Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Wednesday, 8 August 2012

Hoành thành một chuyến đi, bọn mình vừa về đến nhà khoảng 4h ngày 8/8 sau khi trải qua một cung đường đầy nắng gió lẫn mưa dầm.

Những địa danh đi qua trong chuyến đi là: Định Quán - Bảo Lộc - Di Linh - Liên Nghĩa - Finôm - đèo Prenn - hồ Tuyền Lâm - Đà Lạt - đèo Tà Nung - Nam Ban - thác Voi - Linh Ẩn Tự - N'Thôl Hạ - thác Pongour - Đại Ninh - Tà Hine - thác Bảo Đại - Ninh Loan - đèo Đại Ninh (Lò Xo) - Phan Lâm - Lương Sơn - Bàu Trắng - Mũi Né - Phan Thiết - Kê Gà - Dinh Thày Thím - Lagi - Sơn Mỹ - Bình Châu - Phước Bửu - Đất Đỏ - Long Điền - Bà Rịa - Tân Hải - Long Phước - Nhơn Trạch - TP HCM. Tổng chiều dài cung đường hơn 950km.
Cái đáng chú ý nhất trong chuyến đi là bọn mình lại tìm thấy một chốn cực kỳ hoang sơ tại Mũi Né: Một resort... bỏ hoang tại Mũi Yến Hồng Chính, he he!

< Chốn hoang sơ mình vừa tìm thấy được (sẽ tường thuật lại rõ ràng). Ảnh trên cùng là thác Voi (Nam Ban).

Nơi này có những hàng dừa cao vút ven biển, vài ngôi nhà gần hoàn thiện nhưng vô chủ, những đồi cỏ và bãi đá hùng vĩ nhìn xuống một bãi biển mênh mông nhưng không một bóng người.

Gần đó là những đồi cát vàng cao ngất ngưỡng lộng gió... thừa sức chinh phục những người thích trượt hay vui đùa với cát sa mạc. Một chốn vô cùng yên tịnh với những bạn hay nhóm bạn thích khám phá, thích thiên nhiên... có thể cắm trại cho hàng trăm người...

< Thác Pongour vài ngày trước...

Về những thắng cảnh khác: thác Liên Khương hoàn toàn vào dĩ vãng dù thác này vẫn còn vài con thác nhỏ. Đà Lạt mấy ngày mình đi khá lạnh, mưa nhiều nhưng nhờ vậy mà thác Bongour khá đẹp (nơi này đã được xây dụng hồ chứa nước dành cho mùa khô), thác Bảo Đại cuồn cuộn nước (không bóng người).

< Con ngựa sắt vạn dặm đường, ảnh chụp trên đèo Bảo Lộc.

Nói về cung đường thì QL20 hiện nay có nhiều ổ gà, chạy xe ban ngày thì ổn nhưng trong đêm phải thật cẩn thận vì nó có thể xuất hiện bất chợt trước mắt.

Đoạn QL20 này khoảng Đồng Nai có nhiều trạm CSGT (chuyến mình đi thấy những 5 trạm) nhưng cứ theo đúng luật vẫn ổn, không ngại gì.

< Thác Bảo Đại cuồn cuộn nước, hùng vĩ và thật đẹp. Vào trong này vừa vui, vừa có chút nỗi buồn...

Đường đèo Đại Ninh bắt đầu từ ngã 3 QL20 đi Tà Hine xấu, lổn ngổn đất đá nhưng từ khu vực Ninh Loan trở đi đến đèo Đại Ninh - Phan Lâm - Lương Sơn thì không có gì chê trách. Đèo vô số cua dốc cao và rất gắt (ít xe lắm), chạy cần cẩn thận.

Tóm lại, chuyến đi rất tuyệt và chắc chắn là một bài dài, hay sẽ có trong nay mai để tường trình cặn kẽ về một chuyến lượt phượt để các bạn xem cho biết hoặc xem để chuẩn bị làm một chuyến cuối hè.
Chúc các bạn vui, khỏe.

Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!
Đất nước hình chữ S xuyên suốt từ Bắc chí Nam, với phần lớn là đồi núi trập trùng. Bạn Cao Mỹ Phương chia sẻ hình ảnh về những cung đường đèo hùng vĩ ngoạn mục và không kém phần nguy hiểm.

< Đèo Ngoạn Mục ngoằn ngoèo nhìn từ Eo Gió.

Đèo Ngoạn Mục hay còn gọi là đèo Sông Pha tại tỉnh Ninh Thuận. Đỉnh đèo là nơi giao thoa giữa hai miền khí hậu nóng lạnh rõ rệt nhất.
Từ Eo Gió trên đỉnh cao nhất nhìn xuống thung lũng Ninh Sơn thấy những con đường đèo ngoằn ngoèo len lỏi trong rừng cây xanh hoang lạnh. Xa hơn là đồng bằng Phan Rang với dòng sông Cái uốn lượn.

Với chiều dài 18,5km, độ cao trong khoảng 200m ở điểm thấp nhất và lên tới 980m ở đỉnh đèo, con đường vừa uốn lượn vừa gấp khúc, đặc biệt có đoạn cua gần như là một vòng tròn khép kín.

Do vậy đây cũng là đèo có độ dốc lớn nhất ở các tỉnh phía Nam.

Chỉ vài bước thôi, sang đến Đơn Dương là nghe cái mát rười rượi của một vùng thảo nguyên trên cao với những cánh đồng rau cải xanh ngút mắt và những lối hoa dã quỳ sót lại vàng đến ngẩn ngơ.

Gió từ lòng hồ thủy điện Đa Nhim thổi qua những vạt cỏ thảo nguyên Dran và vụng về trong những hẻm phố tỏa nắng của thị trấn vài trăm nóc nhà mới, cũ chen nhau, bỗng thấy thèm thuồng phút dừng chân nhấp ngụm cà phê tận hưởng cái thi vị sơn cước trước khi trải lòng mình với thảo nguyên bình yên này.

Đèo Dran nối thị trấn Dran với vùng Cầu Đất, là con đèo ngắn (khoảng 10 km) mang sắc thái cao nguyên, bất thường và dữ dội với những con dốc gấp, ngờm ngợp gió xoáy trên đầu. Đèo Dran như cô gái dậy thì nằm ngủ muộn, biếng lười trong cái lạnh cao nguyên.

Theo một cung đường khác đến Đà Lạt, đèo Prenn hung vĩ hoang sơ với những khúc cua quanh co uốn lượn rất đẹp, hai bên đường là những rừng thông xanh mướt góp phần tạo nên khí hậu mát mẻ của thành phố ngàn hoa.

Và như vỡ òa cảm xúc khi đứng trước thảo nguyên Lang Biang đầy chất thơ trữ tình. Thả lòng mình gối đầu lên lá thông khô, hít thở tròn đầy ý nghĩa của bình yên mà núi rừng mang lại.

Trên hành trình xuyên Việt ra Bắc vào Nam hơn 700 năm qua, Hải Vân luôn là một địa danh ấn tượng. Đèo dài 21 km vắt ngang những ngọn núi cao ngất và là đỉnh núi cuối cùng của một mạch Trường Sơn đâm ngang ra biển.

Với độ cao ở đỉnh đèo là 496m so với mực nước biển, Hải Vân nổi tiếng là đường đèo đẹp nhất và cũng hiểm trở nhất Việt Nam.

Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông trong một lần vi hành đã dừng lại trên đỉnh đèo ngắm cảnh non song cẩm tú nối liền một dãy Bắc Nam.

Ngạc nhiên trước cảnh đẹp và sự hùng vĩ của trời mây nơi đây, nhà vua đã phong tặng cho Hải Vân tên gọi “Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan”.

Từ trên đỉnh đèo phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh TP Đà Nẵng bên bờ sông Hàn. Xa hơn một chút là đỉnh Sơn Trà quanh năm mây phủ với câu ca gợi cho người nghe nhớ về một mối tình trắc trở của một đôi trai gái ở hai bên đèo:

"Chiều chiều mây phủ Sơn Trà. Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm" và "Chiều chiều mây phủ Hải Vân. Chim kêu ghềnh đá gẫm thân lại buồn".

Đầu năm 2005, lịch sử đã sang trang mới cho đèo Hải Vân khi hầm đường bộ qua đèo Hải Vân chính thức được thông xe sau 5 năm khởi công xây dựng.

Chấm dứt những hành trình gian khổ vượt đèo đầy nguy hiểm. Mở ra một vận hội mới nối liền một mạch dãy đất miền Trung đầy nắng gió.

Giờ thì đèo Hải Vân đã chính thức thoát khỏi gánh nặng giao thông, dành chỗ cho du khách nhàn tản cùng muôn lá ngàn hoa của con đèo bốn mùa mây phủ này. Những gì thiên nhiên ban tặng, qua thời gian và qua bàn tay con người, sẽ trở thành những giá trị nhân văn. Đến Hải Vân là đến với nơi giao thoa giữa hai vùng đất, là thỏa mãn tâm lý chiếm lĩnh đỉnh cao, hòa mình trong âm vọng sử thi của bao dấu chân người Việt xưa đi mở cõi, bồi hồi thương nhớ quá khứ thẳm sâu của một khúc ruột miền Trung.

Đến với nơi địa đầu tổ quốc, là đến với núi rừng Việt Bắc xa xôi, cái nôi của cách mạng Việt Nam. Tìm về cảm giác ngây ngất choáng ngợp trước muôn trùng mây núi, lọt thỏm giữa đại ngàn mênh mông.

Thưởng ngoạn vẻ điệp trùng hùng vĩ và hoang sơ của đại ngàn Hoàng Liên. Lắng nghe hơi thở của núi rừng, chảy trong huyết quản - âm vang từ bốn ngàn năm văn hiến.

Cổng trời - đỉnh đường bộ cao nhất Việt Nam (2.050m so với mực nước biển) là ranh giới giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu - đèo Trạm Tôn thuộc quốc lộ 4D như con rắn dài ngoằn ngoèo len lỏi giữa dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ - nóc nhà Đông Dương.

Đâu đó những sắc màu thổ cẩm của người dân tộc như hơi ấm giữa núi rừng hoang sơ.

Du lịch, GO! - Theo Cao Mỹ Phương (VnExpress).

Sang Tây Ban Nha, tôi có dịp đặt chân đến vùng Andalusia vào đầu tháng 9 với hy vọng có thể xem được một cuộc biểu diễn corrida tại thành phố Sevilla, được xem là thánh địa của món này. Thực ra tôi chọn tháng 9 cũng có lý do của nó. Thứ nhất, vùng Andalusia vào mùa hè thì nóng vãi lúa luôn, tầm 40-45°C. Thứ hai, mùa xem corrida thì chỉ kéo dài từ tháng 4 đến cuối tháng 9 thôi. 


Cái đấu trường mà tôi xem ở Sevilla có tên là Maestranza và tôi cũng phải tìm hiểu thông tin kỹ càng thì mới có thể đặt được chỗ « ngon ». Cũng như sân vận động bóng đá thôi, giá vé vào cửa thì phụ thuộc vào chỗ ngồi, chỗ tốt thường là ở khán đài cao và giá đắt còn giá rẻ thì chỉ được chỗ mặt đất không xem được gì đã thế còn bị ánh nắng chói chang rọi thẳng vào đầu.  Mà cũng phải công nhận giá vé đắt vãi, rẻ nhất thì cũng tầm 20€ . Số tiền tôi phải trả ? 48€ để được chỗ trên khán đài và xem được toàn cảnh!!! Nhưng thôi, đời được mấy tí, cũng phải chịu chơi chứ. 


 Một show diễn corrida được phân chia ra thành nhiều giai đoạn và tại chỗ thì hầu như không có giải thích gì hết và toàn là tiếng Tây Ban Nha. Biết trước được điều đó nên tôi cũng đã tìm hiểu sơ qua rồi. Vậy khái quát như sau 

 Khai mào cho show diễn là màn El paseo. Một dạng diễu hành với sự có mặt của các alguaziles(đội ngũ cảnh sát bảo vệ của đấu trường). Tại đấu trường lúc nào cũng có nhạc nổi lên từ đầu cho đến lúc con bò tót bị giết. 

Alguaziles
 Sau sự xuất hiện của các alguaziles là các nhân vật chính tham gia vào trò chơi corrida. Trái với những gì tôi suy nghĩ ban đầu, đấu sĩ bò tót không phải là người duy nhất đơn thương độc mã đối đầu với bò tót. Anh ta được sự trợ giúp của những người khác nữa và tùy vào vai trò của từng người mà trong tiếng Tây Ban Nha sẽ có những tên gọi khác nhau. Đầu tiên tất nhiên là matador, nhân vật chính của cuộc chơi

Picador, một dạng kỵ sĩ với vai trò làm trọng thương con bò tót để nó đủ yếu để đối đầu với matador. Anh ta sử dụng một chiếc xiên dài tầm 2,6m và cưỡi một con ngựa được bịt mắt và mặc áo giáp
Peones, một dạng «thí tốt », trợ giúp cho matador trong lúc đầu với bò tót.
 Trận giáp chiến trực tiếp với bò tót được chia thành 3 phần, trong tiếng Tây Ban Nha gọi là tercios

 Phần một : các peones sử dụng các thủ thuật với mảnh vải màu vàng/hồng để khiêu chiến và làm cho con bò tức giận. 

Sau đó đến lượt picador nhảy ra xiên thử mấy cái vào con  bò để « thử » độ hung dữ của nó. Tại sao con ngựa của anh ta lại bị bịt mắt nhỉ ? 

 Bởi vì để tránh không cho con ngựa nhìn thấy con bò. Chẳng may mà thấy con bò hung dữ xông vào là con ngựa sẽ hoảng sợ bỏ chạy và làm cho người cưỡi ngã chổng kềnh, rất nguy hiểm.

 Phần hai : các peones cắm các banderillas(một loại que được quấn bằng giấy màu) chọc vào phần dưới của cổ con bò. Theo truyền thống, họ phải cắm thành công 3 cặp banderillas thì mới hoàn thành phần này.

Phần ba và có lẽ là phần mà mọi người biết đến nhiều nhất qua màn ảnh nhỏ : cuộc đối đầu trực tiếp giữa matador và con bò. Tôi có lẽ không cần nói nhiều về phần này, anh matador sử dụng một cây kiếm nhỏ và mảnh vải màu đỏ để đối đầu với con bò. Mỗi khi matador thành công trong việc cho con bò chạy lướt qua mảnh vải thì toàn bộ đấu trường đồng loạt hòa lên :  « olé ». Không khí rất sôi động ! 

 Và cuộc chiến kiểu mèo vờn chuột kết thúc bằng một đòn quyết định : matador xiên nhát kiếm vào cổ con bò. Thế là nó chết dần chết mòn. 

Sau khi con bò chết hẳn, một mặt matador chào khán giả, mặt khác cỗ xe arrastre kéo xác con bò ra ngoài. Sau đó, người ta làm thịt con bò luôn. Nghe nói thịt nó ngon lắm vì con bò được nuôi thả rông ở thảo nguyên bát ngát giống kiểu gà đồi nhà mình. Miam miam !!

 Nếu như matador có một màn trình diễn ấn tượng làm người xem hài lòng thì các khán giả trên khán đài có thể sử dụng khăn mùi xoa màu trắng để ra hiệu cho trưởng ban tổ chức thưởng. Phây một lần thì matador được 1 chiếc tai bò, 2 cái thì 2 chiếc tai bò. Đó là lý do vì sao trong đấu trường người ta chỉ mang theo khăn mùi xoa màu trắng

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống