Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 2 July 2012



Chắc hẳn mọi người cón nhớ bộ phim Indiana Jones của Harison Ford với tập phim “Indiana Jones and the last Crusade”  ? Một trong những cảnh quay của bộ phim này được đóng ở một ngôi đền có một không hai trên thế giới mang tên Petra nằm ở quốc gia Jordan. Jordan không phải là một điểm đến du lịch dễ dàng dành cho du khách Châu Á bởi nhiều lý do : đường bay khó khăn, văn hóa tôn giáo, thủ tục visa và tất nhiên là sự lép vế về thương hiệu so với người láng giềng Ai Cập. Tuy nhiên, vẻ đẹp huyền ảo của Petra đã là nguồn động lực giúp tôi vượt qua tất cả trở ngại đó. 


 Vô danh trong con mắt Châu Á, quần thể kiến trúc Petra lại là một khu khảo cổ lừng danh trong giới phương Tây. Tuy đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ cổ đại, thành phố này bỗng dưng biến mất khó hiểu trên bản đồ chính trị trong vòng hơn 14 thế kỷ và được tìm lại vào đầu thế kỷ 19 nhờ công của một số chuyên gia Châu Âu. Chính vì bị trôn vùi trong đống hoang tàn lâu như vậy nên Petra khiến tôi liên tưởng đến câu chuyện cổ tích nàng công chúa ngủ trong rừng. Tại sao phải mất đến 1400 năm người ta mới tìm lại được Petra ? Bởi vì thành phố này được xây tại một vị trí địa lý quá hiểm trở và bí mật, nằm sâu trong một thung lũng đá, một vị trí quá lý tưởng để đóng các bộ phim truy tìm kho báu kiểu Indiana Jones. Bản thân đế chế La Mã hùng mạnh cũng đã từng một lần tấn công Petra nhưng thảm bại và các tướng quân đã thề không bao giờ quay lại đó nữa. Theo các chuyên gia, Petra bị lụi tàn không phải do bị xâm chiếm mà là do bị bỏ hoang. Còn nguyên nhân bỏ hoang thỉ chưa được làm sáng tỏ, một cuộc di tản vì bệnh tât ? Hay là do động đất ? 


 Sinh ra vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên (cùng thời với đế chế La Mã), những vực thẳm khổng lồ bằng đá đỏ và những khu thánh đường rộng lớn của Petra không có điểm chung gì so với những nền văn minh cùng thời điểm đó trên trái đất. Nhiều chuyên gia sử học và khảo cổ học cho rằng Petra xứng đáng được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 của thế giới cổ đại, sánh ngang với kim tự tháp, vườn treo Babylon hay Vạn Lý Trường Thành. 


 Petra được xây dựng bởi một dân tộc Ảrập có tên là Nabatean tại một vị trí chiến lược, nằm ngay tại ngã tư thương mại nối Trung Quốc, Ấn Độ (Châu Á) với Ai Cập (Châu Phi) và Rome (Châu Âu). Những mặt hàng xa xỉ nhất thời bấy giờ đều phải qua tay Petra trước khi được vận chuyển đi tiếp : tơ lụa Trung Quốc, gia vị Ấn Độ, nước hoa vịnh Ảrập, kim cương Ai Cập, lạc đà Syria, dầu ôliu và rượu vang La Mã….Petra đánh thuế rất cao vào các mặt hàng đó và nhờ vậy nền kinh tế phát triển rất mạnh, cho phép đầu tư xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ và nguy nga ngay tại thành phố Petra. 


 Nhưng có một điều khó hiểu mà các chuyên gia đang tìm câu trả lời : tại sao các vị vua của Petra lại quyết định cho xây thành phố sâu hẳn vào thung lũng hiểm trở. Điều này đi ngược hẳn với nguyên tắc quy hoạch đô thị của các nền văn minh cùng thời, thường ở gần sông hoặc ở vị trí bằng phẳng thuận lợi cho giao thông vận chuyển hàng hóa thương mại. Tại Petra, nếu các thương gia muốn vận chuyến hàng hóa vào thành phố thì phải dùng lạc đà đi qua một hẻm núi hẹp, vách núi cao 80m và kéo dài đến hơn 1km. Và con đường đó vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Du khách đến thăm vẫn phải qua hẻm núi này.


 Đang phải loay hoay xoay sở với các hẻm núi này thì bỗng nhiên hiện ra trước mắt tôi một ngôi đền khổng lồ, báo hiệu bạn đã chính thức đặt chân đến xứ sở huyền thoại Petra. Đứng trước công trình đồ sộ cao 43m và rộng 30m này, tôi cảm thấy thật nhỏ bé. 


 Đền này có tên là El Khazneh, vốn dĩ là lăng mộ của một vị vua. Điểm đặc biệt của ngôi đền này và cũng như nét kiến trúc độc nhất vô nhị của Petra, đó là việc tất cả đều được tạo ra từ việc trạm khắc trực tiếp từ bề mặt vách núi. Đây cũng là một điều khiến tất cả sửng sốt ngạc nhiên bới các dân tộc Ảrập thời cổ đại đều là dân du mục và chưa bao giờ để lại bất cứ dấu vết nào cho thấy trình độ kiến trúc xây dựng siêu việt. Petra và dân tộc Nabatean là một ngoại lệ duy nhất.  


 Khác hoàn toàn với tất cả các đô thị cùng thời, người Nabatean không phải vận chuyển bất cứ vật liệu xây dựng nào từ bên ngoài, họ chỉ sử dụng kỹ năng trạm khắc, khoét sâu vào bề mặt các tảng đá khổng lồ để tạo ra các cột nhà, hang động và mái nhà khổng lồ. Ngay trước cổng đền, tôi đã thấy một loạt dân địa phương áp sát khách du lịch để chào mời dịch vụ cưỡi lạc đà của họ. Nhân dịp này, tôi cũng phải nói luôn là Petra còn được mệnh danh là « thành phố lạc đà » thời cổ đại. Lý do cũng đơn giản thôi. Thời ấy, lạc đà là phương tiện vận chuyển duy nhất ở các quốc gia Trung Đông vốn dĩ chỉ có sa mạc và các vùng đất cằn cỗi thiếu nước. Nhưng Petra có lẽ là kinh đô của lạc nhà nhờ sự hưng thịnh của giao lưu thương mại. Các đoàn caravan lạc đà cứ nối đuôi nhau đến như những đàn cá chép. Cũng như tất cả các công trình kiến trúc khác, nét đặc trưng của El Khazneh không phải là ở nội thất bên trong (chẳng có gì và rất ngèo nàn) mà là ở các nét điêu khắc bên ngoài. Truyền thuyết nói rằng bên trong hàm chứa kho báu bí mật, cũng có thể là nguyên nhân tạo nguồn cảm hứng cho phim Indiana Jones ? Ngay cái tên El Khazneh dịch từ tiếng ả rập cũng có nghĩa là « kho báu » 

  Tôi theo thông tin từ cẩm nang du lịch, chọn thời điểm chụp ảnh tuyệt nhất đối với El Khazneh là vào lúc 10h sáng và có 2 điểm chụp ảnh tốt nhất, một là chụp đối diện và 2 là lần theo một con đường mòn trèo lên đỉnh đồi cao hơn 100m và chụp từ trên xuống. 


 El Khazneh chỉ là một trong số rất nhiều công trình kiến trúc của Petra. Muốn thăm kỹ càng tất cả thì phải mất khoảng 4-5 ngày. Thông thường, các tour du lịch dành cho các nhóm du lịch chỉ dành có 1 ngày và tôi cảm thấy đó là một bất công đối với Petra. Bản thân tôi phải dành 3 ngày trọn vẹn, để có thể khám phá một cách thoải mái, hòa mình vào những bí ẩn đằng sau tác phẩm nghệ thuật Petra và chụp những bức ảnh đáng đồng tiền bát gạo. 


Petra trước kia bao gồm cả đền thờ, nơi ở của vua chúa và nhà dân. Tuy nhiên, vì nguồn gốc du mục của dân tộc Nabatean, chỉ có các công trình kiến trúc dành cho thờ cúng là được xây dựng kiên cố còn nhà dân thì tạm bợ hơn. Chính vì thế, sau hơn 1400 năm, những gì còn sót lại nguyên vẹn chỉ có các ngôi đền. 


Nét kiến trúc của Petra cho phép các nhà khảo cổ học suy đoán được mối quan hệ văn hóa và thương mại khá mật thiết giữa Petra với các nền văn minh lân cận. Thật vậy, kiểu cách xây dựng nhà cửa nửa chòi ra ngoài nửa dính liền vào bề mặt vách núi cho thấy rõ tầm ảnh hưởng của nền văn minh có ngồn gốc Ba Tư (bản thân tôi cũng được biết các công trình theo kiểu này ở Iran, Syria và miền nam Thổ Nhĩ Kỳ). Tiếp đến, kiểu xây bề mặt đền mang đậm phong cách Hy Lạp và La Mã với các cột cao khổng lồ và mái hiên hình tam giác. Có thể nói Petra là dẫn chứng tiên phong trong lịch sử giao lưu văn hóa giữa Đông và Tây.


Ngoài trình độ trạm khắc trên đá tuyệt đỉnh, người Nabatean còn khiến cả thế giới thán phục nhờ khả năng xây dựng hệ thống dự trữ và phân phối nước của họ. Như các bạn đã biết, trở ngại lớn nhất của tất cả các quốc gia Trung Đông và Châu Phi là dự trữ nước. Tại một vùng đất cằn cỗi như Petra, bao bọc xung quanh chỉ là núi đá và cát bụi thì việc giữ lại nước mưa yếu tố quyết định đến sự sống còn của vương quốc. Chính vì thế, họ xây dựng một loạt các hũ đá chứa nước và tạo các ống dẫn nước nhờ việc khoét sâu vào vách đá. 


 Điểm cuối cùng trong hành trình khám phá Petra của tôi là đền Deir, trong tiếng ả rập có nghĩa là « đền thờ ». Muốn lên được đó thì phải leo 800 bậc thang dưới cái nóng hơn 40°C. Nhưng một khi đã leo lên được đỉnh thì cái nhìn toàn cảnh thực sự khiến tôi ngất ngây. 








Sunday, 1 July 2012

Nếu Hà Nội nổi tiếng về những con phố và ngõ nhỏ thì khi nói đến Sài Gòn “con hẻm” lại mang một ý nghĩa rất riêng, rất Sài Gòn với những con hẻm dài, ngoằn nghòe nhiều ngã rẽ giống như một mê cung giữa Sài Thành.

Hẻm là cấp đường nhỏ nhất trong hệ thống đường đô thị, nhưng trên hết, hẻm là nơi giao lưu, trao đổi, nơi cuộc sống diễn ra và mỗi khu vực có nét đặc trưng riêng.

"Hẻm" cũng trở thành câu cửa miệng của nhiều người dân khi hỏi đường hay muốn mua một thứ gì đó. Đặc trưng của những con hẻm ở Sài Gòn là những quán cóc nhỏ ngự trị trên những lối đi vốn đã không thể hẹp hơn ấy. Nhưng chẳng thấy ai cảm thấy phiền mà thích thú với những quán ăn này.

Sáng sớm, ở những con hẻm lại vang lên tiếng í ới gọi nhau “Ra đầu hẻm mua giùm mẹ tô bún”, “Cafe hẻm đi tụi bay ơi” “Tao đang ở hẻm A, B, C... ra đây đi”... Có lẽ chính vì vậy, các  quán cóc ở những con hẻm Sài Gòn cũng đã tạo nên một nét vẻ riêng cho Sài Gòn giữa một thành phố lúc nào cũng xô bồ, tấp nập với nhiều nhà hàng cao tầng, sang trọng phía mặt tiền ngoài những con đường lớn. Khi nhắc đến Sài Gòn người ta khó mà quên được cái “Văn hóa con hẻm” rất riêng ấy.

Khi lạc vào một con hẻm ở Sài Gòn, nếu bạn không rành đường thì nên hỏi người dân để biết đường ra nơi bạn muốn đến. Bởi những con hẻm ở đây có thể thông từ quận này đến quận khác. Từ một con hẻm có thể dẫn bạn đến vô số những con hẻm khác, ngoằn ngoèo và khó phân định.

Mỗi lần đi dạo trong hẻm, có khi khách lạ thấy nhiều điều ngạc nhiên: khi thì một ngôi chùa cổ (rất nhiều ở Chợ Lớn), khi thì nhận ra cuộc sống cộng đồng của những người làm cùng nghề. Ở quận 3, khách chợt gặp con hẻm của những người chuyên làm bánh, mứt phục vụ tết; ở quận 6 và phát hiện hẻm nghề in và ở quận Tân Bình có hẻm thợ may.

Vậy nhưng đôi khi nếu bạn đi theo những con đường lớn có tên đường hẳn hoi thì đoạn đường từ quận 1 đến quận 10 rất xa. Nhưng luồn lách qua những con hẻm thì chỉ mất chừng 15 phút. Bạn còn có thể khám phá những không gian mới mẻ, những khu chung cư vui nhộn khi đi qua con hẻm ở Sài Gòn.

Hẻm ở Sài Gòn cũng có nhiều loại hẻm. Có nơi gọi là hẻm nhưng là một con đường rộng, có cả tên đường. Nhưng có hẻm lại rất nhỏ chỉ đủ một chiếc xe máy đi vào. Lại nhớ nhà văn Sơn Nam đã từng nói “Nhà thằng này hẻm nhỏ xíu! Tới lúc nó chết khiêng quan tài ra cũng không được!” khi ông đến thăm ông Nát ở Cầu Bông.

Nhà cửa trong những con hẻm ở Sài Gòn cũng san sát nhau, hai nhà chung một vách, sáng mở cửa là đụng mặt nhau, trưa thì vắng tanh vắng ngắt. Chỉ cần nghe tiếng rao của người bán háng rong đầu hẻm là những người cuối hẻm cũng có thể nghe thấy vì con hẻm như những đường ống truyền cực chuẩn đưa âm thanh đi mãi vào trong ngõ.

Theo lẽ thường, người thành phố không biết nhiều về hàng xóm của mình. Thế nhưng, trong hẻm, tình làng nghĩa xóm, tinh thần tương thân tương ái gắn kết mọi người với nhau. Một người dân trong hẻm nói với tôi: “Khi có người hỏi, tôi ở đâu, tôi luôn trả lời bằng tên hẻm của mình trước. Con hẻm đối với tôi như một đại gia đình”.

Mỗi con hẻm đều có lịch sử, kiến trúc và đặc trưng riêng. Giữa hẻm chính và hẻm nhánh có sự khác biệt khá rõ nét. Chợ và hàng quán thường gắn với hẻm chính. Hẻm nhánh như những cánh tay vươn ra từ hẻm chính, thường rất yên tĩnh và được tô điểm bằng các chậu hoa do người dân đặt ở hai bên. Hẻm nhánh thường hẹp hơn và có khi là hẻm cụt.

Vào Sài Gòn, đi dạo trên đường phố nếu thấy xa xa có xe bánh mì hoặc nước mía, hay một quán có nhỏ bán hủ tiếu, bún riêu... là nơi đó có những con hẻm. Những hàng quán này cũng như là một dấu hiệu nhận biết của con hẻm vậy, với sự hiện diện gần như là nơi nào cũng có của nó nơi mỗi đầu hẻm trên đường phố Sài Gòn. Những hàng quán nho nhỏ đó chẳng bao giờ nằm chỏng chơ giữa đoạn đường mà phải nằm đúng vị trí của nó là ngay trước đầu mỗi con hẻm, hay cuối con hẻm này và đầu con hẻm khác.

Nhiều khi thấy tôi đi vào một con hẻm, mọi người cứ nhìn tôi rồi cười. Vài phút sau, tôi hiểu được ý nghĩa của những nụ cười đó: hết đường rồi, tôi đang ở trong hẻm cụt. Chẳng sao cả, tôi quay trở ra và tiếp tục đi, sẵn sàng bị lạc trong mê cung đô thị đầy sức sống và cũng lắm bất ngờ.

Đi vào hẻm là đắm mình vào gia đình Việt. Tôi không nhớ hết số lần mình được mọi người niềm nở mời vào tham quan nhà, uống trà và vui cười cùng các em nhỏ. Các bác lớn tuổi rất thích kể về lịch sử và những thay đổi trong con hẻm của mình. Một số bác sống ở đó từ hơn 50 năm nay.

Theo năm tháng, ngôi nhà được nâng cấp, xây thêm tầng lầu, nâng nền để chống ngập vào mùa mưa. Tuy môi trường sống có được cải thiện, nhưng nhiều người vẫn luyến tiếc thời con hẻm còn có những bụi tre hai bên, mỗi nhà đều có góc vườn nhỏ và mỗi người đều quen biết với nhau.

Con hẻm ở Sài Gòn, chỉ có ở Sài Gòn mới có mà thôi. Nó không giốngng những con phố với nhưng tên riêng như Hà Nội. Nó cũng không phải là những “ngõ” ở Hội An, Huế.

Những con hẻm ở Sài Gòn có lẽ rồi sẽ dần dà mất đi vì mật độ đô thi hóa. Nhưng, hình ảnh những con hẻm nhỏ vẫn còn mãi trong lòng người Sài Gòn. Những con hẻm quanh co, chằng chịt như mạch máu, như cái chân chất thật thà của chính con người Sài Gòn. Ở đó có cái tình cảm xóm giềng chảy trôi trong máu thịt. của mỗi con người Việt Nam, thứ tình cảm xóm giềng mà dù đi bất kỳ nơi đâu trên thế giới này cũng không tìm thấy được. Ở đó là những sự nương tựa chung đụng sống cùng nhau, sống cùng cái tốt lẫn cái xấu của nhau một cách chân thật trọn vẹn…

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ MonngonSaigon, Nguoiduatin, ảnh internet
các tỉnh miền núi phía Bắc, người Mông lấy vợ bằng cách cướp vợ, bắt vợ, người Dao thì ngủ thăm còn người Thái thì chọc sàn. Cùng là lấy vợ, xây dựng gia đình song mỗi dân tộc lại có những đặc trưng văn hóa riêng. Tục chọc sàn tìm vợ của người Thái vẫn còn tồn tại rải rác ở Sơn La là một nét đẹp hoang sơ về tình yêu.

< Sông Đà đoạn chảy qua xã Mường Khoa.

Xã Mường Khoa (Bắc Yên, Sơn La) nằm bên sông Đà. Xã rộng mênh mang, với những dãy núi ngợp tầm mắt, những cánh rừng âm u, hoang thẳm. Xã chỉ có 4 bản, gồm bản Phố, bản Khoa, bản Khọc, bản Khằng. Tại Tạ Khoa, Song Pe, Tà Xùa (Bắc Yên), Tân Phong, Nam Phong, Suối Tọ, Tân Lập (Phù Yên)... và rất nhiều nơi khác vẫn còn rải rác tục chọc sàn tìm vợ, song Mường Khoa còn bảo lưu rõ nét hơn cả.

Con đường từ trung tâm xã Mường Khoa vào đến bản Khằng, nói như người miền núi thì bằng 5 con dao quăng, thế nhưng, chúng tôi phải lái xe máy leo dốc mất nửa buổi mới tới nơi.

< Thiếu nữ Thái bên nhà sàn.

Nhờ anh Hà Văn Sơn, con trai của trưởng bản Khoa Hà Văn Nhọt, giới thiệu, chúng tôi tìm đến nhà Lường Văn Lủ và Lường Văn Pháy, chính hiệu dân thổ địa mà Sơn quen biết trong bản, đang ở độ tuổi chọc sàn tìm vợ.

Mặt trời lặn bên kia dãy núi, chúng tôi uống mấy chén rượu lấy dũng khí, để cả đêm ăn gió nằm sương, vác gậy đi chọc sàn kiếm vợ.

Tôi đi cạy cửa… ngủ thăm

Tục “chọc sàn tìm vợ” của người Thái thế này: Người con trai thích cô gái nào thì phải mang gậy đi chọc nhà sàn. Nếu cô gái đó yêu, khi nghe thấy tiếng chọc sàn sẽ đi theo chàng trai ra bờ suối, bìa rừng để trò chuyện, không ưa thì có chọc thủng cả sàn nhà cũng không ra.

Chọc sàn vài bữa thấy hợp nhau, gia đình chàng trai mang bạc trắng, lễ vật đến để hỏi cô gái về làm vợ. Cô gái ôm cả chục chiếc chăn, gối, đệm, mà cô gái tự tay làm bằng bông lau lúc còn con gái đến nhà chồng làm dâu, thể hiện sự khéo léo, chịu khó, thương yêu gia đình chồng.

< Thiếu nữ Thái tắm suối.

Bản Khằng nằm lọt thỏm trong thung lũng, có con suối thơ mộng chảy qua. Ánh trăng không đủ sáng, chúng tôi phải mang theo đèn pin để soi đường, rồi cứ thế đi ngược con suối là lên đến sườn núi, nơi có mấy ngôi nhà sàn có con gái đang ở độ tuổi chờ người chọc sàn.

Sương đã xuống dày kín các con đường, đi một đoạn vuốt mặt lại thấy sương đọng thành giọt ở lòng bàn tay. Đêm ở bản chẳng có âm thanh gì ngoài tiếng suối róc rách buồn tẻ, đơn điệu.

Trong những ngôi nhà sàn to tướng, chỉ thấy leo lét ánh đèn dầu hoặc ánh điện máy phát tự chế chạy bằng sức nước, cùng ánh lửa bập bùng phát ra từ cái bếp ở góc nhà. Lủ và Pháy dòm từng ngôi nhà, ngắm từng cái bậu cửa, cầu thang như kẻ cắp rành nghề.

Hai tên ngó xem then cửa có cài không? Trong nhà có ai còn thức? Cô gái đến tuổi lấy chồng đang nằm ở chỗ nào? Nhà có mấy con chó?... Đó là điều mà mỗi tên đi chọc sàn phải biết.

Sau khi dạo một vòng, chúng tôi quyết định chọc sàn nhà cô gái tên Lò Thị Tịt. Tịt sinh năm 1990. Ở tuổi này, chúng bạn đã có con bồng con bế cả rồi, vậy mà Tịt vẫn chưa ưng ai.

Pháy bảo Tịt đã yêu thầm, nhớ vụng một thầy giáo miền xuôi lên cắm bản dạy học. Nhưng thầy giáo lại đã có người tình trong mộng mãi tận miền xuôi. Yêu thầy rồi, Tịt không còn muốn trai bản nữa. Vì vậy mà Pháy và đám thanh niên trong bản đã chọc sàn từ khi Tịt mới 13–14 tuổi mà Tịt vẫn chưa mở cửa chạy theo ai.

Lủ được cử ra đứng chỗ cầu thang đi xuống để cảnh giới người nhà Tịt có thể đi ra, đi vào. Tôi soi đèn, Pháy cầm chiếc gậy dài hơn mét đã được dùng trong rất nhiều vụ chọc sàn mà chưa kiếm được vợ, lách qua chỗ 3 con trâu đang đứng chềnh ềnh nhai cỏ để tiến về góc nhà bên kia, nơi đặt chiếc giường của Tịt.

Tôi và Pháy ghé mắt qua khe hở của sàn nhà và nhìn rõ khuôn mặt ửng hồng của Tịt qua ánh điện leo lét. Cái khe sàn này dường như được bố mẹ của cô gái cố ý làm hở để con gái mình có thể nhìn thấy khuôn mặt chàng trai đến chọc sàn và ngược lại.

Tiếng chọc sàn của Pháy vang lên “cộp, cộp…”, rộn ràng, hồi hộp, mong chờ. Tịt đang ngồi một mình trên giường khâu chiếc chăn làm bằng bông lau trắng tinh. Tôi thấy ánh mắt của Tịt thỉnh thoảng lại len lén nhìn về phía khe hở của sàn nhà. Đôi mắt ấy lúc sáng rực rỡ, lúc dịu dàng sâu thẳm như đêm diễm lệ của đại ngàn.

Tiếng chọc sàn của Pháy mỗi lúc một gấp gáp, thế nhưng, Tịt tỏ ra không nghe thấy. Cô hạ màn, tắt đèn và chui vào trong chiếc màn trắng tinh, rồi tắt đèn, để lại chúng tôi bơ vơ dưới gầm căn nhà lạnh lẽo, hôi thối.

Pháy tỏ ra kiên trì, càng chọc mạnh hơn. Gã bảo chọc cho Tịt không ngủ được, phát tức mà phải mò xuống tiếp chuyện.

Một lát sau, thấy tiếng cót két của chiếc cửa chính phía cầu thang. Tôi và Pháy hồi hộp mong được gặp Tịt. Thế nhưng, bất chợt Pháy kêu lên hoảng hốt: “Chuồn mau!”.

Cả bọn chạy tán loạn, dẫm cả lên những bãi phân trâu to tướng, vẫn còn nóng ấm. Tôi ngoái lại, qua ánh đèn mờ mờ hắt ra thấy bố Tịt lăm lăm con dao quắm trong tay.

Cuộc tình lãng mạn đêm chọc sàn

Trăng lên treo đỉnh núi, khiến bản Khằng (Mường Khoa, Bắc Yên, Sơn La) đẹp diễm tình như trong cổ tích. Đêm chọc sàn thất bại khiến Pháy buồn thê thảm. Cạy miệng Pháy chẳng nói được lời nào. Lủ ghé tai tôi bảo, Pháy buồn nốt đêm nay thôi, chứ đêm mai lại mang hy vọng theo cây gậy đến nhà Tịt chọc sàn tiếp.

Cả bọn chọc sàn tìm vợ chúng tôi băng qua một sườn núi, tiếp tục lần vào nhà hai chị em cô gái Lù Kiều Vân và Lù Kiều Lả. Vân sinh năm 1993, Lả là em gái của Vân, sinh năm 1995.

Qua những khe hở dưới sàn chúng tôi nhìn thấy Vân đã nằm trong màn, Lả đang ngồi trên giường, nghiêng nghiêng mái tóc, thêu chiếc khăn có hoa văn màu xanh lam. Lả nhỏ nhắn, xinh nhất bản Khằng. Em có hàm răng trắng, bóng, đều tăm tắp, nhỏ như ngô nếp non.

Khung cảnh rừng đêm thật lãng mạn. Tôi có cảm giác như mình đang được sống trong những câu chuyện cổ tích. Tình yêu của núi rừng, của con người vừa lãng mạn, vừa đẹp mộc mạc, đơn sơ mà trữ tình.

Lần này thì đến lượt Lủ vào chọc sàn. Lủ theo đuổi Lả đã hơn một năm nay, đứng nhẵn cả khoảnh đất và chọc đến sắp thủng sàn nhà mà Lả vẫn chưa chịu chạy theo tiếng gọi của tình yêu.

Theo lời Pháy, vì Lả xinh đẹp, nên có cả chục chàng trai trong bản nhòm ngó. Hầu như đêm nào cũng có thanh niên đến gầm sàn nhà Lả để chọc sàn. Vậy nhưng, Lả vẫn chưa chịu chạy theo tiếng gậy của ai.

Trong số những chàng trai theo đuổi Lả, thì Lủ là người kiên trì nhất. Lủ tin rằng sự kiên trì sẽ khiến Lả tin vào tình yêu chân chính của cậu và phải xiêu lòng.

Tiếng chọc sàn lại vang lên đều đặn “cộp, cộp, cộp… cộp cộp cộp”. Vẫn không thấy động tĩnh gì từ phía hai chị em Vân và Lả. Pháy đưa cho Lủ chiếc đàn môi nhỏ xíu. Trong đêm tĩnh lặng, tiếng đàn môi vang lên nhút nhát vụng về, thế nhưng, tôi cảm thấy được tâm hồn, tình yêu thật lòng qua tiếng da diết khó tả thành lời.

Tiếng đàn môi réo rắt trong đêm tĩnh lặng rồi vụt tan biến vào thinh không. Trong nhà có tiếng lách cách, ngái ngủ. Pháy bảo bố mẹ cô gái đi ngủ để giả điếc, giả câm. Vẫn không thấy động tĩnh gì từ phía trong vách cửa.

Tiếng đàn môi của Lủ tắt ngóm. Pháy lại tiếp tục chọc sàn, nhưng âm thanh chọc sàn của Pháy cũng trở nên đơn điệu, lạc lõng. Mọi người đều mang cảm giác thất vọng. Chúng tôi đang định ra về thì bỗng nhiên có tiếng kẹt cửa vang lên.

< Duyên dáng với tính tẩu.

Lả khẽ mở cửa bước xuống cầu thang, thẹn thùng, e lệ. Lủ trở nên mạnh mẽ như một chàng dũng sĩ, nắm tay Lả lôi đi. Hai người chạy về phía bờ suối tâm tình, để lại chúng tôi ngồi đó ngẩn ngơ.

Vài hôm nữa gia đình Lủ sẽ mang bạc trắng, trâu béo đến xin Lả và họ sẽ thành vợ, thành chồng.

Tục chọc sàn tìm vợ là một nét văn hóa rất đẹp, rất trong sáng của người Thái. Sau những buổi gặp gỡ trên nương lúa, trong rừng sâu, ngoài chợ phiên, trò chuyện thấy hợp duyên thì cô gái gợi ý bằng ánh mắt, bằng tiếng đàn môi, tính tẩu để chàng trai đến chọc sàn.

Tiếng chọc sàn vang lên như ám hiệu đã thỏa thuận trước. Cô gái lặng lẽ mở cửa đi ra bờ suối, bìa rừng trò chuyện cùng người yêu. Chàng trai mỗi lần đến đều mang theo một nắm cơm và vài con cá nướng cho cô gái ăn.

< Em gái Thái đến tuổi cập kê là đêm đêm dưới gầm nhà có tiếng chọc sàn.

Nắm cơm biểu trưng cho tính chăm chỉ, chịu khó lên nương còn những con cá nướng thể hiện tài bắt cá dưới sông suối của chàng trai. Hai món ăn này sẽ khiến cô gái tin tưởng vào một chỗ dựa vững chắc khi lấy chàng trai làm chồng.

Chọc sàn tìm vợ là một phong tục diễm tình nguyên sơ của rừng già đã có từ thuở hồng hoang. Thoạt nghe ta thấy ngỡ ngàng, tưởng họ sống phóng túng, ăn cơm trước kẻng. Tuy nhiên, sự việc hoàn toàn không phải như vậy. Người con trai đến nhà cô gái chọc sàn rồi dẫn nhau vào rừng là để tìm hiểu nhau chứ không bao giờ có chuyện “khám phá” cơ thể người mình yêu trước khi cưới.

Tuy nhiên, ở xã Mường Khoa những nét đẹp trong tục chọc sàn tìm vợ chỉ còn thấy ở bản Khằng, bản Khọc mà thôi. Bản Khoa, bản Phố từ ngày có Quốc lộ 13 đi qua và có cái chợ nổi của thủy dân từ Hoà Bình lên họp suốt đêm (mỗi tháng 3 lần) thì không còn giữ được cái phong tục diễm tình, nguyên sơ này nữa.


< Các chàng trai, cô gái Thái hẹn hò ở chợ. Tâm đầu ý hợp rồi, thì cuộc chọc sàn sẽ dễ dàng thành công. 

Chủ tịch xã Hà Văn Nghĩa xót xa: “Ngày xưa, ở bản Khoa, bản Phố mỗi khi đêm về, trai Mông đi cướp vợ, trai Mường ngủ thăm còn trai Thái đi chọc sàn tìm vợ. Con gái Thái xinh lắm, tối đến chúng tụ tập múa xòe, hát Inh lả ơi. Từ ngày có cái chợ và con đường đi qua thì tệ nạn kéo về, một số trai bản sinh trộm cắp, hút hít, một số gái bản đua đòi, rồi bán dâm, buôn ma túy. Bản làng mấy năm nay chẳng lúc nào được bình yên cả”.

Chọc sàn tìm vợ là một tục lệ của người Thái chỉ còn tồn tại ở những nơi xa xôi, hẻo lánh. Ranh giới giữa văn hóa và hủ tục của tục lệ chọc sàn tìm vợ thật mỏng manh nếu không giữ gìn được sự trong sáng.

Cạy cửa “ngủ thử” với sơn nữ giữa rừng hoang

Nói là ngủ thử thì hơi thô thiển, nhưng đó là sự thực. Tục ngủ thử ấy, được người Dao ở bản Cỏi (Xuân Sơn, Thanh Sơn, Phú Thọ) gọi là "ngủ thăm". Có theo trai bản đi "ngủ thăm", mới biết rằng đây là một nét đẹp của đại ngàn hoang thẳm.

< Bản Cỏi nằm giữa thung lũng đẹp như mơ.

Mấy năm trước, từ cổng VQG Xuân Sơn vào bản Cỏi, phải đi bộ mất một buổi. Nhưng giờ đường bê tông đã vào đến tận thung lũng Cỏi. Con đường nhỏ xuyên qua những cánh rừng, với những thân cây cổ thụ lừng lững. Bản Cỏi của người Dao, nằm lọt thỏm giữa rừng rậm hoang vu.

Tôi và Hà, phóng viên báo Phú Thọ vạch rừng tìm đến nhà mấy gã thanh niên mà Hà quen biết trong bản, những gã đang ở độ tuổi “cạy cửa ngủ thăm” để kiếm vợ.

Ông mặt trời đã lặn xuống phía bên kia ngọn núi, bóng tối sầm sập đến. Đêm ở rừng xuống nhanh như lũ. Chỉ một loáng, vạn vật đã chìm trong bóng đêm, thay vào đó là ánh trăng mờ ảo, không xuyên thủng được màn sương đêm dày đặc. Tôi, Hà cùng hai gã là Xuân và Tiến, là dân thổ địa đi “ngủ thăm” để kiếm vợ.

Có thể giải thích tục “ngủ thăm” như sau: Người con trai thích cô gái nào trong bản thì tìm đến tán tỉnh. Nếu cô gái đó gật đầu thì chàng trai có thể ngủ lại nhà luôn, cùng màn, cùng chiếu với cô gái để thăm dò xem cô gái đó có làm vợ được không. “Ngủ thăm” vài bữa thấy được thì mang bạc trắng, lợn béo đến để hỏi vợ.

Bản Cỏi nằm lọt thỏm trong thung lũng, có con suối thơ mộng chảy qua. Ánh trăng không đủ sáng, chúng tôi phải mang theo đèn pin để soi đường, rồi cứ thế đi ngược con suối là lên đến sườn núi, nơi đó có mấy ngôi nhà sàn đều có con gái đang ở độ tuổi chờ người “ngủ thăm”.

Bấy giờ, sương đã xuống dày kín các con đường, vuốt mặt lại thấy sương đọng thành giọt ở lòng bàn tay. Cả bọn dạo quanh một vòng bản Cỏi để thăm thú tình hình.

Đêm ở bản chẳng có động tĩnh gì ngoài tiếng suối ào ào. Thỉnh thoảng có tiếng tắc kè gọi bạn vang lên đơn điệu. Trong những ngôi nhà sàn to tướng leo lét ánh điện.

Tiến và Xuân dòm từng ngôi nhà, ngắm từng cái bậu cửa, cầu thang như tên trộm. Sau khi dạo một vòng chúng tôi quyết định cạy cửa nhà cô gái tên Huyên. Huyên sinh năm 1994. Ở tuổi này chúng bạn đã có con bồng con bế cả rồi, vậy mà Huyên vẫn còn kén chọn.

Phải nói là Huyên đẹp, tuy nhiên cái gò má hơi cao của em đã làm cho bao nhiêu chàng trai mê đắm mà vẫn không dám lấy làm vợ.

Từ khi em mới 13-14 tuổi, đám trai bản đã nô nức kéo nhau đến “ngủ thăm” nhưng rồi chẳng ai đem bạc trắng, lợn béo đến xin em về làm vợ cả. Cũng chỉ tại ông thầy mo ở bản ác ý nói bóng nói gió rằng em có tướng sát chồng và đám trai bản kia dù có gan góc đến mức nào cũng không thể vượt qua một lời nói cẩu thả của ông thầy mo, người có uy tín tối cao trong bản.

Cả bọn ngồi trò chuyện bằng tiếng Dao, tôi không hiểu gì, chỉ lặng lẽ ngồi nhìn họ tán tỉnh nhau.

Hà bảo tôi rằng Xuân đang ngỏ ý muốn “ngủ thăm” với Huyên song Huyên từ chối khéo léo bởi vì Huyên đang có một anh chàng khác. Người “ngủ thăm” của Huyên đang học nội trú dưới huyện. Trò chuyện một lát nữa rồi Xuân ngoắc tay ra hiệu “chuồn” vì “đồn” này đã có “địch”, “đánh” cũng không hiệu quả nữa.

Đi một đoạn nữa chúng tôi lại dừng chân bên đường. Xuân nhảy tót qua hàng rào, trèo lên cầu thang, ngó vào khe cửa rồi quay ra thông báo rằng có một tốp đang tán tỉnh cô gái 16 tuổi tên Vân trong đó.

Chúng tôi lại đi tiếp lên phía sườn núi và lần vào nhà hai chị em cô gái tên Mịch và Hoa. Mịch sinh năm 1994. Hoa là em gái của Mịch, sinh năm 1996. Mịch ăn mặc mỏng manh, đã nằm trong màn, kéo ri đô kín mít, chẳng biết cô đi ngủ sớm hay đang chờ ai vào “ngủ thăm”.

Cô gái ngồi trên bậu cửa chính là Hoa. Hoa ngả đầu, nghiêng nghiêng mái tóc, thêu chiếc khăn có hoa văn màu xanh lam rất bắt mắt.

Hoa nhỏ nhắn, xinh nhất bản Cỏi. Tóc dài, buông thõng như cánh rừng đêm trăng liêu trai mờ sương. Không chỉ trai bản mà dân miền xuôi nhìn thấy em cũng ngẩn ngơ như đàn ong vỡ tổ.

Mịch trở dậy tiếp chúng tôi. Mịch cũng đẹp lắm. Mịch là đối tượng Xuân đã ngắm từ lâu. Nghe họ nói chuyện tôi không hiểu gì song theo Tiến thì hai đứa cũng mến nhau lắm rồi, chỉ ngày một, ngày hai nữa là chúng “ngủ thăm” với nhau mà thôi.

Lát sau, qua ánh lửa cháy bùng bùng, chúng tôi mới nhìn thấy ở góc bên kia, trên chiếc phản có một gã đang nằm ườn, chừng giả vờ như đang ngủ. Hoa lại gần bên gã, gã làu bàu khó chịu, rồi lại lăn ra... bất động.

Thấy Hoa ngồi bên gã đó, Tiến sa sầm mặt mày. Hoa là đối tượng Tiến đã nhắm từ lâu mà chưa được “ngủ thăm”, vậy mà bỗng nhiên đêm nay cái gã Chuông nhỏ con đó lại được Hoa cho “ngủ thăm”. Trông điệu bộ đó thì dường như họ đã sắp thành vợ, thành chồng.

Hoa mang ấm nước sôi ùng ục ở bếp lửa cho chị Mịch pha trà mời khách. Hoa cố tình tránh ánh mắt đau đớn như chất chứa hàng ngàn câu hỏi của Tiến. Hình như em giả vờ chạy về phía bếp lửa đùng đùng cháy ở góc nhà nhụt bớt lửa cho đỡ phí củi.

Giường bên, bố mẹ và các em của Mịch vẫn nằm yên trong màn. Nhà có con gái trẻ thì bố mẹ đều phải chịu trận như thế.

Trò chuyện độ một tiếng thì Xuân nháy mắt ra ám hiệu với tôi. Hà bảo rằng Mịch đã đồng ý cho Xuân “ngủ thăm” từ đêm hôm nay. Thế là ba chúng tôi đánh bài lui, để cho gã Xuân đó được ấm ổ.

Tiến thì đã chán lắm rồi, không muốn đi nữa. Người trong mộng của Tiến đã có kẻ “ngủ thăm”. Đêm nay Tiến chỉ còn biết cầu trời cho gã đó không lấy được Hoa để Tiến còn cơ hội được “ngủ thăm” với nàng. Chỉ vì giúp tôi và Hà được “ngủ thăm” đêm nay mà Tiến mới tiếp tục đi.

Gần trăm hộ gia đình trong bản, nhà nào có con gái chưa chồng từ 13 –14 tuổi trở lên Tiến đều đưa vào bộ nhớ. Chúng tôi tới mấy chỗ song các cô gái đều đã có người “ngủ thăm” cả rồi, hoặc là họ đã lên nương từ mấy hôm trước chưa về.

“Ngủ thăm” là một phong tục diễm tình nguyên sơ của rừng già. Thoạt nghe ta thấy ngỡ ngàng, tưởng họ sống phóng túng. Tuy nhiên, sự việc hoàn toàn không phải như vậy.

< Người Dao đi hỏi vợ.

Người con trai “ngủ thăm” tại nhà cô gái là để tìm hiểu tính tình người con gái chứ không phải để làm bậy với người mình yêu. Chiếc giường, nơi chàng và nàng “ngủ thăm” thường gần với chiếc giường của bố mẹ cô gái và được giám sát chặt chẽ. Họ nằm ngủ bên nhau nhưng vẫn giữ khoảng cách, không chạm vào nhau. Chỉ trò chuyện với nhau mà thôi.

Người Dao cấm tiệt con gái, con trai được làm việc “bậy bạ”. Nếu làm việc “bậy bạ” trước khi cưới sẽ bị phạt vạ rất nặng. Lễ cúng tạ thần linh phải có tới 6 thầy mo cúng trong 3 ngày, vài con lợn béo đủ cho cả bản ăn uống no say.

Đám thanh niên người Dao “ngủ thăm” trước khi cưới theo phong tục từ thuở hồng hoang với một tâm hồn rất trong sáng. Chính vì sự trong sáng mà từ xa xưa đến giờ, ở cái bản xa xôi này vẫn chưa bao giờ xảy ra điều hối tiếc.


Tôi đi cạy cửa… ngủ thăm

Du lịch, GO! - Theo Quân Lê, Đỗ Duy (VTC)

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống