Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 13 August 2012

Nhắc đến Huế, người ta thường nghĩ ngay đến sông Hương, núi Ngự, cầu Tràng Tiền, chợ Đông Ba, những lăng tẩm...

Đặc biệt, rất nhiều khách du lịch khi đến Huế đã không thể bỏ qua tour tham quan Đại Nội với hệ thống hoàng thành được xây dựng từ thời nhà Nguyễn.

Được xây dựng bên bờ Bắc sông Hương, vòng thành có chu vi gần 10km, cao 6,6m, dày 21m, được xây khúc khuỷu với những pháo đài. Kinh Thành Huế có lẽ là công trình kiến trúc đồ sộ, quy mô nhất trong lịch sử Việt Nam cận đại.

< Lối dẫn lên mặt trên của tường thành.

Nhưng với những người sống tại Huế, đặc biệt là những người trẻ, đôi khi sự trầm mặc lại khiến người ta có cảm giác nhàm chán.

Chủ nhật rảnh rỗi, đi lòng vòng, kiếm mấy chỗ bình thường chỉ chạy qua mà không chú ý lắm để coi thử cho biết. Chạy hoài thì đến mấy bức tường thành.

< Cảnh đẹp lung linh.

Những bờ thành kiên cố, đứng sừng sững, đôi khi nhìn lên chỉ thấy cũ kỹ, buồn buồn, cây cỏ mọc um tùm, nghĩ chắc trên đó hẹp mà hoang tàn ghê lắm!

Nhưng nhìn vậy mà không phải vậy. Đặt chân lên trên thành, tôi chợt choáng ngợp trước khung cảnh hữu tình của những khi "vườn treo" thanh bình, lãng mạn.

Ở đây người ta trông rất nhiều cây và hoa, đặc biệt là boa rô, thì là, cải xanh, cả loại cải hay mua để muối dưa nữa… Mấy luống rau đều tăm tắp, trổ hoa, nhìn nguyên một vạt thật đẹp!

Đến đây, du khách sẽ bắt gặp những người nông dân đang cào đất, tưới nước chăm chỉ mỗi ngày. Khi thấy có người giơ máy ảnh ra chụp, họ đều cười rất thân thiện.

Đứng đây nhìn ra xung quanh, sẽ thấy Huế rất lạ, sảng khoái đón làn gió nhẹ trong lành mang theo hương thơm thoang thoảng của vườn rau. Chợt thấy đất trời giao hòa.

< Hoa thì là.

Nếu nói lăng tẩm, hoàng thành là “đặc sản” của Huế, thì giờ đây, với nhiều người trẻ, Huế còn có thêm một “đặc sản” nữa, đó chính là những khu vườn "treo"!

Du lịch, GO! - Theo iHay
Chiếc gùi còn được gọi với cái tên quẩy tấu, là vật bất li thân của đồng bào Mông ở vùng cao Tây Bắc tự ngàn đời nay. 

Người già ở các bản bảo rằng, sống ở miền sơn cước đèo cao, dốc thẳm, lối bước gập ghềnh nên chẳng thể gánh gồng, vậy là người Mông sáng tạo ra chiếc quẩy tấu.

Với đồng bào Mông, chiếc quẩy tấu vừa là thứ đồ đựng, vừa là phương tiện vận chuyển phổ biến và thường có miệng hình tròn, dáng vuông, với nhiều kích cỡ. Nguyên liệu đan quẩy tấu là tre, nứa và dây mây rừng. Kích thước của quẩy tấu là không hạn định, tùy thuộc vào khả năng sử dụng.

Ở bản Mông, ngay từ khi mới sinh ra, đứa trẻ đã được làm quen với quẩy tấu khi cùng mẹ lên nương, xuống chợ, rồi khi bước vào tuổi lên 5, lên 6 đã được người lớn đan riêng cho một cái và kể từ đó, chiếc quẩy tấu cứ nghễu nghện ngự trên lưng cùng họ bước vào đời.

Từ nhiều đời nay, đồng bào Mông đã quan niệm rằng, mọi sự tồn tại đều phải gắn liền với lao động sản xuất và khi mang theo chiếc quẩy tấu bên mình, con người ta sẽ vững chãi hơn, tự tin hơn trước thiên nhiên, núi rừng bởi nó là biểu tượng của sự cần cù thu vén.

Chẳng thế mà trong tín ngưỡng của bản làng, quẩy tấu đâu chỉ đơn thuần là vật dụng phục vụ hoạt động sống hàng ngày, nó còn mang cả giá trị tâm linh thần bí. Bởi vậy vào ngày tết truyền thống của người Mông, chiếc quẩy tấu được kính cẩn đặt lên bàn thờ ở vị trí trung tâm, rồi sau thủ tục thắp hương khấn vái sẽ được chia cho một phần cơm mới để ăn, được con người kể lại công tích.

Trong thói quen thường nhật của phụ nữ Mông, chiếc quẩy tấu còn được coi như một thứ đồ trang sức mỗi khi xuống chợ, lên nương hay ngay cả đi chơi hội mùa xuân. Người phụ nữ đã có chồng, có con mang quẩy tấu thể hiện sự đảm đang, chăm chỉ vun vén cho hạnh phúc gia đình. Người chưa có chồng mang quẩy tấu như là lời khẳng định đầy hứa hẹn với đám thanh niên con trai rằng mình là người ưa lao động, đảm đang, khéo léo biết thu vén...

Chính chiếc quẩy tấu đã góp một phần không nhỏ làm nên vẻ đẹp khỏe khoắn, lắng đọng của đất và người Mông xứ Tây Bắc huyền thoại.

Du lịch, GO! - Theo Vinh Minh (Danviet), internet
Cá mè là loài cá nước ngọt sống ở những sông, hồ, đầm phá… mang tính hàn, thường được người dân Quảng Ngãi dùng chế biến các món ăn ngon trong những ngày hè oi bức.

Tuy cá mè phân bổ ở nhiều vùng, nhưng với người sành ăn luôn chọn cá đánh bắt trên các con sông, nơi lượng thức ăn cho cá phong phú và dồi dào. Cá mè có thể chế biến thành nhiều món ngon: Cá mè nấu canh dưa, om riềng, nướng, chiên, gỏi… nhưng hấp dẫn thực khách vẫn là món luộc.

Những bà nội trợ thường chọn mua cá trên 2kg vừa được đánh bắt, mang về, nhanh tay đánh vảy, chặt vi, đổ ít dấm vào xơ mướp rồi vuốt dọc theo thân cá cho sạch nhớt.

Tiếp đến là mổ bỏ ruột cùng với nội tạng và rửa sạch. Sau đó, nạo bỏ lớp màng đen bám trong khoang bụng để khử mùi tanh của cá rồi dùng dao sắc thái lát, để vào rổ cho ráo nước.

Khi nồi nước luộc trên bếp vừa sôi, đập dập vài lát gừng tươi thả vào cùng với gia vị: muối, tiêu, đường, mì chính… và thả cá vào khoảng mươi phút thì vớt ra đĩa. Dạo quanh vườn nhà kiếm ít rau thơm, dăm quả ớt xanh, vài trái chuối chát non cùng với khế chua, thêm mớ đọt sung… Để món cá mè luộc thêm “đậm miệng”, kiếm thêm mớ giá sống cùng với bánh tráng gói ram (bánh đa nem).

Thịt cá mè thơm phức, mang hương vị đặc trưng, ngon nhất là miếng thịt ở bụng cá. Dùng đũa gắp miếng thịt cá cùng với rau thơm, giá sống, khế chua, chuối chát… cuộn trong bánh tráng gói ram chấm vào bát nước mắm pha chế với chanh, đường, ớt, tỏi rồi đưa vào miệng cắn ngập tận chân răng.

Thịt cá béo ngậy, xen lẫn vị chát của chuối, của sung, vị chua của khế, vị ngọt của giá sống, vị thơm dịu của rau thơm hòa cùng hương vị nước mắm pha chế thật không gì ngon bằng.

Thưởng thức món cá mè luộc cùng với vài ly rượu đế, phảng phất hương vị của sông hồ tỏa ra từ thịt cá, hương đồng nội của rau trái vườn nhà, tinh túy của đất trời từ rượu chưng cất từ những hạt gạo no tròn thấm đẫm mồ hôi của bao người dân quê. Tình quê cứ dạt dào theo miếng cá, lá rau cùng những lời mời nghĩa tình bên ly rượu vơi – đầy.

Chỉ với miếng khóm thái mỏng thêm ít lá giang vò nát, vài cọng hành lá, rau mùi thả vào nồi nước luộc cá mè, thêm tí gia vị rồi nhấc nồi khỏi bếp. Sau bữa rượu, bát nước luộc lẫn rau và gia vị sẽ xua đi mệt nhọc trong những ngày hạ oi bức, mọi phiền muộn dường như tiêu tan.

Du lịch, GO! - Theo Trang Thy (Quảng Ngãi Online)

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống