Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 9 July 2012

Những năm gần đây, phong trào học cưỡi ngựa trong giới trẻ Tp. Hồ Chí Minh phát triển khá mạnh, nhất là khi có sự ra đời của  Saigon Pony Club, một câu lạc bộ (CLB) hướng dẫn kĩ thuật cưỡi ngựa do chính các huấn luyện viên nước ngoài trực tiếp giảng dạy.

< Những chú ngựa đua của CLB Saigon Pony.

CLB Saigon Pony nằm trên đường Lê Văn Thịnh, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh là nơi dạy đua ngựa có sự hướng dẫn của các huấn luyện viên nước ngoài. Câu lạc bộ có gần 130 học viên theo học với đủ lứa tuổi khác nhau. Trong đó, 90 % là người nước ngoài đến từ các nước Anh, Pháp, Mỹ, Đức…đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Các học viên được huấn luyện viên người Pháp Amaury Le Blan cùng các đồng nghiệp trực tiếp giảng dạy. CLB này ra đời cách đây 10 năm và được Amaury mua lại để tu sửa thêm và hoạt động cho tới bây giờ.

< Người quản ngựa thắng yên cương chuẩn bị cho buổi tập.

Huấn luyện viên Amaury Le Blan vốn làm quen với ngựa từ nhỏ ở gia đình bên Pháp. Anh đã tham gia nhiều cuộc thi cưỡi ngựa và làm kị binh một năm trong quân đội. Huấn luyện viên Amaury làm việc cho Công ty Franco Pacific. Anh đến Việt Nam theo làn sóng đầu tư nước ngoài đầu tiên vào đầu những năm 1990.

< Cô bé đang tìm cách làm quen với chú ngựa.

Trước khi vào sân tập, học viên phải đội mũ bảo hiểm, mang giày cổ cao hoặc giày thể thao. Sau khi được huấn luyện viên kiểm tra kĩ lưỡng các trang thiết bị bảo hộ, học viên mới được phép vào trường tập.

< Huấn luyện viên Amaury Le Blan hướng dẫn các học viên nhí tư thế ngồi trên lưng ngựa.

Lúc này, các nhân viên của CLB sẽ dẫn những chú ngựa được thắng yên chắc chắn vào sân và họ sẽ ở cạnh học viên trong suốt buổi học để giữ cương và giữ thăng bằng cho các em.

< Bài học đầu tiên của các cô bé, cậu bé là biết cách ngồi thật vững trên lưng ngựa.

Hiện tại, Amaury đang nuôi dưỡng 20 con ngựa. Tất cả số ngựa này đều được anh mua về từ Củ Chi, Long An (những nơi có tiếng trong việc cung cấp ngựa đua từ trước tới nay) với giá vài triệu cho đến vài chục triệu đồng/con.

< Tiếp đến là bài tập với động tác xoay mình trên lưng ngựa.

Tại đây có hai sân tập rộng 600m2 và 1.000m2 dành cho hai trình độ: mới tập và điều khiển thành thục các động tác. Trước khi đến với các buổi thực hành, Amaury thường giảng lí thuyết khoảng 10 đến15 phút để các học viên có thể dễ dàng nắm bắt được các kĩ thuật cũng như đặc tính của ngựa khi ngồi trên lưng, nhằm tránh rủi ro khi luyện tập.

< Bé Kha Nhi 8 tuổi theo học đua ngựa ở CLB Saigon Pony đã hơn 1 năm.

Để có thể tự điều khiển ngựa một cách thuần thục, học viên phải tập luyện 2 buổi/tuần trong thời gian tối thiểu là 6 tháng. Với kĩ thuật cưỡi ngựa vượt chướng ngại vật, học viên phải có thời gian tập luyện hơn một năm, thậm chí ba đến bốn năm mới có thể làm được, vì các kĩ thuật này có độ khó rất cao.

Nhìn bé Kha Nhi mới 8 tuổi ngồi trên lưng ngựa làm các động tác khởi động như xoay tay, xoay vai, đầu, cổ, làm dẻo lưng, hông.. trông thật đáng yêu.

< Giờ đây bé đã có thể tự tin điều khiển chú ngựa phi khá nhanh.

Sau khi khởi động xong, cô bé điều khiển ngựa rẽ trái, rẽ phải, chạy nhanh… theo hiệu lệnh của huấn luyện viên Amaury Le Blan một cách thành thục đến không ngờ. Kha Nhi nói: "Em đã học cưỡi ngựa được hơn 1 năm rồi. Em rất thích tự tay điều khiển được chú ngựa theo ý muốn của mình”.

< Để có thể phi ngựa nước đại như bạn trẻ này, các học viên phải tập luyện 2 buổi/tuần trong thời gian tối thiểu là 6 tháng.

Cưỡi ngựa là môn thể thao đòi hỏi người chơi phải biết tương tác với con vật. Người cưỡi ngựa học rất nhiều từ ngựa, từ cách ngồi thoải mái trên lưng ngựa cho đến việc phải hiểu tính nết của nó để điều khiển theo ý mình. Chính sự tương tác này giúp các học viên biết ứng xử bình tĩnh và kiểm soát tình huống tốt hơn.

< Với cú nhảy vượt rào khá điệu nghệ này học viên phải mất công luyện tập từ 1 năm trở lên.

Ngồi ngoài sân quan sát các học viên cưỡi ngựa, chúng tôi cảm nhận được sự phấn khích của các em và cả những phụ huynh. Thỉnh thoảng những tràng vỗ tay lại rộ lên động viên các em hoàn thành tốt một động tác. Kết thúc buổi học, các cô bé, cậu bé lại vuốt ve, vỗ về chú ngựa của mình như một người bạn thân. Thế mới biết các em yêu loài vật như thế nào.

Du lịch, GO! - Theo Vnanet
Cái khó của việc "đi bụi" ở Bắc Kạn là các địa danh, thắng cảnh nằm khá xa nhau, khiến số ngày lưu lại nhiều hơn, kế hoạch cũng dài hơi hơn. Bắc Kạn cách Hà Nội 180km và cách Sài Gòn khoảng 1.800km.

Có 3 hướng chính để đến Bắc Kạn, một là từ các tỉnh miền Bắc, hai là từ miền Trung, ba là từ miền Nam. Song do quá trình di chuyển phức tạp, nên du khách miền Trung hay miền Nam thường dùng Hà Nội làm điểm trung chuyển. Vì thế, có thể tính như 2 hướng là các tỉnh phía Bắc và từ Hà Nội.

Từ Hà Nội – Bắc Kạn có thể đi từ bến Lương Yên hoặc Mỹ Đình. Bạn nên liên lạc trước với xe hay bến xe để đến đúng giờ.

Từ Hà Nội - Bắc Kạn đi theo đường số 3 qua Thái Nguyên lên Bắc Kạn mất khoảng 4 - 6 tiếng. Nếu thích ngắm biển, có thể di chuyển theo hướng từ cầu Thăng Long qua điểm soát vé đường cao tốc Bắc Thăng Long (khoảng 100m) rẽ tay phải lên đường cao tốc Nội Bài-Bắc Ninh, đến thị trấn Đông Anh, sau đó rẽ trái đi Sóc Sơn. Cung đường này rất đẹp nhưng phải chú ý bảng hướng dẫn, nếu không bạn sẽ bị lạc.

Đường Hà Nội - Bắc Kạn khá nhỏ, xấu. Di chuyển bằng xe máy thuận tiện hơn, riêng xe con thì phải từ loại 2 cầu trở lên.

Lưu ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân cần mang theo đầy đủ giấy tờ, cũng như tuân theo đầy đủ các yêu cầu về vận chuyển đường bộ. Đặc biệt, không chỉ cung đường từ Hà Nội - Bắc Kạn, mà trong lúc di chuyển giữa các địa danh, thắng cảnh cũng cần lưu ý xăng, xe, thức ăn và nước uống.

Có thể đến bất kỳ mùa nào trong năm, nhưng nếu đến vào tháng 8 – tháng 10, bạn nên mang theo dụng cụ đi mưa, đây cũng là thời điểm để bạn có cơ hội thưởng thức đặc sản quýt Quang Thái.

Ngoài ra vào rằm tháng giêng, có lễ hội tại hồ Ba Bể. Nhà nghỉ, khách  tại Bắc Kạn có giá từ 80.000 – 300.000 đồng, riêng Bắc Kạn Hotel 3 sao tọa lạc ngay trung tâm thị xã, cách bến xe khoảng 40m, có giá từ 220.000 đồng

Các món không nên bỏ qua khi đến đây là giò heo hầm, tôm chua Ba Bể, bánh gio, bánh Coóc Mò, khâu nhục, rượu ngô Bó Nặm, cá nướng Ba Bể...

Ngoài ra nơi đây còn có một loại quýt nổi tiếng của vùng đất này mà chỉ người dân địa phương hay các phượt thủ mới biết, đó là quýt Quang Thuận. Lý do là loại quýt này có số lượng rất ít, hiếm nên chỉ dùng để biếu hay bán cho người đi ngang qua. Ngoài các món chỉ có thể ăn tại chỗ, các món còn lại đều có thể mua về làm quà biếu bạn bè, người thân.

Ngoài các hoạt động không thể bỏ qua ở Hồ Ba Bể là đi thuyền trên mặt hồ, tắm ở đảo Bà Góa, khám phá bức tranh thạch nhủ tuyệt đẹp ở động Puông, ngắm dòng thác nhỏ nhưng khúc khuỷu ở đầu hồ, những địa danh khác bạn cần ghi nhớ là căn cứ địa cách mạng ATK Chợ Đồn.

Chợ đồn nằm phía tây Bắc Kạn. Ngoài việc là một trong những khu căn cứ của chủ tịch Hồ Chí Minh và các cán bộ cấp cao của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nơi đây còn chiều lòng du khách với những ngôi nhà ẩn hiện trong cây, những con dốc hay những con suối uốn lượn, mát  rượi.

Khu di tích lịch sử Nà Tu , xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, nơi xuất xứ của câu nói "không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên" của Bác cũng là một địa danh không nên bỏ lỡ.

Các địa danh như động Nả Poỏng, động Ba Cửa, hang Sơn Dương, khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, động Nàng Tiên, hay các địa danh mà dân phượt gọi “chấm”... là gợi ý không tồi nếu bạn muốn hiểu nhiều về vùng đất này.

Du lịch, GO! - Theo Buudienvietnam, internet
Đây là một địa điểm dành cho những người ưa thích chút mạo hiểm, muốn khám phá thành phố bên bờ vịnh từ một góc nhìn thật khác biệt.

< Thắng cảnh núi Bài Thơ tại Hạ Long.

Nhắc đến thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), người ta thường nghĩ đến vịnh Hạ Long – kỳ quan thiên nhiên thế giới, những bãi tắm cát trắng trải dài hoặc những nhà hàng hải sản khoái khẩu, nhưng ít người biết đến một thắng cảnh cũng hấp dẫn không kém.
Một điểm đến dành cho những ai ưa một chút mạo hiểm, muốn khám phá thành phố bên bờ vịnh từ một góc nhìn thật khác biệt, để rồi có thể cảm nhận một cách trọn vẹn nhất vẻ đẹp hùng vĩ mênh mang của cả vùng trời và vùng biển vùng Đông Bắc. Đó chính là núi Bài Thơ.

< Núi Bài Thơ là một ngọn núi đá vôi đẹp cao hơn 200m, nằm sừng sững giữa lòng thành phố và là một trong những núi cao nhất vùng biển Cửa Lục. Núi có kiến tạo địa chất đặc biệt: một nửa chân núi gắn với đất liền, nửa kia ngâm trong nước biển.

< Không chỉ là một thắng cảnh, núi Bài Thơ còn là di tích lịch sử và văn hóa độc đáo. Chùa Long Tiên nằm dựa vách núi là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng của thành phố Hạ Long. Khách du lịch nên tới đây thắp hương và tận hưởng không khí tĩnh lặng trước khi bắt đầu hành trình lên núi.

< Đường mòn lên đỉnh núi tương đối trắc trở, có đoạn có bậc thang, nhưng có đoạn phải bám lấy vách đá mà đi. Ngay cả lối vào chân núi cũng khá khó tìm, chỉ là con ngõ nhỏ nằm lọt thỏm giữa những dãy nhà dân san sát.

< Càng lên cao, thành phố càng khuất dần sau những vách đá vôi và dây leo chằng chịt.

< Theo chân người lên núi còn có tiếng bước chân lộc cộc của những đàn dê được chăn thả tự do. Nếu may mắn, bạn có thể sẽ gặp được cả những chú khỉ đang gọi nhau chí chóe trên một vách đá nào đó.

< Đỉnh núi đã hiện ra sau cả giờ đồng hồ mải miết leo bộ. Lá cờ đỏ sao vàng đã tung bay trên đỉnh cao nhất từ những năm kháng chiến chống Pháp, khi một người thợ mỏ đã dũng cảm vạch đường lên núi cắm cờ, kêu gọi tinh thần đấu tranh bất khuất của công nhân mỏ lúc bấy giờ.

< Đứng hiên ngang là tấm bia đá khắc lịch sử của ngọn núi: “Từ đỉnh núi này, hàng ngàn năm trước đã là vọng gác trọng yếu vùng biên ải Đông Bắc của Tổ quốc. Đêm đêm lính canh đốt đèn báo hiệu, chỉ đường cho thuyền bè cập bến, khi có giặc thì đốt lửa báo tin về kinh đô. Dân gian gọi là núi Dọi Đèn (Truyền Đăng)”...

< Một góc biển trời vịnh Hạ Long nhìn từ đỉnh núi. Năm 1468, vua Lê Thánh Tông đề thơ khắc trên vách đá, từ đó núi có tên Bài Thơ. Hiện nay ta vẫn có thể thấy những bài thơ khác của nhiều tao nhân mặc khách khi du ngoạn qua đây, trong đó có chúa Trịnh Cương.

< Đứng từ đỉnh núi, bạn có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh của thành phố, từ những con thuyền nhỏ bé trên mặt biển bên bờ khu du lịch Bãi Cháy... .. cho đến những ngôi nhà bám vào chân đảo đá đặc trưng của Hạ Long.

< Từng cánh chim chao lượn trên mặt vịnh khi chiều về, tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ nhưng không kém phần yên bình.

< Hoàng hôn nhuộm vàng một góc trời.


Mẹo du lịch:

Núi Bài Thơ nằm giữa trung tâm thành phố nên bất cứ khách du lịch nào đến Hạ Long cũng có thể thêm vào lịch trình của mình chuyến hành trình lên núi.

< Thành phố Hạ Long lung linh trong ánh đèn đêm.
.
Trang bị: Tuy là một ngọn núi tương đối thấp nhưng đường lên khá khó, các bạn hãy chuẩn bị giày, quần áo dài, nước uống và đồ ăn nhẹ.

Hỏi đường: Không một người Hạ Long nào không biết đến núi Bài Thơ, nhưng không phải ai cũng biết đường lên núi. Bạn hãy hỏi kỹ người dân xung quanh khu vực chợ Hạ Long I để có thể tìm được đường chính xác nhất.

Các điểm tham quan khác quanh chân núi: Vách núi có dấu tích các bài thơ cổ, di tích tổ đường dây điện đàm của Bưu điện Quảng Ninh trong kháng chiến chống Mỹ, chùa Long Tiên, chợ Hạ Long...

Leo núi Bài Thơ
Lên núi Bài thơ ngắm Vịnh

Du lịch, GO! - Theo Infonet, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống