Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Thursday, 5 July 2012

Ai về Thái Bình vào mùa mưa, mùa rạm lên cũng là mùa được ăn món rạm bùi bùi, thơm ngậy. Vị thơm, bùi, ngậy của món ăn đánh thức mọi dây thần kinh vị giác khiến thực khách ăn một lần không thể quên.

< Con Rạm.

Mùa mưa tháng 6 tháng 7, rạm nhiều, tươi rói và mập mạp. Rạm cùng họ với cua, nhưng mình to và dẹt hơn, mai mềm, xù xì chứ không bóng như mai cua, gạch nhiều, thịt ngọt và béo.
Chọn những con mẩy, màu đen. Vặt bỏ chân, chỉ để lại hai càng, rồi dùng dao sắc cắt vòng quanh mai để nhấc được mai và cụm nội tạng ra, bỏ yếm, đem ướp với mắm, tiêu, và một chút gia vị cho ngấm vào thịt bên trong.

Món rạm kho không thể thiếu vị của quả chay. Loại quả này chỉ có ở các vùng quê Thái Bình. Người ta lấy nó khi còn xanh, vị chua dịu làm cho món kho là tuyệt nhất, lại át đi cái vị tanh tanh của rạm.

Lá lốt thái nhỏ, xếp một ít bên dưới đáy xoong, đặt rạm lên trên vừa tránh bén nồi và cũng để cho mùi nồng của lá lốt tỏa đều món ăn. Quả chay đem cắt lát mỏng, thái miếng nhỏ bằng đầu ngón tay rồi xếp lên trên con rạm. Hành củ phi thơm, vàng, rồi rưới đều nước mỡ phi hành đó lên trên. Lại phi một chút mỡ với bột nghệ để tạo mầu thật hấp dẫn, thêm chút nước, nêm vừa gia vị rồi đổ vào nồi rạm. Một quả ớt tươi để món ăn có vị cay đúng kiểu. Xếp thêm một lớp lá lốt nữa lên trên.

Đem nồi rạm đi kho, vặn nhỏ lửa liu riu để sôi đều cho đến khi cạn nước. Con rạm khô lại và ngấm đều các loại gia vị.

Rạm kho chắc gạch lại, màu đỏ tươi của gạch pha với sắc vàng của nghệ, lá lốt, hành khô nhỏ li ti bám lên trên, quyến rũ người ta ngay ở cái nhìn. Vị ngọt và béo ngậy đặc trưng của thịt rạm, mềm cả vỏ lẫn càng, vị chua chua của quả chay, cay nồng của tiêu và ớt, thơm thơm mùi lá lốt, mằn mặn nơi đầu lưỡi, ăn cùng với canh rau và cà muối, thật thỏa lòng trong những ngày hè oi bức.

Đây là món ăn với những nguyên liệu sẵn có, mộc mạc, ăn vào mát lòng như cái hồn hậu và chất phác của người dân qua. Hương vị rạm kho như hương vị của đồng quê, để lại nao lòng nhớ về quê lúa – Thái Bình quê hương.

Du lịch, GO! - Theo Lê Thị Thương (VnExpress)

Wednesday, 4 July 2012

Thác Nà Khoang nằm ở chân Đèo Gió, cạnh Quốc lộ 3, cách trung tâm thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn 6km. 

Khu vực thác có diện tích khoảng 12ha, là nơi hợp thành của 2 con suối lớn, đó là dòng suối Nà Đeng chảy qua khe núi Lũng Chang, con suối nhỏ bắt nguồn từ đỉnh núi Phia Sliểng chảy từ hướng Tây Nam xuống khoảng 88m thì hợp thủy với dòng suối Nà Đeng, với độ dốc lớn đã tạo thành hệ thống thác 4 tầng dài khoảng 600m, chiều rộng trung bình 15m, sau đó chảy xuống suối Bản Mạch.

Thác Nà khoang được ví như một đóa hoa dịu dàng mà đài hoa là ngọn thác cao nhất còn các cánh hoa là những dòng thác nhỏ nhấp nhô tỏa ra trên những phiến đá. Khu vực xung quanh thác chủ yếu là rừng tái sinh, có độ che phủ trung bình từ 75% - 85%, về động vật có nhiều loài chim, sóc, bò sát, cá sinh sống.

Phía trên thác còn có một hồ nước nhỏ trong xanh là địa điểm tắm lý tưởng cho những ai muốn tránh sự ồn ào, hòa mình trong thiên nhiên bao la để cảm nhận sư mát mẻ và yên tĩnh giữa rừng Nà khoang.

Cư dân ở đây đều là dân tộc Mông, Dao hiện đang lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống như trang phục, tín ngưỡng, các làn điện dân ca, dân vũ, tạo thêm sự đa dạng, phong phú làm sinh động môi trường văn hóa nơi đây.

Không những thế sau một chặng đường dài, bạn còn có thể nghỉ ngơi trong những căn nhà lá nhỏ, thưởng thức đặc sản của núi rừng và được hát Karaoke miễn phí được tải về không phải từ mạng điện lưới quốc gia mà là từ công trình thủy điện nhỏ của Nà Khoang. Không gian thiên nhiên êm dịu ấy sẽ mang đến cho bạn những giây phút thư giãn thực sự, một chuyến du lịch vui vẻ và bổ ích.

Với phong cảnh đẹp, hấp dẫn, khí hậu mát mẻ, trong lành và có giá trị nghiên cứu về địa chất, địa mạo, hệ sinh thái, thác Nà Khoang đã được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là di tích danh lam thắng cảnh.
Hiện nay, khu vực thác Nà Khoang đã được Công ty trách nhiệm hữu hạn Bắc Hải Hà đầu tư xây dựng một số hạng mục và khai thác phục vụ khách du lịch như xây kè, mở đường mòn theo hai bờ suối, đường đến bãi tắm, nhà ăn, nhà nghỉ tạm...; trong tương lai, sẽ đầu tư nâng cấp thành nhà nghỉ hiện đại, khu vui chơi thể thao giải trí lành mạnh, đáp ứng nhu cầu thăm quan, nghỉ mát của du khách gần xa.

Du lịch, GO! - Theo NTO, VnEco, ảnh internet
Nằm cách thị xã Hà Giang 150 km về phía Tây, Xín Mần có diện tích tự nhiên trên 58.000 ha, với 18 dân tộc anh em, trên 56.000 người sinh sống - vùng đất chứa nhiều điều bí ẩn...

Hiện nay, Xín Mần đang lưu giữ không dưới 3 Di sản Quốc gia có giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa đã được xác nhận. Khám phá Xín Mần để biết người Việt cổ sinh sống tại Nấm Dẩn, về Đèo Gió tìm hiểu di tích Thác Tiên, rừng nguyên sinh, hay tới Khuôn Lùng tìm hiểu lịch sử cha ông ta trấn giữ biên ải miền Tây Tổ quốc trong giai đoạn ngàn năm Bắc thuộc.

Tại điểm giao cắt giữa quốc lộ 279 và quốc lộ 183 Thị trấn Yên Bình (Quang Bình), rẽ theo quốc lộ 183 đi chừng 19- 20 km chúng tôi đến xã Khuôn Lùng. Khuôn Lùng là xã phía Đông huyện Xín Mần cách trung tâm huyện lỵ trên 44 km.

Nơi đây tập trung chủ yếu đồng bào Tày sinh sống xen lẫn đồng bào Dao, Nùng. Người dân trong xã luôn tự hào về truyền thuyết người anh hùng dân tộc có tên Đức Ông, đời Nhà Trần có công lập làng, đánh giặc, giữ yên bờ cõi đất Việt.

Chuyện kể rằng, trong giai đoạn đất nước bị giặc phương Bắc đe dọa tuyến biên ải miền Tây; trước thế nước lâm nguy, Vua Trần Nhân Tông đã cử Đức Ông lên đây lập làng, chiêu binh, trấn giữ biên ải. Đức Ông là người tài thao lược, hiểu binh thư, sống từ tốn, giàu lòng nhân ái. Tại Khuôn Lùng ông đã trở thành thủ lĩnh, tập hợp, đoàn kết các dân tộc trong vùng: Tân Nam, Nà Chì, Quảng Nguyên đứng lên đánh đưổi giặc phương Bắc, dẹp loạn phương Nam, giữ yên bờ cõi, bảo ban dân làng làm ăn, mang lại sự thịnh trị thái bình cho cả một vùng non nước.

Sau khi ông mất, tưởng nhớ công lao Đức Ông dân làng lập đền thờ ông tại thôn Làng Thượng, xã Khuôn Lùng. Hàng năm dân làng mở hội vào ngày 17 tháng giêng âm lịch tại Đình Mường (Di sản Quốc gia về lịch sử dân tộc), Làng Thượng để tưởng nhớ ông, người lập làng, giữ nước.

Qua xã Nà Chì, vượt Đèo Gió là cả một vùng rừng Nguyên sinh đa dạng sinh học trải dài từ xã Quảng Nguyên đi qua xã Chế Là, về xã Nấm Dẩn tiếp giáp tận huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Rừng nguyên sinh Đèo Gió có diện tích vùng lõi trên 1.800 ha, vùng đệm gần 15 ngàn ha đi qua 4 xã. Đèo Gió hiện nay là vùng rừng nguyên sinh nhiều tầng đa dạng sinh học.

Trong rừng có hàng ngàn thực vật rừng quý hiếm được bảo tồn như: Gỗ sến, có cây ngàn năm tuổi, dổi, đinh, táu mật, cùng hàng trăm loài phong lan rừng, thảo mộc, thảo quả, nấm các loại. Đã có không ít các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã khám phá động thực vật Đèo Gió và xác nhận, Đèo Gió là biểu tượng của rừng nhiệt đới gió mùa còn lại khá nguyên vẹn đa dạng sinh học, chứa trong đó nhiều gen quý cần bảo tồn vì giá trị nghiên cứu phục vụ lợi ích con người cho cả trước mắt và mai sau.

Trong ngút ngàn Đèo Gió là thác Gió, thác Tiên đổ từ độ cao trên ba chục mét xuống tạo thành một tiên cảnh giữa rừng già kỳ vĩ. Thắng cảnh đó đã được công nhận là Di sản Quốc gia; cần được bảo vệ cho mục đích du lịch, khám phá, nghiên cứu khoa học, đồng thời sẽ là điểm đến hấp dẫn tại Xín Mần, thu hút cả chục ngàn lượt du khách mỗi năm.

Xuôi dốc chừng 6 km bước chân đến thôn Nấm Chanh, xã Nấm Dẩn là Bãi đá cổ nơi người Việt cổ sinh sống có niên đại trên 2.000 năm tuổi. Bãi đá cổ chia thành 7- 9 vùng quần thểbãi đá được tìm thấy trong vùng có dấu tích người Việt cổ sinh sống. Vùng Bãi đá lớn nhất, trên phiến đá lớn nhất, có các họa tiết hoa văn cổ để lại nhiều hình họa mang tính phồn thực ghi dấu ấn một thời xã hội Cổ đại Mẫu hệ.

Trải qua hơn 2.000 năm tuổi, đến nay Bãi đá cổ còn rất nhiều điều bí ẩn chưa được giải mã. Các nhà Khảo cổ học cho rằng, người Việt cổ trải qua thời kỳ Mẫu hệ ở nơi đây sinh sống, phát triển ra sao còn là bí mật thách thức thế giới văn minh ngày nay.

Khám phá Xín Mần còn có Đỉnh Gia Long cao trên 2000m, đầy tính lịch sử huyền bí chưa biết đích thực về nó; còn có ngã ba đầu nguồn sông Chảy chảy vào đất Việt nơi biên giới Việt- Trung, giáp sông Trắng (Trung Hoa), cận kề Si Ma Cai, huyện Bắc Hà (Lào Cai); hay về di tích lịch sử Nàn Ma hùng tráng một thời chiến dịch Tây Tiến dẹp loạn, giữ nước.v.v.

Khám phá Xín Mần chắc chắn còn nhiều điều chưa hiểu hết về bản sắc văn hóa của cộng đồng 18 dân tộc anh em sinh sống nơi đây. Và chính những điều đó sẽ làm cho hành trình khám phá thêm mê hoặc, hấp dẫn du khách.

Du lịch, GO! - Theo báo Du Lịch VN, ảnh internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống