phăng đồ đạc nhảy vào dòng suối mát lạnh. Tại đây có nhiều ngõ ngách, lô nhô đá nên du khách có thể tựa lưng vào vách đá để cho nước mơn trớn, xua tan những mệt nhọc, ưu phiền của cuộc sống. Dòng suối mát lành như gột rửa bụi trần ai. Vượt lên những con thác, suối Tranh mở ra một không gian khác, mới lạ. Đó là hang động. Cửa hang cao hàng chục mét, rộng hàng trăm mét gợi trí tò mò của du khách.

Các tour đến Phú Quốc chỉ hạn hữu thời gian khám phá suối Tranh trong vòng một giờ, đủ để du khách khỏe đặt chân đến con thác đầu tiên chứ không đến được những hang động này.

Suối Tranh rất chiều lòng du khách nên cũng có nhiều khoảng trống, phiến đá rộng phục vụ những nhóm người khám phá. Sinh hoạt tập thể, thưởng thức các món “nướng mọi” ngay bên bờ suối thì còn gì bằng. Tắm suối hả hê, nhấp một ngụm rượu sim rừng ấm với một miếng hải sản vừa nướng nóng hổi, du khách “quên cả lối về”, có khi lại muốn “ở luôn nơi này”.

Thế đấy, suối Tranh tạo cho du khách nhiều cung bậc để yêu thương, để trân trọng. Chỉ có thiên nhiên hoang sơ mới làm được điều đó và mong rằng không có sự can thiệp nào quá trớn của con người làm mất vẻ quyến rũ của dòng suối này. Hãy để dòng suối dịu dàng vốn có của nó để du khách đến với đảo này có dịp làm chuyện ngược đời, ra Phú Quốc… tắm suối!

Du lịch, GO! - Theo Phuquocquetoi, internet
Với mong muốn phát triển bộ môn trekking, Bi Kính Lúp đã đứng ra tổ chức một chuyến khám phá những cánh rừng nguyên sinh phía Tây, Đà Nẵng.

< Xuất phát từ ngọn núi đối diện núi Chúa - Bà Nà.

16 thành viên đã tập hợp nhau trên facebook, thống nhất về lịch trình và tự trang bị một số kỹ năng, vật dụng cơ bản. Chuyến đi kéo dài hai ngày một đêm. Địa điểm chinh phục là khu vực có tên gọi khe Lớn, nằm phía bên kia núi Chúa - Bà Nà, cách xã Tư huyện Đông Giang chưa đầy 10km. Xuất phát từ lúc 7 giờ 30 ngày 10 tháng 3, trong tiết trời khô ráo, nhiều gió và se se lạnh. Sau 02 ngày chinh phục hơn 30 km đường rừng, đoàn đã trở về an toàn cùng những cảm xúc đầy thú vị pha lẫn sự mệt mỏi.

Sau đây là một số hình ảnh của chuyến trekking do Bi Kính Lúp khởi xướng.

< Địa điểm chinh phục nằm phía bên kia ngọn núi có mây che phủ. Con đường dự kiến gần 20km đường rừng.

< Lương thực mang theo gồm: gạo, gia vị và gà. Một số bạn nữ cẩn thận mang theo thuốc bổ phục hồi sức khỏe và các loại thuốc trị bệnh thông thường. Ai cũng hứng khởi, khí thế và nói chuyện rất rôm rả ở chặng đầu. Nhưng càng vào sâu, không khí càng lắng. Bởi ai cũng biết, đi đường rừng mà không tập trung quan sát, không phối hợp nhịp thở đều đặn với bước chân sẽ rất tốn sức, lơ đễnh vấp ngã lộn nhào xuống hố như chơi.

< Trên đường đi thỉnh thoảng gặp những lán trại của "lâm tặc". Đa số vắng chủ nhân. Theo khuyến cáo của Bi Kính Lúp mọi người có thể xin nước uống nhưng tuyệt đối không được tùy tiện đụng vào vật dụng của họ.

< Ngoài ra còn bắt gặp vô số con suối nhỏ. Đây là các nhánh con đổ nước tập trung về khe Lớn - thượng nguồn của suối Mơ nổi tiếng dưới chân khu du lịch Bà Nà.

< Nhiều hoa rừng rất đẹp và lạ.

< Có những đoạn không còn đường mòn, toàn đá gập ghềnh, trơn trượt, mọi người phải tương trợ lẫn nhau. Đây là lúc phát huy tinh thần đồng đội.

< Tập kết, dựng trại. Vị trí dựng trại phải gần bờ suối, bằng phẳng, trống trải (phòng rắn rít) và có thể chạy lên cao nhỡ như có mưa to lũ về.

< Việc đầu tiên là phân công nhau đi kiếm củi. Nhiều người quan niệm sai lầm "ở rừng thì thiếu gì củi". Ừ.. ở rừng thì không thiếu củi, nhưng củi khô thì quả thật rất thiếu. Kiếm củi - nghĩ thì đơn giản nhưng cũng là nhiệm vụ nặng nề với các thành viên tham gia.

< Nhóm lửa cũng không phải đơn giản. Củi ở rừng  nguyên sinh đa phần bị ẩm bởi vùi dưới lớp lá mục. Nên phải thành thạo mới có thể nhanh chóng lên lửa sưởi ấm như thế này.

< Gần 12 giờ trưa mới dựng trại xong, nên mọi người tranh thủ làm gà và các món khác để chuẩn bị tiệc lửa trại. Đêm ở rừng buông rất nhanh. 6 giờ chiều cứ ngỡ như đã sắp khuya. Một vài bạn nữ trong đoàn khá đảm đang.

< Số khác đi mò cua bắt ốc. Ốc đá, cua đá là một trong những "tài sản" quý giá của suối khe ở rừng.

< Bi Kính Lúp đang chế biến món gà nướng lá chanh, gà nướng lá sả và gà nướng mật ong. Giữa không gian yên ả của núi rừng, trong tiết trời se lạnh...mùi gà nướng lan tỏa, thơm nồng như thể "quật ngã" nếp ăn thanh lịch của khách lãng du.

< Còn đây là thành quả. Nhà hàng dưới xuôi có món gà lên mâm. Đoàn trekking ở rừng có món gà múa trên lá chuối.

< Bonus thêm món cháo ốc đá - đặc sản núi rừng miền Trung.

< 16 con người chưa từng quen biết, quây quần bên nhau giữa rừng già, cùng nhấm nháp thịt gà nướng, vừa nhâm nhi ly rượu nồng, vừa tâm sự chuyện đời, ca hát...

< Hôm sau, mọi người tiếp tục hành trình khám phá núi rừng. Con suối này bắt nguồn từ chân dãy Trường Sơn, chảy mãi đến đây và cuối cùng đổ xuôi về chân núi Chúa - nơi có khu du lịch Bà Nà nổi tiếng.

< Cá liên nướng cũng là một đặc sản của núi rừng. Nhìn mấy cô nàng thành phố thưởng thức là đủ biết độ hấp dẫn của món ăn này rồi.


< Đúng 14 giờ chiều 11/3, sau khi dọn dẹp sạch sẽ nơi cắm trại, không để bất cứ rác vô cơ nào làm ô nhiễm môi trường, cả đoàn làm tấm hình tập thể, rồi cất bước chinh phục đoạn đường về xuôi.

Sau hơn 4 tiếng đồng hồ. Cuối cùng ai nấy đều thở phảo nhẹ nhõm khi thấy cáp treo Bà Nà trước mắt.
Những nụ cười xuất hiện, giải tỏa mọi mệt nhọc, lo âu. Lòng ai cũng thấy phấn khởi khi vừa chinh phục được chính bản thân mình.
Kết thúc 1 chuyến trekking, kết thúc 1 cuộc chinh phục đầy gian khó, đọng lại nhiều kỷ niệm, cảm xúc khó quên và quan trọng hơn những tình bạn mới được xe kết bền lâu.

Du lịch, GO! -Theo Bi Kính Lúp (Nguoiduatin)
Nhiều bạn trẻ đã lặn lội khắp nơi tìm những địa điểm mới, độc và lạ để chụp hình đưa lên các trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook... để thỏa lòng đam mê.

Bạn Hoàng Xuân Việt - sinh viên Trường CĐ Y Huế cho biết: “Mình ở Huế lâu nay nhưng có nhiều chỗ chưa hề biết tới, nên khi khám phá ra những địa điểm đẹp thì rất hứng thú, muốn cầm máy ảnh để chụp lại ngay”. Còn Bảo Khuê - sinh viên Trường ĐH Nghệ thuật Huế là một cô gái có những bộ ảnh rất độc, chia sẻ: “Mình chủ yếu chụp ảnh với bạn bè nhằm giải tỏa căng thẳng và tìm vài chỗ mới lạ để thư giãn”.
Có những bộ ảnh dù được chụp ở những địa điểm quen thuộc như: Trường THPT chuyên Quốc Học, Đại nội - Huế hay phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu… nhưng với góc nhìn sáng tạo, các bạn đã làm cho bức ảnh của mình trở nên độc đáo và mới lạ hơn.

Ngoài ra, những địa điểm ít người biết đến như: Đập La ỉ, đồi cỏ chân núi Tứ Tượng, cầu Tam Giang, đồng cải Kim Long, biển Vinh Hiền, bến đò Vĩnh Tu đã được các bạn trẻ ở Huế khám phá và dựng thành ảnh đẹp.

“Có lần cả nhóm (khoảng 20 người) chủ quan vượt đoạn hầm xe lửa để đến làng Vân (Đà Nẵng). Vừa đi được khoảng 300 m trong hầm tối đen thì bỗng thấy 1 tia sáng ở phía cuối… Phải mất mấy phút định hình mới nhận ra đó là đèn pha của xe lửa. Lúc này cả nhóm nhanh chóng đứng nép sát vào hai bên đường hầm, tất cả ba lô và vật dụng đều vứt xuống đất. Khi đoàn tàu đã qua mọi người mới thở phào nhẹ nhõm” - Nguyễn Quốc Viễn, thành viên câu lạc bộ Sharing the Smile, chia sẻ.

Từ những chuyến đi đầy kỳ công như vậy mà rất nhiều địa điểm mới lạ ở bán đảo Sơn Trà, cảng Tiên Sa, đèo Hải Vân, bãi biển Nam Ô… đã được khám phá. Bạn Minh Tâm chia sẻ: “Có những nơi khi bọn mình đặt chân đến vẫn còn rất hoang sơ, ít người lui tới, nhiều khi nhóm còn tự đặt tên cho địa điểm vừa tìm ra, cảm giác rất thú vị”.

Từ niềm đam mê khám phá những khoảnh khắc lạ, đẹp đã có nhiều CLB nhiếp ảnh đã ra đời như: Student Tourism - được thành lập bởi 14 sinh viên Trường ĐH Khoa học Huế; Sharing the Smile được thành lập trên trang Facebook, hoạt động chủ yếu ở Đà Nẵng, thường tổ chức những chuyến đi khám phá các vùng đất mới trong phạm vi Đà Nẵng, Quảng Nam mà trước đó các thành viên chưa từng đặt chân đến.

Quốc Phong - thành viên CLB Sharing the Smile tâm sự: “Có lần nhóm đến làng Vân (Đà Nẵng), ngoài việc tìm kiếm những khung hình đẹp, bọn mình còn tổ chức đêm trung thu cho các em nhỏ ở đây. Từ số tiền nhỏ quyên góp được, bọn mình đã đem đến cho các em thiếu nhi làng Vân một đêm trung thu thật vui và đầm ấm. Đó có lẽ là cảm giác chẳng thể nào quên được”.

Võ Trần Phi Long - chủ nhiệm CLB Student Tourism Huế lại chia sẻ: “Bắt nguồn từ niềm đam mê nhiếp ảnh và mong muốn được học hỏi, mục tiêu của nhóm mình là giúp các bạn sinh viên có thêm điều kiện để tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và càng đi càng thấy quê hương mình thật đẹp, từ đó càng thấy yêu nơi mình sống hơn”.

Du lịch, GO! - Theo Hạnh Chi - Kim Ngân (Thanhnien), internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống