Tháng bảy ở Thất Sơn trời chợt nắng chợt mưa, cây cối khoác lên mình một màu xanh mướt mắt.
Từ Tỉnh lộ 948, chúng tôi nhờ Trường, một sơn dân leo núi giỏi dẫn đường xuyên qua cánh rừng xoài thanh ca cổ thụ, rồi bắt đầu cho cuộc hành trình chinh phục ngọn núi Bà Đội Om, ngọn núi cao khoảng 251 mét nằm trải dài trên 2 xã An Hảo và Tân Lợi (Tịnh Biên-An Giang).
Đường lên núi cũng khá hiểm trở, bởi chỉ có một lối mòn nhỏ hoang vắng. Lâu lâu, mới thấy xuất hiện vài ba người gánh xoài, mít, củi xuống núi. Leo lên một đoạn, gặp hai tảng đá lớn nằm song song nhau. Tương truyền, từ thuở sơ khai, hai tảng đá này nằm trên đỉnh núi sau đó bay xuống gần chân núi và nằm cạnh nhau cho đến nay nên người dân đặt cho cái tên “hai ông đá bay” là như vậy.
Khác với những ngọn núi khác, núi Bà Đội Om là ngọn núi thoải, độ dốc vừa phải. Điều đặc biệt ở đây, trên các triền núi có vô số những tảng đá khổng lồ nằm ngổn ngang hoặc chồng chất lên nhau y như một thạch trận có bàn tay của đấng siêu nhiên sắp đặt từ trước.
Nếu khám phá những hang động, lò ảng ở núi Bà Đội Om, chắc có lẽ phải mất nhiều ngày. Mới đến Điện Vạn Bang Ngũ Thần, Trường nói với tôi, dưới điện này có hàng loạt những hang động sâu hút bên trong. “Dưới chân tảng đá đang đứng là vô số hang động. Ngày trước, nơi đây từng là nơi trú ngụ của mấy “ổng” (cọp, beo, rắn). Hiện nay, lội xuống dưới những cái hang đó còn hực mùi của mấy “ổng” khó chịu lắm!
Nhiều đoàn khách miệt dưới lên Điện Vạn Bang Ngũ Thần chui vào hang ngửi thấy mùi mấy “ổng” sợ thất kinh hồn vía, ngoi đầu chui lên liền. Những người đi rừng kể lại, chỗ này hiện còn rắn to, bởi các hang động có đàn dơi quạ đang ở. Đây là điều kiện để loài rắn tìm thức ăn…”, Trường chỉ tay xuống những lò ảng dưới chân Điện Vạn Bang Ngũ Thần quả quyết chắc nịch với chúng tôi.
Hằng năm, vào các dịp rằm lớn cũng như thứ bảy, chủ nhật trong tuần, ngọn núi Bà Đội Om cũng có nhiều đoàn khách ở Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… hành hương viếng núi. Hôm gặp, đoàn của chị Nguyễn Thị Thúy ở Đồng Tháp ghé cúng Điện Thần Kim Quy. Chị nói: “Bữa nay thứ bảy, cả gia đình cùng bà con dòng họ rủ leo núi Bà Đội Om cúng chư thần. Núi này, năm nào gia đình tôi cũng đi. Nơi đây, vẫn còn hoang sơ, có nhiều hang động, với những câu chuyện huyền bí nên chúng tôi rất thích đến đây cúng viếng và chiêm ngưỡng”.
Những khúc đường băng qua các điện, vồ trên núi đều do khách du lịch hành hương và dân địa phương tự bỏ tiền ra làm. Ở núi Bà Đội Om còn có rất nhiều Điện như: Điện Đạt Ma Tổ Sư, Điện Cửu Nương, Điện Thần Kim Quy, Điện Ngọc Đế, Điện Cửu Huyền… Đặc biệt, ở Sân Tiên có khoảng 4 hang động tối om. Nếu vào hang này phải có đèn pin mới đi được. Chúng tôi lần bước theo chiếc thang sắt được bắc xuống hang để khám phá nhưng cũng chẳng thấy gì. Như bị đánh động, đàn dơi quạ từ trong hang cả trăm con bay vụt ra ngoài tán loạn.
Hiện tại, ở ngọn núi này có rất ít nhà dân sinh sống. Lội bộ khoảng 5-7 cây số đường núi mà chẳng thấy một ngôi nhà nào để ghé nghỉ chân. Đi gần tận đỉnh mới bắt gặp được một căn nhà của lão Chau Liên (76 tuổi). Lão ta lên đây sống khoảng 40 năm. Hôm chúng tôi ghé thăm, lão mừng rơn: “Mấy chú ở đâu? Mới lên hả?”.
Rót nước trà mời chúng tôi, rồi lão kể: “Tôi là người đầu tiên lên đây sống và lập được 17 công xoài mít, vú sữa các loại. Ngày nào cũng gánh đồ xuống chợ Tà Đét, xã An Hảo, bán xong mua lương thực gánh lên. Hồi đó, đồi núi này hoang sơ, đường sá hiểm trở lắm! Cây cối um tùm, leo núi phải mang gậy theo quơ qua quơ lại để xua đuổi rắn rít. Nhất là rắn hổ sơn. Lúc mới lên đây cất nhà, tôi chưa từng gặp cọp beo bao giờ mà chỉ thấy dấu chân sau vườn. Chắc có lẽ mấy “ổng” đi ăn vào ban đêm? Nhà tôi lúc nào cũng nuôi nhiều chó để giữ nhà, hễ nghe tiếng động là nó sủa dữ lắm. Nhưng nếu đánh được hơi cọp là chúng khiếp sợ chạy thục mạng vào trong xó bếp trốn…”.
Ông hai Mầu, một chủ quán dưới chân núi Bà Đội Om kể lại: “Tôi về đây sinh sống được hơn 35 năm, nghe những bậc tiền bối kể lại, xưa kia ngọn núi này có cả cọp, beo. Thậm chí còn xuống nhà dân giật bò, gà, vịt vào ban ngày nữa. Nhưng hiện nay thì không thấy, chắc mấy “ổng” đi hết rồi.
Trong đời tôi chỉ thấy dấu chân cọp phía sau nhà cách đây cả chục năm. Hồi ấy, phía sau nhà tôi là triền núi đất pha cát. Lúc đó, sáng sớm tôi ra phía sau vườn phát cỏ thấy lâm râm dấu chân cọp. Biết mấy “ổng” xuống kiếm ăn, tôi và dân hàng xóm cúng vái, thế là sau đó không còn gặp nữa. Hiện nay, núi này chỉ còn khỉ. Năm nào cũng vậy, phía sau triền núi có trồng xoài thanh ca, mỗi lần đến mùa thu hoạch đàn khỉ hàng trăm con kéo xuống phá tán vườn của dân. Có con khỉ đầu đàn to bằng con người hiện vẫn còn trú ngụ trên núi…”.
Núi Bà Đội Om, với nhiều câu chuyện kể huyền bí về cọp, beo, rắn... Tuy nhiên, đó chỉ là những giai thoại thuộc về quá khứ, còn hiện nay đang là địa chỉ du lịch khá hấp dẫn đối với khách hành hương.
Du lịch, GO! - Theo Thành Chinh (An Giang Online), ảnh internet
Từ Tỉnh lộ 948, chúng tôi nhờ Trường, một sơn dân leo núi giỏi dẫn đường xuyên qua cánh rừng xoài thanh ca cổ thụ, rồi bắt đầu cho cuộc hành trình chinh phục ngọn núi Bà Đội Om, ngọn núi cao khoảng 251 mét nằm trải dài trên 2 xã An Hảo và Tân Lợi (Tịnh Biên-An Giang).
Đường lên núi cũng khá hiểm trở, bởi chỉ có một lối mòn nhỏ hoang vắng. Lâu lâu, mới thấy xuất hiện vài ba người gánh xoài, mít, củi xuống núi. Leo lên một đoạn, gặp hai tảng đá lớn nằm song song nhau. Tương truyền, từ thuở sơ khai, hai tảng đá này nằm trên đỉnh núi sau đó bay xuống gần chân núi và nằm cạnh nhau cho đến nay nên người dân đặt cho cái tên “hai ông đá bay” là như vậy.
Khác với những ngọn núi khác, núi Bà Đội Om là ngọn núi thoải, độ dốc vừa phải. Điều đặc biệt ở đây, trên các triền núi có vô số những tảng đá khổng lồ nằm ngổn ngang hoặc chồng chất lên nhau y như một thạch trận có bàn tay của đấng siêu nhiên sắp đặt từ trước.
Nếu khám phá những hang động, lò ảng ở núi Bà Đội Om, chắc có lẽ phải mất nhiều ngày. Mới đến Điện Vạn Bang Ngũ Thần, Trường nói với tôi, dưới điện này có hàng loạt những hang động sâu hút bên trong. “Dưới chân tảng đá đang đứng là vô số hang động. Ngày trước, nơi đây từng là nơi trú ngụ của mấy “ổng” (cọp, beo, rắn). Hiện nay, lội xuống dưới những cái hang đó còn hực mùi của mấy “ổng” khó chịu lắm!
Nhiều đoàn khách miệt dưới lên Điện Vạn Bang Ngũ Thần chui vào hang ngửi thấy mùi mấy “ổng” sợ thất kinh hồn vía, ngoi đầu chui lên liền. Những người đi rừng kể lại, chỗ này hiện còn rắn to, bởi các hang động có đàn dơi quạ đang ở. Đây là điều kiện để loài rắn tìm thức ăn…”, Trường chỉ tay xuống những lò ảng dưới chân Điện Vạn Bang Ngũ Thần quả quyết chắc nịch với chúng tôi.
Hằng năm, vào các dịp rằm lớn cũng như thứ bảy, chủ nhật trong tuần, ngọn núi Bà Đội Om cũng có nhiều đoàn khách ở Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… hành hương viếng núi. Hôm gặp, đoàn của chị Nguyễn Thị Thúy ở Đồng Tháp ghé cúng Điện Thần Kim Quy. Chị nói: “Bữa nay thứ bảy, cả gia đình cùng bà con dòng họ rủ leo núi Bà Đội Om cúng chư thần. Núi này, năm nào gia đình tôi cũng đi. Nơi đây, vẫn còn hoang sơ, có nhiều hang động, với những câu chuyện huyền bí nên chúng tôi rất thích đến đây cúng viếng và chiêm ngưỡng”.
Những khúc đường băng qua các điện, vồ trên núi đều do khách du lịch hành hương và dân địa phương tự bỏ tiền ra làm. Ở núi Bà Đội Om còn có rất nhiều Điện như: Điện Đạt Ma Tổ Sư, Điện Cửu Nương, Điện Thần Kim Quy, Điện Ngọc Đế, Điện Cửu Huyền… Đặc biệt, ở Sân Tiên có khoảng 4 hang động tối om. Nếu vào hang này phải có đèn pin mới đi được. Chúng tôi lần bước theo chiếc thang sắt được bắc xuống hang để khám phá nhưng cũng chẳng thấy gì. Như bị đánh động, đàn dơi quạ từ trong hang cả trăm con bay vụt ra ngoài tán loạn.
Hiện tại, ở ngọn núi này có rất ít nhà dân sinh sống. Lội bộ khoảng 5-7 cây số đường núi mà chẳng thấy một ngôi nhà nào để ghé nghỉ chân. Đi gần tận đỉnh mới bắt gặp được một căn nhà của lão Chau Liên (76 tuổi). Lão ta lên đây sống khoảng 40 năm. Hôm chúng tôi ghé thăm, lão mừng rơn: “Mấy chú ở đâu? Mới lên hả?”.
Rót nước trà mời chúng tôi, rồi lão kể: “Tôi là người đầu tiên lên đây sống và lập được 17 công xoài mít, vú sữa các loại. Ngày nào cũng gánh đồ xuống chợ Tà Đét, xã An Hảo, bán xong mua lương thực gánh lên. Hồi đó, đồi núi này hoang sơ, đường sá hiểm trở lắm! Cây cối um tùm, leo núi phải mang gậy theo quơ qua quơ lại để xua đuổi rắn rít. Nhất là rắn hổ sơn. Lúc mới lên đây cất nhà, tôi chưa từng gặp cọp beo bao giờ mà chỉ thấy dấu chân sau vườn. Chắc có lẽ mấy “ổng” đi ăn vào ban đêm? Nhà tôi lúc nào cũng nuôi nhiều chó để giữ nhà, hễ nghe tiếng động là nó sủa dữ lắm. Nhưng nếu đánh được hơi cọp là chúng khiếp sợ chạy thục mạng vào trong xó bếp trốn…”.
Ông hai Mầu, một chủ quán dưới chân núi Bà Đội Om kể lại: “Tôi về đây sinh sống được hơn 35 năm, nghe những bậc tiền bối kể lại, xưa kia ngọn núi này có cả cọp, beo. Thậm chí còn xuống nhà dân giật bò, gà, vịt vào ban ngày nữa. Nhưng hiện nay thì không thấy, chắc mấy “ổng” đi hết rồi.
Trong đời tôi chỉ thấy dấu chân cọp phía sau nhà cách đây cả chục năm. Hồi ấy, phía sau nhà tôi là triền núi đất pha cát. Lúc đó, sáng sớm tôi ra phía sau vườn phát cỏ thấy lâm râm dấu chân cọp. Biết mấy “ổng” xuống kiếm ăn, tôi và dân hàng xóm cúng vái, thế là sau đó không còn gặp nữa. Hiện nay, núi này chỉ còn khỉ. Năm nào cũng vậy, phía sau triền núi có trồng xoài thanh ca, mỗi lần đến mùa thu hoạch đàn khỉ hàng trăm con kéo xuống phá tán vườn của dân. Có con khỉ đầu đàn to bằng con người hiện vẫn còn trú ngụ trên núi…”.
Núi Bà Đội Om, với nhiều câu chuyện kể huyền bí về cọp, beo, rắn... Tuy nhiên, đó chỉ là những giai thoại thuộc về quá khứ, còn hiện nay đang là địa chỉ du lịch khá hấp dẫn đối với khách hành hương.
Du lịch, GO! - Theo Thành Chinh (An Giang Online), ảnh internet