Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 6 July 2012

Người già bảo rằng, những đứa trẻ Phù Lá ở bản Khua Chá, xã Phình Sáng (huyện Tuần Giáo, Điện Biên) lúc sinh ra đã được nằm trên cỏ mật, được bà, mẹ răn dạy bằng điệu Hát kể truyền thống nên trưởng thành rất sớm.

Được lưu truyền theo phương thức dân gian, làn điệu Hát kể đã gắn bó cùng những thăng trầm trong cuộc sống của con người nơi đây. Đối với đồng bào Phù Lá, Hát kể được coi như là tiếng lòng, là lời tâm can của bản làng...

Độc đáo, vui tươi, rộn ràng nhất của nghệ thuật Hát kể Phù Lá là lối hát trong đám cưới với sự cộng hưởng của tiếng trống da trâu, tiếng sáo mũi và đặc biệt là tiếng kèn - biểu tượng cho sự thiêng liêng bởi bà con quan niệm hạnh phúc lứa đôi cũng giống như tiếng kèn, phải có cặp thì khi ngân lên mới tạo nên sự đồng điệu, quấn quýt.

Điệu Hát kể trong lễ thành hôn được bắt đầu ngân lên khi người mai mối dẫn đầu đoàn nhà trai hát diễn giải lý do dẫn lễ đến nhà gái: "Chọn hôm trời đẹp, tốt ngày, nhà trai tôi mang lợn đủ cân, gạo mẩy hạt, gà đủ đôi, rượu đủ lít, bánh đủ cặp... đến xin bên nhà gái thuận lòng gả cho dâu hiền…".

Để đáp lễ bao giờ bên nhà gái cũng cử những đại diện uy tín nhất ra nhận lễ đặt lên bàn thờ cúng thần linh, tổ tiên rồi mới biện cỗ sung túc với đầy đủ thịt rượu, bánh giầy để tiếp đãi bà con dân bản đến chúc mừng hạnh phúc của đôi trẻ.

Sau câu Hát kể chan chứa yêu thương, trách nhiệm của bố mẹ dặn con gái về nhà chồng, cô dâu vừa cúi sát đất lạy bố mẹ 3 lạy, vừa nghẹn ngào, da diết hát xin phép theo chồng và hứa sẽ sống thật tốt, làm thật giỏi, sinh thật nhiều con để người lớn yên lòng.

Lúc này nhà trai đưa cô dâu bước nhanh ra cửa, trong khi họ nhà gái theo thủ tục sẽ chạy tới kéo cô dâu lại. Hai bên cùng hát, rồi giả vờ giằng co để cuối cùng nhà gái phải thua cho cô dâu bước qua bậu cửa.

Đám rước ra đến ngõ, bố mẹ cô dâu đã sẵn chờ ở đó vừa hát kể rằng: "Con chim xây tổ phải có rơm có rác, con trâu lên rẫy phải có cày, thì con gái lấy chồng cũng phải được chia của cải", vừa tặng con gái, con rể của hồi môn trước sự chứng kiến của đông đủ mọi người...

Hát kể không chỉ là tiếng lòng, là tâm can của bản làng Phù Lá mà hơn hết với mỗi cá nhân, nó đã thực sự trở thành một phần ký ức không thể nào quên, bởi ở đó họ có những kỷ niệm thiếu thời thiêng liêng...

Phong tục ăn tết của người Phù Lá Bắc Hà

Du lịch, GO! - Theo Vinh Minh (Danviet), internet
Nếu đã lội bộ đến căng cơ trong các vườn cây trĩu quả ở miền Tây mùa này, bạn có thể tiếp tục ngồi ghe đi chợ nổi Cái Răng, xem đời sống thương hồ bềnh bồng và ngắm ghe xuồng đầy ắp hàng hoá, cây trái...

Đi chợ nổi nhớ… Sài Gòn

5 giờ sáng, bình minh đang lên trên bến Ninh Kiều. Ngoài cái không khí thoáng đãng, bến Ninh Kiều không có vẻ gì hữu tình, lãng mạn như trong thơ ca. Nhà cửa san sát, hầu như ở mỗi ngôi nhà giáp mé sông đều có cây cầu nhỏ để ghe xuồng cập bến. Có vườn xoài mà trái oằn hẳn ra ngoài hàng rào, khi ghe chạy ngang nếu nhanh tay có thể với tay hái được. Ngồi trên ghe máy ngắm cảnh sông nước đôi bờ khi nắng lên cùng gió sông lồng lộng của buổi sớm mai, lúc này cảm xúc của du khách mới phơi phới.

Gần đến chợ nổi, khách được nhắc nhở không để tay ra ngoài cửa sổ. Thỉnh thoảng chiếc ghe máy tròng trành vì bị chiếc ghe khác áp sát. Có người thốt lên: “Giống y chang giao thông ở Sài Gòn”.

Chợ nổi Cái Răng đầy ắp nông sản. Nào là thơm, dưa hấu, xoài, bưởi, củ sắn, củ hành… Còn có ghe bán tạp hoá, cắt tóc, bún riêu, hủ tíu, nước giải khát… Anh Nguyễn Tấn Công, hướng dẫn viên, nói: “Ở đây người ta chạy ghe máy như trên Sài Gòn chạy xe gắn máy. Chạy ghe đưa con đi học, ghé mua ly càphê, rồi tấp ghe vào tiệm cắt tóc… đậm nét sinh hoạt vùng sông nước”.

Chợ nổi Cái Răng là chợ đầu mối nên khách phương xa luôn có cảm giác háo hức được mua trái cây vừa rẻ vừa tươi. Một ghe xoài cát Hoà Lộc tấp vô mời chào: “40.000 đồng/ký”. Vài chị khách mỗi người mua một, hai ký nhưng không quên so sánh: “Giá cũng bằng ở Sài Gòn nhưng được cái tươi”.

Ghe khách cập mạn ghe bún riêu của bà Năm, đang luôn tay múc bún. Tô bún riêu bằng sành, nước lèo đỏ au, có miếng riêu cua, vài miếng thịt, chả lụa, giá 20.000 đồng/tô.

Có người thắc mắc tô bún riêu giá như ở Sài Gòn, rồi nhận câu trả lời mà ai cũng biết: “Bán cho du khách mà!”. Hương thơm hấp dẫn toả ra từ nồi bún riêu khiến nhiều người cầm lòng không đậu. Nhưng, tay chưa kịp cầm tô bún bà Năm đưa thì ghe thình lình nổ máy chạy. Bà Năm khoát tay phóng khoáng, rồi đưa ngay tô bún cho cánh tay khác ở ghe kế bên vẫy chờ. Một du khách nữ miệt ngoài đi cùng đoàn khen: “Người miền Tây dễ chịu thật. Gọi mà bỏ đi như vầy ở ngoài Bắc là bị mắng te tua”.

Chợ nổi Cái Răng ghe xuồng tấp nập, buôn bán sôi động không khác gì cái chợ trên bờ. Thỉnh thoảng cũng có vài ghe máy chở đoàn khách Tây, giơ máy ảnh chụp lia lịa. Tiếc là họ đến hơi trễ, không mục kích được cảnh nhộn nhịp nhất của chợ trên sông. Một người chung đoàn tiếc: “Chợ nổi Cái Răng của mình là chợ thiệt, hấp dẫn hơn chợ nổi “giả” ở Thái Lan nhiều. Vậy mà du lịch xứ mình chưa khai thác hết”. Chợ xứ người chỉ nằm gọn trên cái hồ nước, chợ của ta nhóm trên cả mặt sông rộng lớn...

Chuyện của vùng sông nước

Chợ nổi Cái Răng họp từ tờ mờ cho đến khoảng 7 – 8 giờ sáng thì vãn. Đi chợ nổi vào khoảng 5 giờ sáng là thời điểm đẹp để tham quan. Từ bến Ninh Kiều ngồi ghe đến chợ nổi mất khoảng 30 phút.

Nói về tên Cái Răng, có nhiều cách giải thích khác nhau. Có giai thoại cho rằng ngày xưa vùng này có con cá sấu lớn, răng của nó cắm vào mỏm sông nên gọi là Cái Răng. Theo cụ Vương Hồng Sển thì tên Cái Răng có nguồn gốc từ chữ “cà ràng” đọc trại mà ra. Hướng dẫn viên thì kể, ngày xưa trên dòng sông này có đôi tình nhân yêu nhau tha thiết. Một hôm, cô gái bị một con cá sấu lớn ăn thịt. Chàng trai bèn giết chết cá sấu trả thù cho người yêu. Chàng lột da, chặt con sấu ra nhiều mảnh. Cái răng của con cá sấu nằm ở khúc sông này, còn da và đầu sấu nằm ở khúc sông phía trên nên có cây cầu tên Cái Da và Đầu Sấu. Giai thoại tuy có vẻ rùng rợn nhưng du khách lại thích câu chuyện tình yêu, lãng mạn nơi dòng sông lao xao này hơn.

Trở lại chuyện buôn bán, hướng dẫn viên nhắc mọi người chú ý đến cây bẹo cắm trên mũi ghe, tàu. Nhìn món hàng treo trên cây bẹo để biết ghe, tàu đó bán món gì. Trước đây, từng có chuyện vài du khách nữ “sớn sác” hỏi mua quần áo của chủ ghe đang phơi trên dây!

Cũng vì ghe xuồng đông như xe gắn máy ở Sài Gòn mà nhiều khách ú ớ khi nghe hướng dẫn viên đố: “Cái chỗ đổ xăng ở đây gọi là gì?”. Du khách Sài Gòn lại có dịp cười ha hả khi nghe dặn dò: “Mai mốt có dịp đi xe máy về vùng sông nước này mà hết xăng, nên hỏi người ta cây dầu ở đâu để đổ... xăng”.

Du lịch, GO! - Theo Minh Cúc (SGTT), internet
Còng biển là món ăn không có trong thực đơn của bất cứ quán, nhà hàng hải sản nào, mà chỉ xuất hiện trong những bữa đãi khách của ngư dân biển Suối Ồ (Bà Rịa-Vũng Tàu). Đến chơi Suối Ồ, khách có thể tự tay mình bắt còng trên bãi biển rồi học cách chế biến của người dân bản địa để có một bữa ăn ngon với giá cực rẻ.

< Còng chiên bột.

Còng sống và đào hang trên cát. Còng di chuyển rất nhanh và nhát nên bắt được không phải dễ. Nhìn vào dấu chân còn trên cát, ngư dân địa phương có thể nhận biết còng vừa ra khỏi hang hay vừa vào trong hang. Nếu còng ở trong hang, chỉ cần đưa tay vào bên trong hoặc mở rộng hang để lòn tay vào là bắt được.
Với du khách, thú vị nhất là rượt còng. Khi phát hiện chúng đang nhởn nhơ trên bãi biển, chỉ cần nhào tới và úp lấy chúng bằng tay.

Tuy nhiên, chúng chạy rất nhanh và đổi hướng rất điêu luyện. Khách rượt theo chúng thì “chụp ếch” như chơi.

Thông thường, khi phát hiện chúng trên bãi, nên có 2-3 người bao vây chúng. Tuyệt nhiên không để chúng chạy xuống biển. Vui nhất là khi cả 3 người cùng nhào vô vồ lấy con còng. Nhưng còng thì chạy thoát, còn người thì va đầu vào nhau đau điếng.

Ở bãi biển này, còng nhiều vô kể. Nếu đi cùng người dân địa phương, du khách nhanh chóng có một thùng còng vài trăm con chỉ trong hơn một giờ săn bắt. Còng đem về lột mai và bẻ đôi rồi rửa trong nước sạch. Món ăn phổ biến là còng chiên bột giòn: còng rửa sạch cho vào bột đã pha sẵn, nêm gia vị cho vừa ăn rồi cho lên chảo chiên từng miếng một, vàng ươm, vừa nhìn đã thèm. Còng chiên bột ăn kèm với rau sống và chấm nước mắm chua ngọt.

Ăn còng chiên bột, thực khách có thể ăn luôn vỏ, bổ sung thêm can-xi và khoáng chất cho cơ thể. Còng chiên bột giòn là món dễ làm, ăn ngon rất thích hợp cho các du khách trẻ đi du lịch bụi để trải nghiệm bản thân.

Còng gió biển quê

Du lịch, GO! - Theo Nhan Thành (Cần Thơ Online), internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống