Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 20 July 2012

Những ai thích phiêu lưu, khám phá thiên nhiên và không quản ngại vất vả hẳn sẽ rất muốn rong ruổi bằng xe đạp, xe máy trên những cung đường tuyệt đẹp ở mọi miền Việt Nam hay thả hồn theo dòng nước trong vắt ở các vịnh, sông và biển đảo. Gợi ý các kiểu du lịch “bụi” lý tưởng ở Việt Nam, BBC cho rằng những khu rừng rậm rạp, núi non trập trùng, vách đá cheo leo, sông ngòi bất tận… là cảm hứng cho những hành trình thú vị ở đất nước hình chữ S.

Rong thuyền kayak trên vịnh Hạ Long

Sử dụng thuyền kayak sẽ giúp bạn tiến vào vô số hang động tuyệt đẹp trên vịnh Hạ Long - nơi được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Vừa khua mái chèo, vừa tận hưởng vẻ đẹp của trời mây non nước, bạn sẽ có một chuyến dã ngoại không thể nào quên.

Khách du lịch cần chú ý thời gian nước rút và lên để có chuyến đi an toàn.

Leo lên đỉnh Phanxipăng

Dù không phải đỉnh Everest, độ cao 3.143m của Phanxipăng cũng kích thích những người muốn chinh phục thử thách. Đây là đỉnh núi cao nhất của Việt Nam trong dãy Hoàng Liên Sơn (Lào Cai).

< Hoa đỗ quyên nở rực rỡ trên đường lên đỉnh núi Phanxipăng.

Được ngắm mây trắng bồng bềnh ôm quanh các đỉnh núi, rừng đỗ quyên rực rỡ, suối nước trong veo… sẽ khiến bạn quên đường xa mệt mỏi.

Khám phá vùng núi phía Bắc bằng xe máy

Cảnh núi non trập trùng, những cung đường quanh co mềm mại của vùng núi phía Bắc Việt Nam thật sự ngoạn mục và khó có phương tiện phiêu lưu nào sánh bằng xe máy nếu bạn là dân “phượt” thứ thiệt.

< Trên một cung đường Tây Bắc.

Dừng lại để ngắm các thung lũng mênh mông hay trò chuyện với người dân tộc thiểu số cũng là một phần hấp dẫn của chuyến đi.

Du ngoạn đồng bằng sông Cửu Long

< Chợ nổi.

Nếu muốn khám phá khu vực này, hãy nghĩ đến những con thuyền nhỏ để tận hưởng đầy đủ nhất cảnh đẹp và cuộc sống của người dân trên dòng Mekong.

Lặn biển

Sẽ thật thiếu sót khi bạn không thưởng lãm những rạn san hô đẹp ở Nha Trang, Phú Quốc hay Côn Đảo.

< Lặn biển khám phá Hòn Mun.

Thời tiết ấm áp của miền Nam sẽ giúp bạn lặn biển hầu như quanh năm.

Bay trên mặt biển

< Chuẩn bị đua lướt ván diều ở Mũi Né, Phan Thiết.

Nếu thích cảm giác mạnh, bạn có thể đến với dịch vụ lướt ván diều trên mặt biển. Mũi Né (Phan Thiết) là trung tâm của trò chơi này nhưng khá đơn giản - bạn chỉ được bay lên rồi hạ xuống quanh bờ biển.

Khám phá các khu rừng quốc gia

Rừng ở Việt Nam rất rộng, trong đó có một số khu bảo tồn tự nhiên khá đẹp và có hệ sinh thái đa dạng.

< Khám phá vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận).

Rừng quốc gia trải từ Bắc vào Nam như Cúc Phương, Pù Luông, Pù Mát, Phong Nha - Kẻ Bàng, Cát Tiên…

Du lịch, GO! - Theo Phan Anh (TTO dịch từ BBC)
Trong tác phẩm Xứ đàng Trong năm 1621, nhà truyền giáo người Ý Cristophoro Borri kể lại chuyện ông được viên quan trấn thủ Quy Nhơn hỗ trợ xây dựng những nhà thờ để truyền đạo. Từ đó, những công trình kiến trúc mang đậm phong cách châu Âu đã có mặt rất sớm ở mạn Đông Tuy Phước. Và tiểu chủng viện Làng Sông, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, Bình Định là công trình nhiều tuổi và nguyên vẹn nhất tồn tại đến nay.

Ảnh: Tiểu chủng viện Làng Sông nằm giữa một cánh đồng lúa xanh non, trên một gò đất khá cao xã Phước Sơn.

Thoạt nghe cái tên Làng Sông, hẳn bạn sẽ nghĩ ngay tới một ngôi làng nằm bên dòng sông thơ mộng, êm đềm? Kỳ thực đây là chủng viện nằm giữa màu xanh non ruộng đồng vùng Phước Sơn.


< Con đường cong cong hữu tình dẫn vào chủng viện.

Một chuyện khá hi hữu là khi trùng tu dòng chữ trên cổng, người ta đã sửa lại theo cách phát âm của người địa phương, chữ “Làng” chuyển thành “Lòng”, và hệ quả đến nay cái tên tiểu chủng viện Lòng Sông vẫn được nhiều người quen gọi. Trong bài viết này, xin được gọi đúng tên: tiểu chủng viện Làng Sông Quy Nhơn.

< Hàng cây sao xanh thẳm dẫn lối vào chính diện thánh đường Làng Sông.

Men theo con đường bêtông từ ngã ba thôn Tân Thuận, xã Phước Thuận khoảng 3km, chúng tôi đặt chân tới cánh đồng lúa rộng mênh mông của xã Phước Sơn. Nổi bật giữa màu xanh non lá mạ là những lùm cây cổ thụ ôm trọn kiến trúc chủng viện Làng Sông.

< Chính diện nhà thờ Làng Sông mang đậm lối kiến trúc Bồ Đào Nha.

Ấn tượng phía trước cổng là một con đường uốn cong như sừng trâu. Nếu đứng từ trên cao, du khách có thể tưởng tượng đến hình của một chiếc mỏ neo hay một cây đinh ba sừng sững và uy nghiêm do tạo hóa ban tặng.

Dòng chữ “Tiểu chủng viện” nằm chót vót trên cánh cổng đã nhuốm màu thời gian như vật chứng sót lại sau những thăng trầm, hưng thịnh của một “ngôi trường” từng đào tạo các chủng sinh và tu sĩ Công giáo.

Sau cánh cổng là hai hàng cây sao xanh mướt, vườn cỏ lau ngút ngàn dẫn lối tới một nhà thờ trang hoàng với lối kiến trúc Bồ Đào Nha. Một điều lạ là chính người dân Phước Sơn cũng không rõ khu thánh đường này được xây dựng từ khi nào. Manh mối duy nhất từ sử liệu Giáo phận ghi lại “Ngày 14-1-1964, chủng viện Làng Sông đã tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm thành lập”.

< Cầu thang gỗ dẫn lên lầu 2 nhà thờ.

Tuy nhiên, lại có sử liệu cho rằng năm 1850 hai chủng viện Làng Sông và Mương Lở (Bình Định) đã có 60 chủng sinh. Như vậy, tính đến nay chủng viện Làng Sông ít nhất đã trên 160 năm lịch sử.

Đúng tính chất một chủng viện, nằm đối xứng với thánh đường là hai tòa nhà xưa dành cho các tu sinh. Cả khu chủng viện nằm giữa một gò cao với gần 30 cây sao xanh cổ thụ đã tạo nên không gian trầm mặc, cổ tích. Chính diện thánh đường mang đậm kiến trúc Gothic với những khung ô đối xứng, các bông gió trang trí và những hoa văn họa tiết, cổng vòm nhọn đậm lối kiến trúc thánh đường.

< Chính diện thánh đường mang đậm kiến trúc Gothic với những khung ô đối xứng, các bông gió trang trí và những hoa văn họa tiết, vòm mái...

Trải qua hơn 160 năm, tiểu chủng viện Làng Sông vẫn gần như còn nguyên vẹn với những cầu thang gỗ, khung cửa được điêu khắc tỉ mỉ và đẹp mắt.

Dãy nhà chủng sinh được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu Pháp, tường phủ vôi vàng, khu hành lang thăm thẳm và những hàng cột tăm tắp, cửa vòm cách điệu ở bancông. Thú vị hơn khi phía trước dãy nhà là những tán lá sao và khu vườn cỏ lau đong đưa theo gió.

< Khu vườn cỏ lau ngút ngàn và hàng cây sao xanh thẳm của chủng viện.

Năm 1983, chủng viện Làng Sông ngừng hoạt động, nhưng ngày nay vẫn còn những tu sĩ trông coi thánh đường và săn sóc vườn cây, thảm cỏ. Nhờ vậy, tổng thể khu kiến trúc cổ này không hề có sự hoang tàn, trái lại còn nguyên vẹn, ngăn nắp và sạch sẽ.

Những buổi chiều về, khi mặt trời dần tắt nắng, du khách có thể dạo bộ, nghỉ ngơi để đôi chân và bàn tay cảm nhận dấu tích trăm năm từ những bờ tường sẫm màu gạch cổ, những đường nét hoa văn chạm trổ trên cánh cửa gỗ hay những bậc thang lên lầu tĩnh mịch…

Du lịch, GO! - Theo TTO
Căn cứ vào hải đồ vẽ năm 1979 của Cục Bản đồ quân sự Bộ Tổng tham mưu (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), quần đảo Trường Sa có thể chia làm chín cụm chính kể từ bắc xuống nam trong đó có cụm đảo Nam Yết hay Ti Gia gồm các đảo:
Đảo Nam Yết (Namyit Island, 10°11 vĩ B, 114°217 kinh Đ), đảo Sơn Ca (Sand Cay, 10°227 vĩ B, 114°285 kinh Đ), đảo Ba Bình (Itu Aba Island, 10°228 vĩ B, 114°217 kinh Đ), cùng bãi Bàn Than (10°231 vĩ B, 114°245 kinh Đ), đá Núi Thị (Petley Reef, 10°247 vĩ B, 114°348 kinh Đ), đá Én Đất (Eldad Reef, 10°21 vĩ B, 114°41 kinh Đ), đá Lạc (10°102 vĩ B, 114°148 kinh Đ), đá Gaven (Gaven Reef, 10°127 vĩ B, 114°13 kinh Đ), đá Lớn (Great Discovery Reef, 10°045 vĩ B, 113°52 kinh Đ), đá Nhỏ (Small Discovery Reef, 10°015 vĩ B, 114°015 kinh Đ), đá Đền Cây Cỏ (Western or Flora Temple Reef, 10°147 vĩ B, 114°375 kinh Đ). Cụm này có đảo rộng nhất của Trường Sa là Ba Bình và cao nhất là đảo Nam Yết, có nhiều lùm cây cao lớn nhất.

Đảo Ba Bình (tên quốc tế là Itu Aba) là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đảo có chu vi 2,8km, diện tích 43,2ha và có một vòng đá san hô bao quanh. Chiều dài đảo là 1.470m, chiều rộng 500m, có độ cao trung bình 2,8m với nơi cao tối đa chừng 4m, thấp hơn Nam Yết một chút, diện tích 489.600m² (gần 50ha).

Đảo này có điều kiện sinh hoạt tốt nhất, đất đai màu mỡ, trồng được khoai mì, rau cải, chuối... Xung quanh có san hô, mặt nước khá yên tĩnh, tàu nhỏ có thể cập bến khá tốt. Ngày ấy, đảo có một giếng nước và có nhiều công sự bỏ hoang ở phía tây nam.

Theo học giả Vương Hồng Sển, tên của Ba Bình có thể bắt nguồn từ việc một vị quan cai trị người Pháp phải đặt mật hiệu cho hòn đảo này nhưng còn chưa nghĩ ra. Sau đó ông đặt tên cho nó theo tên hai người hầu ở trong nhà ông là chị Tư và chị Ba. Vì người Pháp không đọc âm "h" nên thành Itu Aba. Còn tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã thì cho biết tên Ba Bình do ông đặt, căn cứ vào những tài liệu ông có được.

Năm 1933, với danh nghĩa "bảo hộ" Việt Nam, Pháp đã cho quân chiếm đóng và thiết lập đài quan trắc khí tượng mang số hiệu 48919 do World Meteorological Organisation cấp phát cùng với đài quan trắc ở Hoàng Sa (Pattle) mang số hiệu 48860, Phú Lâm mang số hiệu 48859.

Ngày 26-10-1946, lúc quân đội viễn chinh Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang bận đối phó với cuộc chiến tranh toàn diện sắp xảy ra thì hạm đội đặc biệt của Trung Hoa Dân Quốc gồm bốn chiến hạm, mỗi chiếc chở một số đại diện của các cơ quan và 59 binh sĩ thuộc trung đội độc lập về cảnh vệ của hải quân (tiền thân của quân thủy đánh bộ) xuất phát từ cảng Ngô Tùng ngày 9-10 đổ bộ lên Hoàng Sa.

Ngày 29-11-1946, các tàu Vĩnh Hưng và Trung Kiên của quân Tưởng Giới Thạch tới đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đây.

Ngày 20-5-1956, Đài Loan đã xây dựng cơ sở quân sự kiên cố tại đây. Ngày 21-1-2008, Đài Loan đã đưa máy bay quân sự C-130 đáp xuống đường băng vừa xây xong trên đảo Ba Bình. Hiện ở đây có một sân bay nhỏ và cầu tàu cho các chiến hạm cặp bến.

Phía tây nam cụm Nam Yết có hòn Đá Chữ Thập (Fiery Cross or N.W, Kagilingan Reef, 9O353 vĩ B, 114O542 kinh Đ), là chỗ cao nhất của một bãi cạn dài 25km, rộng tối đa 6km, bị quân Trung Quốc chiếm đóng, biến nơi đây là cơ sở quân sự quan trọng.

Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, chế độ bảo hộ Pháp có viên khâm sứ đứng đầu Trung kỳ chịu trách nhiệm quản lý quần đảo Hoàng Sa. Trong khi Nam kỳ quản lý quần đảo Trường Sa, lại ở dưới chế độ thuộc địa Pháp, song thực chất tất cả đều thuộc chế độ đô hộ kiểu trực trị của Pháp. Mọi quyền hành trong tay Pháp. Chính quyền Nam triều chỉ có trên danh nghĩa.

Song trên thực tế chính quyền thuộc địa Pháp cũng đã có những hành động cụ thể củng cố, khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ TTO, ảnh internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống