Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Wednesday, 1 August 2012

Nhiều du khách về thăm quê hương Bến Tre “Đồng khởi” đều có chung nhận xét: Đến đây mà không biết đất và người Giồng Trôm quả là một thiếu sót và thiệt thòi lớn bởi vùng đất linh thiêng huyền thoại này đang ẩn chứa biết bao câu chuyện rất lạ thường.

Vậy là chúng tôi về Giồng Trôm để cảm nhận sự đổi thay lạ lẫm trên vùng đất anh hùng một thời đạn bom, một thời khói lửa. Đường đi đã khá thuận lợi bởi không còn cảnh lụy phà Rạch Miểu như trước đây, thay vào đó là chiếc cầu kiên cố, cao sừng sững đang mênh mông bốn bề gió lộng.
Con đường thành phố Bến Tre xuôi về huyện Giồng Trôm như hẹp dần đi tạo cảm giác như đang chui vào cái rọ của cù lao Bảo. Gió từ biển Ba Tri thổi về phần phật. Dòng xe các loại cứ nối đuôi nhau. Hai bên đường bát ngát dừa xanh và ngan ngát mùi dầu dừa từ các cơ sở chế biến.

Anh bạn đi cùng lần đầu tiên đến đây khá bất ngờ khi bắt gặp những cái tên cầu thật ngộ nghĩnh như : Cá Lóc, Chẹt Sậy... Thuận đường chúng tôi đến thắp nhang ở khu tưởng niệm bà Ba Định – Thiếu tướng Nguyễn Thị Định trên khuôn viên rộng 1,5ha rất khang trang sạch đẹp và uy nghi, kinh phí xây dựng trên 5 tỷ đồng.

Người dân ở đây cho biết, du khách các nơi đến tham quan rất nhiều nhất là vào các dịp lễ tết, đây cũng là điểm để các trường tổ chức giáo dục truyền thống quê hương cho học sinh. Cạnh bên là ngôi trường THCS đồ sộ mang tên người con gái anh hùng xứ dừa Nguyễn Thị Định.

Đến đây du khách không thể bỏ qua việc tham quan khu mộ cổ còn lưu lại nhiều hiện vật điêu khắc, mỹ thuật rất có giá trị của lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng và nhiều câu chuyện kể rất hào hùng về người anh hùng áo vải này. Đây, khu di tích lịch sử tưởng niệm nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị toạ lạc tại xã Thạnh Phú Đông rất hoành tráng và uy nghiêm mở lòng đón khách gần xa đến tham quan, thưởng lãm, nghiền ngẫm những vần thơ yêu nước trở thành bút thép tuyên chiến với quân thù.

Thú vị lắm khi vừa tận mắt ngắm nhìn khung cảnh dịu mát thơ mộng xanh rờn của dừa vừa nghe kể chuyện về vùng đất huyền thoại nầy. Nào là chuyện xã Thạnh Phú Đông có đến 422 liệt sỹ, còn thương binh, gia đình có công với nước thì không kể xiết. Nào là chuyện bà “Ba Định” làm nên cuộc Đồng Khởi đi vào huyền thoại với đội quân tóc dài năm 1960; đây, Trung tướng Đồng Văn Cống làm Mỹ ngụy khiếp kinh trên chiến trường miền Nam; đất thiêng này còn là nơi sinh ra Đại tướng Lê Văn Dũng nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, và còn biết bao tướng lĩnh, cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.

Đến Giồng Trôm, du khách còn được hiểu thêm về câu tục ngữ dân gian “bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc”, hai làng nghề truyền thống này xuất hiện cả trăm năm nay, là niềm tự hào của người dân nơi đây, hiện nay đang phát triển rất mạnh tạo thương hiệu và uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.

Cạnh đó chắc chắn bạn sẽ được chiêu đãi bữa cơm “đặc biệt” với ba món ăn rất “đặc chủng” của Giồng Trôm là: mắm còng trộn khóm, tép rang dừa và cháo sò kèm với mấy chai rượu Phú Lễ chính hiệu ngâm chuối hột.

Đa số du khách ăn xong phải mua hàng chục hủ mắm còng làm quà cho bè bạn bởi hương vị thơm ngon không đâu có được. Xin mời bạn xuống xuồng “ bảy lá” để được len lỏi, lạc lối trong rừng dừa bạt ngàn xanh thẫm, được uống nước dừa xiêm mát tận đáy lòng, được ngắm nhìn những cô gái xứ dừa mặc áo bà ba tóc dài bay trong gió trở thành cung bậc thanh âm trong bài hát của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý ‘‘Dáng đứng Bến Tre”.

Giồng Trôm còn là điểm lý tưởng để rất nhiều nhà làm phim, các đoàn nghệ thuật chọn cảnh quay bởi sự hiền hòa, chân chất mang đậm nét thiên nhiên chưa mai một. Không kỳ thú sao được với những con sông rất đẹp và nên thơ uốn khúc dưới những rặng dừa xanh ngan ngát.

Không lý tưởng sao được trong không khí man mác nét uy thiêng cổ kính của những di tích lịch sử mà hồn người xưa còn vương vấn đâu đây đang hòa nhịp hối hả dựng xây quê hương sau tháng ngày khó khăn gian khổ.

Không bất ngờ sao được khi mỗi con người nơi đây thật giản dị, chân chất, thiệt thà nhưng kể chuyện quê nhà đánh giặc thì giòn như “bắp nướng”.

Du lịch, GO! - Theo Tô Phục Hưng (Báo Du Lịch), internet
Bác nào trong cung đường phượt Hà Nam dính chuyện 'xì xẹp' hảy hỏng hóc nhẹ thì đừng vội bực bội nhé! Một chốn vá ruột vừa giúp bánh hết xì hơi, vừa làm các phượt gia giải tỏa tâm lý không vui khi xe dính quả...
Các bạn xem nha...

- Thân hình cân đối, nước da trắng trẻo, gương mặt thanh, khả ái, nếu mới nhìn không ai nghĩ "kiều nữ" chân yếu tay mềm này là một thợ sửa xe lành nghề ở ven QL 1A (thuộc phường Quang Trung, thành phố Phủ Lý, Hà Nam).
Nhiều khách đi đường bị hỏng xe khi đưa vào cửa hàng sửa chữa đều tỏ ra ngạc nhiên trước một cô gái trẻ luôn nở nụ cười tươi, đon đả: “Anh ngồi uống nước, chờ em một lát”.

Tưởng cô sẽ gọi người ra sửa xe, nhưng hoá ra tự cô đem đồ nghề ra và tự tay sửa chữa xe cho khách.

Đến lúc này thì khách không khỏi ngạc nhiên: “Em tự sửa chữa xe à? Em có làm được không?”. Đáp lại sự ngạc nhiên của khách là nụ cười tự tin của kiều nữ.

Với đôi tay khéo léo, những thao tác nhanh và chính xác, chỉ trong vòng vài phút, cô đã vá xong chiếc xe máy cho khách. Còn khách thì hài lòng với nụ cười nở trên môi kèm câu nói đùa: “Mong sao cứ đi qua đây lại “được” thủng săm để được nhìn em vá xe”.

Sinh năm 1990, quê ở Lý Nhân, Hà Nam, Trần Hoài Lương (tên thực của kiều nữ vá xe) lấy chồng và sống ở TP Phủ Lý đã được gần hai năm nay.

Cô cho biết: “Khi cưới về, vợ chồng em được bố mẹ chồng giao quản lý cửa hàng sửa chữa ô tô, xe máy này. Chồng em làm công chức nên không có thời gian quản lý cửa hàng, công việc ở đây chỉ mình em làm thôi”.

Về nghề sửa xe hiện nay của mình, “kiều nữ 9x” cười: “Nhiều khách khi sửa xe cứ hỏi em là trước kia học sửa chữa ô tô xe máy ở đâu, thực ra thì em chẳng học ở đâu cả, tự mình quan sát người khác làm rồi học và làm theo thôi”.

Du lịch, GO! - Theo Tuấn Linh
Theo chân một thợ sơn tràng (người đi rừng), chúng tôi băng rừng lội suối suốt mấy ngày trời để khám phá vẻ đẹp của những hang động còn nằm ẩn mình trong các cánh rừng sâu của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

< Cửa hang động trong rừng Minh Hóa.

Anh Đinh Hồng Nhâm là một thợ sơn tràng có tiếng ở vùng rừng núi Minh Hóa. Hơn nửa đời người làm cái nghề xuyên rừng, lội suối nên dường như bất cứ chỗ nào trong vùng rừng núi Minh Hóa này anh cũng đều biết. Thậm chí, anh còn biết, ẩn dưới những tán rừng già Minh Hóa hiện có những hang động tuyệt đẹp mà ít người biết tới.

< Đoàn người phải vượt qua những vách đá cao, một bên là núi, một bên là thung sâu.

Đường vào rừng phải vượt qua nhiều lèn đá, băng qua lắm thung sâu ẩn dưới tán rừng già nguyên sinh. Sương rừng ẩm ướt và lá cây mục kích thích cho rêu mọc lún phún trên những lèn đá lô nhô.

Có đoạn, chỉ cần lệch chân một cái, rất có thể chúi mặt vào lưỡi đá tai mèo nham nhở sắc lẹm hoặc rơi xuống khe núi dựng đứng.

< Vẻ đẹp nguyên sơ của rừng Minh Hoá.

Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là một bãi cát khá bằng phẳng ven một con suối chưa được đặt tên. Anh Nhâm cho biết, hầu hết các dòng suối to nhỏ ở rừng Minh Hóa đều chảy ra từ lòng núi và chính trong những lòng núi ấy là các hang động tuyệt đẹp.

< Đoàn thám hiểm vượt suối bằng những chiếc săm ôtô bơm căng.

Để vào được hang đầu tiên, chúng tôi phải vượt suối bằng phao làm bằng chiếc săm ôtô bơm căng.

Vừa chui vào cửa hang, trước mắt chúng tôi hiện ra một “cung điện” tráng lệ với những bức rèm nhũ đá đẹp mê hồn rủ xuống từ trần hang.

< Vẻ đẹp kỳ ảo của nhũ đá trong các hang động ở rừng Minh Hoá.

Vào sâu bên trong, lòng hang hiện lên như một sân khấu nhân tạo hoành tráng được làm bằng nhũ đá đẹp lung linh, huyền ảo.

Dưới bóng đèn pin, các khối thạch nhũ hiện lên mờ ảo như hình thù các loài muông thú đang nhảy múa. Cạnh đó có ba cột nhũ đá khổng lồ được sắp đặt tựa như cổng tam quan của ngôi chùa lớn.

Sau hang thứ nhất, chúng tôi tiếp tục leo núi thêm 3 giờ nữa thì đến hang thứ hai. Ở đây, thạch nhũ có màu vàng óng như đồng thau, gõ vào ngân vang như chuông.

Nền hang được rải thảm bằng hàng triệu viên đá tròn to bằng quả trứng gà cho đến nhỏ như viên bi. Khi soi đèn pin vào, các viên đá phát ra tia sáng lóng lánh, viên thì trong suốt, viên thì như ngọc trai.

< Vòm hang động cao là địa điểm lý tưởng cho loài dơi rừng trú ngụ.

Anh Đinh Hồng Nhâm cho biết: “Trong quá trình đi rừng, tôi đã phát hiện ra ở đây có 5 hang động ở đầu nguồn các con suối và hầu hết các hang này đều thông với nhau, giữa các hang động này nhiều đoạn có nước ngầm nên rất khó đi qua”.

< Những nhũ đá sừng sững kỳ bí trong lòng hang động ở rừng Minh Hoá.

Nếu động Phong Nha được ví như một tòa lâu đài lộng lẫy đã được đưa vào khai thác du lịch và bảo quản có hiệu quả thì hệ thống hang động ở rừng Minh Hóa được ví là “nàng công chúa ngủ trong rừng”.

Trao đổi về vấn đề này, ông Đinh Minh Chất, Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa cho biết: “Huyện Minh Hóa là vùng đệm của rừng Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho nên cũng có nhiều hang động rất đẹp.

Mới đây, huyện đã khảo sát lên phương án bảo vệ và kêu gọi đầu tư để xây dựng tour du lịch tracking xuyên rừng khám phá vẻ tuyệt mĩ của hệ thống hang động mới này ”.

Du lịch, GO! - Theo Thông Thiện (VNP)

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống