Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Tuesday, 24 July 2012

Vào một buổi sáng chủ nhật đẹp trời, sẵn sàng với một đôi giày chắc chắn, ít bánh kẹo và vài chai nước, chúng tôi đến với chùa Trầm – ngôi chùa thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, cách trung tâm thành phố Hà Nội chừng 25km.

Vượt qua con đường quốc lộ số 6 hướng đi Hòa Bình, Sơn La khá bụi bặm, chúng tôi dừng lại ngay đầu thị trấn Chúc Sơn. Để vào được đến chùa, chúng tôi men theo con đường mòn nhỏ toàn một màu xanh của những loài cây dại mọc bên đường và cả những ruộng đu đủ trĩu quả.

Từ đây, bức tranh nước non hữu tình đã hiện ra với dải núi xanh biếc uốn lượn theo sông. Tương truyền ngày xưa ở trên ngọn núi cao nhất có một cây trầm rất lớn, thân cây nhiều người ôm không xuể, tỏa hương thơm khắp vùng.

Sau này, dù cây không còn nữa nhưng người ta vẫn gọi là núi Trầm hay núi Tử Trầm. Toàn bộ khu núi Trầm này xưa kia cũng là nơi vua Lê, chúa Trịnh đặt hành cung và đã cho xây nhiều công trình mà nay vẫn còn dấu tích. Trên núi này còn có một quần thể chùa đã 500 năm tuổi gắn liền với nhiều giai thoại lịch sử thú vị.

< Cuối cùng thì ngôi chùa Trầm cũng đã hiện ra trước mắt. Chúng tôi vào thắp nhang, ghé thăm ngôi chùa nằm ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ, tựa mình vào núi Tử Trầm. Xưa kia toàn bộ khu núi Trầm là nơi Vua Lê, chúa Trịnh đặt hành cung và cho xây dựng nhiều công trình đến nay vẫn còn dấu tích.

< Sau khi thắp hương lễ Phật trên chùa Trầm , chúng tôi khám phá vẻ đẹp hiếm có của Chùa Long Tiên ngay bên cạnh. Đây thực sự là một ngôi chùa rất độc đáo-chùa trong động. Trong khoảng không gian rộng lớn nhất của động có bàn thờ phật và nhiều bức tượng các vị La hán ở xung quanh. Điểm đặc biệt là các bức tượng này đều được tạc bằng đá tinh xảo, trường tồn qua hàng trăm nay qua.

Nơi chúng tôi ghé thăm đầu tiên là chùa Trầm ẩn mình trong những tán cây cổ thụ. Chùa Trầm được gọi theo tên của ngọn núi mà nó tựa vào. Chùa được xây dựng năm Ất Hợi (1515) do Trần Văn Tăng, một tướng quân xuất gia đi giảng đạo, khởi xướng. Chùa Trầm Vô Vi (Chương Mỹ - Hà Nội) tọa lạc trên đỉnh núi cao nhất của Tử Trầm Sơn.

Chùa Trầm Vô Vi tọa lạc trên một diện tích chỉ trên dưới năm chục mét vuông. Trên đỉnh núi cao nhất của Tử Trầm Sơn.

Từ đỉnh cao nhất của núi, ta thỏa sức phóng tầm mắt ra bốn phương tám hướng ngắm cảnh đồng quê trù phú một vùng ven sông Đáy. Đến nay ngôi cổ tự này đã trải qua gần 500 năm nhưng vẫn còn nguyên nét kiến trúc thế kỷ XVI.

< Rời động Long Tiên, chúng tôi thử sức dẻo của đôi chân bằng cách leo lên đỉnh núi Tử Trầm. “ Công cuộc leo núi khá vất vả vì đường lên chỉ dựa vào các mỏm đá tự nhiên là chính. Nhiều lúc tôi muốn thót tim vì run sợ, toàn là núi đá quá hiểm trở với một cô gái như tôi. Đây quả thực là một chuyến du lịch mạo hiểm đầy thú vị.

Tấm bia khắc bài thơ của Trần Văn Tăng: Sơn Đông chi bằng Vô Vi phật tự/ Thùy kỳ huyền sư đạo sĩ/ Bên này Thiên Trúc nọ Bồng Lai/ Đem cảnh thanh u đặt giữa trời/ Trang điểm đã nhờ ơn đạo sĩ/ Độ đời còn độ Đức Như Lai/ Mượn nền đá phẳng đề dăm bận/ Sẵn quả chuông kêu đấm mấy hồi/ Cảnh vị vị người, người lai lại/ Đã vô vi khéo cũng lôi thôi.

< Gian nan để lên đỉnh núi.

Sau khi thắp hương lễ Phật trên chùa Trầm, chúng tôi lại khám phá vẻ đẹp hiếm có của Chùa Long Tiên ngay bên cạnh. Đây thực sự là một ngôi chùa rất độc đáo: chùa trong động. Trong khoảng không gian rộng lớn nhất của động có bàn thờ phật và nhiều bức tượng các vị La hán ở xung quanh.

Điểm đặc biệt là các bức tượng này đều được tạc bằng đá tinh xảo, trường tồn qua hàng trăm nay qua. Khám phá động Long Tiên, du khách không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp long lanh của các nhũ đá, dòng nước ngầm tươi mát chảy từ trong núi mà người dân địa phương gọi là“bầu sữa mẹ”.

Nơi đây, Đài tiếng nói Việt Nam đã phát sóng đầu tiên, truyền lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch năm 1946. Đằng sau nơi tưởng niệm này chính là chùa Long Tiên.

< Lên tới đỉnh núi, phóng tầm mắt bao quát cả một vùng nước non hùng vĩ, chúng tôi cảm thấy thỏa lòng với những gì mình vừa trải qua.

Ngoài ra còn có một ngách động mà nhiều bạn trẻ hay gọi là “thung lũng tình yêu”, ngách hẹp, dài, ngoằn nghèo, trắc trở như những thử thách cho các đôi yêu nhau vượt qua.

< Leo hết ngọn núi này đến ngọn núi khác, nhìn sang những núi mình vừa đi qua, thấy các bạn trẻ vẫn đang reo hò, hò hét ầm ĩ. Có lẽ đó là những cảm xúc bộc phát khi đứng giữa trời đất bao la, trước cảnh nước non hung vĩ…

Rời động Long Tiên, chúng tôi bắt đầu thử sức dẻo của đôi chân bằng cách leo lên đỉnh núi Tử Trầm. Khá mệt vì đường lên chỉ dựa vào các mỏm đá tự nhiên là chính. Nhưng khi lên tới đỉnh, phóng tầm mắt bao quát cả một vùng nước non hùng vĩ, ắt hẳn du khách sẽ cảm thấy thỏa lòng.

< Cuối cùng chúng tôi cũng nhìn thấy con đường mòn nhỏ xuống núi. Chúng tôi lao như bay xuống với một cảm giác vui sướng, phấn khởi. Một cảm giác thật Yomost!

Thông tin thêm:

Đường đi: Xuôi theo hướng Hà Đông (quốc lộ số 6) tới đầu địa phận thị trấn Chúc Sơn (H. Chương Mỹ), qua một cây cầu nhỏ rẽ phải 2 km là vào tới núi Trầm.

< Xuống lưng chừng núi, chúng tôi bắt gặp 4,5 đôi uyên ương cũng đến núi Tử Trầm để chụp ảnh cưới. Có lẽ cảnh núi non hung vĩ, đẹp lạ kỳ ở đây khiến họ cũng như bao du khách không thể bỏ qua ngọn núi mà theo truyền thuyết từ xa xưa có một cây trầm hương cổ thụ, tỏa hương khắp vùng. 

Từ chùa Trầm, đi khoảng 2 km, bạn sẽ tới chùa Trăm gian, một điểm thăm quan cũng rất thú vị. Tại đây, ngoài việc được chiêm ngưỡng ngôi chùa với 100 gian gỗ cổ kính, bạn sẽ được thưởng ngoạn cảnh sắc non nước hữu tình, khám phá nghề mây tre đan thủ công với các sản phẩm tinh sảo, đẹp mắt.

< Nhìn lại ngôi chùa cổ kính, chúng tôi ra về với tâm trạng vui vui, quyến luyến. Hẹn trở lại chùa Trầm vào mùa hoa gạo nở...

Vietnamtravelrates số 224 Thụy Khê - Tây Hồ - Hà Nội, Điện thoại: 0989898959 có tours đi thăm chùa Trầm, chùa Trăm gian (cách chùa Trầm 2 km) các ngày thứ 2,4,6 trong tuần với giá 135.000 đồng/người (đã bao gồm VAT và ăn trưa)
Bạn có thể mang sẵn đồ ăn, bạt trải để tự tổ chức một bữa picnic nho nhỏ.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Diễn đàn Du lịch, Baomoi
Đảo Hà Nam là một hòn đảo nhỏ, gần bờ, thuộc huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Trên đảo có tất cả là 8 xã, phường: Liên Vị, Tiền Phong, Liên Hòa, Phong Cốc, Cẩm La, Yên Hải, Nam Hòa, Phong Hải.

< Thuyền nan là phương tiện di chuyển, mưu sinh không thể thiếu của người dân làng chài trên vịnh Hạ Long.

Từ đất liền ra đảo chỉ qua cầu Sông Chanh dài khoảng 1,5km. Sông Chanh là tên gọi của đoạn sông Bạch Đằng chảy qua vùng này, đây cũng là dòng sông tách đảo với đất liền.
Đảo Hà Nam có một làng nghề đan thuyền nan truyền thống khá độc đáo tập trung chủ yếu ở khu Hưng Học, phường Nam Hòa (TX. Quảng Yên - tỉnh Quảng Ninh).

Ở đây có những địa danh lịch sử nổi tiếng như: Bãi cọc Bạch Đằng, đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà... cùng nhiều lễ hội dân gian và sự tồn tại các làng nghề truyền thống, trong đó có nghề đan thuyền nan.

Đan tre thành những mảng lớn.

Với trên 200 hộ gia đình cùng những tổ hợp nhỏ làm nghề đan, đóng thuyền nan thủ công, mỗi năm làng nghề này đã xuất bán tới hàng nghìn chiếc thuyền lớn nhỏ (trọng tải từ vài tạ đến trên 10 tấn) phục vụ ngư dân địa phương và các tỉnh lân cận đi sông, biển đánh bắt cá, mực...

< Trước khi “sơn” phủ nhựa đường, người ta phải phết qua lớp phân trâu, bò để khô giữ cốt, đổ nhựa.

Theo những người thợ làng nghề, đan thuyền nan không quá khó, phức tạp mà chủ yếu đòi hỏi sự tháo vát và cần mẫn. 
< Người thợ già Lê Đức Đáng (35 năm trong nghề) đang căn chỉnh máy, chân vịt - công đoạn phức tạp nhất của chiếc thuyền.

Một gia đình gồm 2 vợ chồng, nếu chuẩn bị nguyên liệu sẵn (tre phơi khô) thì việc thi công một con thuyền nhỏ sẽ mất khoảng thời gian 4-5 ngày.

< Chở thuyền đi bán trên đảo và những người khách tìm đến tận nơi hỏi mua thuyền.

Còn cơ sở lớn hơn như của anh Phạm Văn Kiên cũng cho ra đời trên 20 chiếc thuyền nan mỗi tháng trọng tải từ 10 tấn trở xuống.

Trong thời điểm này, việc tiêu thụ thuyền nan ở Nam Hòa có phần giảm sút do yếu tố kinh tế khó khăn, nhưng người dân nơi đây vẫn lạc quan đóng thuyền và gìn giữ nghề truyền thống vốn luôn tồn tại, nuôi sống gia đình họ qua nhiều thế hệ.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Laodong, internet
Nghe đến danh tiếng chùa Tây Phương đã lâu, nhất là sau khi bài thơ "Các vị La Hán chùa Tây Phương” của nhà thơ Huy Cận trở nên nổi tiếng, tôi rất mong một lần đến thăm. 

< Chùa Tây Phương (tên chữ là Sùng Phúc tự) là một ngôi chùa ở trên ngọn núi Câu Lâu ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

Nhưng ước muốn không dễ thực hiện, bởi vì khoảng cách địa lý gần 2.000km. Mãi tới những ngày cuối xuân này, khi hội chùa Tây Phương cũng vừa kết thúc, tôi mới có dịp đặt chân lên những bậc đá ong nổi tiếng của "xứ Đoài mây trắng”.
Chùa Tây Phương tên chữ là "Sùng Phúc tự”, nhưng khi vừa bước chân hết những bậc đá ong khấp khểnh, nhiều hòn đã mòn vẹt, thì 4 chữ đại tự "Tây Phương cổ tự” hiện ra.

< Theo nhiều thông tin còn lưu giữ lại thì chùa Tây Phương được xây dựng khoảng thể kỷ 8 và là chùa cổ thứ hai sau chùa Dâu ở Bắc Ninh nước ta.

Chùa nằm trên ngọn núi Câu Lậu (thuộc thôn Yên, Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội), cách trung tâm Thủ đô chừng 30km. Tương truyền chùa được xây từ thế kỷ thứ 8.

< Năm 1632, vào đời vua Lê Thần Tông, chùa xây dựng thượng điện 3 gian và hậu cung cùng hành lang 20 gian. Khoảng những năm 1657-1682, Tây Đô Vương Trịnh Tạc lại cho phá chùa cũ, xây lại chùa mới và tam quan. Đến năm 1794 dưới thời nhà Tây Sơn, chùa lại được đại tu hoàn toàn với tên mới là "Tây Phương Cổ Tự" và hình dáng kiến trúc còn để lại như ngày nay.

< Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tam với ba toà cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành ba ngôi chùa song song với nhau gồm có chùa: Chùa Hạ, chùa Trung, Chùa Thượng. Mỗi toà đều có kiến trúc riêng rẽ nhưng lại kết hợp thành một quần thể.

< Từ chân núi, phải trải qua 239 bậc lát đá ong thì mới đến đỉnh núi và cổng chùa.

Năm Giáp Dần (1554) (thời Lê Trang Tông) ngôi chùa tiếp tục có cuộc tôn tạo lớn. Sau đó, chùa bị phá đi, xây mới và dựng thêm tam quan. Chùa Tây Phương còn đến nay đã được xây lại trên nền chùa cũ, đúc thêm chuông vào năm 1788 - 1789 dưới triều Tây Sơn, và gắn chữ "Tây Phương cổ tự” từ đó.

< Chùa Tây Phương gồm ba nếp nhà song song: bái đường, chính điện và hậu cung. Mỗi nếp có hai tầng mái kiểu chồng diêm, tường xây toàn bằng gạch Bát Tràng nung đỏ, để trần tạo thành một không khí rất thô sơ mộc mạc, điểm những của sổ tròn với biểu tượng sắc và không; các cột gỗ đều kê trên đá tảng xanh trong khắc hình cánh sen.

Trải qua bao thời gian, chùa Tây Phương có kiến trúc độc đáo với 3 toà xếp thành hình chữ Tam: chùa Thượng (thờ các vị La Hán), chùa Trung (thờ Phật Tuyết Sơn), chùa Hạ (thờ bát bộ Kim Cương). Chùa nằm trên ngọn đồi cao (Câu Lậu sơn) nên để có thể bước chân vào lễ Phật, du khách còn phải chinh phục hơn 200 bậc đá ong cổ. Bước qua khoảng sân, là vào chùa Hạ đại diện của chữ Nhân, tiếp đến là chùa Trung - chữ Thiên, chùa Thượng - chữ Địa.

< Xung quanh diềm mái của ba toà nhà đều chạm trổ tinh tế theo hình lá triện cuốn, trên mái gắn nhiều con giống bằng đất nung, các đầu đao mái cũng bằng đất nung đường nét nổi lên hình hoa, lá, rồng phượng giàu sức khái quát và khả năng truyền cảm.

Đến chùa Tây Phương tháng 4 sau mùa hội chính, tôi bắt gặp ở đây rất nhiều đoàn khách hành hương, trong đó có những chuyến xe chở học sinh đi dã ngoại.

Thì ra, sau khi được học thi phẩm nổi tiếng "Các vị La Hán chùa Tây Phương” của nhà thơ Huy Cận (được tác giả viết từ những năm 60 của thế kỷ trước, với những câu thơ như vẽ, như tạc), rất đông học sinh muốn một lần được đặt chân tới ngôi chùa nổi tiếng này, để thêm hiểu, thêm yêu về một danh lam.

< Mái chùa Tây Phương rất đặc biệt có những góc đao cong vút lên, cấu tạo theo kiểu hai lớp, hình thành một không gian rộng và thoáng đãng. Mái lợp hai lớp ngói: mái trên có múi in nổi hình lá đề, lớp dưới là ngói lót hình vuông sơn ngũ sắc như màu áo cà sa xếp trên những hàng rui gỗ làm thành ô vuông vắn đều đặn.

< Nơi đây còn là nơi tập trung những kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo bao gồm chạm trổ, phù điêu và tạc tượng. Khắp chùa chỗ nào có gỗ là có chạm trổ. Các đầu bẩy, các bức cổn, xà nách, ván long... đều có chạm trổ đề tài trang trí quen thuộc của dân tộc Việt: hình lá dâu, lá đề, hoa sen, hoa cúc, rồng, phượng, hổ phù... rất tinh xảo được tạo ra dưới bàn tay thợ tài hoa của các nghệ nhân làng mộc ngay trong vùng Tổng Nủa, làng truyền thống Chàng Sơn Làng nghề mộc lâu đời và nổi tiếng của xứ Đoài.

< Tổng cộng trong chùa có khoảng 72 pho tượng gỗ theo kiểu tượng tròn được đánh giá vào loại bậc nhất về nghệ thuật tạc tượng cổ nước ta. Các tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng.

< Nhiều pho được tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ Pháp, cao chừng 3 m, trang nghiêm phúc hậu. Phần lớn các tượng này đều được coi là có niên đại cuối thế kỷ 18. Một số tượng khác được tạc vào giữa thế kỷ 19.

Đồng thời, qua chuyến đi, chúng ta có thể hiểu sâu hơn về địa thế, địa hình, về 18 pho tượng La Hán độc đáo chỉ có ở "Tây Phương cổ tự”. Hiện trong chùa còn chuông đồng đúc năm Bính Thìn 1796, năm Cảnh Thịnh thứ 4 và bài Minh do Phan Huy Ích soạn khắc vào chuông năm Mậu Ngọ (Cảnh Thịnh thứ 6).

Ngoài bộ tượng La Hán, chùa Tây Phương còn có nhiều pho tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng. Phần lớn các tượng này đều được coi là có niên đại cuối thế kỷ 18.

< Các bộ tượng gồm Tam thế Phật (quá khứ, hiện tại, vị lai), tượng Di đà tam tôn, tượng Tuyết sơn miêu tả đức phật Thích Ca trong thời kỳ tu khổ hạnh. Hai bên tượng Tuyết Sơn có tượng A Nan và Ca diếp đứng hầu; tượng đức phật Di Lặc tượng trưng cho vị phật của thế giới cực lạc tương lai, người mập mạp ngồi hơi ngả về phía sau, toàn thân toát lên sự hoan hỉ, đại lượng; tượng Văn Thù Bồ Tát; tượng phổ hiền Bồ Tát; tượng Bát bộ Kim cương…

< Đặc biệt hơn cả là 16 pho tượng La Hán lớn bằng người thật trong các tư thế khác nhau ở hai bên tường lâu của thượng điện. Giống như nhà thơ Huy Cận miêu tả, mỗi vị là một nỗi khổ, cử chỉ, dáng điệu riêng thể hiện những tính cách khác nhau khá sinh động và hiếm thấy trong nghệ thuật điêu khắc cổ

Một số tượng khác được tạc vào giữa thế kỷ 19. Hệ thống tượng ở chùa Tây Phương gồm: bộ tượng Tam Thế Phật với ba pho tượng Phật: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai; bộ tượng Di-đà Tam Tôn: gồm tượng đức Phật A-di-đà, đứng hai bên là Quan Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát; tượng Tuyết Sơn miêu tả đức Phật Thích ca trong thời kỳ tu khổ hạnh; hai bên tượng Tuyết Sơn có tượng A Nan và Ca Diếp đứng hầu; tượng đức Phật Di lặc tượng trưng cho vị Phật của thế giới cực lạc tương lai; tượng Văn thù Bồ Tát: đứng chắp tay, chân đi đất, các ngón chân bấm móng xuống mặt bệ...

Thăm "Tây Phương cổ tự” ta thêm một lần hiểu hơn triết lý "sắc sắc không không” của nhà Phật.

Du lịch, GO! - Theo Daophatngaynay, Giaoduc.net

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống