Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Wednesday, 4 July 2012

Hà Nội ngàn năm tuổi đẹp từ mọi góc nhìn. Nhưng sẽ càng thú vị hơn nếu vào một ngày, bạn khám phá Hà Nội trên một chiếc xe đạp.

Dẫn lời của Margo Pfeiff – một du khách người nước ngoài về giao thông Việt Nam như sau: “Tham gia giao thông ở đây giống như đang bơi giữa một biển xe, từ xe hơi, xe tải, xe đạp điện, xe của những người bán rong trái cây và xe kéo hai bánh tràn lên qua các đại lộ, nơi những đèn xanh đèn đỏ dường như chỉ là những vật để trang trí..."

Trong hoàn cảnh ấy, lựa chọn cho mình một chiếc xe đạp để thăm thú cảnh quan hay luyện tập sức khỏe đang dần trở thành một “trào lưu” thu hút rất nhiều người tham gia. Ở Hà Nội, cũng có rất nhiều địa điểm thích hợp cho việc đạp xe của bạn thêm sảng khoái, tươi vui.

1. Cầu Long Biên

“Hà Nội có cầu Long Biên
Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng
Tàu xe đi lại thong dong
Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi...”

Cây cầu sắt có lịch sử hơn trăm năm sừng sững bắc ngang sông Hồng. Chầm chậm theo từng nhịp đạp, bạn sẽ có những phút giây lắng mình trước không gian hoài cổ, mênh mang nơi đây. Trải tầm mắt ra xa là bãi bồi thoai thoải, xanh ngắt dưới chân cầu với bãi ngô, luống rau mát mắt.

Ngắm bình minh hay hoàng hôn sông Hồng từ cầu Long Biên là hai khoảnh khắc được rất nhiều các bạn trẻ ưa thích. Vào những tối mùa hè, đạp xe thong dong hóng gió trên cầu rồi ngồi nhâm nhi ly trà chanh tán phét cùng bè bạn hay gồng mình trong cái lạnh tê tái và xuýt xoa thưởng thức ngô nướng, khoai nướng trên cầu vào mùa đông thực sự là những trải nghiệm khó quên.

2. Hồ Tây

Hồ Tây là hồ lớn nhất ở Hà Nội, có không khí thanh bình, mát mẻ. Vào những buổi chiều hè, nơi đây ken đặc những người hóng gió. Nếu không có xe đạp, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng thuê được xe để dạo hồ chỉ với giá 50.000đồng/ngày.

Xung quanh hồ là những con đường thoáng mát, sạch sẽ, rất thuận tiện cho việc đạp xe như: đường Thanh Niên, đường ven hồ, bến Hàn Quốc, bến Nhật Bản... Hoàng hôn trên hồ hay sen Hồ Tây đều là đặc sản của Hà Nội khi hè sang.

Sen Hồ Tây thơm ngát tinh khiết giúp thanh lọc không gian oi bức. Đạp xe ngắm hoàng hôn và hít căng đầy lồng ngực hương sen là một cách xả stress rất hữu hiệu.

3. Một số con đường trung tâm

Phan Đình Phùng, Trần Phú và Hoàng Diệu là 3 trong số những con đường đẹp nhất của Thủ đô Hà Nội. Nét đặc biệt tạo nên vẻ đẹp của những con đường này là vỉa hè sạch sẽ, rộng thênh thang và hàng cây cổ thụ rợp bóng xanh mát quanh năm.

Vào mùa cây thay lá, con đường là một thảm lá vàng trải dài ngút tầm mắt, đẹp nên thơ. Dọc con phố có rất nhiều biệt thự cổ được xây từ thời Pháp thuộc và các công trình nổi tiếng như: nhà thờ Cửa Bắc, Hoàng thành Thăng Long... Đạp xe trên con phố này sẽ mang lại cảm giác thư thái, sảng khoái cho bạn khi được hít thở bầu không khí trong lành và hương thơm hoa nhè nhẹ bay trong gió.

4. Phố cổ Hà Nội

Nếu bạn đã quen với một phố cổ Hà Nội ồn ào và tấp nập, nơi hàng hóa và các phương tiện giao thông chiếm trọn không gian, sôi động đêm ngày thì đi xe đạp có lẽ sẽ là một làn gió mới đầy thú vị, mang đến cho bạn cơ hội khám phá phố cổ sâu sắc hơn khi vừa đạp xe vừa quan sát cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây.

Dạo quanh phố cổ bằng xe đạp rất thuận tiện và an toàn. Bạn có thể dừng lại bất cứ lúc nào để chụp hình, mua quà lưu niệm hay đơn giản chỉ là vừa đạp chầm chậm, vừa ngắm nhìn những ngôi nhà cổ kính, rêu phong mà bình thường ta dễ dàng bỏ qua nếu di chuyển với tốc độ nhanh.

Nếu may mắn, bạn có thể bắt gặp con phố Đinh Tiên Hoàng trong lớp áo mơ phai thơ mộng này...

5. Phố Kim Mã

Kim Mã được mệnh danh là “Con đường lãng mạn nhất Hà Nội” với đường đôi song song rất lạ lẫm. Ở con đường này, dù đông hay hè, dù hàng cây trui lá hay xanh mướt tỏa bóng mát cũng đều có những nét thơ mộng, trữ tình rất riêng. Mùa xuân, đoạn đường phủ đầy chồi non đỏ rực của những cây bằng lăng san sát, nổi bật lên nền trời biêng biếc.

Mùa hè, thảm cỏ xanh mướt mát trở nên rực rỡ, tươi tắn hơn trong nắng. Mùa thu, lá vàng rơi đầy con đường. Và cả trong những ngày đông giá lạnh thì những hàng cây khẳng khiu cũng thu hút nhiều cặp bạn trẻ đạp xe ở đây.

Du lịch, GO! - Theo Afamily/MASK
Sau gần 10 tháng xây dựng khẩn trương, sáng 14/5, đông đảo cán bộ, chiến sĩ đảo Đá Tây A, B,C; cán bộ, nhân viên, người lao động của Công ty Dịch vụ Hậu cần nghề cá, và hơn 100 thành viên đoàn đại biểu “Góp đá xây Trường Sa” đến từ đất liền đã long trọng khánh thành nhà ở lâu bền tại điểm đảo Đá Tây A. Cán bộ chiến sĩ đảo Đá Tây tưng bừng vui như ngày hội  mới.

Ngay từ 5 giờ sáng, các chiến sĩ điểm đảo Đá Tây C, B đã mặc bộ quân phục mới nhất theo xuồng vào đảo Đá Tây A chờ đợi đến giờ khởi công. Tất cả đã hồi hộp chờ đợi từ hơn hai tuần trước. Nhiều chiến sĩ cả đêm không ngủ, cứ thấp thỏm đợi chờ Đoàn “Góp đá xây Trường Sa” tới để chứng kiến lễ khánh thành.
Nhà ở lâu bền tại đảo Đá Tây A được khởi công xây dựng từ tháng 9 năm 2011 với tổng kinh phí xây dựng trên 17 tỷ đồng của bạn đọc trên mọi miền đất nước đóng góp ủng hộ theo Chương trình “Góp đá xây Trường sa” do Báo Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh và Trung ương Đoàn Thành niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động từ tháng 5 năm 2011.

Đại tá Đặng Minh Hải, Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân, Trưởng đoàn Đại biểu “Góp đá xây Trường Sa” nhấn mạnh: “Việc xây nhà lâu bền ở điểm đảo Đá Tây A không chỉ thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Quân đội, tăng cường sức mạnh bảo vệ biển, đảo cho Hải quân Nhân dân Việt nam, mà còn khẳng định biển đảo của ta, ta có trách nhiệm bảo vệ giữ gìn.

Mỗi viên đá nhỏ xây đắp nên nhà ở lâu bền ở đảo Đá Tây này lung linh tình yêu Tổ quốc của triệu triệu người dân trên mọi  miền đất nước.

Và đó không chỉ là sức mạnh vật chất, mà còn là sức mạnh tinh thần to lớn, thể hiện sự yêu thương đùm bọc, khát khao sự sẻ chia với bộ đội đảo xa, là sự gửi gắm niềm tin yêu của quân và dân cả nước, góp phần động viên cán bộ, chiến sĩ Trường Sa thêm vững vàng tay súng, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.

< Kích thước ảnh: 1023 x 682

Trong khuôn khổ của lễ khánh thành nhà ở lâu bền, các đơn vị, doanh nghiệp, như: Ngân hàng Eximbank, Công ty Bia Huế, đã tặng hơn 100 phần quà đến cán bộ, người dân đảo Đá Tây, 40 cán bộ, chiến sĩ Công binh Hải quân Trung đoàn 131 được tặng kỷ niệm chương và mỗi người 1 phần quà trị giá 1 triệu đồng.

Sau đây là một số hình ảnh lễ khánh thành nhà ở lâu bền do cộng tác viên Mai Thắng vừa gửi về cho chúng tôi từ đảo Đá Tây, Trường Sa.

Nằm trong số 12 đảo đá ngầm của huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà), cụm đảo Đá Tây cách Vũng Tàu khoảng 600km, cách Nha Trang 500km, cách đảo Trường Sa khoảng 36km về phía Đông Bắc, đây là điểm đảo có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và phát triển nghề nuôi trồng thủy, hải sản trên biển.

Đảo ngầm Đá Tây dài khoảng 7 hải lý, rộng 4 hải lý, nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, ở giữa là một cái hồ độ sâu không đều, nơi neo đậu thuận lợi cho thuyền cá khi biển động. Nhìn bằng mắt thường, Đá Tây gồm 4 đảo nhỏ riêng biệt được ngăn cách bằng các luồng.

Ở bãi san hô phía Đông có một doi cát di động theo gió mùa và dòng chảy của biển, hết một năm là tròn một chu kỳ.

Tại đảo Đá Tây, có Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá của Bộ Thuỷ sản, nay là Bộ NN&PTNT. Ở đây còn có cơ sở y tế giúp sơ cứu hoặc điều trị cho những ngư dân gặp nạn, có hệ thống cung cấp nhiên liệu và nước ngọt cho các tàu cá hoạt động xa bờ.

Tại đây, tàu bè của ngư dân được cung cấp nước ngọt miễn phí, nhiên liệu được bán cho ngư dân bằng với giá trên đất liền, giúp bà con tăng thời gian bám biển, tận dụng được thời điểm thuận lợi để khai thác, đánh bắt cá.

Dự án thí điểm nuôi cá lồng theo công nghệ “đánh chìm” của trung tâm, tại đảo Đá Tây, tỉnh Khánh Hoà đang triển khai chương trình nuôi cá lồng, bước đầu với cá hồng và cá chim trắng, tiếp tới sẽ phát triển nuôi cá bò, hải sâm và bào ngư và thí điểm trồng rong nho.

Trong tương lai, đây sẽ là một khu kinh tế nông nghiệp và nghề cá, cung cấp sản phẩm cho huyện đảo, đồng thời là trung tâm trao đổi, mua bán hải sản.

Du lịch, GO! - Theo Hoàn Khải (TTO), Bùi Ngọc Hải (TTVH
Núi Cấm thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang và được biết đến như một ngọn núi đẹp nhất và cao nhất trong bảy ngọn núi của tỉnh An Giang.

< Cảnh quan thiên nhiên mất đi vẻ đẹp vì rác.

Trong những năm gần đây núi Cấm được đưa vào khai thác du lịch. Tuy nhiên, đằng sau những cuộc hành hương, du lịch của khách viếng thăm thì hậu quả để lại trên nóc nhà Thất Sơn chính là… rác!

Khách du lịch đến với núi Cấm chủ yếu theo các cuộc hành hương tâm linh vì mọi người xem đây là ngọn núi linh thiêng và huyền bí. Những ai đi viếng miếu bà Chúa Xứ Núi Sam tại Châu Đốc sẽ không quên ghé thăm địa điểm du lịch lý tưởng này.

Để lên được đến đỉnh núi Cấm không khó, chỉ mất khoảng 6 tiếng đi bộ hoặc 15 phút đi xe lữ hành lên chùa Vạn Linh, sau đó tiếp tục đi bộ thêm 2 tiếng để lên đến đỉnh. Đỉnh núi Cấm là nơi lý tưởng để hít thở không khí trong lành và ngắm quang cảnh bao quát đất trời thiên nhiên, đối với những người đi hành hương thì nơi đây là nơi linh thiêng để cúng vái. Vậy nhưng, thất vọng thay khi quay lại đỉnh Núi Cấm khi nơi đâu cũng toàn rác.

Người ta xây dựng một cái gờ cao để ngắm cảnh và cúng vái thì dưới chân toàn rác và rác, rác tràn xuống cả dưới bờ vực núi và bốc mùi hôi thối. Trước kia nơi đây cây cối mọc um tùm nhưng từ khi thành bãi rác thì cây cối cũng không còn đất sống.

< Người ta buộc rác khắp mọi nơi để…cầu may!

Đây có thể coi là bãi rác tập kết của người dân sinh sống trên đỉnh núi, và những khách hành hương, du lịch đến đây cũng vô ý ném rác, làm bãi rác ngày một ô nhiễm, làm mất vẻ đẹp tự nhiên của rừng núi và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Một vấn đề nhức nhối khác cũng từ rác mà do chính những người hành hương gây ra. Người ta hay lấy bọc nilông hay bất cứ thứ gì có thể cột được để treo trên các thân cây, hàng rào… và bất chỗ nào có thể buộc vào. Với họ, làm như vậy có thể gửi gắm lại bệnh tật, xui xẻo và mang về điều may.

Thiết nghĩ đây là một hành vi mê tín vô lý, làm như vậy là tiếp tay làm ô nhiễm môi trường và hủy hoại quang cảnh xung quanh, khiến nơi đây chỗ nào cũng ô nhiễm do rác và rất mất mỹ quan.

Con người luôn sinh sống cùng thiên nhiên, phải cộng hưởng hài hòa cùng nhau phát triển. Tuy nhiên những người vô ý thức đang hủy hoại thiên nhiên từng chút một. Hãy cùng nhau trả lại màu xanh tự nhiên và mùi hương cây cỏ cho đỉnh núi Cấm, để nơi đây ngày  một thu hút khách du lịch hành hương đến viếng. Đừng để khách lữ hành đến đây lắc đầu ngán ngẩm và những bước chân một đi không trở lại.

Du lịch, GO! - Theo Hoàn Khải (TTO)

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống