Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 13 July 2012

Ngày 11/7/2012, HĐND tỉnh Lào Cai đã thông qua nghị quyết phê chuẩn mức thu, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh Sa Pa.
Mức thu áp dụng từ 1/7/2012 đối với các điểm, tuyến du lịch, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn huyện Sa Pa và Vườn Quốc gia Hoàng Liên thuộc 7 tuyến du lịch...

Các điểm danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện Sa Pa và Vườn Quốc gia Hoàng Liên thuộc các tuyến du lịch được phép khai thác theo quyết định của UBND tỉnh Lào Cai gồm: Điểm tham quan Thác Bạc; tuyến Sa Pa – Sín Chải – Sa Pa; tuyến Sa Pa – Tả Phìn – Sa Pa; tuyến Sa Pa – Lao Chải – Tả Van - Bản Hồ - Thanh Phú – Nậm Sài – Nậm Cang – Sa Pa; tuyến Trạm Tôn – Suối Vàng – thác Tình Yêu – Trạm Tôn; tuyến Trạm Tôn – Rừng già – Trạm Tôn; tuyến leo núi Phan-xi-păng (người dưới 16 tuổi không được tham gia tuyến du lịch tuyến Trạm Tôn – Rừng già – Trạm Tôn và tuyến leo núi Phan-xi-păng).

Khách du lịch tham quan các điểm danh lam thắng cảnh theo tuyến và các điểm du lịch nêu trên (trừ trẻ em dưới 6 tuổi) phải nộp phí tham quan.

Mức thu áp dụng từ ngày 1/7/2012.

Mức thu phí tham quan danh lam, thắng cảnh Sa Pa:

1. Điểm tham quan Thác Bạc: 10.000đ/người/lượt (người từ 16 tuổi trở lên) và 5.000đ/người/lượt (người từ 7 tuổi đến dưới 16 tuổi);

2. Tuyến Sa Pa – Sín Chải – Sa Pa: 20.000đ/người/lượt (người từ 16 tuổi trở lên) và 10.000đ (người từ 7 tuổi đến dưới 16 tuổi);

3. Tuyến Sa Pa – Tả Phìn – Sa Pa: 20.000đ/người/lượt (người từ 16 tuổi trở lên) và 10.000đ/người/lượt (người từ 7 tuổi đến dưới 16 tuổi);

4. Tuyến Sa Pa – Lao Chải – Tả Van - Bản Hồ - Thanh Phú – Nậm Sài – Nậm Cang – Sa Pa: 40.000đ/người/lượt (người từ 16 tuổi trở lên) và 10.000đ/người/lượt (người từ 7 tuổi đến dưới 16 tuổi);

5. Tuyến Trạm Tôn – Suối Vàng – Thác Tình Yêu – Trạm Tôn: 30.000đ/người/lượt (người từ 16 tuổi trở lên) và 15.000đ/người/lượt (người từ 7 tuổi đến dưới 16 tuổi);

6. Tuyến Trạm Tôn – Rừng già – Trạm Tôn: 20.000đ/người/lượt;

7. Tuyến leo núi Phan-xi-păng: 100.000đ/người/lượt.

Du lich, GO! - Theo báo Lào Cai
Bắc Giang là một tỉnh trung du miền núi nằm cách Hà Nội khoảng 50km về phía đông bắc. Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp tháng 6, tháng 7 hằng năm vùng đất này trở lên nhộn nhịp, bận rộn hơn khi bước vào mùa thu hoạch vải thiều.

< Được mùa.

Vào những ngày này, đặt chân đến bất kỳ địa điểm nào của Bắc Giang cũng bắt gặp hình ảnh hấp dẫn của những quả vải chín đỏ, căng tròn. Nhưng được trồng nhiều nhất và đã trở thành thương hiệu nổi tiếng được đông đảo bạn bè trong và ngoài nước ưa chuộng là vải thiều Lục Ngạn.
Cùng là giống vải thiều nhưng nếu đem trồng ở Lục Ngạn sẽ cho ra những sản phẩm chất lượng với nhiều ưu thế vượt trội so với những miền quê khác trong tỉnh: quả to căng tròn, màu đỏ đẹp hấp dẫn, vỏ mỏng, hạt nhỏ cùi dày, nhiều nước, không bị sâu cuống… cùng với vị ngọt lịm tan trong miệng khiến người ăn rất thích thú.

< Những đồi vải vào mùa chín rộ, dù đứng ở đâu cũng nhìn thấy những chùm vải đỏ tươi ngon.

Năm nay, vải thiều Lục Ngạn nói riêng và vải Bắc Giang nói chung được mùa, tăng gần gấp đôi so với năm 2010. Vì vậy, chạy dọc theo quốc lộ 31 tuyến đường Bắc Giang - Lục Nam - Chũ đều được chiêm ngưỡng những đống vải chất cao ngang người...

< Người dân tấp nập đổ về trung tâm thị trấn để mua bán vải từ rất sớm.

Các thương lái từ nhiều vùng miền đến đây thu mua như: Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh... khiến không khí ở đây trở lên náo nhiệt, sôi động hơn...

< Phân loại và đóng thùng vải.

Vải thiều còn được người dân đóng hộp để vận chuyển vào các tỉnh phía Nam và xuất khẩu sang các nước láng giềng. Ngoài ra, vải thiều còn có thể sấy khô để làm sản vật được thưởng thức quanh năm hoặc làm quà biếu bạn bè, người thân...

Du lịch, GO! - Theo Thi Hằng (TTO)
Ngược lên miền Tây xứ Nghệ, xuôi theo dòng sông Hiếu quanh năm hiền hòa, chúng tôi đến với vùng đất Hoa Tiến, xã Châu Tiến (huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An), nơi được coi là cái nôi của nền văn hóa của người Thái cổ.

Đây là vùng đất còn lưu giữ được những nét đặc trưng riêng có của dân tộc Thái ngày xưa, đó là những nếp nhà sàn kiên cố, ché rượu cần nồng nàn... và một làng nghề thổ cẩm rất nổi tiếng, du khách đến đây không ai có thể bỏ qua.

Sau khi vượt qua cánh đồng Tả Chum, đi qua con đường lởm chởm đá, chúng tôi như lạc vào một không gian văn hóa cổ xưa với hàng trăm ngôi nhà sàn cổ dựng lên san sát của đồng bào dân tộc Thái ở bản Hoa Tiến.

Nhà sàn cổ xưa

< Một trong gần 300 ngôi nhà sàn ở bản Thái cổ Hoa Tiến.

Hồ hởi tiếp khách, ông Sầm Văn Duẩn, Trưởng bản Hoa Tiến, khoe: “Thật đáng tự hào khi bản ta vẫn lưu giữ được những nét văn hóa cổ xưa cho đến tận hôm nay. Nhà sàn cổ ở làng chúng tôi là nét đặc trưng mà hiếm có nơi nào còn lưu giữ được”. Theo lời ông, chẳng ai biết ngôi làng này có từ bao giờ, ngay cả những cụ cao niên cũng không nhớ nổi lịch sử của làng. Ông kể:

“Trước đây làng ta còn nghèo nhưng đồng bào rất có tinh thần đoàn kết. Gia đình nào có nhu cầu làm nhà là dân bản, anh em họ hàng tập trung lại để vào rừng đốn cây kéo về lấy gỗ và dựng nhà giúp, cả làng tập trung sức lực, làm việc cật lực trên dưới tháng trời là ngôi nhà sàn cổ đã hình thành.
Xưa kia, nhà sàn được dựng lên để tránh thú dữ, con rắn, con rết ở trong rừng. Lâu rồi thành quen và đến nay nếp nhà sàn được coi như nét đặc trưng cơ bản nhất của người Thái ta ở miền Tây xứ Nghệ”.

< Du khách bên khung cửi dệt vải thổ cẩm.

Nhà sàn của người Thái làm rất tốn gỗ, những cây gỗ tốt nhất, to nhất được dùng để làm cột. Cột nhà phải to, chắc và được chôn rất sâu xuống đất thì mới có thể chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là gió lốc vào mùa mưa.

Và cột nhà chôn xuống đất cũng là nét đặc trưng để phân biệt nhà sàn cổ với nhà sàn thời nay.
“Nhà ta làm từ năm 1984, tất cả cột, kèo đều là gỗ táu có từ mấy chục năm trước, của ông nội ta để lại. Dù đã được gần 30 năm, nhưng do kết cấu hoàn toàn theo kiểu nhà cổ thời xưa nên đến giờ nhà vẫn rất chắc chắn”, ông Lữ Văn Thân, chủ nhân của một trong hàng trăm ngôi nhà sàn cổ ở bản Hoa Tiến, cho biết.

Sắc màu thổ cẩm

< Những phụ nữ Thái may hàng thổ cẩm.

Hoa Tiến cũng là mảnh đất của nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng, ở đó người ta không khó nhận ra màu xanh của cây rừng, màu hồng, màu đỏ của những cánh hoa rừng, màu vàng rực rỡ của ánh nắng mặt trời... trên từng khuông vải. Đặc biệt hơn là tình yêu và niềm đam mê nghề như một nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Thái nơi miền Tây xứ Nghệ.

“Nghề dệt thổ cẩm của người Thái ở Quỳ Châu đã có từ thủa xa xưa. Trước đây, thổ cẩm làm ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong gia đình, làm của hồi môn cho con gái về nhà chồng. Con gái Thái ai cũng phải biết dệt thổ cẩm và thêu thùa, họ thường tự tay làm những chiếc váy, bộ chăn, đệm, những chiếc khăn Piêu...

Thổ cẩm đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần của chị em dân tộc Thái”, bà Sầm Thị Bích, thành viên Hợp tác xã (HTX) Dệt thổ cẩm Hoa Tiến, cho biết.

Con gái Thái mới 7, 8 tuổi đã phải làm quen với bông, sợi, dệt vải; lên 12, 13 tuổi bắt đầu học thêu thùa. Mặc dù vất vả làm nương rẫy, nhưng khi có thời gian nhàn rỗi là phụ nữ Thái lại miệt mài bên khung cửi. Có lẽ chính vì vậy mà mỗi đường nét hoa văn, mỗi gam màu phối trộn dường như còn thấm đượm tình yêu lao động, yêu quê hương.

Từ những khung dệt thổ cẩm thô sơ làm bằng những thanh tre, ống nứa..., người phụ nữ Thái đã dệt nên những tấm thổ cẩm thích hợp để trang trí cho từng loại sản phẩm. Vì thổ cẩm được dệt hoàn toàn bằng tay nên độ chặt lỏng, mềm cứng của sản phẩm đều được họ điều chỉnh một cách tinh tế.

Tính cách và tuổi tác được thể hiện rất rõ trên những sản phẩm thổ cẩm của người Thái: những cô gái đang yêu thường thể hiện tình cảm của mình bằng những gam màu sáng chủ đạo, còn những phụ nữ lớn tuổi thì thiên về những gam màu trầm, những đường nét rắn rỏi và đậm nét suy tư.

Chị Lô Thị Nga, một thành viên khác của HTX Dệt thổ cẩm Hoa Tiến, cho biết: “Thổ cẩm cũng là một nét văn hóa đặc trưng của người Thái ta ở Hoa Tiến. HTX đã hình thành từ hơn 10 năm trước và đến năm 2007 được huyện công nhận là “Làng có nghề”.

< Gian hàng trưng bày sản phẩm thổ cẩm của HTX Dệt thổ cẩm Hoa Tiến.

Sau rất nhiều cố gắng, đến năm 2009 được UBND tỉnh công nhận là “Làng nghề dệt thổ cẩm”. Nghề dệt thổ cẩm ở bản ta phát triển không ngừng, đến nay đã có 150 xã viên HTX và trên 50 thành viên trồng dâu nuôi tằm, tất cả đều có thu nhập cao, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bản làng”.

Hàng dệt thổ cẩm của người Thái ở Hoa Tiến với những họa tiết, hoa văn phong phú, nhã nhặn đã thực sự chiếm được cảm tình của nhiều khách hàng trong nước và quốc tế. Những chiếc khăn Piêu trên cơ sở những mô típ truyền thống kết hợp với những nét hiện đại, hay những chiếc túi xách xinh xắn được dệt bằng chất liệu tơ tằm đã có mặt không chỉ ở nhiều thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, TP.HCM, mà còn được xuất khẩu sang Nhật Bản và nhiều quốc gia ở châu Âu như Tây Ban Nha, Pháp, Bỉ, Ý...

Đặc biệt nhất có lẽ là nghệ thuật nhuộm màu sử dụng chất liệu là các loại cỏ cây, hoa lá của người Thái mà không nơi nào có thể sánh bằng, đã nâng giá trị hàng dệt Quỳ Châu lên thành loại hàng thời trang cao cấp.

Ông Sầm Văn Nhị, Phó chủ tịch UBND xã Châu Tiến, cho biết: “Chúng tôi rất tự hào vì đồng bào ta vẫn giữ được những nếp truyền thống văn hóa từ thủa xa xưa của dân tộc. Chính quyền địa phương cũng luôn quan tâm để tuyên truyền, vận động bà con giữ gìn và phát huy hơn nữa giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc mình”.

Du lịch, GO! - Theo Doanhnhan SG, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống