Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Wednesday, 8 August 2012

Tiên Yên - Quảng Ninh xưa nay được biết đến với những món ăn đặc sản đã tạo nên nét đặc sắc của một vùng quê miền núi, như gà Tiên Yên, bánh gật gù, kẹo Lạc Hồng, khau nhục... 

< Cảnh hoàng hôn trên Mũi Lòng Vàng.

Đến đây bạn không chỉ được ngắm nhìn phố cổ, ăn những món đặc sản thú vị mà còn được khám phá những thác nước, những bãi biển hoang sơ, thơ mộng. Nổi bật trong số đó là bãi biển Mũi Lòng Vàng.
Mũi Lòng Vàng nằm cách bờ chừng 4 cây số, thuộc xã đảo Đồng Rui, huyện Tiên Yên, với diện tích hơn 20 héc ta. Để ra được Mũi Lòng Vàng cần phải đợi nước thuỷ triều lên và đi tàu mất khoảng 15 phút từ Đồng Rui, hoặc có thể đi từ cảng Mũi Chùa ra, khi nước thuỷ triều xuống cũng có thể lội bộ ra đây.

Theo con đò tay của người dân chài, chúng tôi ra thăm Mũi Lòng Vàng, hai bên bờ sông là những cánh rừng ngập mặn xanh biếc, xa xa trên những bãi triều thấp thoáng những người dân đi bắt vạng, ốc và hải sản.

Vượt qua các cánh rừng ngập mặn, Mũi Lòng Vàng hiện ra trước mắt chúng tôi, một không gian thật lãng mạn với những bãi cát vàng trải dài, nước biển xanh biếc không ngừng vỗ vào bờ tạo nên những con sóng nhấp nhô hoà quyện với bờ cát. Điều đặc biệt là những bãi cát này chưa có sự tác động nhiều của con người nên vẫn giữ được những nét đẹp hoang sơ, thiên tạo vốn có. Với hơn 3km2 bờ cát trải dài, thoai thoải, nước biển xanh biếc, là một bãi tắm khá lý tưởng. Hàng năm tại đây cũng đón rất nhiều du khách ra khám phá và tắm biển.

Trên bờ là hệ sinh thái rừng ngập mặn với những cây đước, cây sú, lậu, vẹt xanh mướt cao tới 5-6m, đây là nơi trú ngụ lý tưởng của nhiều loại chim như cò, sáo, cu gáy... Hệ sinh thái rừng ngập mặn không những giúp điều hoà không khí, bảo vệ hòn đảo mà còn mang lại nguồn lợi hải sản lớn cho người dân nơi đây. Các bãi triều ở đây có rất nhiều vạng, ngán, ngao, sá sùng, tôm, cá... Đó là nguồn thu nhập chủ yếu của người dân xã đảo, họ sống bằng nghề đi đánh bắt hải sản. Do đó nhiệm vụ bảo vệ và phát triển diện tích rừng ngập mặn luôn được chính quyền địa phương đặt lên hàng đầu.

Sau khi tắm biển và khám phá hòn đảo, du khách có thể tham gia đánh bắt hải sản với người dân chài hoặc bắt vạng, câu cá rất thú vị. Hải sản tươi sống vừa bắt được đem nướng lên ăn nóng, nhâm nhi với chút rượu thì thật tuyệt vời.

Từ Mũi Lòng Vàng xuôi về phía cảng Mũi Chùa còn có một bãi tắm khá đẹp mà du khách không thể bỏ qua. Bạn cũng có thể ghé vào cảng Mũi Chùa để thưởng thức những món ăn đặc sản, hải sản tươi sống ở nơi đây trên những nhà bè nổi. Từ đó du khách cũng có thể nhìn thấy Vịnh Bái Tử Long thơ mộng, dễ dàng sang huyện đảo Vân Đồn.

Cùng với các dự án bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn thì huyện Tiên Yên cũng có kế hoạch phát triển Mũi Lòng Vàng cùng khu phụ trợ trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của huyện. Trong tương lai không xa, Mũi Lòng Vàng cùng với đảo Đồng Rui nếu được đầu tư xứng đáng với tiềm năng vốn có thì chắc chắn nơi này sẽ trở thành một điểm du lịch hấp dẫn du khách trong tour khám phá từ Vịnh Hạ Long ra Móng Cái.

Du lịch, GO! - Theo Đức Hiếu (Quảng Ninh Online), internet
Động Tiên là một danh lam thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Tuyên Quang, cách thị xã Tuyên Quang hơn 55 km về phía bắc, nằm gần quốc lộ 2, thuộc thôn Thống Nhất, xã Yên Phú, huyện Hàm Yên.

Quần thể thắng cảnh Động Tiên nằm giữa khung cảnh thiên nhiên kỳ thú, núi non điệp trùng, giàu huyền thoại. Có ba ngọn núi chính là núi Toạ, núi Chân Quỳ và núi Bạch Mã. Động Tiên nằm trong núi Chân Quỳ.
Tư­ơng truyền từ ngày xửa ngày xư­a, lúc mặt trăng còn ở rất gần trái đất, hằng tháng cứ đến hôm rằm, trăng tròn lại soi sáng khắp muôn nơi, làm cho gương mặt từ già đến trẻ đều rạng ngời, đẹp đẽ và tràn đầy hạnh phúc.

Nhưng bỗng một hôm, một mảnh trăng bị văng ra, làm cho ánh sáng đến với mọi người và nét rạng rỡ trên từng khuôn mặt bị giảm đi. Một chàng thanh niên tuấn tú khoẻ mạnh hơn ng­ười đã gánh đá ng­ược dòng sông lên vá lại mặt trăng, để đem lại ánh sáng ban đầu và lấy lại đ­ược khuôn mặt đẹp đẽ, hạnh phúc cho muôn dân.

Trên đư­ờng gánh đá, vì quá nặng, chàng phải ngồi nghỉ và bỏ lại một hòn đá. Hòn đá chính là núi Toạ (tức núi ngồi). Khi chàng nhấc gánh lên để tiếp tục đi thì đòn gánh bị gãy làm mất thăng bằng, chàng ngã khuỵu chân xuống, một hòn đá nữa lại rơi ra và biến thành núi Chân Quỳ. Chàng thanh niên mang những hòn đá còn lại ra bờ suối, rồi tắm cho lại sức. Đang tắm, chàng trông thấy nàng tiên c­ưỡi ngựa trắng đi qua, liền vẫy gọi nàng đư­a ngựa xuống giúp chở đá lên vá trăng. Thấy chàng khôi ngô tuấn tú, nàng tiên đã vui lòng giúp. Hai ngư­ời thắng yên ngựa và chở đá lên vá trăng. Ngựa hí ba tiếng để bay lên như­ng vì quá nặng, lại đứng sát bờ suối, ngựa bị lún cả 4 vó, cả ngư­ời và ngựa hoá thành ngọn núi Bạch Mã.

Động Tiên là động ngoài cùng của núi Chân Quỳ. Gọi là Động Tiên, vì nơi đây có vẻ đẹp chẳng khác chốn bồng lai tiên cảnh. Bà con địa phương từng có câu ca rằng:

Chân Quỳ là núi thần tiên
Có nơi hang động có đàn đá hoa...

Động Tiên có 3 cửa, nằm cách chân núi khoảng 300 mét, đường lên quanh co ngoạn mục. Từ cửa động, trong làn không khí mát lạnh toả từ suối nước trong vắt quanh năm dưới đáy hang, có thể thoả sức bao quát cả một thung lũng xinh tươi phía dưới với những bông hoa chuối đỏ tươi nổi bật giữa những thảm lúa vàng và biết bao cỏ cây, hoa lá. Động Tiên có diện tích khá rộng, có thể chứa hàng nghìn người. Theo những bậc đá đi vào lòng hang, sẽ bắt gặp những khoảng trống trông như ­những ô cửa sổ. Vào  ngày nắng, luồng ánh sáng từ cửa hang rọi xuống trông nh­ư những chiếc đèn pha cực lớn soi vào lòng hang hun hút.

Trên các vách hang có nhiều nhũ đá mang đủ hình thù, dáng vẻ diệu kỳ, lấp lánh. Có chỗ trông giống một đám mây, nơi lại giống một đàn khỉ, có mảng nhũ giống hình bầu vú mẹ, có chỗ lại giống những búp tay thon dài...

Đi sâu vào trong động, còn thấy những nhũ đá như hình chim đại bàng bay lên, chân quắp một thiếu nữ, lại có khối đá như hình Phật bà Quan âm ngự trên toà sen và hình các vị La hán bên cạnh các hình voi chầu, hổ phục... Du khách cũng có thể ngồi lặng trong luồng không khí mát lịm để thưởng thức những bản nhạc bất tận do tiếng gió luồn qua khe đá tạo nên.

Cách Động Tiên không xa, trên núi Chân Quỳ là động Thiên Đình, hang Thạch Sanh với vô số lớp nhũ đá cao thấp, hình thiếu nữ có, tiên ông, rùa vàng có... Nhũ đá trong hang có khả năng thay đổi màu sắc theo ánh sáng mặt trời: lúc rạng đông có màu hồng, buổi trưa lấp lánh như pha lê, khi hoàng hôn màu đỏ thẫm. Có những phiến đá được xếp thành hàng như đàn đá thật kỳ thú, gõ nhẹ lên chúng phát ra âm thanh vừa thân quen vừa hoang sơ.

Phía sau núi Chân Quỳ còn có một hang đá được nhân dân địa phương gọi là hang Quốc phòng. Đây là nơi Đại đoàn công pháo 351 (thuộc Bộ Quốc phòng) cất giấu đạn pháo chuẩn bị chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đã có hơn 400 thùng đạn, hơn 100 khẩu pháo các loại được dân công vận chuyển lên hang để bảo quản, cất giữ. Và ngày 15/7/1953, công trường mở đường từ hang đá này ra mặt trận Tây Bắc được khởi công, để Đại đoàn công pháo 351 và các đơn vị khác chuyển quân và vũ khí ra mặt trận, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

Với cảnh quan kỳ thú, không khí trong lành mát mẻ và từng gắn bó với những sự kiện lịch sử liên quan đến chiến thắng Điện Biên Phủ, Động Tiên đang được khai thác trở thành nơi tham quan kỳ thú, điểm du lịch hấp dẫn. Ngày 16/11/2005, thắng cảnh Động Tiên đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích quốc gia. Tết âm lịch Bính Tuất vừa qua, tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức Lễ hội Động Tiên.

Lễ hội bao gồm lễ tế đình Làng Nhớn, đình thờ một người họ Phạm có công khai khẩn đất đai lập làng từ khoảng nửa đầu thế kỷ 18; lễ Cô Tiên cử hành tại động Tiên cầu nhân khang vật thịnh; và phần hội bao gồm hội thi trâu nhằm quảng bá giống trâu tốt, khuyến khích phát triển chăn nuôi, hội ném còn cho trai gái tìm hiểu nhau, và các hội thi văn nghệ, thi trang phục dân tộc... Ngoài ra, Lễ hội Động Tiên còn có các gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản vật địa phương như cam, thịt trâu, gạo nếp, gạo cẩm, gạo dự, mộc nhĩ, măng khô, mắm cá ruộng, rượu thuốc....; có các cuộc thi nấu xôi, làm bánh, làm cơm lam... đầy bản sắc.

Đến Động Tiên, du khách vừa được chiêm ngưỡng cảnh đẹp  hữu tình, kỳ thú, vừa hiểu thêm về lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, của bà con địa phương. Không chỉ là điểm đến đầy hấp dẫn với khách du lịch, Động Tiên còn là điểm đến của những người quan tâm đến bản sắc văn  hóa dân tộc và tiềm năng phát triển kinh tế dồi dào...

Du lịch, GO! - Theo Trung tâm Tin học - Tổng cục Du lịch (TITC), internet
Đông Hà là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị, nằm ở tọa độ 1600’53” - 16052’22” vĩ độ Bắc, 107004’24” kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và Gio Linh, cách thị xã Đồng Hới về phía Bắc 93 km. Phía Nam và phía Đông giáp huyện Triệu Phong, cách thành phố Huế 70 km về phía Nam. Phía Tây giáp huyện Cam Lộ, cách cửa khẩu quốc tế Lao Bảo 83 km về phía Tây.

Thị xã Đông Hà có vị trí nằm ở trung độ giao thông của cả nước, trên giao lộ 1A nối Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh và quốc lộ 9 trong hệ thống đường xuyên Á; là điểm khởi đầu ở phía Đông của trục hành lang kinh tế Đông - Tây, nối với đất nước Lào và Thái Lan, Myanma... qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và các nước trong khu vực biển Đông qua cảng Cửa Việt.

Từ thuận lợi về giao lưu đối ngoại, Đông Hà có khả năng thu hút, hội tụ để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và trở thành trung tâm phát luồng các mối quan hệ kinh tế trong khu vực và quốc tế.

Đi đâu, chơi gì?

Đông Hà là điểm dừng chân của khách du lịch đến Quảng trị để khởi phát đi các tuyến du lịch trong toàn tỉnh, nên thế mạnh du lịch của Đông Hà là dịch vụ lưu trú, nghỉ ngơi, mua sắm và giải trí cho khách du lịch.

Các điểm Shopping, cơ sở mua sắm : Chợ Đông Hà, là trung tâm thương mại lớn của địa phương, nơi gần như duy nhất để khách du lịch tham quan mua sắm các loại hàng hoá có nguồn gốc từ Thái Lan, Trung Quốc.

Là một trong những chợ được xếp vào nhóm lớn nhất nước cả về quy mô công trình và năng lực kinh doanh hàng hoá. là trung tâm thương mại lớn nhất của tỉnh Quảng Trị và khu vực. Thể hiện sự phát triển sôi động về giao lưu buôn bán thương mại với cả nước và các nước trong khu vực như Lào, Thái lan qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây.

Chợ Đông Hà- biểu trưng của ngành thương mại và dịch vụ của thị xã, là một ngành kinh tế mũi nhọn (chiếm tỷ trọng gần 70% trong cơ cấu kinh tế thị xã). Mọi du khách đến Đông Hà đều đi thăm chợ Đông Hà, thông qua mua sắm đã tạo ra các hoạt động giao lưu về văn hoá giữa mảnh đất con người Đông Hà với các địa phương trong nước và khu vực.

Đây là công trình có quy mô lớn, với nét kiến trúc đặc trưng, toàn khối không gian kiến trúc là những khối con thuyền khát vọng vươn mình ra biển lớn hướng đến tương lai, thể hiện triển vọng phát triển đi lên của thị xã, với tiềm năng thế mạnh là thương mại dịch vụ. Đây là công trình có nét kiến trúc rất riêng của Đông Hà mà không thể lẫn với bất kỳ công trình nào trên Toàn quốc. Vì thế ngày nay nhìn vào các nét kiến trúc độc đáo của chợ Đông Hà là mọi người có thể nhìn thấy hình ảnh thị xã Đông Hà.

Chợ Đông Hà không những là hình ảnh thân quen, gần gũi đối với mỗi người dân Đông Hà - Quảng Trị, mà còn được nhiều người sinh sống trên mọi miền đất nước biết đến, du khách đến Đông Hà không ai không một lần ghé thăm chợ Đông Hà.

Ngoài những thuận lợi trên Đông Hà còn có những thuận lợi mà các nơi khác không thể có được là gần các di tích lịch sử. Từ Đông Hà đến các tuyến du lịch của tỉnh không xa, nơi xa nhất không quá 80 km như: Tuyến Dốc Miếu, Hàng rào điện tử Macnamara, Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, Đôi bờ Hiền Lương; Tuyến Thành cổ Quảng Trị, Khu lưu niệm Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, Nhà thờ La Vang; Tuyến Nghĩa trang liệt sỹ Đường 9, Di tích lịch sử Chính phủ Cách mạng lâm thời, Khu du lịch sinh thái Đakrông, Đường Hồ Chí Minh, Sân bay Tà Cơn, Làng Vây, Nhà đày Lao Bảo; Tuyến Cửa Việt, Cửa Tùng, địa đạo Vịnh Mốc, đảo Cồn Cỏ…

Thị xã Đông Hà có 19 di tích trong đó:
+ 02 di tích cấp Quốc Gia
+ 17 di tích cấp Tỉnh

* Các di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia

+ Đình làng Nghĩa An - Phường Đông Thanh
+ Cảng quân sự Đông Hà - Phường 2 (QĐ tỉnh giữ) : đã được Bộ VHTT xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị năm 1972, Cảng Quân sự Đông Hà nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền cách mạng và trở thành một trong những nơi tập kết, giao nhận hàng của tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển, trước khi vận chuyển vào Nam. Sau năm 1975, Cảng Đông Hà ngày nay vẫn còn được sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế thương mại.

* Các di tích lịch sử ,văn hoá cấp Tỉnh

+ Khu vực Nhà ga và Lô cốt Đông Hà - Phường 1 : nằm ở điểm giao nhau của ba con đường Hùng Vương, Trần Hưng Đạo và Lê Quý Đôn; thuộc địa bàn khu phố 1, phường 1, thị xã Đông Hà. Để phục vụ cho mục đích quân sự, canh phòng bảo vệ nhà ga và án ngữ ở tuyến đường 9, thực dân Pháp cho xây dựng bên cạnh nhà ga một lô cốt khá lớn theo kiểu tháp canh. Ngày 25/8/1945, nhân dân trong các phường của thị trấn Đông Hà từ các ngã đường tập trung về khu vực nhà ga để thống nhất lực lượng trước khi kéo về sân vận động mít tin, giành chính quyền cách mạng

Trong những năm từ 1965 - 1972, Đông Hà trở thành một căn cứ quân sự nằm trong tuyến phòng thủ chiến lược đặc biệt ở phía Bắc Quảng Trị. Ngày 28/4/1972, trong chiến dịch tiến công giải phóng Quảng Trị năm 1972, quân và dân ta đã đập tan hoàn toàn hệ thống phòng ngự Đông Hà, chặt đứt một mắt xích quan trọng trong tuyến phòng ngự chiến lược của Mỹ - ngụy ở Quảng Trị, giải phóng Đông Hà. Di tích Nhà ga-lô cốt Đông Hà một thời là hình ảnh tiêu biểu biểu trưng cho Đông Hà/Quảng Trị và gắn bó thân thiết trong ký ức đối với mỗi người dân đất này về một thời chiến tranh ác liệt nhưng rất đổi hào hùng.

+ Nhà thờ họ Hoàng - Phường 2

+ Nhà ông Nguyễn Úc - Phường 3
+ Mốc Km 4+5 - Phường 4
+ Nhà vòm sân bay - Phường 5
+ Địa điểm bờ bắc ngã ba Gia Độ - Phường Đông Giang
+ Địa điểm nhà ông Khâm - Phường Đông Thanh
+ Địa điểm Cầu sắt - Xóm Đò - Phường Đông Thanh
+ Động Bồ Chao - Phường Đông Thanh
+ Cầu Lai Phước - Phường Đông Lương
+ Địa điểm nhà ông Nguyễn Khuyến - Phường Đông Lương
+ Nhà thờ họ Nguyễn Khắc - Phường Đông Lễ

+ Chợ Hôm - Phường Đông Lễ
+ Nhà thờ họ Hoàng Đức - Phường Đông Giang
+ Đình làng Điếu Ngao - Phường 2
+ Cổng Tam Quan và đình làng Lập Thạch - Phường Đông Lễ
+ Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9- Phường IV: là nơi yên nghỉ của hơn 1 vạn các anh hùng, liệt sĩ với đầy đủ 3 thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và thanh niên xung phong đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mặt trận đường 9 và ở đất bạn Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Một ngày ở nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9

Du lịch, GO! - Theo Dulichaz, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống