Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Wednesday, 11 July 2012

Quần đảo An Thới nằm trong vịnh Thái Lan, phía Nam đảo Phú Quốc, thuộc xã Hòn Thơm, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, nằm trong tọa độ khoảng 9°50′ vĩ Bắc, 104°05′ kinh Đông, với 18 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Hòn Thơm. Tổng diện tích đất nổi là 7,64 km², dân số khoảng 3.000 người, sống chủ yếu bằng nghề biển.
.
< Hòn Thơm trong cụm đảo An Thới.

Quần đảo An Thới nổi tiếng với các hòn đảo nhỏ xinh đẹp, ngư dân tập trung đánh bắt và mua bán đặc sản Phú Quốc các loại cá lớn bé khác nhau và trong đó có cá cơm, thứ cá làm nên hương vị đặc trưng của các nhà thùng nước mắm Phú Quốc sầm uất. Tại đây, khu vực Cảng An Thới cũng là khu vực cảng nước sâu duy nhất trên đảo Phú quốc đang được quy hoạch thành cảng trung chuyển quốc tế.

Tên gọi của các hòn đảo ở đây không được thống nhất giữa tên địa phương và tên trên ghi chú trên bản đồ. Dưới đây là bản đối chiếu giữa các đảo có tên gọi khác nhau theo dân địa phương và trên bản đồ tờ Hòn Thơm in lần thứ 2, do Nha Địa dư quốc gia Việt Nam ấn hành trước năm 1975.

Các hòn đảo trong quần đảo An thới được ghi tên:
1. Hòn Đụng – Hòn Vang
2. Hòn Mây Rút Trong – Hòn Vông
3. Hòn Móng Tay – Hòn Xưởng
4. Hòn Mây Rút Ngoài – Hòn May Rút
5. Hòn Vông -Ngang – Hòn Gầm Ghì
6. Hòn Buồm – Hòn Móng Tay
7. Hòn Dơi – Hòn Trang
8. Hòn Xưởng – Hòn Tây
9. Hòn Gầm Ghì – Hòn Đông
10. Hòn Tranh – Hòn Đá Bàn

Ngoài ra, An Thới còn có 2 đảo rất nhỏ nữa cùng có tên Hòn Khô. Một số đảo khác thì mới được phát hiện trong những năm gần đây. Trên bản đồ hành chính 64 tỉnh, thành phố Việt Nam, do Nhà xuất bản Bản đồ phát hành năm 2005, quần đảo An Thới được đánh dấu với các đảo sau: Hòn Dừa, Hòn Dăm Ngoài, Hòn Rỏi, Hòn Thơm, Hòn Vang, Hòn Xưởng, Hòn Kim Quy, Hòn Mây Rút, Hòn Anh Đông, Hòn Anh Tây, Hòn Cái Bàn.

Quần đảo An Thới như một chiến hạm trấn giữ cho vùng biển này gần như yên tĩnh quanh năm. Du khách có thể thấy cảnh hàng trăm con tàu bình yên neo đậu trên bến. Từ cảng du khách lấy thuyền thưởng ngoạn trên biển, tắm biển, câu cá (ban ngày hay ban đêm) và lặn snorkeling/scuba diving để xem san hô tại hòn Mây Rút Ngoài, Hòn Vong Ngang, Hòn Thơm, Hòn Dừa…

Biển xanh ngắt một màu, mơn man sóng nhẹ ôm lấy những hòn đảo hoang cô độc. Đây đó những khối đá, những nhành cây khô hình thù lạ mắt vươn dài ra mép sóng, Những con đại bàng biển – người dân địa phương gọi là chim báo bão, vươn đôi cánh mạnh mẽ lượn quanh tàu.

Quần đảo An Thới có nhiều cá, du khách dễ dàng câu được cá trong chuyến tham quan. Riêng thể mực, chỉ tổ chức vào buổi tối, tốt nhất là đêm không trăng để mực ăn ngon. Những sản phẩm đa dạng về du lịch và ẩm thực này đã tạo sự hấp dẫn cho quần đảo ở phía Nam Phú Quốc.

Du lịch, GO! - Tổng hợp

Tuesday, 10 July 2012

Đã từ lâu, trong tiềm thức của dân đi lại, dòng sông Nho Quế và con đèo Mã Pí Lèng là những tuyệt sắc mà thiên nhiên ban tặng, hùng vĩ, kỳ bí và đầy quyến rũ. Cao nguyên đá khắc nghiệt và kì vĩ như thế mà dòng Nho Quế nhìn từ trên đèo trông thật hiền hòa, tĩnh lặng.

Nhưng không, mang trên mình là những ghềnh thác cheo leo: dòng sông đã ban tặng cho cả miền cao nguyên 3 cái thủy điện. Sẻo Hồ, Nho Quế 1, Nho Quế 2 và Nho Quế 3.

Một lần vượt ghềnh Nho Quế xuyên qua Vách núi Tà Làng để biết được dòng sông hung dữ, mạnh mẽ, hiểm nguy nhưng cũng kỳ vĩ và quyến rũ chừng nào, xứng đáng là người bạn của cao nguyên đá biết bao.

Sông Nho Quế bắt nguồn từ Mù Cảng - Vân Nam - Trung Quốc chảy vào Việt Nam từ địa phận thôn Xéo Lủng xã Lũng Cú huyện Đồng Văn, chảy qua huyện Mèo Vạc rồi bắt với sông Niệm đổ về Cao Bằng. Về mặt địa lý, tại đèo Mã Pí  Lèng, con sông nằm trên độ cao 1.600m so với mặt nước biển.

Đứng trên đèo Mã Pí Lèng, con đèo ngoạn mục nhất nơi địa đầu Tổ quốc, nhìn xuống sâu hun hút, dòng sông Nho Quế chỉ bé như một sợi chỉ mỏng manh.

< Một chuyến đi kỳ dị nữa của Du Già: dùng xe máy nước vượt sông Nho Quế, con sông hiểm trở nơi địa đầu Tổ Quốc.

Phương tiện kỳ lạ: Chiếc motor nước thường được dùng như một món đồ chơi cho trẻ em này được lựa chọn là phương tiện cho chuyến đi bởi tính nhỏ gọn của nó.

< Bắt đầu từ đỉnh đèo hun hút, phải mất gần 3 tiếng đồng hồ mới xuống được đến sông Nho Quế. Chiếc Scooter nước được gấp gọn lại trong bao nhưng vẫn phải thuê một người Mông vác xuống. Chỉ những chuyên gia leo núi vùng cao nguyên đá này mới có thể vác đồ đi băng băng trên những con dốc lạnh lưng.

Hãy hình dung, người sử dụng phải chở nó bằng xe máy từ Hà Nội lên Hà Giang, vượt qua  Quản Bạ, Đồng Văn hướng tới đèo Mã Pí Lèng.

< Càng xuống sâu, dòng sông càng mở rộng ra.

Từ đây, còn phải đi bộ chừng 3 tiếng đồng hồ từ đỉnh đèo xuống dưới vực trong điều kiện dốc thẳng đứng. Chiếc Scooter nước trở nên hợp lý trong hoàn cảnh này.

< Phải bỏ qua đoạn nước xiết này, chúng sẽ cuốn băng chiếc Scooter với động cơ công suất điện 145w nhỏ nhoi.

Nó được sản xuất bằng nguyên vật liệu nhựa PVC với motor có công xuất là 145w xài bình ắc quy, tốc độ trung bình 4km/h. Lắp đặt đơn giản và gọn nhẹ (Ocean Scooter nặng chỉ 10 kg), bỏ gọn trong túi du lịch và lắp đặt chỉ mất 5 phút.

Chuyến đi kỳ lạ

< Tim được chỗ nước lặng. Hạ thuỷ chiếc Ocean FX Scooter.

< Trên một địa danh đầy ý nghĩa, trang phục cũng phải đầy ý nghĩa: áo đỏ in biểu tượng Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam...

Kết quả

< Thăm dò tốc độ dòng chảy, ướm thử xem chiếc Scooter chạy bằng ắc-qui này có vượt được qua dòng sông bề mặt nước tuy lững lờ nhưng ngầm phía dưới là những dòng chảy xiết không hề đơn giản.

Lão giang hồ đã hoàn thành một trong những ước mơ lớn nhất đời: chinh phục thượng nguồn dòng Nho Quế trên đất Việt bằng một kiểu xe máy khác: xe máy nước.

< ... và khởi hành, băng sông!

Hậu quả

Lúc quay trở lại, dòng nước ngầm đã cuốn băng chiếc Scooter, ném người lái xuống đáy sông. Đầu gối bị thương nhẹ do va vào đá, nhưng người lái vẫn cố sức bơi được vào bờ. Chiếc xe máy nước bị cuốn đi xa khoảng 2 cây số. Chiếc máy ảnh Canon G5 bị hỏng hoàn toàn do rơi xuống nước.

Chiều hôm đó, trên cao nguyên Đồng Văn, bữa rượu ăn mừng thoát nạn được bày biện. Người bạn đồng hành dân tộc Mông lần đầu tiên bị một người Kinh chuốc cho đến say mềm!

Du lịch, GO! - Theo AutoPro

Du Già - Thương hiệu "xê dịch" (P1)
Du Già: Độc phách Thung Nai (P2)
Du Già: Thuỷ thượng phiêu trên dòng Nho Quế (P3)
Kể từ ngày cái nick Du Già xuất hiện, box Du Lịch tràn ngập những chuyến đi mà bất kể cái tên nào cũng ngập tràn sự phong-hoa-tuyết-nguyệt-tửu. 

< Đệ nhất mỹ cảnh sóng nước ngập tràn trong tiếng ca 36 giá đồng mang đậm dấu ấn lão giang hồ.

Những là "Gái Mường Tè-Chè Tô Múa", là "Bước hải hồ qua Lục Đầu Giang", là "Bàng bạc sương buông Tà Xì Láng", là "Ba Bể - Cảnh tiên huyền hoặc bóng chàm"…

Nói không ngoa, lão là ngọn gió đại ngàn lồng lộng thổi vào những đám trấu lòng đang âm ỉ ngùn ngụt nung nấu ngọn lửa xê dịch, bấy lâu nay đang tuyệt vọng kìm nén cái bản ngã lang thang bằng những cuộc mưu sinh hay học thuật. Lão là cái thương hiệu "Tôi" chĩnh chiện và đường bệ được đặt lên ban thờ ngũ sắc để những cái tôi khác vỡ oà cùng hoà nhịp sênh phách: lên đường!

Kỳ 2: Độc phách Thung Nai

Trong cái ngày hầu như toàn bộ dân lượt phượt đau buồn mà tụ về thắp nén hương viếng cụ Mẫn "La Hán", thân sinh của Du Già, có một nhân vật nhìn giản dị, chân chất đứng lẫn trong bộn bề những cao thủ xê dịch lẫn ô tô-xe máy, mới vừa nhảy xe sớm từ mạn lòng hồ sông Đà về tận Hà Nội thành kính phân ưu với bạn rượu, người ấy là Vận tiên sinh.

Cơ ngơi của Vận tiên sinh toạ lạc ngay dưới chân Đền Bà chúa Thác Bờ người Mường. Nói cụ thể như vậy là bởi ít ai để ý trên lòng hồ sông Đà ấy có đến 2 ngôi đền Bà chúa thác, một của người Mường, một của người Dao. Đền bà chúa Thác Bờ người Mường có vẻ nhỉnh hơn và được đông đảo con nhang đệ tử hầu đồng. Cái cơ ngơi ấy là một quần thể hộ gia đình bám ven dưới chân đền Bà chúa Thác, mà độc đáo nhất, ấn tượng nhất, đáng gây si mê nhất là căn bè gỗ đầy đủ tiện nghi nằm bập bềnh lênh đênh trên mặt hồ.

Đã có biết bao kẻ ham chơi được may mắn ngả ngớn đón trăng, ngắm trăng, thưởng trăng đến mãn cuộc tàn canh trên chiếc nhà gỗ nổi tuyệt vời này, bên một con lợn mường được xẻ ra bốc hơi trên những tàu lá chuối, bên những chai rượu mường được chưng cất bằng thứ nước đổ về từ thượng nguồn Đà giang, bên tiếng lách tách nước mơn trớn mạn bè, và ám ảnh hơn, là trong cả một quần thể âm thanh của tre trúc sênh phách đàn đáy lẫn âm sắc của những tay cung văn lúc huyễn hoặc lúc sát phạt réo rắt rải từ trên những giá đồng thâu đêm thắp lửa trong đền Bà chúa Thác.

Cái người khám phá ra được nơi người ta có thể giao hoà với tổng thể núi non, sông nước, sương mờ và âm sắc ấy là lão Du Già.

Độ dăm năm nay, lão đã biến cái nơi tưởng chừng như chỉ có trên tiên giới ấy thành địa điểm nghỉ dưỡng "gần nhà" của mình. Nói chữ "gần" chung chung xem ra khí không phải với đa số bởi quãng đường ấy cũng cỡ tròm trèm trăm cây số, nhưng với cái con người lấy thiên hạ là nhà ấy, cái bán kính cỡ 200km xung quanh Hà Nội nhạt nhẽo được coi là "gần nhà".

Gần có nghĩa là bất kể lúc nào, có thể là 3h sáng sau miên man tuý luý mấy cữ rượu ở hang ổ Bảo Lâm tửu quán, có thể là 5h sáng thao thức sau một đêm mất ngủ, cũng có thể là tầm chiều chiều khi Hà Nội bị bức tử bởi khói bụi và kẹt xe, Du Già có thể bất tử xách con "Dream chiến", giắt thêm "bảo bối" điếu cày là phơi phới lên đường.

Tôi đã từng bị dựng dậy giữa đêm bởi những tin nhắn kiểu "Vận có nai.15 phút nữa lên đường. Không cao su". Như thế tạm dịch là có một con nai nào đó nhảy xuống lòng hồ bơi từ đảo này sang đảo khác để kiếm ăn, chẳng may nước dữ bị ngắc ngoải cuốn đến tận đại bản doanh của Vận tiên sinh. Vận tiên sinh sau khi đánh dây thép lên cho Du Già là cho người tiến hành chế biến, bày biện sẵn để 2 tiếng sau Du Già có mặt là ngả bàn rượu.

Rồi còn vô vàn lý do khác, đại loại một bầu rượu Nậm Pung, cái thứ rượu mà Du Già nhất quyết định danh cho nó là đệ nhất mỹ tửu toàn cõi Bắc, hiếm hoi cần người tri kỷ; một mẻ cá khô đầu mùa của lòng hồ sông Đà phơi kiểu Astrakhan (đặc phẩm của khu nghỉ dưỡng trên lòng hồ của Viện nhiệt đới Việt-Nga); lứa cá bè của Vận tiên sinh vào cữ thu hoạch… là cái đám tiên tửu ấy lại tụ bạ với nhau, để trong tuý luý của mỹ tửu, sương mờ và giăng sáng ấy lại ê a sang sảng ngâm vịnh với nhau hai câu đề từ của "Tuỳ bút Sông Đà" (Chúng thuỷ giai Đông tẩu. Đà giang độc Bắc lưu).

Chữ "hiệp" chốn xê dịch

Mà cái lão Du Già này xê dịch không độc, không khoảnh! Thói thường dân chịu khó lượt phượt là hay giấu đi cái chỗ mình thích, coi đó là cái chốn nương thân, là cứu cánh mỗi khi mệt mỏi, hoặc thảng kém hơn nữa là chỗ thi thoảng són són ra chút thông tin để có giá với giang hồ. Du Già thì khác! Lão ghét cái thói "Thiên lý cao phi hạc bất quần"! Có chỗ nào đẹp, chỗ nào đáng đi, chỗ nào đáng tận hưởng, lão đem chia sẻ cho giang hồ hết.

Thung Nai này cũng thế! Đường đi nước bước thế nào, ăn ở ngủ nghỉ ra sao, lão đem bày hết cả lên mạng. Ai gọi điện thoại xin tư vấn cũng nhiệt tình trả lời. Trả lời xong đang đêm nằm ngủ bất chợt nhớ ra cái gì lại lồm cồm bò dậy gọi điện tư vấn tiếp. Chẳng cần dặn dò rào đón gì nhiều, lão chỉ thủng thẳng nói một câu với người chơi mới "Các chú đến đấy thì để ý chút để bác còn có chỗ chơi"! Ấy thế là căn nhà gỗ của Vận tiên sinh thi thoảng đông đến mức sàn bè sát luôn mép hồ, thế mà chẳng có chuyện gì không hay xảy ra cả, kể cũng tài.

< Cứ mỗi đận vào vụ cá, Vận tiên sinh lại tất bật chuẩn bị để nhóm họp đám tửu đồ.

Cái tài hay sự may mắn ấy, cái sự hào sảng ấy, theo một kẻ hay soi mói để ý như tôi, cũng có thể xuất phát từ tâm niệm coi bốn bể là chỗ chơi của lão, cũng có thể từ một thứ tính cách thiên phú không phải ai cũng có được: khả năng dân vận đại tài!

Khả năng ấy, nó như cái uy thiên định hiếm hoi, không màu mè mà cảm động, chân chất mà đi vào lòng người, mà câu chuyện về sự khai hoang A Pa Chải tiếp đây là một ví dụ có thể nói là làm vinh quang cho cả cái từ dân vận…

Du lịch, GO! - Theo AutoPro

Du Già - Thương hiệu "xê dịch" (P1)
Du Già: Độc phách Thung Nai (P2)
Du Già: Thuỷ thượng phiêu trên dòng Nho Quế (P3)

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống