Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 23 July 2012

Hẹ ở đây không phải hẹ trên cạn mà là hẹ nước, một loại rau dùng để ăn sống. Đặc biệt ở chỗ đây là loại rau do thiên nhiên ban tặng và không phải đâu đâu của vùng Đồng Tháp Mười cũng có.
.
Người dân ở Ấp 5, huyện Mộc Hóa (Long An)– một huyện của vùng Đồng Tháp Mười- gọi loại hẹ này là “của trời cho”.

Quà tặng của thiên nhiên

Người dân gọi đây là “của trời cho” cũng phải thôi, bởi giống hẹ này không chỉ là loại rau ngon mà còn có giá trị kinh tế, đặc biệt chỉ tự mọc (không thể trồng), vùng đất nào có hẹ thì dù có luân canh thế nào, “hễ tới mùa nước nổi- đất trống là hẹ lại sinh sôi”.

Không biết loại hẹ này có tự bao giờ nhưng theo những người di cư đến vùng Mộc Hóa (Long An) từ 20 năm trước đã thấy loại hẹ này mọc ngoài đồng. Nhiều người thấy hẹ mọc nhiều trên đất mình, còn tìm cách diệt bớt... Nhưng đến khoảng năm 2008- 2009, thấy có thương lái từ xứ khác đến hỏi mua mới biết cây này mang lại giá trị kinh tế. Từ đó, đất của người nào có hẹ thì trở thành “mỏ quý”. Người người đổ xô đi cắt hẹ xem như của chung nhưng dần dần, chủ đất đã “kỹ tính” hơn nên “đất ai chủ nấy”- không còn thu hoạch tràn lan.

< Nhân công làm việc nhộn nhịp bên đồng hẹ.

Hẹ nước thường có nhiều và sinh trưởng nhanh (lá to, dài chừng 3– 4 tấc) vào mùa nước nổi (khoảng tháng 8, 9, 10 âl…). Còn mùa này, chỉ có “hẹ nuôi”.

Tất nhiên, hẹ nuôi cũng bắt nguồn từ hẹ thiên nhiên (tự mọc) nhưng khi chủ đất biết mình có “mỏ” thì tạo điều kiện cho cây sinh trưởng sớm để bán được giá cao. Dì Trần Thị Phụng (Ba Phụng) có hơn 12 công hẹ- một trong những người có mỏ hẹ lớn ở Ấp 5 cho biết: Muốn có hẹ sớm cũng dễ, sau khi thu hoạch xong vụ lúa Đông Xuân (khoảng tháng 4) thì làm nhuyễn đất (cày, xới…) và bơm nước vào ngập ruộng, rồi cứ để… tự nhiên, hẹ sẽ xuất hiện. Khoảng 45 ngày sau thì thu hoạch, lúc đó hẹ sẽ cao chừng hơn 2 tấc.

Dì Phụng cho biết thêm, gia đình dì di cư từ Vĩnh Long về vùng Đồng Tháp Mười này hơn 20 năm nay rồi, lúc đó đất đai khô cằn, chỉ có cây tràm là sống nổi nhưng đã thấy cây hẹ nước tươi tốt ngoài đồng. Không có rau, người ta hái hẹ về ăn sống thay rau, loại hẹ này chấm với món kho, “đặc biệt là mắm kho thì ngon bá chấy!” Tuy nhiên, lúc đó cũng chưa vui bằng lúc biết cây hẹ này có thể mang lại thu nhập cao ngoài vụ lúa.

Niềm vui vùng “mỏ hẹ”

Nhớ lại những năm đầu mới đến định cư ở vùng này, ông Đoàn Văn Long (Ba Long)– chồng dì Ba Phụng nói: Thời đó, từ Vĩnh Long lên, tui mua được 3 mẫu ruộng (30 công) nhưng lúc đó làm lúa thất lắm, chừng 7– 8 giạ/công mà mỗi năm chỉ làm được một mùa nên phải bù lỗ suốt. Nhiều người cùng di cư đến, chán nản bỏ xứ này mà đi. Cả nhà 9 người quần quật bắt tôm cá suốt ngày ngoài đồng mới đủ sống nhưng cũng “rầu thúi ruột”. Sau lúa trúng mùa hơn, lại thêm có thu nhập từ cây hẹ, mới thấy mừng trong bụng và nghĩ có thể trụ lại đất này.

Vừa nói ông vừa hướng mắt ra đồng– nơi các nhân công trong xóm đang đua nhau nhổ và lặt đám hẹ của ông, chờ lái đến cân, tươi cười và nói: “Theo tính toán của tui, cả mẫu hẹ này năm nay chắc thu hoạch được chừng 5 tấn, giá đang ở mức 10.000 đ/kg, trừ chi phí thì ông sẽ có lời chừng 30 triệu”.

Không chỉ mang lại nguồn lợi cho chủ đất, cây hẹ nước còn giúp tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho những người làm công (nhổ, lặt hẹ) hoặc mướn đất có hẹ “lấy công làm lời”…

Anh Hai Tân- cũng ở Ấp 5- cho biết, năm rồi, anh cùng 3 người khác thuê một lô đất (1,5 mẫu) có hẹ, thu hoạch có lời, mỗi người chia ra được chừng chục triệu nên năm nay, anh cũng thuê đất nhiều hơn. Còn chị Trần Thị Bé thì vui vẻ: “Quê gốc của tôi ở Huế, vô đây cũng khoảng 10 năm rồi, không có đất đai, vợ chồng làm thuê kiếm sống và nuôi con ăn học. Mùa nước là nhờ có hẹ này mới đủ sống, không thì thiếu sống”.


< Tập kết bên bờ chờ lái đến cân, những người lặt hẹ chờ cân phần của mình để lãnh công.

Được biết, giá nhân công nhổ hẹ khoảng 100.000 đ/ngày (làm 8 tiếng), lặt hẹ thì chia phần trăm với chủ ruộng. Bất kể giá hẹ là bao nhiêu, chủ ruộng hưởng 7 phần, công lặt hẹ hưởng 3 phần. Do cách tính công đơn giản, công việc lặt hẹ cũng dễ dàng (bỏ gốc, rửa sạch) nên hễ tới mùa người lớn hay trẻ em đều có thể tham gia.

Ngoài ra, còn một cách mang lại thu nhập từ hẹ khá phiêu lưu, đó là: “săn hẹ” (do chủ đất có quá nhiều mỏ hoặc ở quá xa đồng… thả tự nhiên– PV). Nhiều người cho biết, khi nước nổi về lênh láng cánh đồng cũng là thời điểm nhiều người chống xuống hoặc “phi” vỏ lãi xé nước băng đồng đi “săn hẹ”. Những người đi săn cũng phải là những thợ lặn cừ khôi vì nước nổi ở Đồng Tháp Mười thường cao ngập quá đầu người.

Theo chị Châu Thị Mo– thương lái có hơn 10 năm mua hẹ này cho biết: Không chỉ có ở Mộc Hóa, hẹ nước cũng có ở một số huyện khác của Long An như Đức Huệ… Tui mua rồi phân phối ở các chợ đầu mối như Hóc Môn, Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh)… Ngoài lái trong tỉnh, còn có lái từ Tiền Giang, Tây Ninh…

Theo quan sát, loại rau này đang được tiêu thụ mạnh nhất ở Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh, tuy nhiên cũng có không ít người thành phố hay miền Tây cũng chưa biết tới loại rau độc đáo này. Bà Ba Trùm ở Vĩnh Long thì nói: Trước đây, ở dưới đồng mình cũng có nhưng lá nhám và ăn vị chát chát nên… hổng ai ăn, còn hẹ ở đây lá mềm, vị lơ lớ. Người dân ở vùng này nói, hẹ được dùng thay rau trong đám tiệc vì dễ ăn và hậu thanh mát.

Ông Ba Long thì cho biết, những năm gần đây, người dân vùng này còn có thêm nguồn thu từ sen. Ông Ba Long cho biết, để tăng thu nhập thì lúc bơm nước cho hẹ sinh sôi, cũng là lúc ông gieo sen xuống ruộng, để hẹ vừa thu hoạch xong thì quay qua sen.

“Nguồn lợi từ ngó sen, gương sen khi xong mùa nước năm rồi chừng 60 triệu chớ có ít đâu”- ông Ba nói. Nhờ vậy, sau nhiều năm vất vả gắn bó với vùng đất này, ông Ba đã thấy an tâm vì chỉ cần mình cố gắng, đất không phụ mình và ông cũng vững tin rằng “đất lành thì chim đậu” nên “tui đang định xây nhà tường, đo đạc xong hết rồi, sẽ xây nhanh đặng kịp ăn tết”.

Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, người nhổ- lặt hẹ phải trầm mình suốt ngày trong nước phèn không đảm bảo vệ sinh. Người dân cũng cho biết, tới mùa nước thì có hiện tượng rớt giá trong khi thương lái vẫn tranh mua tranh bán. Thiết nghĩ, các ngành chức năng địa phương cần quan tâm hơn đến những người dân vùng “mỏ hẹ” này để cây hẹ nước thật sự đem lại lợi ích cho người dân.

Là người miền Tây nhưng hễ có dịp đến thăm vùng Đồng Tháp Mười là tôi lại thấy nôn nao. Ở đó, cái mộc mạc, chất phác chân quê của vùng đồng bằng sông nước miền Tây vẫn còn đậm chất. Rời Mộc Hóa- Long An, tôi còn vấn vương lời hẹn: mùa nước sẽ trở lại nơi này để cùng người dân ra đồng “săn” hẹ nước.

Du lịch, GO! - Theo Tuyết Hiền (Vĩnh Long Online), internet
Hẳn trong chúng ta ít nhiều gì cũng đã từng một lần đi chơi dã ngoại, picnic. Với số lượng chỉ vài chiếc xe máy thì việc di chuyển rất đơn giản nhưng khi số lượng trên 10 chiếc xe máy thì lại là một vấn đề khác. Việc trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết khi đi xe máy theo đoàn là một điều hết sức quan trọng, để tránh một sơ suất nhỏ nào có thể ảnh hưởng đến cả đoàn xe

1. Cách thức sử dụng xe máy

- Kiểm tra kỹ độ căng của 2 bánh xe trước khi xuất phát (tốt nhất là một ngày trước khi khởi hành).
- Kính chiếu hậu: nên dùng loại lớn và dễ quan sát phía sau.
- Đèn pha: có 2 chế độ là chiếu gần 10m và chiếu xa 20m. Khi di chuyển buổi tối nên bật chế độ chiếu gần 10m để người phía trước nhìn thấy xe bạn (nếu dùng chế độ 20m sẽ làm người phía trước bị chói khi nhìn vào kính chiếu hậu).

- Nên đem giấy tờ xe đầy đủ: giấy phép lái xe, cà-vẹt, bảo hiểm xe, CMND...
- Khi cần thắng gấp, bạn chỉ cần nhấp thắng trước 2 cái xe sẽ giảm tốc độ ngay (không nên thắng gấp như thế sẽ rất nguy hiểm cho bạn và cả người đi sau). Gặp một sự cố nào hoặc bạn muốn dừng xe, bạn phải bật đèn xi-nhan bên phải để tấp vào lề và đồng thời báo cho người dẫn đầu đoàn xe biết.

2. Cách thức di chuyển

- Đi 2 hàng so le với nhau.
- Tốc độ ổn định khi chạy là : 50~60 km/h (chạy đường trường).
- Người dẫn đầu đoàn xe nên có một cây đèn màu chớp nháy khi di chuyển vào buổi tối để các thành viên trong đoàn có thể quan sát thấy.
- Một đoàn xe nên có ít nhất là 2 người thông thạo đường đi và quan sát tốt. Một người có nhiệm vụ dẫn đầu đoàn xe, khi qua đèn đỏ nên dừng lại chờ những người phía sau tới đủ rồi mới bắt đầu. Một người có nhiệm vụ chốt đoàn xe, luôn chạy ở cuối đoàn, xử lý các sự cố như bể bánh xe...

Kỹ năng, hiệu lệnh di chuyển xe máy theo đoàn

Di chuyển theo tốp hoặc nhóm từ 3 xe trở lên trên một quãng đường dài, việc giữ liên lạc với nhau, đảm bảo an toàn cho đoàn xe trong suốt hành trình dài là điều tối quan trọng. Sau đây là một số hướng dẫn quan trọng về những “ám hiệu” khi di chuyển bằng mô tô theo đoàn.
.
Thông thường, đối với đoàn đông người, việc sắp xếp người đi đầu và người đi cuối là rất quan trọng. Người đi cuối là người có trách nhiệm chốt đoàn, khi một trong những thành viên trong đoàn bị tụt lại vì bất ký một lý do gì thì người chốt đoàn có trách nhiệm hỗ trợ và thông báo cho các thành viên trong đoàn biết.

Người đi đầu là người có tay lái vững vàng, thông thuộc đường xá và là người thường xuyên phải ra những kí hiệu bằng tay nhất để đưa ra một thông điệp nào đó cho cả đoàn được biết.

Tại sao di chuyển theo tốp, theo đoàn phải cần biết cái này?

Nói đơn giản thì 1 tốp xe 3 - 4 chiếc đi một hàng, người đi đầu tiên không nói gì nhưng những người kế đó nhất là từ người thứ 3 trở lên thì sẽ bị khuất tầm nhìn chính diện nên có ổ gà hay ổ voi phía trước nhiều khi sẽ không thấy được do người đi trước cản tầm nhìn. Vậy nên việc biết và hiểu được các hiệu lệnh đi xe máy theo tốp đông rất là hữu dụng. Ví dụ tôi đi trước đoàn thấy ổ gà, ổ voi trước mặt thì ra dấu cho những ngưởi đi sau biết để họ tránh.

Tại sao phải dùng hiệu lệnh mà không dùng khẩu lệnh cho nhanh?

Đơn giản thôi đa số các tabalo VN nhà ta khi đi xa bằng xe mấy hầu hết đều trang bị kính người, đeo khẩu trang thì khi nói nhiều khi khó mà nghe được.

Dưới đây là những ký hiệu thông báo mà mỗi thành viên trong đoàn cần nên biết để giữ liên lạc với nhau để có được một chuyến đi an toàn, hiệu quả khi di chuyển theo tốp hoặc nhóm từ 3 xe trở lên trên một quãng đường dài.

< “Tất cả theo tôi”: Cánh tay trái giơ cao qua vai, lòng bàn tay hướng về phía trước.

< Rẽ trái: Đưa cánh tay trái tách ra khỏi người, cánh tay và bàn tay duỗi thẳng.

< Rẽ phải: Cánh tay trái tách ra khỏi người, cổ tay duỗi thẳng, hướng về phía trước.

< Dừng lại: Cánh tay trái mở rộng ra, hướng thẳng xuống dưới, lòng bàn tay quay về phía sau.

< Đi một hàng: Cánh tay trái và ngón trỏ của tay trái giơ cao lên phía trước.

< Đi hai hàng: Cánh tay trái, ngón trỏ và ngón giữa của tay trái giơ cao lên phía trước.

< Dừng lại nạp nhiên liệu: Giơ cánh tay trái ra, ngón tay chỉ thẳng vào bình chứa nhiên liệu.

< Dừng lại nghỉ: Nắm chặt tay trái, ngón cái tay trái chỉ vào miệng.

< Bật đèn pha: Lòng bàn tay trái vỗ nhẹ vào mũ bảo hiểm.

< Mời lên trước: Cánh tay trái mở rộng ra, hướng lên 45 độ, ngón trỏ vòng một vòng cung từ sau ra phía trước.

< Tăng tốc: Cánh tay trái mở nhẹ ra khỏi người, ngửa bàn tay, cánh tay hất nhẹ lên trên lặp lại nhiều lần.

< Có nguy hiểm trên đường (ổ gà, chướng ngại vật…): “Mối nguy hiểm” ở bên phải thì chỉ vào bằng chân phải, ở bên trái thì chỉ bằng tay trái.

< Bật xi nhan xin chuyển làn đường: Lòng bàn tay trái hướng về phía trước, nắm bàn tay và mở, lặp lại nhiều lần.

< Đi chậm lại: Cánh tay giang rộng ngang vai, lòng bàn tay hướng xuống dưới sau đó gập cánh tay lên xuống, lặp lại nhiều lần.

Với các đoàn mô tô thể thao đi theo đoàn tốt nhất nên gắn cờ và bật đèn để các thành viên, các phương tiện có thể nhận biết.

Trên đây là những ký hiệu thông thường, cơ bản mà mỗi thành viên trong đoàn cần nên biết để giữ liên lạc với nhau và để có được một chuyến đi an toàn, hiệu quả.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ GTY, Tuấn Phi, Pcxclubvietnam... và nhiều nguồn ảnh khác.
Ngoài những hang động, những ngọn núi hùng vĩ, các ngôi chùa linh thiêng... Hà Nam còn được biết đến với làng Vũ Đại trong Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.

Di Chuyển

Phần di chuyển này chỉ nói điểm bắt đầu từ Hà Nội. Các bạn ở các tỉnh phía Bắc có thể tham khảo hành trình tại bến xe mỗi tỉnh, riêng các bạn ở miền Nam hay miền Trung, chịu khó xem lịch trình xuất phát từ Hà Nội.
.
- Bằng phương tiện công cộng
Xe bus chạy tuyến Hà Nội - Phủ Lý xuất bến từ bến xe Giáp Bát có tần suất 15 phút/chuyến.
Đến nơi thì thuê xe ôm, taxi hay xe máy tham quan, khám phá các điểm.
- Bằng phương tiện cá nhân
Từ Hà Nội theo đường QL 1A để đến Phủ Lý (Hà Nam). Lưu ý khi đi chuyển bằng phương tiện cá nhân cần mang đầy đủ giấy tờ xe, tuân thủ luật an toàn giao thông đường bộ. Mang theo điện thoại có trang bị google map để tiện định hướng.

Đến vào thời điểm nào?

Ngoài vẻ đẹp gần như không thay đổi theo thời gian, Hà Nam còn quyến rũ du khách với hàng loạt lễ hội rải rác ở các tháng. Vì thế, bạn có thể đến Hà Nam vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Bên cạnh đó, muốn tham gia lễ hội nào, bạn có thể tra cứu thông tin về ngày, giờ, địa điểm để có lịch trình tham quan thích hợp.

Khách sạn, nhà nghỉ

Khu vực trung tâm Phủ Lý gồm các tuyến đường sau, các bạn căn cứ vào đó để thuê khách sạn tiện cho việc di chuyển: Lý Thường Kiệt, Lê Hoàn, Đinh Tiên Hoàng. Lưu ý gọi điện đặt trước để tránh tình trạng đến mà không có phòng.
Một số nhà nghỉ, khách sạn bạn có thể tham khảo như khách sạn Hòa Bình, Bình Minh, nhà khách 30 Tháng 4...

Đặc sản Hà Nam

Đặc sản ở đây hầu hết là các món thưởng thức tại chỗ như cá kho làng Vũ Đại, bánh cuốn hoa cải, ốc đồng, bánh đa kê, mắm cáy (Bình Lục), bánh đa nem Nguyên Lý (Lý Nhân), các món ngon từ cá diếc...

Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức một số món ngon tại thành phố Phủ Lý như chè cụ Phóng gần bệnh viện Đa Khoa TP, cạnh đó là quán bún đậu mắm tôm (chỉ mở buổi chiều). Quán bánh trôi, bánh chay ở cổng trường Chuyên.

Địa điểm tham quan

Nhắc đến Hà Nam, du khách nghĩ ngay đến hàng loạt những ngọn núi nổi tiếng như núi Ngọc, núi Cấm, Bát cảnh sơn. Trong đó, nếu núi Ngọc thu hút du khách ở cảm giác tách mình khỏi sự ồn ào, náo nhiệt của cuộc sống, hòa mình vào thiên nhiên, cây cỏ khi đứng trên đỉnh núi thì núi Cấm mang vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của ngọn núi không có sự can thiệp, chặt phá của con người.

Nổi bật nhất trong 3 cụm núi là Bát cảnh sơn, dãy núi 8 cánh với sự hiện diện của 8 ngôi chùa và một ngôi đền được xây theo thuyết bát quái ngũ hành gồm đền Tiên Ông (đền Ông), chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, chùa Bà, chùa Dâu, chùa Cả, chùa Bông, chùa Vân Mộng. Tiếc rằng, cho đến nay, 6 trong 8 ngôi chùa kể trên đã bị san bằng. Tuy vậy, thế uy nghiêm của núi rừng, của những ngôi chùa còn lại vẫn tạo thành một quần thể vừa linh thiêng, vừa hùng vĩ.

Sau khi khám phá màu xanh của hai ngọn núi trên, bạn sẽ bị chinh phục bởi những khối đá xếp chồng lên tạo thành những bộ phận khác nhau của con rồng ở ở núi Chùa. Có khối lởm chởm như đầu con rồng, có mỏm chơ vơ trên đỉnh như sừng rồng, nhiều mỏm dựng ngược như tóc rồng… Tại núi Chúa, ngoài việc men theo các bậc thang đá lên đỉnh núi bao quát phong cảnh hữu tình của sông Đáy, núi Bút Sơn, thành nhà Hồ, núi rừng Thanh Thủy… bạn còn có thể men theo đường mòn nhỏ vào tham quan và khám phá động Phúc Long.

Nhắc đến hang động tại Hà Nam, không ai có thể bỏ qua Kẽm Trống với số lượng hang động nhiều đến khó tin. Điểm đặc biệt là các hang động tại Kẽm Trống thường đánh lừa du khách với những miệng hang nhiều khi chỉ là những kẽ nứt nhỏ, nằm ẩn sau những tảng đá to. Song khi vào bên trong mới thấy có hang xuyên hẳn qua núi, có hang có thạch nhũ rủ xuống tuyệt đẹp. Ngũ Động Sơn, một dãy động liên hoàn có chiều dài hơn 100m trong lòng núi Cuốn Sơn với bức tranh thạch nhũ huyền ảo cũng là trải nghiệm thú vị của chuyến đi.

Sau khi rã chân trong việc chinh phục các ngọn núi, hang động, bạn có thể tận hưởng những giây phút thư giãn trên thuyền ở ao Dong. Tại đây, bạn có thể tha hồ ngắm bức tranh sơn thủy hữu tình của những quả núi cao in bóng trên mặt hồ hay luồn lách trong hang Luồn, ngắm các nhũ đá kỳ lạ và nghe tiếng nước rỏ tí tách.

Ngoài ra, nhắc đến Hà Nam, người ta còn nhắc đến hàng loạt ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng như chùa Bà Đanh, chùa Phật Tích, miếu thờ Đức Ông hay hàng loạt các làng nghề truyền thống lâu đời như làng thêu An Hòa, làng dệt lụa Nha Xá, đan mây tre ở Ngọc Động, làng nghề trống Ðọi Tam…

Mang gì khi đến Hà Nam?

Quần áo gọn gàng, giày dép bệt để tiện di chuyển, khám phá núi hay chinh phục các hang động.
Mang theo áo khoác, mũ, khẩu trang, kem chống nắng.
Mang theo kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng, các thuốc trị các bệnh thường gặp.
Mang theo lều, mền, nồi nếu có ý định cắm trại.

Các cung đường thường gặp

Sài Gòn/Hà Nội – Hà Nam – Nam Định
Sài Gòn/Hà Nội – Hà Nam – Nam Định – Thanh Hóa
Sài Gòn/Hà Nội – Hà Nam – Hưng Yên – Hà Tây

Du lịch, GO! - Theo Infonet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống