Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Saturday, 11 August 2012

Cuốn Sơn là tên cổ, dân gian thường gọi núi Cấm hay Ngũ động Sơn (thuộc thôn Quyển Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam). Trong lòng núi có năm động liên hoàn kéo dài hàng trăm mét, ăn sâu vào trong.

Lối vào động ở trên cao, nhìn ra mặt sông đáy. Lối ra nằm ở bên kia vách núi, do vậy không khí trong động rất thoáng mát. Bên cạnh đó là đền Trúc dưới chân ngọn Thi Sơn, nơi thờ danh tướng Lý Thường Kiệt, phía trước có dòng sông đáy hiền hòa chảy qua. Tất cả tạo nên quần thể di tích – danh thắng rộng hơn 10ha, linh thiêng và thơ mộng.
Chuyện xưa kể lại, năm đó, Lý Thường Kiệt đem quân đi bình định phương nam. Vào một buổi chiều thuỷ quân của ngài đến địa phận Canh Dịch Trại thì gặp trận cuồng phong. Gió dữ bẻ gẫy cột cờ và cuốn lá cờ đại lên đỉnh núi.

Thấy điềm lạ, Lý Thường Kiệt cho neo hạm đội dưới sông rồi lên bờ xem xét. Ngài gọi núi ấy là núi Cuốn Sơn, đổi tên Canh Dịch Trại thành Cuốn Sơn thôn, biện lễ tế cáo trời đất. Ngài đặt đàn tế trong rừng trúc, gần ngôi đền thờ hai mẹ con bà hàng nước. Nửa đêm, hai mẹ con bà hiện lên báo mộng, xin cùng đi theo âm phù đánh giặc.

Khi chiến thắng trở về, Lý Thường Kiệt dừng quân lễ tạ; xin vua phong bà hàng nước là Mẫu Hậu, cô con gái là Công Chúa và sửa sang đền thờ. Hằng năm, Lý Thường Kiệt đến lễ tạ âm thần, cho mời dân làng mở hội mừng chiến thắng. Tức cảnh sinh tình, ngài còn sáng tác nên làn điệu hát dặm vừa tình tứ vừa trang nghiêm, rồi tuyển chọn các chàng trai khoẻ mạnh tham gia hội đua thuyền, dạy các cô gái trẻ đẹp múa hát.

Sau này, nhân dân địa phương lập đền thờ Lý Thường Kiệt ngay tại khu rừng trúc. Ngôi đền ngoảnh mặt ra sông đáy, phía sau thờ Mẫu Hậu và Công Chúa, rất linh thiêng. Di tích đền Trúc có 32 sắc phong của các triều đại phong kiến. Ngày 20-1-1994, Nhà nước đã công nhận đền Trúc và Ngũ động Sơn là di tích lịch sử văn hóa.

Lễ hội đền Trúc hay Ngũ động Thi Sơn được mở hằng năm, suốt từ mồng 10 tháng Giêng qua chính lễ là mùng 6 tháng Hai, kéo dài đến mùng 10 tháng hai mới dứt để tưởng nhớ người anh hùng dân tộc. Nét nổi bật nhất của lễ hội này là trò hát dặm gồm 23 tiết mục với hàng nghìn câu thơ tương truyền do Lý Thường Kiệt sáng tác. Trò hát này được kết hợp động tác múa dặm chân chèo thuyền, vì thế mới gọi là “hát dặm”. Ngoài hát dặm, hội đền Trúc còn có hát bỏ bộ, hát đúm. Tối tối, trai gái đến tuổi trưởng thành đến đền lễ tạ rồi tản ra xung quanh hát đối đáp tỏ tình.

Trải qua thời gian và biến động của lịch sử nhưng phong cảnh quần thể Ngũ động Thi Sơn vẫn nguyên vẹn như xưa. Bao phủ quanh đền là màu xanh bạt ngàn của trúc. Trúc ken dày, thẳng tắp hướng lên trời xanh, dóng trúc nhỏ và óng gặp gió thì va vào nhau tạo ra âm thanh hoang sơ, huyền bí.

Mỗi du khách đến đây vừa cảm nhận vẻ u tịch linh thiêng vừa tựa hồ gặp lại bóng dáng vị danh nhân văn võ song toàn của đất Việt, tướng quân Lý Thường Kiệt.

Du lịch, GO! - Theo Hà Thân (Bản tin ĐHQGHN), internet
Một làng nghề gốm trên 200 năm trải qua bao nhiêu hưng thịnh nằm giữa con đường nhỏ của làng quê, cách Nha Trang chỉ 10 phút xe chạy đang là điểm gây sự tò mò cho du khách trong những chuyến rong chơi đến Nha Trang. Làng gốm Lư Cấm.

Làng gốm Lư Cấm nằm ở thôn Lư Cấm, xã Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang. Gọi là làng gốm nhưng giờ đây gần như chỉ còn là một nghề duy nhất: sản xuất lò đất nung. Chỉ mổi chiếc lò đất thôi cũng đã thực sự tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm cho người dân ở đây, và quả thật đây là một nghề đặc biệt, vẫn tồn tại theo năm tháng dẫu cuộc sống đã có nhiều đổi thay, người thành phố đã chuyển từ bếp củi, bếp lò than sang bếp ga, bếp điện…

< Các nghệ nhân tạo hình, làm khuôn cho bếp đất nung.

Chuyện kể, cách đây dễ chừng khoảngg 200 năm, khi đó đường thủy rất hưng thịnh. Làng gốm Lư Cấm nằm bên bờ sông Cái, sản xuất các mặt hàng gốm đa dạng như lu, vại, lò, bình… đuợc đưa xuống thuyền vận chuyễn đến nhiều nơi, vào tận Phan Rang, ra tận Phú Yên. Hiện tại đình Lư Cấm vẫn còn văn tự thờ ông tổ gốm ngày xưa.

Sau đó, con đường thủy không còn phát huy hiệu lực, hàng gốm lại được các lái buôn tới tận nơi mua, chủ yếu là gánh hoặc tải trên xe đạp đi khắp mọi miền chào bán. Gốm Lư Cấm được sản xuất bởi đất sét Vĩnh Thạnh cho nên có màu sắc tươi đỏ, hồng rất đẹp. Người thợ gốm sản xuất có tay nghề cao cho nên món hàng có tuổi thọ lâu.

< Bếp được tạo hình xong cho vào lò nung ở nhiệt độ cao 2-3 ngày.

Sau hơn hai trăm năm dâu bể ấy, giờ đây mọi người biết đến nghề gốm Lư Cấm dưới hình thức sản xuất lò đất. Chiếc lò đất tại đây rất được ưa chuộng và mổi năm, vào những ngày cận tết, hàng sản xuất không kịp bán. Bởi dẫu cho các lọai bếp khác đã dành thị trường, các gia đình vẫn có thói quen giữ trong nhà mình một chiếc lò đất với mục đích dùng để đốt than và nướng thịt. Bởi nướngg bằng bếp than thì thức ăn mới thực sự ngon miệng.

Tôi đến làng gốm Lư Cấm vào những ngày cuối năm. Con đường có rất nhiều lò đang phơi để chuẩn bị bỏ vào lò đốt. Trong ánh nắng ban mai, những chiếc lò như làm duyên cho con đường quê êm ả này.

Tại một khu đất diện tích rộng cả ngàn mét vuông là của gia đình a nh em ông Xương, ông Giảm, ông Giám… Theo ông Xương thì đây là nhà làm gốm Lư Cấm có tính kế thừa lâu đời, có tính cha truyền con nối. Cách đây 10 năm, truớc sân nhà còn một lò đốt có thể nung một lần vài ngàn chiếc lò. Đây là chiếc lò cổ có tuổi đời trên 50 năm. Nay vì do nhu cầu tiêu dùng có giảm, nên đã thay thế bằng hai lò nung với công suất 500 và 1000 lò một lần nung.

Khu vực lò gốm làm lò đất thật rộn rịp. Hình dung ra chiếc lò đất chỉ với cấu trúc đơn giản như thế những phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau để hoàn thành. Đất sét được mua với giá 100 ngàn/xe công nông. Đất được trộn, nhồi với nước cho nhuyễn, rồi theo kinh nghiệm chia ra từng phần nhỏ, mỗi phần đủ tạo ra một chiếc lò. Khung làm lò bằng tôn, để tránh đất sét dính vào khuôn, tro được dùng để thao bao quanh. Rồi từ mẫu khuôn đầu tiên ấy tới công đoạn tạo dáng lò, gắn thêm các quai lò, làm cửa lò và vĩ lót lò. Lò làm xong tùy theo trời nắng gắt hay không mà được đem phơi từ 24-48 giờ, sau đó đặt vào lò nung.

Lò nung lò cũng giống như lò nung gạch, thường được nung liên tục trong vòng 24 giờ bằng củi hoặc trấu. Khi đó, lò đã chín với màu đất đỏ rất đẹp. Công đoạn cuối cùng là đợi lò đã nguội, gắn vỉ lót vào để đem ra thị trường tiêu thụ. Hiện giá một chiếc lò nung thành phẩm bỏ mối là 8000 đồng. Người mua về lại làm thêm vỏ bọc bằng tôn để giữ độ bền, tới tay người tiêu dùng từ 18-20 ngàn/ lò.

< Cho ra thành phẩm là những chiếc bếp ông Táo (có 3 cạnh để đặt nồi). Nung càng chín thì bếp càng có màu đỏ đẹp.

Làng gốm Lư Cấm gần như không có ý sản xuất thêm một lọai sản phẩm gốm nào khác. Bởi dẫu số phận của chiếc lò đất đã bị xô dạt bởi các lọai phương tiện làm bếp khác, nhưng đây là loại lò “cổ truyền” vẫn chưa bị mai một. Lò sản xuất tại Lư Cấm lại được thị trường ưa chuộng bởi tạo dáng đẹp, màu lò đẹp còn có độ bền cao và khi sử dụng lò, sức nóng được giữ tốt.

Với các tour du lịch ở Nha Trang, đi thăm làng gốm Lư Cấm là một phần không thể thiếu, nhất là việc tạo cảm giác cho du khách nước ngoài. Bởi chiếc lò đất ấy có mấy người nước ngoài nhìn thấy họăc chạm tay vào?

Cũng trong tour tham quan làng gốm Lư Cấm, khách cũng có thể nhập cuộc để trở thành một người thợ lò thật sự . Họ cùng nhồi đất, cùng đưa đất vào khuôn, cùng dùng bán xoay tạo dáng. Cảm giác khi đích thân mình làm ra một chiếc lò đất là một điều thích thú.

Bên cạnh đó, các đơn vị du lịch thỉnh thoảng cũng đặt hàng cho làng nghề làm những chiếc lò đất mini để làm quà lưu niệm cho khách. Điều đáng tiếc là nếu đến làng gốm vào những ngày bình thường, bạn khó mà mua được một chiếc lò gốm nhỏ để chưng trong phòng khách của mình vì tại đây không làm sẵn.

Du lịch, GO! - Theo Yume

Friday, 10 August 2012

Sáng ngày thứ nhì, nhìn từ khung cửa số khách sạn thì mình nhận thất bầu trời khá nhiều mây. Tuy nhiên, mây là một chuyện nhưng nay sẽ là ngày chính để khám phá đèo Tà Nung, thác Vọng, thác Voi Nam Ban và những vùng lân cận. Liệu thời tiết có chiều lòng mình không? chuyện này có lẽ vài giờ sau mới biết được.

< Bánh cuốn ở chợ Liên Nghĩa với lá bột dẻo và dai dai thật thú vị. Món kèm theo đáng chú ý nhất là các khoanh nem nướng (hao hao chả giò phía Nam) vàng ngậy và giòn tan. 20k/dĩa.

Điểm tâm thì Liên Nghĩa (thuộc huyện Đức Trọng) không thiếu chỗ ngon đâu nhưng bọn mình muốn ra chợ: đây chắc chắn là nơi có nhiều hàng quán phong phú, giá cũng chuẩn xác nhất. Chợ Liên Nghĩa rất rộng, chia làm nhiều khu nằm giữa tam giác QL20, đường Thống Nhất và Trần Hưng Đạo. Đây cũng là chợ đầu mối cho các tiểu thương cùng lân cận về đây lấy hàng bán lẻ.

< Sáng cũng không thể thiếu ly cà phê nóng thơm lừng ở đầu chợ.

Một ít thông tin về vùng đất này mà mình có được như sau...
Thông tin về huyện:

Huyện Đức Trọng nằm trên vùng các trục giao thông huyết mạch của tỉnh Lâm Đồng: Quốc lộ 20 (Đà Lạt - Thành Phố Hồ Chí Minh), tỉnh lộ 27 (Ninh Thuận - Đắk Lăk) và có cảng hàng không Liên Khương nên rất thuận lợi trong giao lưu phát triển.

< Chợ Liên Nghĩa nhìn ở phía sau, chợ gồm sau khu nhà lồng chính.

... Đức Trọng ngày càng trở thành một trong những huyện có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Với ưu thế về nhiều mặt huyện Đức Trọng phát triển khá toàn diện bao gồm cả nông - lâm nghiệp, công nghiệp - TTCN và thương mại dịch vụ...

< Qua bữa sáng rồi thì bọn mình trực chỉ QL20 lên Đà Lạt. Kế hoạch hôm nay sẽ đi hồ Đạ Ròn > đèo Prenn > Tà Nung > thác Vọng > thác Voi - Nam Ban > xã NThôl Hạ > QL27 > Liên Nghĩa...
Trong bảng là hướng dẫn đường đi ngay bùng binh ngã 3 Liên Khương - Đức Trọng: thẳng là QL20, rẽ trái là vào đường cao tốc.
Thanh chắn an toàn kề cận đó bị gỡ ra: người ta thay mới (thanh thép nằm dài trên lề) hay tháo bỏ? chả biết được.

< Nhưng trước tiên cần tham quan lại con thác Liên Khương ở góc cạnh nhìn từ QL20.
Đây là con thác trong thời điểm mùa mưa hiện tại.

Vị trí địa lý

Huyện Đức Trọng nằm ở vùng giữa của tỉnh Lâm Đồng, phía đông bắc giáp thành phố Đà Lạt, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía đông giáp huyện Đơn Dương và tỉnh Ninh Thuận, phía tây giáp huyện Di Linh và Lâm Hà.

< Ngay trong mùa mưa nhưng Liên Khương hùng vĩ ngày xưa bây giờ chỉ còn...

Diện tích tự nhiên 902,2km2, dân số 137.410 người (năm 1999), chiếm 9,2% về diện tích và 13,8% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số vào loại cao trong tỉnh: 153 người/km2. Thành phần dân số thuộc 27 dân tộc anh em, trong đó các dân tộc thiểu số chiếm 30%, chủ yếu là người Chu Ru, Cơ Ho và một số đồng bào dân tộc ở các tỉnh phía Bắc di cư vào từ năm 1954.
< ... vài lạch nước nhỏ. May mà chiếc Nikon vừa tậu có tầm zoom 21x nên mình mới thấy được chút khung cảnh này!

Đức Trọng là một trong những huyện có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Với ưu thế về nhiều mặt, sự phát triển kinh tế của huyện Đức Trọng khá toàn diện, bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp, dịch vụ.
< Và để so sánh, bạn hãy nhìn ảnh thác Liên Khương (cũng có tên là Liêng Khàng) chụp lúc 9 giờ 36 phút ngày 18 tháng 11 năm 2008 của Jraiblian.
Thác tiêu, cái chỗ lề đường xưa nay từng để du khách đứng nhìn dòng thác hùng vĩ này có lẽ cũng có ngày tan biến hay trở thành quầy bách hóa vì lẽ chả còn cái gì đẹp mà nhìn...

< Lưỡng lự một tý rồi mình rời đây, nổ máy chiếc Win hướng về ngã 3 Phi Nôm.

Đức Trọng là một trong những địa danh quen thuộc đối với trong nước và với du khách nước ngoài. Những thác nước nổi tiếng như Liên Khương, Gougah, Pongour rất hấp dẫn đối với du khách. Hồ Nam Sơn được quy hoạch sẽ là điểm du lịch và hoạt động dịch vụ văn hoá - thể thao. Huyện có sân bay Liên Khương là cửa ngõ ra vào thành phố Đà Lạt bằng đường hàng không.
< Đây là ngã 3 Phi Nôm: quẹo phải là lên Đà Lạt theo QL20 còn rẽ trái sẽ đi Thạnh Mỹ, Đơn Dương, đèo Sông Pha (đèo Ngoạn Mục)... và nếu chạy hoài sẽ đến Phan Rang.

Lịch sử

Năm 1920, tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập bao gồm 3 quận: Djiring, BLao và Dran - Fyan. Vùng đất của huyện Đức Trọng khi đó nằm trong địa giới tổng Bình Thạnh bao gồm từ Phi Nôm đến cầu Đại Ninh và mở rộng về phía tây, tây bắc tới vùng La Ba (Phú Sơn).

< Mình thì chỉ muốn chạy đến tham quan hồ Đạ Ròn thôi. Đây là một hồ thủy lợi lớn, nghe nói quanh hồ còn có sân Gôn và các khu du lịch sinh thái...

Tháng 5-1958, chính quyền Sài Gòn thành lập tỉnh Tuyên Đức, chia quận Dran thành 3 quận: Đức Trọng, Đơn Dương và Lạc Dương. Quận Đức Trọng gồm có 4 tổng: Ninh Thạnh, Sơn Bình, Đinh Tân, Mỹ Lệ; 12 xã: Tùng Nghĩa, Hiệp Thạnh, Phú Ninh, Bình Thạnh, NThol Hạ, Đinh Văn, Phú Sơn, Lang Bian, Teurlang Tho, Teurlang Deung, Romène và Yenglé.
< Chạy mãi nên vượt lối vào hồ hồi nào không hay, nhìn quanh đã thấy mình đến Thạnh Mỹ, khỉ thật - vậy là trở đầu xe lại...

Về phía cách mạng, do yêu cầu trong chỉ đạo kháng chiến chống thực dân Pháp, tháng 9-1949, Ban cán sự Đảng bộ tỉnh Lâm Viên xây dựng lực lượng tại vùng này, đặt tên khu vực này là khu Chiến Đấu.

< Hai cô bé người dân tộc đèo nhau trên xe đạp, bé phía sau ngáp vắn ngáp dài: có lẽ hồi tối thức khuya xem TV nhiều lắm đây - hôm nay chủ nhật, cũng không phải đến trường.

Tháng 12-1950, theo Nghị định của Uỷ ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ sáp nhập hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng, khu Chiến Đấu đổi tên là huyện Chiến Đấu. Dân số thời kỳ này ước tính khoảng 10.000 người.
< Lối vào hồ Đạ Ròn đây. Bọn mình chạy đến cái cổng thì bị bảo vệ trong chốt gác ngăn lại đòi giấy 'giới thiệu' của... xã! Chẹp, đây không có 'giấy' mà chỉ có 'óc phượt' nên bèn ngoặt đại vào lối bên, nhỏ hơn...

Tháng 9-1963, cơ quan Tỉnh uỷ Tuyên Đức giải thể, một số xã phía bắc, tây bắc của huyện Đức Trọng được chuyển giao và chịu sự chỉ đạo của tỉnh Quảng Đức. Đến tháng 5-1965, Tỉnh uỷ Tuyên Đức thành lập lại, huyện Đức Trọng thuộc về tỉnh Tuyên Đức.
< Lối bên nhỏ, đường quanh co đất đỏ. Hồi ở nhà xem ảnh vệ tinh, mình cho rằng lối mòn này 'có thể' dẫn lên đồi cao ven hồ.

Năm 1976, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cùng với việc xóa bỏ cơ cấu hành chính cũ, huyện Đức Trọng lập thêm một số xã mới: Tân Hội (1976), Tân Văn, Phi Tô (1977). Tiếp đó, huyện Đức Trọng được tiếp nhận đồng bào thủ đô Hà Nội vào khu Lán Tranh và khu vực Nam Ban xây dựng vùng kinh tế mới của Hà Nội tại tỉnh Lâm Đồng; sáp nhập ấp Bồng Lai, Bắc Hội của xã Thạnh Mỹ (Đơn Dương) vào xã Hiệp Thạnh.

< Ven lối mòn là những mảnh vườn của người dân đang canh tác.

Xã Tùng Nghĩa được chuyển đổi thành thị trấn Liên Nghĩa và là trung tâm của huyện. Tháng 12 - 1978, huyện Đức Trọng tách các xã Ninh Loan chuyển về Đơn Dương và xã Đa M'rong chuyển về huyện Lạc Dương.
< Chạy thêm một đoạn dài nữa thì pó chiếu: toàn đất đá lô nhô. Gặp một chú đi bộ ngược lại, mình hỏi thì biết rằng rất khó để lên đồi nếu chạy xe... nhưng từ đây vẫn có thể chạy ra lộ gần Phi Nôm.
Đất đá tảng lưng tưng quá nên mình quay ngược lại và trở ra.

Tháng 10-1987, để phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thành lập thêm các đơn vị hành chính mới, huyện Đức Trọng đã tách các xã phía bắc để thành lập huyện Lâm Hà và tiếp nhận thêm 5 xã của huyện Đơn Dương và xã Ninh Gia của huyện Di Linh chuyển sang.

< Trong thật tế thì vẫn còn lối khác vào hồ: đường kia nằm trên QL20, gần thôn D'ra Hoa có lối rẽ phải vào sân gôn và các khu du lịch - vào những nơi này cần có 'giấy Bác', còn vô hồ cũng cần có giấy 'giới thiệu' vì có cổng gác.
Nhưng thôi, thiết gì cái hồ... nên mình chạy trở ra và đi luôn.

Như vậy, trải qua nhiều quá trình thay đổi, đến nay huyện Đức Trọng có 14 đơn vị hành chính, bao gồm: thị trấn Liên Nghĩa và 13 xã: Hiệp An, Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, Phú Hội, Tân Hội, NThôn Hạ, Bình Thạnh, Ninh Gia, Ninh Loan, Đà Loan, Tà Năng, Tà Hine và Tân Thành.

< Đây là chợ Phi Nôm. Trờ kéo đầy mây, xám xịt nhưng không mưa. Chính xác có lẽ là 'chưa mưa'.

Cơ cấu dân số

Dân số năm 2004 là 162.300 người, chiếm 9,23% về diện tích và 14% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số là 180 người/km2. Thành phần dân số có 27 dân tộc anh em trong đó đồng bào dân tộc ít người chiếm 30%, chủ yếu là đồng bào dân tộc gốc tại chỗ: Chu ru, K'Ho và các đồng bào dân tộc từ các tỉnh biên giới phía Bắc di cư tự do vào lập nghiệp.


< Trường tiểu học K'Long trên QL20.

Đức Trọng có hệ thống mạng lưới thương nghiệp rất phát triển, tất cả các xã đều có chợ và hệ thống các cửa hàng, đại lý thu mua, buôn bán. Chợ huyện ở thị trấn Liên Nghĩa có quy mô lớn, được nâng cấp để ngang tầm là một trung tâm thương mại của huyện.
< Núi to, núi bé lô nhô bên đường...

Thông tin về thị trấn:

Thị trấn Liên Nghĩa là một đơn vị thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Có tổng diện tích tự nhiên: 37,707 km², dân số hiện nay 57.184 nhân khẩu. Nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 30km, có 2 trục lộ chính là quốc lộ 20 và quốc lộ 27, có cảng hàng không quốc tế Liên Khương. Trong khi đó, kết cấu hạ tầng của thị trấn lại phát triển khá tốt, hệ thống giao thông thuận lợi với các địa phương lân cận.

< Chỗ này có nhánh rẽ trái đi sân bay Liên Khương, chắc hẳn là ngõ nối vào đường cao tốc chiều ngược lại.

< Trạm thu phí Định An, pác nào đi cao tốc thì: A lê, vào trả tiền!

Năm 2009, thị trấn Liên nghĩa đã được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại IV theo quyết định số 716/QĐ-BXD.
< Nhánh chạy 'free' thì nằm bên mép phải đường, được ngăn cách bởi hàng rào nhưng vẫn có đường thông qua.

Tháng 1 năm 2012, tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị Chính phủ sớm cho chủ trương mở rộng, nâng cấp thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng lên thành thị xã để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
< Đã đến KDL thác Prenn nằm bên phải đường. Cạnh đó là tịnh xá Ngọc Thiền. Thác này bọn mình đã vào cách nay vài năm nên kỳ này bỏ qua.

Thác Prenn còn được gọi là Thác Tiên Sa, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10 km, nằm ven quốc lộ 20 (cây số 222). Đây là một thác nước nằm dưới chân đèo Prenn cửa ngõ của thành phố Đà Lạt. Thác mang một vẻ êm dịu, duyên dáng như một màn nước đổ nhè nhẹ từ độ cao 10 m xuống một hồ nước nhỏ, xung quanh đầy hoa lá và một đồi thông vi vu. Xem thêm >
< Cuối đường cao tốc là các nhánh dẫn rắc rối một tý nhưng do mình xem trước trên bản đồ vệ tinh ở nhà nên không bối rối - các bảng hướng dẫn lối đi tại đây cũng rất đầy đủ: hướng đi đèo Mimosa, đèo Prenn hay lối ngược lại...

< Mình thì trực chỉ đèo Prenn. Lối này chạy trăm thước sẽ nhập vào đường chính từ ngõ cao tốc.

< Bắt đầu có những cơn mưa rào, mình tấp vào ven đường để mặc áo mưa. Trời khá lạnh dù tính cả áo mưa thì mình đã có đến 3 lớp áo.

< Địa điểm tập kết của những người theo tour "Vượt thác Tử thần" của Datanla. Xem thêm >

Thác Datanla cách trung tâm Đà Lạt chỉ 5km, nằm ven đèo Prenn. Đây là ngọn thác nhiều tầng kéo dài hàng kilomet gồm hai nhánh chính. Để đến nhánh trên, khách du lịch có thể đi thang bộ hoặc máng trược xuống tầng dưới. Riêng nhánh dưới chạy dọc theo đèo Prenn mà người ta gọi là thác hay vực 'Tử thần' thì chỉ dành cho những người có sức khỏe, đi theo tour được tổ chức bài bản. Xem thêm >

< Tạnh mưa, mình cũng đến ngã 3 đường: rẽ trái để xuống hồ Tuyền Lâm, phải là vô thiền viện Trúc Lâm.
Thiền viện Trúc Lâm mình đã đề cập nhiều trong Du lịch, GO! rồi, bạn có thể search để xem thêm thông tin.


< Phía trái đường dẫn xuống hồ là khe bê tông dùng xã nước. Cây cối hai bên xanh um.

Đây mình chỉ đề cập đến hồ:

Hồ Tuyền Lâm nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km về hướng nam. Hồ rộng hơn 360ha, là địa điểm thích hợp cho các hoạt động thể thao, leo núi, chèo thuyền, câu cá.


Từ một thung lũng hoang vu ở độ cao hơn 1.000m so với mặt biển, hồ Tuyền Lâm đã được cải tạo thành điểm nghỉ mát lý tưởng của vùng cao. Hồ nằm cách Ðà Lạt 5km, gọn gàng giữa rừng thông mênh mông và dòng suối tía huyền thoại.

Mùa khô ở vùng này kéo dài 6 tháng, không một hạt mưa, nhưng lòng hồ vẫn đầy ắp nước. Mặt hồ quanh năm xanh biếc, hiếm khi có sóng lớn. Rừng thông ba lá phủ kín những ngọn núi, quả đồi quanh đó, trải ngút ngàn tầm mắt.
.

Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10

Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống