Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Sunday, 15 July 2012

Có một gã du mục trong hội Honda 67 Phan Thiết, anh nổi tiếng bởi những chuyến đi “không tưởng” trên những “chú ngựa già” của mình.

< Bên của khẩu Hoa Lư (Phan Thiết).

Cuộc đời là những chuyến đi

Nguyễn Vương Thiên Duy, mọi người thường gọi thân mật là Duy Anh – sinh năm 1979, thành viên câu lạc bộ 67 Phan Thiết, đồng thời cũng là hội trưởng của câu lạc bộ này. Duy Anh không chỉ “nổi tiếng” trong câu lạc bộ 67 Phan Thiết, mà còn được các câu lạc bộ xe máy trong Nam ngoài Bắc biết đến khá nhiều. Bởi anh là người dám nghĩ đến những cung đường táo bạo, ít người dám nghĩ đến, nếu có thì cũng không dám thực hiện bởi những nguy hiểm không lường trước được.

< Đồ nghề sửa xe Duy Anh mang theo trong chuyến đi.

Xuyên Việt bằng xe máy mỗi năm một lần, cung đường Tây Bắc hiểm trở được Duy Anh chinh phục hơn chục lần… mỗi con đường của Tổ quốc đều có vết xe của anh. Điều khiến cho anh trở nên đặc biệt không phải chỉ bởi những chuyến đi, mà còn vì những chiếc xe anh chọn.

Đó đều là những chú “ngựa già” mà nhiều người chơi xe đã phải kêu trời khi chỉ sử dụng lưu thông trên phố. Hiện nay Duy Anh đang sở hữu: Honda 67, Honda CD 50, Vespa cổ và 1 chiếc Side-car.

< Chiếc Honda CD 50cc năm 1970 này đã theo anh qua rất nhiều chuyến đi.

Đến hành trình không tưởng

Khi đưa ra ý tưởng về một chuyến đi: Việt Nam – Campuchia – Thái Lan – Lào bằng chiếc Honda CD 50 phân khối. Ai ai cũng lắc đầu lè lưỡi vì hành trình này. Không chỉ một quãng đường quá dài, mà còn những rắc rối khi làm thủ tục cho người và xe qua các nước. Chưa kể đến tình hình bất ổn ở miền Nam Thái Lan.

Đã quyết là làm, Duy Anh đã độc hành trên cung đường do chính mình vạch ra. Duy Anh dã dành 6 tháng để chuẩn bị cho chuyến đi này. Từ tìm hiểu cung đường, chi phí, cho đến việc xin phép vợ.

“May mắn vợ tôi cũng là dân phượt, hay đi đây đi đó nên cũng hiểu tính chồng, trước thì 2 vợ chồng thường cùng đi, bây giờ có con, ít đi hơn” – Duy Anh chia sẻ. Chặng đường Duy Anh và chiếc Honda CD 50 năm 1970 cùng trải qua dài 5500km.

< Cạnh đền Angkor.

Xuất phát từ Phan Thiết tới cửa khẩu Campuchia, tới Thái Lan, qua nước bạn Lào rồi về lại Việt Nam. Trung bình một ngày anh đi 600 km, ngày chạy ít nhất cũng là 350km, còn chặng dài nhất là quãng đường từ bãi biển thiên đường Pataya (Thái Lan) đến biên giới Thái – Lào, quãng đường dài 850km, chạy từ 3h sáng đến 8 giờ tối.

Tới nơi cửa khẩu đã đóng cửa, không có khách sạn nào, chàng trai người Việt đã lôi túi ngủ ra làm một giấc đến sáng hôm sau.

Chuyến đi dài ngày tuy đã được chuẩn bị kỹ càng về phương tiện, nhưng đến mỗi thành phố lớn, chiếc xe Honda 42 năm tuổi vẫn được đưa vào gara để bảo dưỡng. Chi phí xăng xe, ăn uống cho 11 ngày đi của gã du mục này khoảng 1000USD.

< Cửa khẩu Thái Lan.

Thiếu đam mê, cuộc sống không còn thi vị

“Nếu người ngoài nhìn vào có thể sẽ nói mình điên, sao lại đi những chuyến đi vừa nguy hiểm vừa mệt mỏi đến thế”. Duy Anh nói “Nhưng với mình, mỗi chuyến đi là một trải nghiệm, vừa thỏa mãn được cái thú phượt vừa tăng kinh nghiệm sống”.

Nếu nói về Duy Anh, không ai nghĩ anh đang là một nhân viên văn phòng chính hiệu, đã có vợ và 2 đứa con. Cuộc sống gia đình không hẳn gò bó con người ta vào không gian hẹp, vợ Duy Anh lại là người ủng hộ cho các chuyến đi của anh. Trước khi đi anh thường bàn bạc với vợ, chuẩn bị chi phí, xắp xếp chăm sóc con cái, xin nghỉ phép… để 2 vợ chồng cùng đưa ra phương án tốt nhất. Dịp 30-4 năm nay, Duy Anh sẽ cùng đoàn Honda 67 Phan Thiết vào Sài Gòn tham dự Đại hội Honda 67 cả nước.

Sau đó một lịch trình đã được anh vạch ra, đó là một chuyến đi 4 nước: Việt Nam – Campuchia – Thái Lan và Singapore. Lần này đặc biệt hơn vì chuyến đi xe được thực hiện bằng xe ba bánh (sidecar). Trước khi gặp Duy Anh, phóng viên chúng tôi cũng thắc mắc về con người anh, nhưng sau khi gặp, nghe Duy Anh say sưa về những chuyến đi có 1 không 2, chúng tôi mới hiểu rằng: Hóa ra cuộc sống thiếu đam mê, cuộc sống không còn thi vị.

Chúc cho anh có thêm những chuyến đi thành công.
Một số hình ảnh về chuyến đi Việt Nam – Campuchia – Thái Lan – Lào vừa rồi của Duy Anh kèm trong bài này.

Du lịch, GO! - Theo Autopro
Chạy xe dọc theo Quốc lộ 1, đoạn qua thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, từ rất xa đã thấy sừng sững ngọn tháp màu đỏ nằm uy nghi trên đỉnh núi.
Ngọn tháp như in một màu đỏ rực trên nền trời xanh bát ngát của miền đất mà cái nắng, cái gió và màu xanh của biển trời đã trở thành nỗi nhớ cho bất cứ ai từng đến.

< Tháp Nhạn trên núi cùng tên, phía trái là Đài Liệt sĩ.

Từ Quốc lộ 1 vào đến chân núi Nhạn chỉ chừng vài trăm mét. Tháp Nhạn nằm ở cuối con đường rải đá vòng quanh từ chân núi. Con đường dẫn du khách lên tới tháp không dài, chỉ đủ để cảm nhận những giọt mồ hôi chớm ướt trên lưng áo. Từ dưới trông lên, tháp xem chừng đồ sộ, nhưng khi đến chân tháp, ta lại bị choáng ngợp bởi cảm giác khác, sự tinh tế trong từng chi tiết kiến trúc.

Vào trong tháp Nhạn, du khách sẽ cảm nhận được một không gian hoàn toàn khác, thư thái mát mẻ đến kì lạ, khác biệt với cái nắng nóng ở bên ngoài vốn là đặc trưng của dẻo đất miền Trung này. Những bức tường gạch đỏ dày hàng mét kết hợp với hình thái kiến trúc có nhiều cửa thoáng khiến cho không gian phía trong tháp thông thoáng và dễ chịu.

Tháp Nhạn dược xây dựng trên một khu đất tương đối bằng phẳng gần đỉnh núi. Cấu trúc của tháp hình tứ giác. Các cạnh không được thể hiện giống nhau mà có khác biệt chút ít. Cũng như tháp Po Nagar ở Nha Trang, tháp Nhạn cũng dược xây dựng theo hình thức tầng cao, càng lên cao càng thu nhỏ lại nhưng các tầng vẫn theo phong cách kiến trúc chung.

Hiện nay, do chiến tranh loạn lạc, bên trong tháp Nhạn không còn các bộ thờ, các tượng thờ cũng đã mất. Tuy nhiên, phía sau tháp, cách chân bệ Adimont-Imát có một phiến đá lớn được đẽo gọt trơn tru, dưới chân hình vuông, lên cao thì đỉnh bầu và nhỏ dần tạo thành hình chóp nón, cao 1,3m, mỗi cạnh rộng 0,9m dưới chân có chạm hình cánh sen phình ra mỗi bên 5cm.

Đó là phần nổi trên mặt đất. Còn phần bị khuất lấp bên dưới thì chưa rõ. Có người cho rằng phiến đá này là chóp của một ngọn tháp đã bị lún, lại có người cho rằng đây là phần trên của một văn bia, cũng có ý kiến cho rằng đây là một phần của linh vật “Linga” mà người Chăm thường hay thờ ở các đền tháp như Po Nagar Nha Trang và ở các tháp Chăm khác tại Việt Nam.

Một lý do quan trọng khiến tháp Nhạn trở thành điểm đến thú vị cho du khách khi đến Tuy Hòa bởi chỉ ở đây, dưới chân tháp Nhạn trên đỉnh núi này, du khách có cơ hội ngắm toàn cảnh thành phố Tuy Hòa, thành phố cửa sông, nơi con sông Đà Rằng hòa vào với biển.

Du lịch, GO! - Theo Vũ Thanh (Anninhthudo), internet
Cù lao An Hiệp, xã An Hiệp, thị trấn Sa Đéc (Đồng Tháp) là một rẻo đất dài dọc theo dòng sông Tiền cuộn chảy.

Nếu đã đến Sa Đéc mà bạn chưa ghé qua cù lao An Hiệp, thăm làng gốm và những vườn cây ăn trái nơi đây thì là thiếu sót cho một hành trình khám phá.

< Rất nhiều những lò nung ở cù lao An Hiệp.

Cù lao chỉ cách thị trấn Sa Đéc có một cây cầu chừng 30 mét, qua cầu là có đường đi dọc theo suốt chiều dài của cù lao. Từ bên này bờ sông thuộc thị trấn Sa Đéc nhìn sang, những lò gốm nối liền dọc theo các bến sông phía cù lao như những “kim tự tháp” xen kẽ vườn cây ăn trái. Những thuyền bè vào bến “ăn gốm” rồi ngược xuôi mang theo sản phẩm của làng đi trên những con đường sông nước tới khắp các tỉnh miền Tây Nam bộ.

Cây cầu ngắn nối cù lao An Hiệp với thị trấn Sa Đéc. Chạy xe máy túc tắc dọc theo con đường độc đạo, qua một bến phà bé xíu mà vào mùa nước cạn ai cũng có thể lội qua là đã đến với những làng gốm hiền hòa nằm giữa dòng sông Tiền Giang vô cùng độc đáo này. Ghé thăm một lò gốm trong vùng, tìm hiểu những công đoạn và bí quyết tích lũy từ mấy trăm năm lịch sử làng nghề mới thấy hết những giá trị, sự vất vả, cực nhọc và độ mặn những giọt mồ hôi trên áo người thợ gốm.

Mỗi lò nung gốm phải mất khoảng 70 ngày từ ngày châm lửa mới có thể cho ra lò những sản phẩm có màu đỏ gạch, chất lượng tốt. Chi phí xây mỗi lò cũng phải mất vài trăm triệu đồng. Lò gốm đốt bằng trấu, mỗi lò tiêu thụ tới hàng trăm tấn trấu cho một mẻ đốt chừng 10-15 vạn sản phẩm. Người thợ đốt lò phải chia 3 ca làm việc.

Đốt lò cũng không phải là một công việc dễ dàng, giữ ngọn lửa sao cho vừa phải, phù hợp với thời tiết, nắng mưa. Nếu nhiệt trong lò quá nóng thì sản phẩm sẽ nứt vỡ, hỏng nhiều. Ngược lại, nhiệt trong lò không đủ, sản phẩm sẽ xốp, không đảm bảo chất lượng, bán sẽ không được giá. Kỹ thuật xếp sản phẩm trong lò đốt cũng phải rất khéo léo để tạo được không gian cho nhiệt tỏa đều trong lò, không bị chỗ quá nóng, chỗ thì thiếu nhiệt... Bởi vậy, học được nghề, theo nghề cũng không ít khó khăn.

Ghé thăm làng gốm, chứng kiến những sản phẩm gốm với sắc màu sẫm đỏ ra lò, những thuyền bè, thương lái tấp nập các bến sông ở hai phía cù lao, nhìn những sản phẩm của làng gốm ngược xuôi trên dòng Tiền Giang đi về muôn ngả, quả thật là một trải nghiệm thú vị cho bất cứ ai muốn đến thăm Sa Đéc.

Du lịch, GO! - Theo Vũ Thanh (ANTĐ), internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống