Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 10 August 2012

Đối với những người yêu hoa, Hiệp An là một địa chỉ không thể bỏ qua trong những ngày cận tết. Đồng thời, đây cũng là một nơi tuyệt vời cho những ai muốn xem hoa và mua hoa về chưng trong các ngày lễ lạc.

Đến Đà Lạt những ngày này, những ai yêu hoa, thích ngắm hoa sẽ có thêm một điểm đến hấp dẫn. Đó là làng hoa layơn Hiệp An (xã Hiệp An, Đức Trọng, Lâm Đồng) ở ngay cửa ngõ của TP Đà Lạt.

Từ Đà Lạt, xuôi hết đèo Prenn, bạn có thể bắt gặp những cánh đồng hoa layơn xanh tít tắp. Càng giáp tết, làng hoa lay ơn Hiệp An càng nhộn nhịp và cực kỳ tất bật đúng với câu nói “kinh điển”: vui như tết!

Những ngày này, dọc cả đoạn đường dài hai bên quốc lộ 20, không khí thu hoạch, đóng gói, vận chuyển hoa vụ tết diễn ra sôi nổi và hối hả như chạy đua với thời gian. Trên khắp các cánh đồng hoa layơn với tổng diện tích hàng trăm hecta không ngớt bóng dáng những người nông dân đang hối hả cắt hoa, đóng gói và chuyển đến các điểm tập kết hai bên đường rồi đưa lên xe đông lạnh, chở đi tiêu thụ.

Mảnh đất Hiệp An bình thường vốn im ắng và khiêm nhường nhưng nay trỗi dậy với mùa thu hoạch layơn lớn nhất trong năm. Đến đây, bạn có thể thả hồn vào những vườn layơn ngút ngàn, tận mắt xem người nông dân thu hoạch hoa dễ như thế nào, ghi lại những khuôn hình đẹp nhất giữa cánh đồng hoa… chưa nở.

Không nhà kính, nhà lưới như các làng hoa trên Đà Lạt, layơn Hiệp An cứ “trơ gan cùng tuế nguyệt” với đất trời, sinh sôi mạnh mẽ ngay dưới ngọn núi Voi hùng vĩ. Những cành hoa layơn đỏ Pháp, vàng chanh, đỏ… mập mạp, cao đến nửa người đang hé nụ vàng, nụ đỏ như ẩn chứa điều gì rất hấp dẫn không thể lý giải.

Thăm làng hoa, bạn có thể tự tay chọn từng cành lay ơn ưng ý nhất với giá rất hữu nghị so với thị trường. Nếu may mắn còn được nhà vườn khuyến mãi tặng những cành layơn đã bung nở rất đẹp. Đây không hẳn là hàng loại, vì hoa nở sớm nên các nhà vườn không thể đóng hàng đi nên dành tặng khách lẻ đến mua hoa sớm.

Nếu có ý định khám phá làng hoa Hiệp An, bạn nên xách xe máy và máy chụp hình bắt đầu chuyến du ngoạn ngay từ bây giờ.

Một vòng làng hoa từ khi còn nắng sớm đến tận chiều tối có thể bạn vẫn chưa đi hết các cánh đồng hoa để trải nghiệm nhưng cũng để lại ít nhiều dư vị mùa xuân trong lòng.

Du lịch, GO! - Theo Nguyễn Dũng (Chuyentrang Tuoitre), internet
Sau bữa cơm trưa tại Bảo Lộc, bọn mình trở đầu xe hướng ra QL20 và tiếp tục cuộc hành trình hướng về Di Linh.

< Trở ra QL20: bảng ghi Đà Lạt 110km - TP HCM 190km. Dzị là bọn mình đã vượt qua hai phần ba đường.

Địa danh 'Di Linh' vừa là tên huyện cùng tên thuộc tỉnh Lâm Đồng, cũng là tên của thị trấn. Thị trấn Di Linh nằm trên quốc lộ 20, cách Đà Lạt 80 km tại hướng bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 220 km ở hướng Đông - Nam. Trong chuyến vừa rồi, bọn mình đã qua bữa trưa trong quán cơm chay tại đây, khá ngon nhưng giá mềm. Lần này cũng dự định ghé lại quán đó nhưng tiếc là do quá trưa, vì vậy chuyến này qua bữa tại Bảo Lộc.

< Ghé Bảo Lộc lại nhớ đến lời mời ở lại thật chân tình của vợ chồng anh Tĩnh, chị Thanh trong chuyến Madagui - Đạ Tẻh..., biết đến khi nào mới có dịp gặp lại anh ch nhỉ?

Thị trấn Di Linh được nối với Bình Thuận và Đắc Nông qua quốc lộ 28. Cũng trong chuyến trước: bọn mình đã chạy con đường này thông qua đèo Gia Bắc tuyệt đẹp để về xứ biển Mũi Né.

< Chạy đến xã Đinh Trang Hòa thì bọn mình buộc phải dừng lại vì một trận mưa khá lớn. Áo chống mưa trong túi có dịp sử dụng đây dù trong lòng không muốn phải xài món này - Lạy Trời mưa in ít thôi.

Xuất xứ từ 'Di Linh' chuyến rồi mình đã có đề cập, nay xin được nhắc lại: Tên Di Linh bắt nguồn từ Djiring - theo nhiều người, đây là tên của vị chủ làng có công thành lập ra buôn thượng thời ấy. Có người lại nói tên Djiring có dụng ý ám chỉ sáp ong (Jrềng), vì vùng này ong rừng rất nhiều.

< Đường xá ướt đẫm sau cơn mưa rào, tạnh thì lại lên đường thôi.

Những dân phu Thượng bị bắt làm phu vận chuyển vật liệu xây cất cơ sở hành chánh đầu tiên ở đây, hoặc làm đường cho sở lục lộ, đã nán níu ở lại lập làng, lúc đầu họ sinh sống bằng nghề lấy mật ong rừng, nên người ta gọi họ là Jrềng, rồi viết sai là Djiring.
< Những thung lũng tràn ngập một màu xanh của vùng đất cao nguyên. Dân thành thị mê thứ này thay vì nhà cao tầng...

Người khác lại cho rằng Djiring là tên một loại cây sồi mọc đầy trên vùng Dilinh, gọi là cây “Njrêng”. Đó là một loại cây dẽo dai dễ uốn, nên người Thượng dùng nó vào nhiều việc như làm răng nĩa để gom rơm rạ hoặc chẻ mỏng nhỏ ra để đan phần niền chân gùi (một thứ giỏ mây người Thượng đeo sau lưng) để cho cái gùi được đứng thẳng mỗi khi đặt nó xuống đất.
< Cầu Liên Đầm đây, thuộc xã cùng tên. Nhớ chuyến rồi chạy ngang ghé thác Bobla - Nếu có dịp thì bạn cũng nên bỏ chút ít thơi gian thăm thú nhé, một thác đẹp và nổi tiếng của xã Liên Đầm, nằm cạnh QL20.

Địa danh Djiring đến năm 1958 được chính quyền Ngô Đình Diệm cho đổi thành Dilinh cùng một trật với các địa danh Bảo Lộc, Đơn Dương, Liên Khương thay cho tên cũ Blao, Dran, Liên Khang.
< Đường từ Bảo Lộc đến đây tốt, cũng không quá nhiều xe. Tuy nhiên mình vẫn khuyên bạn cẩn thận khi đi xe máy, nhất là trong lúc trời tối. Không cướp bóc gì đâu mà chỉ sợ... ổ gà hiện ra bất tử!

< Đến thị trấn Di Linh rồi: phía trước là ngã 3 có nhánh rẽ đi Phan Thiết qua đèo Gia Bắc - một con đèo đẹp.
.
Huyện Di Linh có nhiều dạng địa hình khác nhau, nhưng chủ yếu có hai dạng điạ hình:

- Địa hình binh sơn nguyên : Vùng này tương đối bằng phẳng, phân bố ở các QL 20, thích hợp trồng các lạoi cây công nghiệp.
- Địa hình núi cao: Phân bố ở phía nam và tây nam huyện . Hiện nay còn rừng tự nhiên che phủ. Vùng này chủ yếu là phát triển lâm nghiệp với chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường.

< Bọn mình dừng chân một tý trước nhà thờ giáo xứ Di Linh để cởi bỏ áo đi mưa. Vướng víu quá, trong khi ông Trời thấy mình 'phòng thủ' kỹ nên... không mưa tiếp.

Di Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, khí hậu ôn hòa quanh năm, thuân lợi cho việc phát triển các loại cây trồng vật nuôi có nguồn gốc á nhiệt nhiệt đới và nhiệt đới.
< Bây giờ trời trong xanh điểm mây trắng, gió cứ hiu hiu trong tiếng xe chạy đều đều. Một sự êm đềm nhưng dễ gây tình huống nguy hiểm...

Huyện Di Linh bao gồm thị trấn Di Linh và 18 xã: Bảo Thuận, Đinh Lạc, Đinh Trang Hoà, Đinh Trang Thượng, Gia Bắc, Gia Hiệp, Gung Ré, Hoà Bắc, Hoà Nam, Hoà Ninh, Hoà Trung, Liên Đầm, Sơn Điền, Tam Bố, Tân Châu, Tân Nghĩa, Tân Thượng.
< Trong sự bình yên đó, bất chợt một ổ gà to cả mét vuông, đầy nước xuất hiện trước mũi xe. Né tránh thì dễ gây nguy hiểm hơn do quá khá gần nên mình cầm chắc tay lái 'càn' vào luôn.
Chỉ nghe cái cụp, hết nhún, chạm gầm và nước văn tung tóe rồi bánh trước rời  khỏi mặt lộ... nhưng chiếc Win chở 2 người cùng túi hành trang nặng vẫn vượt qua ổn, lạy Trời!
Qua tình huống này hơn 50m mình mới dừng lại, tự nhẩm rằng cần phải nghỉ ngơi đôi tý - ít nhất là phải rửa mặt cho tỉnh táo hơn phòng khi gặp các tình huống khác...

< Sáng dậy sớm 4h và cầm tay lái đến bây giờ (hiện là 14h45): gần 13 tiếng đồng hồ không làm mình mệt mà chỉ thấy hơi buồn ngủ (hoặc là có thể do mỏi mắt) nhưng cái nguy hiểm nhất là do mình lờn, ỷ lại vào những gì đã từng trải qua.
Trước giờ mình vẫn khuyên trên Du lịch, GO! rằng lộ trình cho một ngày chừng 200km là đủ nhưng mình đã vượt quá tầm an toàn, chuyến trước cũng thế!

< Thôi, dẫu gì cũng bình yên, đường về Liên Nghĩa vẫn phía trước, không còn quá xa. 
Bảng 'Địa phận Phú Hiệp', đây là địa danh của xã.

< Một đoạn dốc với mé trái là rừng xanh um...

Trong giai đoạn năm trước năm 2000: dân số huyện Di Linh tăng khá nhanh, tốc độ tăng bình quân là 6,48%/năm (trong đó tăng tự nhiên là 2,12% và tăng cơ học là 4,36%). Nguyên nhân là do trong giai đoạn này giá cà phê tăng cao nên xuất hiện luồn dân di cư tự do từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam đến định cư và sản xuất cà phê. Dân số tăng nhanh nhất trong giai đoạn 1995 – 2000, mỗi năm tăng từ 7.000 – 8000 người.
< ... rồi lại đổ dốc, phía dưới là khu dân cư. Lúc này còn cách Liên Nghĩa chừng 30km nữa.

< Đồng lúa hai bên đường, cảnh vật thật yên bình.

Trong giai đoạn 2001 – 2005: dân số dần đi vào ổn định, tỷ lệ tăng dân số khoảng 2,6%. Năm 2005, dân số toàn huyện là 158.000 người. Trong đó, dân số khu vực thành thị là 20.607 người, khu vực nông thôn là 137.393 người. Mật độ dân số là 95 người/km², thấp hơn rất nhiều so với mật độ trung bình của tồn tỉnh l 117 người/km²). Dân tộc thiểu số chiếm 35,6% tổng dân số của toàn huyện.
< Đập của thủy điện Đa Dâng 3. Cách đây không xa là đập thủy điện Đại Ninh, những 'sát thủ' tiêu diệt thác nước...

< Cầu Đại Ninh đây, qua cầu này rồi thì chỉ còn khoảng 15km nữa sẽ đến Liên Nghĩa.

Những vùng đất bằng có khả năng phát triển nông nghiệp phân bố chủ yếu dọc theo trục đường quốc lộ 20 và tuyến đường liên xã, đường trục xã nên việc khai thác vào sản xuất nông nghiệp củng có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên điạ hình cũng tạo ra nhiều vị trí rất thuận lợi cho xây dựng các hồ chứa nước, các công trình thủy lợi nhỏ...
< Bảng chỉ đường vào thác Bongour, từ đây vào đó tầm 6km với đường nhựa tốt.

Trong các mùa cao điểm du lịch, nếu bạn ngại Đà Lạt quá đông khách, thiếu phòng ốc... thì các nơi lân cận (cũng thuộc Lâm Đồng) là nơi có thể lựa chọn thay thế. Ví dụ như Bảo Lộc, thị trấn Di Linh hay Liên Nghĩa - từ những nơi này hướng về các thắng cảnh trên Đà Lạt cũng không quá xa.
< Đã đến thị trấn Liên Nghĩa. Khoảng này nếu chạy thẳng là QL20 mới, còn quẹo phải là đường quốc lộ cũ, chạy song song vào thị trấn - cũng là đường vô thác Gougah. Gougah là thác đẹp nhưng mùa này bị nước hồ thủy điện tích đầy nên... ngập hết rồi.

< Bọn mình rẽ vào đường Thống Nhất thưởng thúc món bánh xèo miền Trung. Loại bánh xèo này cuốn cùng rau thơm và bánh tráng - loại bánh tráng mềm và dai dai...

Giá mềm, chỉ 3k/cái. Vừa xơi, vừa hỏi thêm những thông tin về các thác cùng nhiều thứ khác, lúc này đã gần 4h chiều.

< Nhiệm vụ kế đó là tìm nơi nghỉ. Bọn mình sẽ ở tại Liên Nghĩa 2 ngày, chốn nghỉ của mình đây:

Khách sạn Quang Tiến
Lô 90 - Liên Nghĩa - Đức Trọng - Lâm Đồng.
ĐT 06.646.878 - 0913 817733.

Đầy đủ tiện nghi, giá phòng 2 người là 150k/ngày đêm.

< Cửa sổ phòng mình nhìn ra thấy thế này: những vườn rau tưới tự động trồng cải và cà rốt. Mé xa xa là sân bay Liên Khương, mai bọn mình sẽ lên sân thượng ngắm cái sân bay này coi thía nào.

< Cả ngày vượt quãng đường dài nên dự định sẽ nghỉ một tiếng. Vậy nhưng ngứa ngáy chân tay, bọn này lại chuẩn bị đi.

Tiếp cận con thác hùng vĩ ngày xưa: thác Liên Khương (còn gọi là Liên Khàng) xem ngày nay thế nào. Nhìn thác có 2 hướng, hướng ngoài QL20 và hướng trong đồng - bọn mình chọn hướng 2. Lối vào băng ngang con đập tràn, cũng vừa là đường đi.

< Song song với đập là cây cầu dang dỡ, có lẽ khó có cơ hội hoàng thành do không còn cần thiết nữa: Thủy điện lấy gần hết nước rồi thì cần gì cầu cho to...

< Những vườn rau xanh ngát một màu. Ven đường là những cống dẫn nước hình máng vuông với dòng chảy cuồn cuộn tới mọi nương rẫy.

< Bỏ qua nhiều ngã 3, bọn mình chạy tới điểm cuối. Khúc này vừa có lối lên đồi và lối còn lại là vào các thửa vườn đầy cây bụi.

< Một mình len lõi giữa những bụi cây, có cả những nhánh gai nhọn liễu để đến với thác... nhưng mình thất vọng: thác Liên Khương vô cùng hùng vĩ ngày xưa bây giờ chỉ còn lại như thế kia.

< Trời sụp tối nên cũng không còn thấy đường vào sâu hơn. Hơn nữa giờ này cũng bắt đầu có vắt nên mình đứng xa zoom lại gần để chụp vài dòng nước nhỏ còn sót lại - như một ánh đèn leo lét trước gió.
Nước không nhiều còn do thủy điện chặn dòng. Phần khác do địa phương thấy thác cũng 'ngáp ngáp' rồi nên xây đập tích phần nước còn lại để tưới rẫy. Vậy là con thác 'Thắng cảnh quốc gia' chỉ còn trong dĩ vãng...

< Mình trở ra. Mặc dù đã biết trước nhưng vẫn có một chút gì đó tan v trong lòng, cứ tựa như vừa đánh mất món gì vô giá...
Ngoài kia, trời vẫn hoàng hôn như mọi ngày...

< May mắn nhỏ là trong chuyến đi này: thác Liên Khương không phải là mục tiêu chính vì bọn mình vẫn biết trước dòng thác đã chết.

Cái chính trong chuyến đi là thác Voi, thác Bảo Đại và thác Bongour. Trời thương, cuối chuyến về Mũi Né thì bọn mình lại tìm ra một chốn tuyệt vời khó quên mà chả mấy ai biết được. Luật bù trừ là vậy!

Thoáng chốc là hết 1 ngày. Giấc tối bọn mình ra phố ăn đêm. Tại thị trấn Liên Nghĩa: những nơi có hàng quán nhiều là những dãy trên đường Thống Nhất, quanh chợ Liên Nghĩa...

Khách sạn nhà nghỉ thì tập trung nhiều trên QL20 (vậy nhưng bọn mình lại ở KS Quang Tiến nằm tuốt phía trong khu quy hoạch mới do sạch đẹp, yên tĩnh) với mức giá dễ chấp nhận.
Đường phố khá xôm tụ cả ngày lẫn đêm nhưng buổi tối thì thiếu đèn đường (có nhưng bật rất ít, chắc do tiết kiệm điện).

Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10

Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!

Thursday, 9 August 2012

Với địa thế núi non và biển cả hữu tình, làng biển Tân Phụng (xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ) là một địa chỉ du lịch văn hóa còn nhiều nét hoang sơ, kỳ thú của Bình Định.

< Cảnh lặn nhum thường ngày khi nước triều xuống ven biển Tân Phụng.

Một chuyến dạo chơi trên biển Tân Phụng, du khách sẽ khám phá những danh thắng độc đáo như Mũi Rồng, Bãi Bàm, Đá Dựng hay tham quan chợ cá buổi sớm…
Từ thị trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ (cách Quy Nhơn khoảng 70km), du khách có thể đi bằng xe buýt hoặc xe máy tiếp khoảng 13km sẽ đặt chân tới làng biển Tân Phụng, xã Mỹ Thọ.

< Bình minh Mũi Rồng.

Người dân mến khách nơi đây đã tận tình chỉ dẫn chúng tôi đến Mũi Rồng - một thắng cảnh không thể bỏ qua khi đặt chân đến vùng đất này. Đó là một ghềnh đá màu đỏ, nhô ra biển chừng 20m, ở chính giữa ghềnh đá là một khoảng trống, có một hòn đá lớn nhô lên ngày đêm nước biển xô vào rồi trào ra miệng như rồng phun nước.

< Đường đến hải đăng Hòn Nước.

Men theo con đường mòn dưới núi Gò Dưa xanh ngút ngàn cỏ cây, hay con đường biển lô xô hàng vạn tảng đá nhiều hình khối, kích thước (còn gọi là bãi Ngang), sẽ tới hải đăng Hòn Nước. Ngọn hải đăng được xây dựng từ thời Pháp thuộc trên vịnh Vũng Mới, hoạt động trong nhiều năm, từng trở thành một phế tích vì bị thiên nhiên hủy hoại. Mãi đến những năm 1990 hải đăng mới được xây dựng lại. Năm 1997 công trình hoàn thành và được đặt tên mới là hải đăng Hòn Nước theo tên của hòn đảo nhỏ trong vịnh Vũng Mới.

Hải đăng có tháp đèn cao 16,2m được xây bằng đá có màu xám sẫm, độ cao của tâm sáng so với mực nước biển là 62,5m. Từ trên ngọn hải đăng, du khách có thể phóng tầm mắt về dãy núi Gò Dưa huyền thoại hay chiêm ngưỡng toàn cảnh biển cả, tận hưởng những luồng gió mát dịu thổi từ biển vào bờ.

< Cận cảnh Mũi Rồng.

Bên cạnh khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, khu vực Bãi Trước, thôn Tân Phụng còn có một làng chài lâu đời. Những tư liệu lịch sử còn ghi từ thời văn hóa Sa Huỳnh, những người Việt đã di dân đến Tân Phụng tiếp thu kinh nghiệm và văn hóa biển của người Champa, kết hợp văn hóa của hai dân tộc để tạo nên nét văn hóa biển đặc sắc.

< Sớm mai ở chợ cá Tân Phụng.

Mỗi người mỗi việc: đàn ông giong thuyền đi biển đánh bắt, đàn bà ở nhà đi chợ bán cá. Nhà cửa, ngõ xóm ở đây đều nhỏ nhắn, núp dưới hàng dừa nghiêng nghiêng tỏa bóng êm đềm. Buổi sớm, ở phiên chợ cá có đến 99% là phụ nữ mua bán trong chợ.

Vào buổi chiều khi nước triều rút xuống, dọc bờ biển Bãi Trước lại lô nhô những ghềnh đá phủ rong rêu xanh hay một bãi cát mịn vàng để thanh niên làng biển đá banh. Du khách cứ thế thong dong dạo bộ trên dải cát mịn hay ngắm nhìn những con thuyền nhỏ xinh nằm phơi mình dưới hoàng hôn.


< Trẻ con Tân Phụng tắm và ngắm biển khi nước triều rút xa bờ.

Và nói như ông Huỳnh Chiên, 70 tuổi, một lão ngư chân chất, sắc sảo có tiếng ở làng biển này:
“Chính sự thơ mộng và hữu tình của biển Tân Phụng đã khiến không ít khách xa phương “nặng mối tình” bằng những vẫn thơ hay:

Sơn thủy ngàn xưa vốn hữu tình,
Ngắm về Tân Phụng vẻ xinh xinh,
Rừng dương gió thôi nghe dào dạt,
Mặt nước lanh lanh vỗ bập bềnh.
Biển Phụng khoe tài đua sắc gấm,
Di rồng vang tiếng vạn lời tranh.
Hỡi trời khéo vẽ chi nên cảnh,
Khiến khách xa phương nặng mối tình".

Theo truyền thuyết, Mũi Rồng xưa kia nguyên là một khối, hình giống vi cá chép, dân địa phương còn gọi là "Đá vảy rồng".

< Chim hải âu chao nghiêng trên biển Tân Phụng khi chiều xuống.

Đời nhà Đường, viên tướng Cao Biền đã đi tìm những nơi đất có vượng khí ở nước ta để trấn yểm, trong đó có Mũi Rồng. Cao Biền thấy Mũi Rồng có linh khí kết tụ bèn phù phép chém đứt để trừ hậu họa. Long mạch bị chém đứt, vảy rồng rơi, máu rồng đổ. Máu rồng đọng lại tạo thành những hòn đá son nhỏ nằm lẫn trong cát.

Loại đá son này rất cứng. Khi mài với nước thì ra màu thắm đỏ, khi cầm không dính tay nên được truyền tụng loại son trời cho. Ngày xưa, học trò khắp nơi về đây để lấy loại đá về làm son cho thầy chấm bài. Ngày nay, tinh ý ta vẫn có thể tìm thấy những hòn son màu đỏ nằm lẫn trong cát biển.

Du lịch, GO! - Theo Tiến Thành (TTO).

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống