Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Tuesday, 3 July 2012

Mùa hè, tôi lại ưa về miền Tây Nam bộ hơn bởi là mùa trái cây rộ nhất. Chợ Lách là nơi tập trung đủ các loại vườn chuyên canh trái cây đặc sản Nam bộ, mà hầu như vườn nào cũng cho trái ngon. Bởi xứ này sản xuất giống cây ăn trái lớn nhất nước, nên nhà vườn ở đây tuyển toàn giống ngon để trồng.

Tôi nhớ cách nay mười năm, lần đầu tiên được rủ “đi Lách” (cách nói tắt của người dân huyện Chợ Lách, Bến Tre) vào dịp tết Đoan Ngọ. Sau khi đi hết mấy vườn trái cây, cơ sở làm cây giống, kiểng thú, rồi ra cồn Tiên xem dân địa phương trẩy hội tắm bùn sông, chị Minh Hương, giám đốc một công ty du lịch, nhận định ngay “xứ này làm du lịch được đấy!” Nhưng suốt mấy năm sau, cầu, đường trong huyện đều nhỏ hẹp, nhà nghỉ sơ sài đã làm cho bao lượt công ty lữ hành về đây khảo sát rồi lại đi...

Còn chúng tôi vẫn cứ mê những vườn sầu riêng, măng cụt, xoài tứ quý, nhãn, bưởi da xanh, chôm chôm…, mê những nhà vườn giỏi làm cây giống, trồng hoa kiểng, mê những nghệ nhân uốn kiểng thú nên ít nhất hai năm lại cùng gia đình về chơi.

Vào vườn no trái

Không còn cảnh chờ qua phà nữa, nên chỉ hai tiếng rưỡi ngồi xe từ TP.HCM, 9 giờ sáng chúng tôi đã về đến Chợ Lách. Đi lần này có bốn anh chị người Hà Nội vào Nam làm việc, rất muốn khám phá miệt vườn sông nước miền Tây. Chợ Lách thay đổi khá nhiều, đường sá rộng rãi, khang trang hơn so với những năm trước. Mùa trái cây nên đi đâu cũng thấy vườn trĩu quả, từ đường làng đến lộ lớn, nhà vườn chở trái cây ra vựa liên tục. Các anh chị người Hà thành háo hức vào vườn ăn cây trái Nam bộ mới hái xuống vì ở quê họ, phải bỏ ra gấp đôi ba lần tiền mới mua được.

Xem ra người dân Chợ Lách đã muốn làm du lịch, tìm một chiếc ghe để đi dọc sông, qua các cồn không khó như trước. Chiếc ghe của anh Tấn Đức ở xã Vĩnh Bình đóng mái khá đẹp, lòng ghe có ghế ngồi, có bạt che hai bên khi mưa. Ghe ghé vào vườn có tấm bảng “Điểm dừng chân vườn du lịch sinh thái Tám Lộc”, trên đó có tên công ty du lịch Bảo Duyên và phòng văn hoá thông tin huyện Chợ Lách.

Hoá ra đến giờ tiềm năng du lịch ở Chợ Lách đã được các công ty du lịch nhìn thấy, có họ bắt tay vào, nhà vườn biết cách đón khách bài bản hơn. Mấy cây nhãn ngay lối vào oằn trái, nhưng chưa thơm; ông Tám Lộc đãi mọi người sầu riêng, chôm chôm rồi dẫn mọi người ra vườn bẻ trái, ghi hình... Nhà ông Tám Lộc cũng có nhận đặt bữa ăn cho khách. Tiếc quá, chúng tôi đã ăn trưa trên thị trấn, nếu không đã được dịp dùng bữa cơm gia đình nhà vườn miền Tây.

Ghe anh Đức tiếp tục đưa chúng tôi đến vườn xoài Thanh Sơn. “Giống xoài Thanh Sơn trái bốn mùa, trái nhỏ thì 800 – 900g, trái to đến 2kg, ăn giòn hay ăn chín đều ngon, giá ra chợ là 60.000 đồng/kg”, chủ vườn có vẻ tự hào về giống xoài do chính gia đình mình lai tạo. Không cần biết chúng tôi có mua hay không, chị chủ gọt ngay một trái vỏ màu vàng nhạt, một trái chín vàng đậm, trái nào cũng cả ký đãi khách, cũng là để quảng bá. Giống ngon và hột xoài nhỏ xíu. Mới vào hai vườn mà mọi người có vẻ muốn bỏ cơm chiều vì no trái cây!

Nếu đi cho đủ các loại vườn trái cây, có lẽ bụng ăn không thấu, nhưng không thể bỏ qua vườn măng cụt vì loại cây này chỉ có trái một mùa trong năm. Nhà vườn măng cụt không cho khách vào vườn tự hái vì trái măng cụt khó phân biệt trái chín ăn được, không như chôm chôm...; nhưng để khách thoả thích, chủ vườn đi theo chỉ cho khách trái có thể hái ăn được.

Ra chơi cồn, ăn ốc, tắm sông

Khúc sông ra cồn Phú Bình thật đẹp, mùa này nước trong veo, hai bên bờ sông, giữa những vườn trái cây là từng hàng bần xanh mướt soi bóng xuống mặt sông. Anh Hữu Vĩnh, phụ trách du lịch của huyện nói, ban đêm đom đóm sáng cả khúc sông, nhiều hộ làm vườn dọc hai bên sông đang tính tổ chức dịch vụ vừa ngắm đom đóm, vừa câu cá ban đêm cho khách du lịch.

Sông rạch ở Chợ Lách cũng cung cấp nguồn lợi thuỷ sản lớn cho người dân, đặc biệt ốc gạo cồn Phú Đa là đặc sản độc đáo của xứ này.

Vào tháng 5 âm lịch, nhất là dịp tết Đoan Ngọ, người Chợ Lách cứ đãi khách thì làm mấy món: ốc gạo luộc chấm với nước mắm sả, ốc gạo cuốn bánh tráng với dừa nạo, gỏi ốc gạo, bánh xèo ốc gạo…, ai cũng thích thú những món dân dã mà ngon tuyệt này. Dân dã nhưng nó quý vì không phải mùa nào cũng có ốc gạo, thường chỉ có từ tháng 4 – 7 âm lịch, ốc ngon nhất là vào tháng 5. Quán Ba Ngói nổi tiếng cũng nhờ các món ốc gạo.

Ngày hội tắm sông ở cồn vào dịp tết Đoan ngọ là nét đặc trưng nhất của dân Chợ Lách, đã có hơn chục năm và cả vùng miền Tây Nam bộ, chắc không đâu có ngày hội trên sông độc đáo như vậy. Ngày hội dân gian này trước kia tự phát ở cồn Tiên, ba năm nay đã được dời về cồn Phú Bình, huyện đứng ra tổ chức cho an toàn để bà con và du khách vui chơi. Nhiều người khi nghe về ngày hội này thì tiếc vì họ không có dịp về chơi đúng dịp tết Đoan ngọ. Anh Công Ơn, chủ nhà nghỉ Bình An đã có sáng kiến tổ chức cho khách đi tắm cồn bất cứ ngày nào vì ngoài cồn Phú Bình, Bến Tre còn một số cồn cũng có bãi bồi nước cạn cho khách xuống chơi sông. Nhiều người trước giờ chỉ biết tắm biển, nay mặc áo phao xuống bì bõm trên sông một cách thích thú.

Xe buýt từ thành phố Bến Tre về Chợ Lách chạy liên tục trong ngày. Du khách đi theo đoàn có thể liên hệ bộ phận du lịch của phòng văn hoá thông tin huyện Chợ Lách (anh Hữu Vĩnh – 0917107111) để được hướng dẫn, tổ chức tour tham quan.

Chợ Lách có một số nhà nghỉ, trong đó đẹp nhất là nhà nghỉ Bình An (gần cầu Cây Da) ở xã Vĩnh Thành, giá chỉ 80.000 – 160.000 đồng/phòng, nhận khách đặt ăn theo yêu cầu (ĐT: 075.2244233). Chủ nhân nhà nghỉ còn có vườn măng cụt, khách có thể ăn nghỉ trong vườn.

Chợ Lách không chỉ có trái cây ngon, mà còn là xứ sản xuất hoa kiểng, cây giống. Khách tham quan các nhà vườn tạo hình kiểng bằng cây si, các vườn cây cảnh với nhiều loại kiểng lá, bonsai, các vườn ươm giống cây ăn trái, có thể mua về trồng.

Du lịch, GO! - Theo Các Ngọc (SGTT.VN), internet
Càng già người ta càng sợ chết nhưng có một thứ còn đáng sợ hơn cái chết, ấy là sự cô đơn. Chẳng gì buồn cho bằng cảnh già lọ mọ sớm hôm, không người hàn huyên, tâm sự. Thế cho nên, mỗi khi gặp được người hợp cạ, có thể cùng nhau đối đáp mua vui dẫu chỉ là đôi ba câu chuyện cũ cũng đủ khiến các cụ mang nụ cười vào tận những giấc mơ.

Duyên kỳ ngộ, nợ tương phùng

Từ mấy năm trước, nhiều người đã quen với hình ảnh một ông già tóc trắng, da nâu, mắt sáng, thường solo (một mình) một chiếc sidecar màu xanh dương, chạy băng băng trên đường, nổi bật giữa đoàn phượt trẻ. Đó chính là một bô lão “phượt” mà đám bạn phượt vẫn quen gọi ông bằng cái tên thân mật Bố già.

Nhưng thời gian gần đây, người ta thấy ông không còn solo nữa. Một bạn già tri kỷ đã “điền vào chỗ trống” trên chiếc sidecar khiến chiếc xe của ông không còn chênh vênh và con đường cũng bớt đi độ dài cũng như sự gian nan. Đó là một cuộc hội ngộ lạ lùng giữa ông và người bạn gái năm xưa có cái tên giản dị, Nguyễn Thị Út.

Thời kháng chiến, hai ông bà gặp nhau ở chiến trường Tây Nguyên. Ngày ấy, cả hai đều còn rất trẻ. Mặc dù điều kiện không cho phép, “gặp nhau lần nào cũng vội chẳng đủ để mà giận dỗi” nhưng cũng đủ để họ kịp trao nhau những ánh mắt, nụ cười đầy ẩn ý yêu thương. Chiến tranh loạn lạc khiến hai người hoàn toàn mất liên lạc, không biết ai mất ai còn và họ chỉ còn biết cất giữ chút kỉ niệm về nhau trong quá khứ, chẳng mong ngày gặp lại.

Thật bất ngờ, trong một chuyến xuyên Việt chào mừng ngày giải phóng miền Nam 30/4, khi đoàn ghé lại giao lưu với một CLB xe cổ tại Đà Nẵng, ông ngỡ ngàng nhận ra cô Út nhờ đôi má lúm đồng tiền cùng vết sẹo dài trên cánh tay trái. Hai người mừng rơi nước mắt trong giây phút vừa kịp nhận ra nhau. Cô Út chính là bà chủ của nhà hàng nơi mọi người nghỉ ăn trưa.

Sau 40 năm không gặp, cô Út bây giờ đã là một bà già suýt soát 60, còn ông cũng đã ở vào cái tuổi 70 và sắp đi hết cuộc đời. Chồng cô Út qua đời khi cô vừa sinh đứa con thứ hai được vài tháng. Cô ở vậy nuôi các con ăn học thành tài, con nào cũng đã có một cơ ngơi riêng, một gia đình hạnh phúc. Chẳng còn gì phải lo toan cho nên chỉ cần tỉ tê vài câu, ông đã rủ được cô Út lên đường đi phượt.

Từ khi có cô Út cùng đi, ông như trẻ lại đến vài chục tuổi, vui vẻ, hoạt bát hơn hẳn. Nhìn họ trò chuyện với nhau tâm đầu ý hợp, chăm sóc nhau từ cái tăm, chén nước đến quần áo, xe cộ, cánh trẻ chỉ còn biết thầm ngưỡng mộ và thầm ghen tị.

Sau khi hoàn thành chuyến xuyên Việt 30/4, ông chở luôn cô Út về Hà Nội, đưa cô về nhà chơi với mấy cô con gái của mình. Vợ ông qua đời đã lâu, các con ông cũng quý mến cô Út nên mỗi khi có kế hoạch đi phượt, cô Út lại từ Đã Nẵng bay ra thăm gia đình rồi cùng ông lên đường với chiếc sidecar màu xanh dương quen thuộc. Họ luôn là cặp bài trùng ăn ý trong những chuyến đi và đồng quan điểm.

“Cuộc đời có bao nhiêu đâu mà hững hờ! Sống được bao nhiêu nữa đâu mà không đi. Đi để sống, để yêu, để chạy đua cùng thời gian, và sống hết mình với mỗi giây phút trôi qua cho đến khi cái chết khiến ta không thể làm được điều ta muốn”, cô Út nói với đám phượt trẻ chúng tôi như vậy.

Khi tình muộn thăng hoa

Ai đó đã từng ví tình yêu của người trẻ là một ngọn lửa, rất đẹp, sôi nổi, mãnh liệt nhưng chỉ sáng và cháy bập bùng. Còn tình yêu của người già giống như những hòn than, luôn cháy đượm và khó tắt. Chẳng ở đâu, người ta lại thấy có những mối tình vượt qua tuổi tác đẹp và lãng mạn như những chuyện tình mà dân phượt thường rỉ tai nhau dọc đường du ngoạn.

Là con trai duy nhất trong một gia đình bề thế, ngay từ năm 18 tuổi, ông Phan Duy đã được gia đình mai mối cho thành thân với một trong những cô gái xinh đẹp nhất làng. Họ ăn ở với nhau vô cùng hòa thuận, nhường nhịn nhau từng lời ăn tiếng nói cho nên cuộc sống gia đình cứ thế trôi qua trong sự yên ấm, nhẹ nhàng.

Nghỉ hưu khi con cái đều đã ổn định đâu vào đấy, cả hai vợ chồng đều có lương hưu, chẳng phải lo lúc tuổi già ốm đau bệnh tật, ông Duy bắt đầu tham gia phong trào nuôi chim cảnh, chơi bonsai, sưu tầm cổ vật, chơi xe cổ. Vợ ông cũng sớm hôm theo mấy bà bạn già đi tập dưỡng sinh, hát quan họ, làm công tác người cao tuổi. Hai ông bà, mỗi người theo đuổi một thú vui riêng.

Sau một thời gian nuôi chim, chim chết, trồng cây, cây hỏng, sưu tầm toàn cổ vật rởm, ông Duy nhận ra “mỗi cái anh xe cổ là hợp với mình”. Tính ông vốn hài hước, trẻ trung nên khá hợp với cánh trai trẻ trong hội xe của ông.

Trong một cuộc trà dư tửu hậu với các anh em, ông vừa nâng ly vừa thật thà phát biểu: “Nói thật với các cậu, chơi với cánh già tớ sợ lắm. Nay ông này ốm, mai ông kia đau rồi một vài năm nữa các ông ấy chết hết thì tớ chơi với ai? Cô đơn mà chết à? Thế cho nên tớ phải chơi với cánh trai trẻ các cậu bởi vì kiểu gì tớ cũng sẽ đi trước các cậu vài chục năm. Như vậy có nghĩa là đến lúc tớ chết thì vẫn có vô số các bạn trẻ quanh mình, chẳng còn sợ cô đơn nữa!”. Lời nói vừa hài hước vừa chân tình của ông được mọi người tán thưởng nhiệt liệt.

Nghiện phượt vì có... tri âm

Trong hội chơi xe cổ có một bạn gái khá xinh xắn, nhanh nhẹn, mọi người quen gọi là Liên “bà bà” vì thích nghe kể chuyện “ngày xưa” nên đi đâu cũng chỉ thích ngồi xe bác Phan Duy bởi bác là một kho truyện lớn. Những chỗ đoàn dừng chân nghỉ giải lao, Liên “bà bà” lại trổ tài bóp vai, massage, chăm sóc cho lão xế của mình đỡ mỏi.

Sau vài chuyến đi như thế, họ vô tình trở thành một cặp gắn bó, có một sợi dây vô hình nào đó đã vô tình gắn kết hai con người ấy lại với nhau. Chẳng ai nhận ra điều gì khác biệt, chỉ có bản thân họ là đang cảm thấy những cảm xúc bất thường, khác lạ, khó cắt nghĩa khi vô tình gặp nhau trong những ý nghĩ lạ lùng, bất chợt.

Bao nhiêu năm sống với người vợ mai mối chỉ với một thứ cảm xúc “đại trà”, mãi cho đến bây giờ, khi đã ngoài 60, gần đất xa trời, ông mới biết đến thứ cảm xúc mạnh mẽ này. Nhiều khi ông tự hỏi “Có lẽ nào, đó lại là tình yêu? Có khi nào, ở vào cái tuổi này rồi ta mới biết đến tình yêu?”.

Khi yêu, ngay cả với các cụ “phượt già” có những điều chẳng cần nói ra nhưng người ta vẫn hiểu cái thứ ngôn ngữ không lời ấy. Khoảng cách vài chục tuổi đời dường như chẳng là gì khi cả hai lúc nào cũng mong chờ những chuyến phượt đường dài để được đồng hành cùng nhau trong niềm hạnh phúc được yêu nhau và cùng nhau chinh phục những con đường mới, những miền đất lạ. Tuy họ không thể đến với nhau vì nhiều nhẽ nhưng đó hẳn là một tình cảm đẹp, trong sáng như những bông hoa cuối mùa thấp thoáng dọc đường đi.

Trên những cung đường phượt, không những các cụ được hòa cùng không khí trẻ trung, sôi nổi của các thành viên nhỏ tuổi hơn trong đoàn mà còn được gặp gỡ bao nhiêu con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, được mắt thấy tai nghe nhiều cảnh sắc, chuyện đời. Có lẽ vì thế mà những cụ đã từng đi phượt một lần thường muốn có những lần tiếp theo nhất là khi bên cạnh lại có một tri âm tri kỷ luôn kề vai sát cánh suốt hành trình.

Phượt già nhớ rừng xanh - P1

Du lịch, GO! - Theo Nguoiduatin, internet
Có những người đã đi qua tuổi trẻ từ rất lâu rồi vẫn làm mưa làm gió trên các cung đường phượt. Như thể phượt sinh ra chính là dành cho họ, chứ không phải chỉ là đặc quyền riêng của giới trẻ.
.
Không ai là không hoảng hốt khi nhận thấy những dấu hiệu của tuổi tác bỗng dưng ập đến và mỗi ngày một rõ ràng hơn qua những nếp nhăn không ngừng tăng lên về số lượng, sức khỏe tụt dốc, bệnh tật ghé thăm... 
Nhưng không phải vì thế mà ngồi một chỗ gặm nhấm nỗi ám ảnh mơ hồ, đáng sợ về  tuổi xế chiều; nhiều cụ già với một tinh thần cao hơn sức khỏe đã dấn thân vào những chuyến phượt không ít gian nan để tìm lại những năm tháng tuyệt vời thời trai trẻ.Xuất thân là lính lái xe nên cuộc đời của bác Trần Văn Khuê (Thanh Xuân, Hà Nội) luôn gắn liền với chiếc vô lăng và những chuyến đi trên từng cây số...

Suốt thời kỳ tuổi trẻ của mình, bác Khê đã đi qua không biết bao nhiêu ngả đường trải dài từ Bắc chí Nam, đã chinh phục hầu hết các loại địa hình từ đồng bằng, duyên hải đến miền núi, trung du. Đã quen với việc luôn luôn dịch chuyển từ nơi này sang nơi khác, luôn sẵn sàng cho việc bắt đầu một chuyến đi, phản ứng cực nhanh mỗi khi nghe đến chuyện lên đường cho nên thời gian nghỉ hưu quanh quẩn ở nhà đối với bác Khuê thật sự là một bi kịch.

Thấy bác Khuê lúc nào cũng ủ ê như người mất hồn với bộ mặt quàu quạu, thỉnh thoảng lại cáu giận vô cớ, gây sự với vợ con, chính người vợ đã từng mong ngày mong đêm đến lúc chồng được nghỉ hưu để sớm hôm bầu bạn đã động viên ông tham gia mấy câu lạc bộ chơi xe cổ ở Hà Nội. Mới đầu, bác Khuê tham gia hội xe đạp cổ. Nhưng đã quen hứng thú với những cảm giác tốc độ cao nên bác chuyển sang chơi xe máy, dòng xe Xã hội chủ nghĩa mà tiêu biểu nhất là những chú Minks dũng mãnh vang bóng một thời...

Vì hầu hết thành viên trong hội đều là thanh niên, những người đang ở vào cái tuổi sung mãn nhất, hừng hực nhất nên khi biết đoàn phượt sẽ có thêm một ông già 70 tuổi, ai cũng ái ngại. Phần thì lo cụ không theo kịp đoàn, phần lại lo giữa đường cụ lăn ra ốm… Nhưng cuối cùng, sau vài chuyến cùng anh em lên rừng xuống biển, bác Khuê đã trở thành người dẫn đoàn, một thành viên không thể thiếu trong mỗi chuyến đi. Và hình ảnh ông già tóc bạc ngồi trên xe “ba càng” phóng như bay trên khắp các nẻo đường Tổ quốc đã trở thành biểu tượng, sức mạnh tinh thần của cả hội xe.

Nhắc đến bác Khuê, Cường “Niva”, một tay chơi Minks kỳ cựu, một tay lái cứng cựa của hội xe trầm trồ thán phục: “Một khi cụ ấy đã ngồi lên xe thì chỉ còn nước căng tay căng mắt, tập trung cao độ mà bám theo nếu không muốn bị bỏ lại cả đoạn đường xa tít. Vì cụ Khuê có nhiều kinh nghiệm đường trường thời còn lái xe trong quân đội, thông thuộc mọi địa hình nên đi với cụ hiếm khi bị lạc, lại còn có cơ hội khám phá thêm cả những cung đường đẹp, lạ không thể tìm thấy trên bản đồ.”

Chính trong những chuyến phượt vừa để tìm hiểu về quê hương đất nước, khám phá những miền đất lạ vừa kết hợp chơi xe, trải nghiệm cùng chiếc xe yêu quý của mình, bác Khuê đã tìm thấy niềm đam mê thực sự. Tôi vô tình gặp bác Khuê cùng các thành viên trong đoàn vừa trở về sau một chuyến phượt Hà Giang với bộ quần áo bám đầy bụi đất, dính bết mồ hôi nhưng khuôn mặt vẫn tươi cười biểu lộ niềm hạnh phúc của người chiến thắng.

Nói về chuyến đi, bác Khuê gật gù: “Nắng gió, bụi đường, con người, cảnh vật... đó chính là thứ tôi cần. Những người như tôi, thật sự cần những chuyến đi như thế này để được sống lại với những năm tháng của tuổi trẻ, đốt cháy lại nhiệt huyết của thời xuân xanh và quan trọng là để nhận ra mình không hề già!”

“Cuộc đời là những chuyến đi. Khi không đi nữa là khi không còn!”. Đó là câu khẩu hiệu tâm huyết nhất của “gã” trai 65 tuổi độc hành Nguyễn Nam, một người được dân phượt tôn là phượt “quái”, phượt “khủng”, “trùm” phượt và một số khác quen gọi bằng cái tên bình dị Nam “râu”. Có người nhận xét nếu vẽ chân dung “gã” phượt “quái” này sẽ vô cùng tốn mực bởi vì đến 1/2 diện tích của bức chân dung của ông sẽ được bao phủ bởi râu.

Cách đây 5 năm, ông vẫn chưa hề biết phượt là gì. Ở tuổi 60, ông Nam “râu” vẫn giúp các con điều hành 2 công ty kinh doanh lớn và chơi thân với nhóm bạn đồng hương 5 người hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ gắn bó với nhau từ thời quân ngũ, cùng nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, tương trợ nhau bất cứ khi nào cần đến sức mạnh của tình bạn. Nhưng rồi từng người, từng người một cứ thế rủ nhau đi về thế giới bên kia, chỉ còn lại mình “gã” Nam “râu” trơ trọi giữa cuộc đời. Quá đau khổ trước những mất mát quá lớn, thường xuyên gặp phải những cơn ác mộng về cái chết, ông đã hoàn toàn suy sụp sau một trận ốm thập tử nhất sinh.

Trong trí nhớ của “gã” phượt “quái”, đó là khoảng thời gian tồi tệ nhất trong cuộc đời, không còn thiết tha một thứ gì trên thế gian, cảm thấy tất cả mọi thứ xung quanh đều trở nên vô vị, đáng ghét. Sau nhiều ngày suy nghĩ, Nam “râu” quyết định sẽ... chết. Nhưng trước khi chết, người đàn ông 65 tuổi này muốn đưa những người bạn thân thiết nhất của mình trở lại Quảng Nam, quê hương yêu dấu của họ một lần cuối trong đời.

Nghĩ sao làm vậy, bỏ lại sau lưng công việc, gia đình, phố phường chật chội, chỉ mang theo một chiếc ba lô con cóc đựng vài bộ quần áo, ít lương khô... và không thể thiếu những bức ảnh chân dung của những người bạn đã cùng mình vào sinh ra tử, Nam “râu” lên đường cùng một chiếc Honda 67 gợi nhớ nhiều kỷ niệm chung của nhóm, dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh làm một chuyến tìm về quá khứ.

Dọc đường về quê cũ Quảng Nam, những cảnh đẹp mê hồn khiến Nam “râu” không thể làm ngơ. Những xóm làng duyên dáng ẩn mình trong bảng lảng khói sương huyền ảo đến mê hoặc đã khiến người lính già bị cuốn hút. Những phát hiện mới mẻ trong hành trình ngày càng hấp dẫn ông hơn, khiến ông nguôi ngoai nỗi nhớ bạn.

Sau những ngày rong ruổi dọc Trường Sơn, lang thang khắp các ngả đường ngang dọc, Nam “râu” bắt đầu thấy hứng thú trong vai một khách độc hành thong dong du hí trên chiếc xe 67 bền bỉ vượt thời gian.

"Phượt già" và niềm đam mê - P2

Du lịch, GO! - Theo Nguoiduatin, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống