Theo chân nhóm bạn trẻ từ Hà Nội và TP.HCM chinh phục cực đông đất liền Việt Nam - Mũi Đôi, rìa đông bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa - bằng đường bộ dịp cuối tuần, tôi được gặp ông Nguyễn Văn Ba - người đầu tiên làm nghề dẫn đường ra địa điểm kỳ thú này.
Sau ngày đầu tiên chạy xe máy từ Nha Trang ra thăm mũi Đại Lãnh, tắm biển bãi Môn (xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, Phú Yên), chúng tôi trở lại Vạn Ninh và hẹn gặp người dẫn đường ra cực đông tại nhà trọ duy nhất ở Đầm Môn. Sau vài câu chào buổi sáng, ông Ba giục mọi người gửi xe lại, khởi hành sớm để tránh cái nóng gay gắt khi băng ngang hoang mạc cát và dãy núi đá. Sau hơn hai giờ cuốc bộ đến kiệt sức qua những gò đất, trảng cát và chui qua một rừng cây tàu gú, cả nhóm nghỉ chân tại nhà ông ở khu vực bãi Cỏ Ống. Mọi người tranh thủ vừa ăn vừa nghỉ mệt và nghe ông kể chuyện.
Vốn làm nghề tìm trầm trên núi, từng là chủ đàn bò hơn 70 con, một thời gian làm ăn thất bại, ông Ba lui vào đây sinh sống bằng nghề đánh cá, câu mực đêm, bẫy dông và bảo vệ rừng. Còn nghề dẫn đường ông mới “kiêm nhiệm” vài ba năm nay, cũng bắt đầu từ chuyện tình cờ. Ông Ba nhớ lại: “Khoảng giữa năm 2010, có hai bạn trẻ đến gặp và nhờ tôi dẫn đường ra cực đông. Lúc đó thật tình tôi cũng không biết đấy là đâu, họ ra đó để làm gì. Họ đưa bản đồ rồi bảo có anh nhà báo đã đi đường bộ ra chụp ảnh đăng báo và yêu cầu được đưa ra đúng cái mũi đối diện đảo Hòn Đầu. Lúc đó cũng cần tiền (300.000 đồng/ngày) nên tôi đồng ý. Ba người lần mò cả ngày mới ra đến đó”.
Ông kể trước cũng có rất nhiều đoàn, nhóm “phượt” tìm cách du thám Mũi Đôi nhưng do không có đường bộ, khu vực này lại toàn những dãy núi đá xếp chồng lên, rất hiểm trở nên hầu hết đều đi bằng tàu, chạy ngang đó rồi về, hiếm khi đổ bộ lên do có nhiều đá ngầm. Tháng 6-2010, hai “phượt thủ” (biệt danh của dân du lịch bụi chuyên nghiệp) có nick Quỷ Cốc Tử và Kỳ Nhông Con cùng anh Tèo (dân địa phương ở làng Sơn Đừng) đã liều mình tìm đường ra Mũi Đôi.
Không biết đường, không chuẩn bị trước, nên đến lúc kiệt sức thì nước uống và lương thực cũng hết, trong khi người bạn đường địa phương bị lạc. Màn đêm buông xuống, khi cả hai đang hoang mang cực độ thì được ghe của mấy người nuôi yến tìm thấy và đưa về.
Đêm đó, cả gia đình anh Tèo đã khóc lóc nhờ cả làng đi tìm nhưng không gặp...
May mắn, đến sáng anh Tèo cũng tìm được đường về nhà. Gian nan, nhưng Quỷ Cốc Tử vẫn nhớ như in “cảm giác vui sướng tột độ” khi lần đầu tiên mò mẫm tìm đến và chụp được tấm ảnh ở Mũi Đôi lúc đó.
Đường ra cực đông bây giờ đã gần gũi và dễ dàng hơn bởi thông tin chia sẻ của các nhóm đi về trên các trang mạng xã hội. Để thỏa mãn khao khát chinh phục “nơi đón tia nắng đầu tiên trên đất liền Tổ quốc”, đa số các nhóm chọn lịch trình hai ngày và cắm trại một đêm để đón bình minh ngoài đó.
Đi một ngày như nhóm chúng tôi cũng mất 5-6 giờ mới ra đến nơi, nhưng phải ngồi thuyền du lịch ba giờ để kịp về Nha Trang trước khi trời tối.
Ông Ba kể hầu như tuần nào cũng có chuyến đi ra cực đông. Chỉ trong năm 2011, ông đã hướng dẫn trên 100 chuyến (từ 1-30 người). Đặc biệt Tết dương lịch 2012, có đến bốn nhóm với gần 60 người đòi đi cực đông đón giao thừa cùng lúc. Thế là cả nhà gồm vợ chồng, con trai, con rể đều được huy động! Đi riết thành chuyên nghiệp. Dân đi khắp nơi giờ vẫn truyền tai nhau về người dẫn đường này như một “GPS đặc biệt” dành riêng cho cực đông ở Mũi Đôi Việt Nam.
Rất chu đáo, ông vừa đi vừa trò chuyện để thăm dò tình hình sức khỏe từng thành viên, thuyết minh các loại cây, thú trên đường đi, dặn mọi người không được xả rác, thu gom các chai nhựa đã dùng. Ngoài ra còn làm thêm nhiệm vụ khuân vác, tải thương... Nhờ sự nhiệt tình và rất trách nhiệm của ông, nên đoạn đường đến cực đông của các nhóm đi ít nhiều bớt sự nhọc nhằn, vất vả.
Gần 5-6 giờ đi bộ xuyên qua những bãi cát nóng bỏng và những ghềnh đá với muôn vạn hình thù kỳ bí, cuối cùng chúng tôi cũng đặt chân lên điểm đến mơ ước của biết bao dân “phượt”. Cả nhóm háo hức chụp ảnh rồi đắm mình trong làn nước biển trong xanh như ngọc...
Mũi cực đông đất liền Việt Nam
Mũi Đôi (thuộc bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) được xem là mũi cực đông đất liền Việt Nam. Vốn ít người lui tới do đường đi cách trở, nhưng thời gian gần đây rất nhiều nhóm bạn trẻ đã tìm đến đây đón tia nắng đầu tiên chiếu trên đất liền Tổ quốc.
Trước đó, tháng 4-2009, trong chuyến đi đường bộ đầu tiên ra cực đông, phóng viên Tuổi Trẻ đã xác định trên GPS tọa độ Mũi Đôi de ra biển Đông 1’46” so với điểm ở Đại Lãnh.
Du lịch, GO! - Theo TTO, ảnh internet
Sau ngày đầu tiên chạy xe máy từ Nha Trang ra thăm mũi Đại Lãnh, tắm biển bãi Môn (xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, Phú Yên), chúng tôi trở lại Vạn Ninh và hẹn gặp người dẫn đường ra cực đông tại nhà trọ duy nhất ở Đầm Môn. Sau vài câu chào buổi sáng, ông Ba giục mọi người gửi xe lại, khởi hành sớm để tránh cái nóng gay gắt khi băng ngang hoang mạc cát và dãy núi đá. Sau hơn hai giờ cuốc bộ đến kiệt sức qua những gò đất, trảng cát và chui qua một rừng cây tàu gú, cả nhóm nghỉ chân tại nhà ông ở khu vực bãi Cỏ Ống. Mọi người tranh thủ vừa ăn vừa nghỉ mệt và nghe ông kể chuyện.
Vốn làm nghề tìm trầm trên núi, từng là chủ đàn bò hơn 70 con, một thời gian làm ăn thất bại, ông Ba lui vào đây sinh sống bằng nghề đánh cá, câu mực đêm, bẫy dông và bảo vệ rừng. Còn nghề dẫn đường ông mới “kiêm nhiệm” vài ba năm nay, cũng bắt đầu từ chuyện tình cờ. Ông Ba nhớ lại: “Khoảng giữa năm 2010, có hai bạn trẻ đến gặp và nhờ tôi dẫn đường ra cực đông. Lúc đó thật tình tôi cũng không biết đấy là đâu, họ ra đó để làm gì. Họ đưa bản đồ rồi bảo có anh nhà báo đã đi đường bộ ra chụp ảnh đăng báo và yêu cầu được đưa ra đúng cái mũi đối diện đảo Hòn Đầu. Lúc đó cũng cần tiền (300.000 đồng/ngày) nên tôi đồng ý. Ba người lần mò cả ngày mới ra đến đó”.
Ông kể trước cũng có rất nhiều đoàn, nhóm “phượt” tìm cách du thám Mũi Đôi nhưng do không có đường bộ, khu vực này lại toàn những dãy núi đá xếp chồng lên, rất hiểm trở nên hầu hết đều đi bằng tàu, chạy ngang đó rồi về, hiếm khi đổ bộ lên do có nhiều đá ngầm. Tháng 6-2010, hai “phượt thủ” (biệt danh của dân du lịch bụi chuyên nghiệp) có nick Quỷ Cốc Tử và Kỳ Nhông Con cùng anh Tèo (dân địa phương ở làng Sơn Đừng) đã liều mình tìm đường ra Mũi Đôi.
Không biết đường, không chuẩn bị trước, nên đến lúc kiệt sức thì nước uống và lương thực cũng hết, trong khi người bạn đường địa phương bị lạc. Màn đêm buông xuống, khi cả hai đang hoang mang cực độ thì được ghe của mấy người nuôi yến tìm thấy và đưa về.
Đêm đó, cả gia đình anh Tèo đã khóc lóc nhờ cả làng đi tìm nhưng không gặp...
May mắn, đến sáng anh Tèo cũng tìm được đường về nhà. Gian nan, nhưng Quỷ Cốc Tử vẫn nhớ như in “cảm giác vui sướng tột độ” khi lần đầu tiên mò mẫm tìm đến và chụp được tấm ảnh ở Mũi Đôi lúc đó.
Đường ra cực đông bây giờ đã gần gũi và dễ dàng hơn bởi thông tin chia sẻ của các nhóm đi về trên các trang mạng xã hội. Để thỏa mãn khao khát chinh phục “nơi đón tia nắng đầu tiên trên đất liền Tổ quốc”, đa số các nhóm chọn lịch trình hai ngày và cắm trại một đêm để đón bình minh ngoài đó.
Đi một ngày như nhóm chúng tôi cũng mất 5-6 giờ mới ra đến nơi, nhưng phải ngồi thuyền du lịch ba giờ để kịp về Nha Trang trước khi trời tối.
Ông Ba kể hầu như tuần nào cũng có chuyến đi ra cực đông. Chỉ trong năm 2011, ông đã hướng dẫn trên 100 chuyến (từ 1-30 người). Đặc biệt Tết dương lịch 2012, có đến bốn nhóm với gần 60 người đòi đi cực đông đón giao thừa cùng lúc. Thế là cả nhà gồm vợ chồng, con trai, con rể đều được huy động! Đi riết thành chuyên nghiệp. Dân đi khắp nơi giờ vẫn truyền tai nhau về người dẫn đường này như một “GPS đặc biệt” dành riêng cho cực đông ở Mũi Đôi Việt Nam.
Rất chu đáo, ông vừa đi vừa trò chuyện để thăm dò tình hình sức khỏe từng thành viên, thuyết minh các loại cây, thú trên đường đi, dặn mọi người không được xả rác, thu gom các chai nhựa đã dùng. Ngoài ra còn làm thêm nhiệm vụ khuân vác, tải thương... Nhờ sự nhiệt tình và rất trách nhiệm của ông, nên đoạn đường đến cực đông của các nhóm đi ít nhiều bớt sự nhọc nhằn, vất vả.
Gần 5-6 giờ đi bộ xuyên qua những bãi cát nóng bỏng và những ghềnh đá với muôn vạn hình thù kỳ bí, cuối cùng chúng tôi cũng đặt chân lên điểm đến mơ ước của biết bao dân “phượt”. Cả nhóm háo hức chụp ảnh rồi đắm mình trong làn nước biển trong xanh như ngọc...
Mũi cực đông đất liền Việt Nam
Mũi Đôi (thuộc bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) được xem là mũi cực đông đất liền Việt Nam. Vốn ít người lui tới do đường đi cách trở, nhưng thời gian gần đây rất nhiều nhóm bạn trẻ đã tìm đến đây đón tia nắng đầu tiên chiếu trên đất liền Tổ quốc.
Trước đó, tháng 4-2009, trong chuyến đi đường bộ đầu tiên ra cực đông, phóng viên Tuổi Trẻ đã xác định trên GPS tọa độ Mũi Đôi de ra biển Đông 1’46” so với điểm ở Đại Lãnh.
Du lịch, GO! - Theo TTO, ảnh internet