Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Tuesday, 14 August 2012

Thôn Thạnh Đức, xã Xuân Quang 3 (Đồng Xuân-Phú Yên) có 9 địa danh, bắt đầu từ chữ “hóc”. Mỗi “hóc” là một xóm nhà, dựa lưng vào vách núi, phía trước là cánh đồng mênh mông.

Qua lời kể của những người cao niên, chính địa hình “hóc” hiểm trở này mà cách mạng chọn để hoạt động thời chống Pháp và chống Mỹ.
Ông Lâm Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Xuân Quang 3, cho hay: “Sau cuộc chiến tranh khốc liệt, xã có 176 gia đình liệt sĩ, 17 Mẹ Việt Nam anh hùng được phong tặng, trong đó thôn Thạnh Đức có tới 111 gia đình liệt sĩ, 12 Mẹ Việt Nam anh hùng, 10 mẹ có 3 con là liệt sĩ”.

Xóm Hóc Kè có khoảng 50 ngôi nhà nằm dưới chân quả đồi. Theo ông Trần Cao Thức (Bảy Út) năm nay đã 70 tuổi, hồi đó thế hệ của ông ai cũng thoát ly lên núi tham gia cách mạng. Tuổi trẻ đi khắp các chiến trường, riêng ông hoạt động ở vùng rừng núi Đồng Xuân, nhất là thôn Thạnh Đức này. “Xóm nhà chạy viền sát chân núi, tối tối bà con mang gạo, muối ra sau hè cất giấu trong gốc cây, khuya cách mạng từ trên núi xuống lấy”, ông Bảy Út kể.

Lớp người như ông Bảy Út bây giờ người mất, người còn. Người ngã xuống trong chiến tranh, người do tuổi già sức yếu, nhưng với ông họ là những người cách mạng kiên trung. Lão thành cách mạng Nguyễn Văn Phụng cho hay: “Thời chiến tranh, nam nữ trong thôn đều thoát ly làm cách mạng. Trong thôn còn lại người già, trẻ em bám trụ lại để sản xuất, đồng thời cũng là những cơ sở cách mạng kiên trung”.

Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Đỗ năm nay đã 85 tuổi nhớ lại: “Hồi chiến tranh, ở đây mười nhà như chục ai cũng có công với cách mạng. Trẻ em sáng ra sau hè cắt tàu lá chuối hơ lửa cho mềm để gói cơm, dỡ theo trong một ngày đi chăn bò. Hai đứa ăn một gói cơm, còn một gói treo lên ngọn cây, cách mạng từ trên núi xuống lấy. Mỗi khi phát hiện địch càn, tụi nhỏ ra giữa đồng quơ củi, rơm rạ khô um khói mà báo động. Cách mạng ở trên núi nhìn thấy biết…”, mẹ Đỗ nói.

Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, đến nay người dân ở đây vẫn giữ làng nghề truyền thống đan rổ rá, cuộc sống đầy ắp nghĩa tình. Cánh đồng ăn sâu vào chân núi, vì thế xóm nhà từng hóc uốn lượn theo đường gấp khúc đẹp nên thơ.

Nhà Mẹ Việt Nam anh hùng Đoàn Thị Sô ở Hóc Ống nhìn ra ra cánh đồng lúa. Mẹ Sô tâm sự: “Ban ngày nắng chói chang, tối đến gió ngoài đồng lùa vào mát rượi, mấy nhà xung quanh ngồi đan ky giỏ, rổ rá. Đan riết… mỏi, sẵn cái nong tre ngã trước sân, nằm nghỉ, ngủ quên không cần bật quạt”.

Đến thôn “9 hóc” người ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ của núi rừng, đồng lúa, vì phía trước xóm nhà còn có con rạch bàu uốn lượn như sợi chỉ nhỏ xuyên qua cánh đồng. Con rạch bàu chảy qua từng hóc được đặt tên khác nhau như Bàu Sen, Bàu Cụt, Bàu Chăm, hai bên bờ tre xanh mọc ken dày.

Dòng chảy con rạch bàu đã tạo thành một sợi dây vô hình, gắn kết tình thân ái giữa những người dân trong xóm với nhau. Kề bên rạch bàu có hòn Núi Một mọc lên giữa cánh đồng thật vững chãi, hiên ngang như ý chí bảo vệ quê hương đất nước của người dân thôn “9 hóc”.

Du lịch, GO! - Theo Mạnh Hoài Nam (Phú Yên Online)
Nếu bạn nhờ người Sài Gòn hướng dẫn tham quan thành phố này sẽ nhận được câu trả lời “có gì đâu mà đi”, song với những bạn từ nơi khác hay du khách nước ngoài, Sài Gòn có nhiều điểm tham quan đến nỗi mất mấy ngày mới cảm nhận hết.

Địa điểm tham quan

< Ủy ban nhân dân thành phố lung linh trong đêm.

Số lượng địa điểm tham quan của Sài Gòn khá dày đặc. Nếu bạn thử liệt kê và phân chia theo cụm thì sẽ có các cụm như cụm công viên, cụm bảo tàng, cụm nhà thờ, chùa chiền, cụm các kiến trúc từ thời Pháp, cụm chợ, cụm cầu, cụm các khu vui chơi lớn và cụm khu du lịch sinh thái…

< Đêm ở bến Bạch Đằng.

Điểm trừ của kiểu tham quan này là rất mất thời gian di chuyển. Gợi ý cách tham quan Sài Gòn tốt nhất là thuê xe máy, chạy một vòng các tuyến đường lớn, nhỏ của thành phố, đến điểm tham quan, công trình kiến trúc đẹp thì tấp vào, gửi xe, tham quan và chụp ảnh.

Gợi ý lịch trình tham quan 3 ngày 3 đêm ở Sài Gòn như sau:

Đêm đầu tiên trên xe, tàu lửa, máy bay đến Sài Gòn

Ngày thứ nhất:

< Bưu điện thành phố cổ kính.

Buổi sáng tham quan bến Bạch Đằng, bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Tôn Đức Thắng, công trường Quách Thị Trang, chợ Bến Thành, Nhà hát TP, Ủy ban nhân dân TP, Bưu điện TP, nhà thờ Đức Bà. Các điểm tham quan trên dao động trong bán kính 2km nên bạn sẽ dễ dàng tham quan hết trong buổi sáng.

Trưa ghé Thảo Cầm Viên, nghỉ ngơi.

< Nhà thờ Đức Bà.

Chiều dong xe ngang công viên Tao Đàn, hồ con Rùa, công viên Lê Văn Tám, chợ Tân Định. Sang quận 5 ngắm chợ Bình Tây, ngắm nét yên bình của khu phố người Hoa. Thưởng thức các món ăn Hoa.

Tối lang thang chợ đêm Bến Thành, đường phố Sài Gòn, uống cà phê hay ghé các trung tâm, các con đường thời trang để mua sắm cũng như thưởng thức một số đặc sản của các nơi khác du nhập đến Sài Gòn.

Ngày thứ hai:

Sáng bắt xe bus đi địa đạo Củ Chi. Sau khi thăm địa đạo Củ Chi, bạn đừng quên tạt ngang danh thắng 18 thôn vườn trầu. Chiều về chạy qua Phú Mỹ Hưng ngắm vẻ đẹp của khu đô thị mới, ngắm bờ sông Panorama, khu Kênh Đào, tòa nhà Paragon, cầu Ánh Sao, hồ bán nguyệt lung linh trong đêm hay tham quan Phú Mỹ, cầu quăng dây đầu tiên của Sài Gòn. Từ cầu Phú Mỹ, chạy sang quận 2 ngắm Nam Sài Gòn thanh bình trong đêm.

< Cầu Phú Mỹ.

Tối ngắm sông và Sài Gòn lung linh trong đêm trên các tàu nhà hàng ở bến Bạch Đằng.

Ngày thứ 3:

Tùy sở thích bạn có thể lên lịch trình tham quan KDL Văn Thánh, KDL Tân Cảng, KDL Bình Quới… các công viên văn hóa lớn như Suối Tiên, Đầm Sen với hàng ngàn trò chơi đủ phong cách hay hàng loạt các ngôi chùa, nhà thờ nhiều phong cách khác nhau.
Chiều tối mua quà tại các siêu thị, cửa hàng bán đồ lưu niệm rồi lên xe, kết thúc hành trình.

Di chuyển

< Cầu Ánh Sao.

Là thành phố phát triển vào bậc nhất nước ta, nên nói không ngoa khi bạn có thể bắt xe khách, tàu lửa hay máy bay (nếu có) tại bất kỳ tỉnh nào, miền nào để đến Sài Gòn.

Bằng phương tiện công cộng

Bạn có thể mua vé xe, tàu lửa, vé may bay đi Sài Gòn tại tất cả các bến xe, ga tàu hay đại lý vé máy bay. Mỗi phương tiện di chuyển, hãng xe khách, hãng máy bay có lịch trình di chuyển khác nhau nên bạn cần tham khảo ít nhất vài ngày trước khi khởi hành.

Bằng phương tiện cá nhân

< Chợ Bến Thành.

Lời khuyên nếu bạn dùng phương tiện cá nhân đến Sài Gòn là nếu quãng đường trên 300km, bạn nên chọn phương tiện công cộng. Sau khi đến Sài Gòn, bạn có thể thuê xe máy (giá 100.000 đồng/ngày), xe ôm, taxi, hay xích lô để tiện di chuyển.

Lưu ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân thì nên mang đầy đủ giấy tờ, tuân thủ quy định an toàn giao thông đường bộ. Trang bị bao tay, kính, khẩu trang để chống nắng, chống bụi và điện thoại có chức năng google map để tiện di chuyển.

Lưu trú

< Nhà hát thành phố.

Vị trí lưu trú thích hợp nhất để bạn tham quan Sài Gòn là các tuyến đường Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thị Minh Khai, 3/2. Nếu không chọn khách sạn sang trọng, quy mô lớn, thì mặt bằng chung của các khách sạn tại Sài Gòn dao động từ 150.000 – 300.000 đồng. Bạn có thể gọi điện thoại hay đến tận nơi để hỏi giá.

Đặc sản

Sài Gòn gần như không có bất kỳ đặc sản nào cho riêng mình. Song tại thành phố này, bạn có thể thưởng thức đặc sản của bất kỳ tỉnh, vùng, miền nào của nước ta hay của bất kỳ quốc gia trên thế giới với mức giá từ bình dân đến cao cấp.

< Chùa Xá Lợi.

Điểm ấn tượng của ẩm thực Sài Gòn là dịch vụ khá tốt, không chặt chém hay phân biệt đối xử giữa thực khách vùng khác hay tại Sài Gòn (trừ du khách nước ngoài).

Mang gì khi đến Sài Gòn

Mang bất kỳ vật dụng, dụng cụ nào bạn nghĩ cần thiết cho chuyến đi, còn không bạn có thể chọn giải pháp đến Sài Gòn mua sắm và sử dụng (giá vật dụng, quần áo, giày dép tại Sài Gòn không có sự chênh lệch nhiều so với nơi bạn sinh sống. Bên cạnh đó, bạn còn đỡ phải mang vác).

Các tuyến đường thường gặp

Hà Nội/ Sài Gòn – Nha Trang – Đà Lạt
Hà Nội/ Sài Gòn – Bình Dương – Bình Phước – Tây Ninh
Hà Nội/ Sài Gòn – Long An – Bến Tre – Tiền Giang
Hà Nội/ Sài Gòn – các tỉnh miền Tây

Du lịch, GO! - Theo Infonet
Đường từ Nam Ban về lại Liên Nghĩa thông qua TL725 + QL27 nắng chan hòa nhưng không nóng mà lại hiu hiu mát, cái khí hậu vùng cao này thường khiến người miệt đồng bằng thích thú, bọn mình cũng vậy.

< QL27 ngay đoạn ngã 3 NThôlHạ.

Viết bài này, rồi nhớ đến những ngón tay tê cóng vì lạnh lúc bôn ba trên đường đi Suối Vàng - Tà Nung. Mang găng tay thật nhưng khi nó ướt mưa thì cái chống lạnh chả còn bao nhiêu, vậy mà thú!
Rồi lại nhớ bữa sau xuôi đèo Đại Ninh trở về đồng bằng ven biển: chỉ vừa lưng lửng đèo là cái nóng bao phủ, trán lấm tấm mồ hôi. Có lẽ rằng ai thích làn da trắng ngà ngọc thì ở xứ cao nguyên, còn muốn rám nắng thì cứ trực chỉ xứ biển là ok.

< Một phụ nữ người dân tộc vóc người nhỏ thó nhưng cõng trên vai cái bao to gần bằng thân người mình.

Đoạn QL27 từ NThôlHạ có bề ngang mặt đường lớn hơn TL725, dĩ nhiên vì đây là quốc lộ. Vậy nhưng mặt đường thì cả hai đều tốt tầm tầm như nhau, có lẽ do ít xe quá tải, xe trời gầm.

< 36km nữa sẽ đến Đà Lạt nhưng đến Liên Nghĩa chỉ tầm 16km.

Một chút thông tin về lịch sử vùng đất này:
Năm 1920, tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập bao gồm 3 quận: Djiring, BLao và Dran - Fyan. Vùng đất của huyện Đức Trọng khi đó nằm trong địa giới tổng Bình Thạnh bao gồm từ Phi Nôm đến cầu Đại Ninh và mở rộng về phía tây, tây bắc tới vùng La Ba (Phú Sơn).

< Một cô gái người dân tộc trùm kín người vừa băng qua đường, sau lưng mang cái gùi - dụng cụ mang vác tương  tự như cái 'quẩy tấu' của người Mong ở phía Bắc.

< Máy cày kéo rờ moóc: một dạng chuyên chở nông phẩm, cả người rất phổ biến tại Đức Trọng.

Tháng 5-1958, chính quyền Sài Gòn thành lập tỉnh Tuyên Đức, chia quận Dran thành 3 quận: Đức Trọng, Đơn Dương và Lạc Dương. Quận Đức Trọng gồm có 4 tổng: Ninh Thạnh, Sơn Bình, Đinh Tân, Mỹ Lệ; 12 xã: Tùng Nghĩa, Hiệp Thạnh, Phú Ninh, Bình Thạnh, NThol Hạ, Đinh Văn, Phú Sơn, Lang Bian, Teurlang Tho, Teurlang Deung, Romène và Yenglé.
< Đường QL thưa vắng, hai bên là cây xanh và đồi núi chập chùng.

Về phía cách mạng, do yêu cầu trong chỉ đạo kháng chiến chống thực dân Pháp, tháng 9-1949, Ban cán sự Đảng bộ tỉnh Lâm Viên xây dựng lực lượng tại vùng này, đặt tên khu vực này là khu Chiến Đấu. Tháng 12-1950, theo Nghị định của Uỷ ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ sáp nhập hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng, khu Chiến Đấu đổi tên là huyện Chiến Đấu. Dân số thời kỳ này ước tính khoảng 10.000 người.

< Khoảnh ruộng lúa xanh um cùng mảnh vườn vừa được cày.

Tháng 9-1963, cơ quan Tỉnh uỷ Tuyên Đức giải thể, một số xã phía bắc, tây bắc của huyện Đức Trọng được chuyển giao và chịu sự chỉ đạo của tỉnh Quảng Đức. Đến tháng 5-1965, Tỉnh uỷ Tuyên Đức thành lập lại, huyện Đức Trọng thuộc về tỉnh Tuyên Đức.
< Đến một khu dân cư thuộc xã An Hiệp.

Năm 1976, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cùng với việc xóa bỏ cơ cấu hành chính cũ, huyện Đức Trọng lập thêm một số xã mới: Tân Hội (1976), Tân Văn, Phi Tô (1977). Tiếp đó, huyện Đức Trọng được tiếp nhận đồng bào thủ đô Hà Nội vào khu Lán Tranh và khu vực Nam Ban xây dựng vùng kinh tế mới của Hà Nội tại tỉnh Lâm Đồng...
< Chỉ 3km nữa thôi sẽ đến Liên Nghĩa.

; sáp nhập ấp Bồng Lai, Bắc Hội của xã Thạnh Mỹ (Đơn Dương) vào xã Hiệp Thạnh. Xã Tùng Nghĩa được chuyển đổi thành thị trấn Liên Nghĩa và là trung tâm của huyện. Tháng 12 - 1978, huyện Đức Trọng tách các xã Ninh Loan chuyển về Đơn Dương và xã Đa M'rong chuyển về huyện Lạc Dương.
< Và đây: con đường cao tốc Liên Khương - Prenn. Mép phải là con đường riêng hướng về bùng binh ngã 3 Liên Khương - Đức Trọng.

Tháng 10-1987, để phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thành lập thêm các đơn vị hành chính mới, huyện Đức Trọng đã tách các xã phía bắc để thành lập huyện Lâm Hà và tiếp nhận thêm 5 xã của huyện Đơn Dương và xã Ninh Gia của huyện Di Linh chuyển sang.
< Cái bùng binh nó thế này đây: rộng và đẹp nhưng rất tối trong đêm, có lẽ địa phương tiết kiệm điện nên không bật đèn đường.

Như vậy, trải qua nhiều quá trình thay đổi, đến nay huyện Đức Trọng có 14 đơn vị hành chính, bao gồm: thị trấn Liên Nghĩa và 13 xã: Hiệp An, Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, Phú Hội, Tân Hội, NThôn Hạ, Bình Thạnh, Ninh Gia, Ninh Loan, Đà Loan, Tà Năng, Tà Hine và Tân Thành.
< Queọ phải, bọn mình trở về thị trấn. Ngõ vào khách sạn Quang Tiến - nơi bọn mình ở cũng nằm bên phải đường.

Ngày nay, huyện Đức Trọng nằm trên vùng các trục giao thông huyết mạch của tỉnh Lâm Đồng: Quốc lộ 20 (Đà Lạt - Thành Phố Hồ Chí Minh), tỉnh lộ 27 (Ninh Thuận - Đắk Lăk) và có cảng hàng không Liên Khương nên rất thuận lợi trong giao lưu phát triển.

< Về nhà tắm gội giũ bỏ bụi đường đã hứng suốt cả một ngày, xong thì đi thang máy (KS có thang máy nhé) lên tầng thượng: trên này cũng có khối thứ hay hay.

Đức Trọng ngày càng trở thành một trong những huyện có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Với ưu thế về nhiều mặt huyện Đức Trọng phát triển khá toàn diện bao gồm cả nông - lâm nghiệp, công nghiệp - TTCN và thương mại dịch vụ...

< Nhà khách sân bay Liên Khương đây.

Về sân bay tại Liên Khương, mình cũng có chút thông tin nhỏ:

Sân bay này còn có gọi là Cảng hàng không Quốc tế Liên Khương, có tên giao dịch tiếng Anh là Lien Khuong Airport (tên viết tắt là DLI) nằm ở phía Tây thị trấn Liên Nghĩa.

< Một trong vô số các vườn rau có hệ thống tưới tự động.

Sân bay Liên Khương được xây dựng vào ngày 24/2/1961 là sân bay lớn thứ hai ở miền Nam Việt Nam sau sân bay Tân Sơn Nhất, nằm ngay cạnh Quốc lộ 20 và cách Đà Lạt - tỉnh lỵ tỉnh Lâm Đồng, đồng thời là trung tâm nghỉ mát nổi tiếng của vùng Nam Trung bộ chỉ có 28 km.
< Xa xa là đồi núi chập chùng...

Cảng Hàng không Liên Khương là đầu mối giao thông đường hàng không quan trọng đưa khách du lịch trong và ngoài nước đến với thành phố Đà Lạt, một trong những trung tâm du lịch dã ngoại hấp dẫn của Việt nam.
< ... còn gần gần là nhà dân xinh xắn.

Sân bay Liên Khương đã được đầu tư hơn 280 tỉ đồng để xây dựng một nhà ga mới đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nhà ga mới của sân bay Liên Khương có hai tầng, với tổng diện tích sàn xây dựng là 12.400 m², được thiết kế theo hình ảnh hoa cúc quỳ, loài hoa đặc trưng của cao nguyên Lâm Đồng.
< Cạnh đó là ánh dương lúc chiều tà.

Sau khi được nâng cấp nhiều lần: Cảng hàng không Quốc Tế Liên Khương có một đường hạ cất cánh dài 3,524 mét, rộng 45 mét; Một đường lăn song song dài 2,404 m, rông 37 m; Một đường lăn dài 94 mét, rộng 19 mét; Sân đậu máy bay có diện tích 23.100 m² với 5 vị trí đậu máy bay với sân đậu ôtô có diện tích 1.478 m². Nhà ga hành khách có diện tích 1.000 m². Trang thiết bị phục vụ mặt đất có xe nạp điện tàu bay, xe chở khách, xe chở hàng, xe cứu thương, xe cứu hỏa.
< Bất chợt mình nghe tiếng máy bay: wooh, chuẩn bị hạ cánh đây...

< Chiếc Airbus xanh xì của Hàng không Việt Nam...

Hiện nay sân bay có thể đón các loại máy bay dân dụng tầm trung như Boeing 767 hay Airbus A320, A321, đạt tiêu chuẩn cấp 4C và sân bay quân sự cấp 2. SAA đã xây dựng ở đây đài chỉ huy không lưu trang bị hiện đai đạt chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) có thể tiếp nhận các chuyến bay quốc tế với khả năng phục vụ 1,5- 2 triệu lượt khách/năm.
< ... đáp nhẹ nhàng xuống sân bay.

< Có lẽ mình thích các đỉnh cao, vậy nên núi, đồi thường lọt vào tầm ngắm trong các chuyến phượt. Đến cả 'sân thượng' khách sạn cũng không từ.

< Chiều nay chơi trội một tý nên ra QL làm món thị dê. Quán này khi nãy chạy ngang khá đông, lúc mình ghé vào thì đông nghẹt - xe đậu san sát.
Gọi món 'dê nướng sa tế' và 'lẩu dê' để nhấp nháp cùng mấy lon bia. Món lẩu họ dọn luôn nhưng không đốt bếp, bọn mình xực phàn món nướng trước.

Gọi nướng vì những cục thịt dê vuông vuông của bàn gần bên hấp dẫn lắm. Vậy nhưng cái thứ mà người ta dọn bên bàn này cứ trông như ... ba rọi với lớp da dai pà kố, chắc mẫm răng cọp cũng phải chê.
Ăn xong biết... sợ mới là độc chiêu, bọn mình 'xử' món thứ 2. Tàm tạm nhưng ám ảnh 'cao su' khi nãy làm bữa nhậu mất hứng thú. Vậy là tính tiền rồi biến, tổng cộng 185k: 80k +80k + 20k (2 chai bia) + 5k bánh tráng.

9h, về ngủ sớm do mai bọn mình sẽ từ giã Liên Nghĩa đi đèo Đại Ninh về Lương Sơn. Nhưng trước đó cũng không quên ghé qua hai thác thật đẹp là Pongour và Bảo Đại. Hai thác này tuyệt không? Có nước đổ nhiều không? Đó sẽ là chuyện hồi sau...

Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10

Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!

-------------
Dành cho người nhà: Hự và Rụ xem ảnh Sấy Ký đi phượt thì tải bộ ảnh này về tại đây.
Hoặc xem ảnh trực tuyến tại đây.

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống