Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Wednesday, 15 August 2012

Những ngày cuối năm với ảnh hưởng cơn bão số 5 nên trời Hà Nội mưa tầm tã. Thế nhưng khi tới thăm làng lụa Vạn Phúc (Q. Hà Đông), chúng tôi vẫn bắt gặp khá nhiều du khách trong và ngoài nước tới tham quan, say sưa xem các quy trình dệt lụa

Du lịch làng nghề

Ghé thăm cơ sở sản xuất của nghệ nhân Triệu Văn Mão (người nổi tiếng là sành nghề dệt từ năm 7 tuổi) nằm ngay trên con phố đầu tiên vào làng, chúng tôi được chị Nguyễn Thị Tâm (con dâu của ông Mão) đưa đi tham quan nơi trưng bày, bán các sản phẩm lụa và xưởng dệt. Trong tiếng dệt lụa lách cách nơi hàng chục nữ nghệ nhân đang làm việc bên khung dệt, chị Tâm kể: “Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc có từ hơn 1.000 năm trước.

Gia đình tôi cũng theo nghề cha truyền con nối. Ðể tạo ra những sản phẩm tơ lụa tuyệt hảo, người thợ phải trải qua nhiều quy trình kỹ thuật với nhiều công đoạn như khâu tơ, khâu hồ sợi, khâu dệt, khâu nhuộm. Mỗi khâu đều phải tiến hành theo những quy trình nhất định, đặc biệt tất cả các công đoạn đều phải làm thủ công mà không được dệt bằng máy, đòi hỏi người thợ phải tinh mắt, nhanh tay”.

Lụa Vạn Phúc xưa nay nổi tiếng bền đẹp, mát, mịn óng, đường nét tinh tế, không thể lẫn với những loại lụa khác nên được du khách trong nước và nước ngoài ưa chuộng. Theo lời một số nghệ nhân, trước đây các hộ ở làng nghề chỉ biết sản xuất ra lụa, còn chuyện tiêu thụ phải phụ thuộc vào các chủ hàng. Thế nhưng, từ khi phát triển du lịch làng nghề, các cơ sở vừa sản xuất, vừa bán trực tiếp nên rất chủ động về đầu ra, không bị đọng vốn, lợi nhuận cao hơn.

Bên cạnh đó du khách còn được tìm hiểu quy trình làm ra một tấm lụa. Để thu hút khách, một số hộ gia đình còn có sẵn máy dệt cho khách “thử tay nghề” và hướng dẫn nhiệt tình cách quay tơ, dệt lụa… Ðó chính là điểm hấp dẫn làm tăng lượng khách du lịch tới đây.

Chị Nguyễn Thị Liên, chủ tiệm lụa Sinh Silk cho biết: “Từ khi làng nghề làm theo hướng du lịch, lượng khách đến cửa hàng nhiều hơn. Sức mua – bán cũng tăng đáng kể do hiệp hội làng nghề kết hợp với các hãng du lịch tổ chức đưa khách du lịch tham quan, thực hiện các chương trình truyền hình quảng bá nét độc đáo, đặc sắc của làng nghề tới công chúng. Đáp ứng thị hiếu của khách hàng, nhiều cửa hàng đã làm các sản phẩm từ lụa rất đa dạng với đủ loại màu sắc, giá cả cạnh tranh như: túi xách, ví đựng tiền, đựng điện thoại di động, khăn quàng cổ, quần áo thời trang, áo ấm mùa đông…”.

Ướm thử một tấm vải lụa vào người, chị Mary- du khách người Anh cười nói: “Lụa VN rất đẹp, mịn và hoa văn sắc sảo. Tôi  rất thích. Ở đây có dệt lụa theo yêu cầu của khách hàng nên tôi sẽ chọn những tấm vải ưng ý nhất để dệt làm quà cho bạn bè, người thân”.

Chị Mai Lâm– hướng dẫn viên một công ty du lịch tại Hà Nội cho biết, làng lụa Vạn Phúc là điểm du lịch được công ty thường xuyên chọn đưa khách đến tham quan. Đến đây, du khách không những có dịp mua các sản phẩm chất lượng mà còn được tìm hiểu thêm một nét văn hóa Việt.

Đầu tư, phát triển nhưng vẫn còn bấp bênh

Ông Nguyễn Văn Sinh– Chủ tịch Hiệp hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc cho biết: Từ 10 năm trước, làng lụa đã làm du lịch chuyên nghiệp song từ năm 2010 mới có kế hoạch phát triển du lịch làng nghề. Theo đó, thành phố cho phép các cơ sở dệt lụa mở cửa hàng đặt tên là phố lụa Vạn Phúc, đường làng được rải nhựa, các công trình miếu mạo, đền thờ ở làng được trùng tu khang trang…

Hiệp hội làng nghề kết hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Công thương để thu hút khách du lịch. Các hộ dệt lụa bổ sung thêm máy móc để giải phóng sức lao động nặng nhọc, năng suất cao hơn nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng, doanh thu cao. Cụ thể: Năm 2009 doanh thu của làng lụa Vạn Phúc đạt 45 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 60 tỷ đồng và năm 2011 dự tính đạt 65 tỷ đồng.

Hiện nay, phường Vạn Phúc có 13.000 nhân khẩu, trong đó 2/3 dân số sống bằng nghề dệt. Cả làng có 400 máy dệt thì 200 máy còn hoạt động, chưa kể có khoảng 400 lao động thời vụ từ quanh vùng đến đây làm việc. Cửa hàng bán lụa tơ tằm mọc lên ngày càng nhiều, hình thành ba dãy phố lụa với trên 150 cửa hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách. Chị Hoàng Oanh (quê Quốc Oai) nói: “Với công việc bán hàng, tôi được trả lương từ 2-2,5 triệu đồng/ tháng, còn thợ dệt ăn theo sản phẩm, được trả từ 2,5- 3 triệu đồng/ tháng”.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, vài năm trở lại đây giá nguyên liệu tăng lên đáng kể, nhất là từ năm 2009 tới năm 2010 giá tơ đã tăng gần gấp đôi, trong khi đó các sản phẩm bán ra chỉ tăng chút ít. Nguồn nguyên liệu không ổn định, đầu ra phụ thuộc vào lượng khách du lịch nên một số người dân dù rất yêu nghề nhưng không thể sống nhờ nghề truyền thống, đành ngậm ngùi bỏ nghề.

Lụa Vạn Phúc

Du lịch, GO! - Theo Quỳnh Mai, Tuấn Ngọc (Phunuonline)
Khách du lịch đến Bắc Kinh không ai bỏ qua món vịt quay Bắc Kinh nổi tiếng. Vậy nhưng tại Cao Bằng cũng có một món vịt quay độc đáo không kém mà khi đã ăn rồi thì ai cũng cũng phải tấm tắc khen ngon: đó là món Vịt quay 7 vị.

< Vịt quay 7 vị tại Cao Bằng.

Cao Bằng là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên có độ cao từ 600 – 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Bởi vậy không hề ngoa khi nói muốn ăn vịt 7 vị đặc sắc của Cao Bằng phải khoác balo...lên núi.

Không phải như món vịt thông thường, để có món vịt quay Cao Bằng, ngay từ khâu chọn vịt đã rất công phu. Vịt cỏ không dùng được, ngược lại vịt quá to, nhiều mỡ cũng bị loại. Vịt vừa phải, chắc thịt, sáng lông, nặng khoảng 1,8 kg, 2 kg được làm sạch, mổ moi cho khéo rồi nhúng qua nước sôi làm săn thịt.

Quan trọng nhất là khâu ướp vịt. Mắm, muối hoà lẫn trong nước 7 vị rót từ từ vào bụng vịt để gia vị ngấm sâu vào từng thớ thịt. Một chiếc lạt tre dẻo, chẻ mỏng và chuốt nhọn đầu dựng làm kim, khâu bụng vịt, giữ cho nước không chảy ra ngoài. Theo nhiều người 7 vị đó có lẽ là bí quyết riêng của người Tày sống ở miền đông tỉnh Cao Bằng.

Vịt được thổi phồng và nhúng qua nước sôi một lần nữa, sau đó rưới mật ong và quét dấm lên khắp thân. Cách làm này khiến cho thịt vịt vừa mềm, vừa có vị đậm của mật ngọt, lại không bị khô da khi nướng trên than hồng. Than nướng vịt phải trộn thứ than củi khô, bén lửa đều thì thịt sẽ không bị ám khói.

Con vịt nóng giãy, bị xẻ làm đôi chỉ bằng đúng một nhát dao. Nước dùng trong bụng vịt được đổ riêng ra bát, dùng luôn làm nước chấm hoặc tưới lên đĩa thịt. Con dao nhà nghề phập từng nhát một để tạo ra những miếng thịt sắc cạnh, còn nguyên lớp da. Lớp thịt sau da mầu hồng đào, vừa chín tới, mềm và ngọt. Nhưng quyến rũ hơn cả là mùi thơm vô vùng khó tả.

Vịt sau khi quay được chặt nhỏ xếp ra đĩa, da óng màu mật, rộm vàng cánh gián. Thịt ăn chắc ngọt, mềm nhưng không bở, không dai. Mỗi khi răng cắn ngập vào miếng thịt, người ta phải nhai thật chậm để thưởng thức hết vị ngọt của mật ong rừng quyện với vị béo của dầu, vị ngon của miếng vịt non đầu tháng săn chắc.

Ẩn sâu trong từng miếng vịt quay là một mùi hương ngai ngái như mùi lá non, vị hơi đắng nhưng càng ăn càng đậm thịt. Đó là do thứ nước sốt 7 vị được lấy từ trong bụng vịt rưới lên.

Những người từng được nếm qua đều đoán già, đoán non rằng trong 7 thứ gia vị ấy, có rất nhiều vị là rễ và lá cây được lấy ở trên rừng. Vì vậy, dù nhiều người muốn học tập cách làm vịt quay của người Cao Bằng, nhưng đều không thể gợi nên được mùi vị đặc trưng ấy.

Du lịch, GO! - Theo Nguyên Nguyên (Datviet), Nghị Quế (Amthuc), ảnh internet
Để đi hết chiều dài con sông lớn thứ 12 trên thế giới và khám phá những nét văn hóa truyền thống, nếp sống bản địa phong phú, độc đáo của các cộng đồng dân cư, các quần thể tự nhiên dọc 2 bên bờ có lẽ phải mất rất nhiều năm.

Sông Mê Kông dài xấp xỉ 5.000 km, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua Vân Nam (Trung Quốc), Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Để đi tham quan các địa danh của những quốc gia trên dọc con sông vĩ đại này có lẽ phải chia ra từng chặng như: TP.HCM - Siem Riep, Luang Prabang; Bến Tre - Mỹ Tho - Cần Thơ - Châu Đốc. Đi tuyến nào thì du khách vẫn sẽ được tham quan các đất nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông trên những chiếc thuyền.


< Những đập nước thủy điện trên dòng Mê Kong.

Phân nửa chiều dài sông Mê Kông nằm ở Trung Quốc mà nguồn của nó có khởi điểm từ vùng núi cao của tỉnh Thanh Hải, băng qua Tây Tạng, theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam rồi mới đổ ra các nước như Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi đổ ra biển Đông tại lãnh thổ của Việt Nam.

Mặc dù ở thượng nguồn sông có rất nhiều địa danh nổi tiếng như các cảnh sắc ở Vân Nam, cao nguyên Tây Tạng song do địa hình trắc trở và dòng chảy hung dữ nên hoạt động du lịch trên sông được biết đến nhiều hơn ở những vùng hạ lưu.

Hạ lưu sông được tính từ vùng Tam giác vàng nổi tiếng thế giới, nơi tiếp giáp giữa ba nước Lào, Thái Lan, Myanmar. Rất nhiều du khách đến đây đã tranh thủ chụp hình kỷ niệm cạnh các tấm biển hình tam giác cũ kỹ đề chữ Tam giác vàng với sự, đa dạng của các nền văn hóa. Điểm độc đáo đầu tiên của vùng này là chung một không gian địa lý, chung một dòng sông nhưng các động đồng dân cư lại mang những nếp sống, phong tục khác biệt nhau.

Việc đầu tiên du khách bước chân đến đây nên làm là lên ngọn đồi Sop Ruak để có thể nhìn toàn cảnh 3 nước Thái Lan, Lào, Myanmar.

Sông Mê Kông cùng với nhánh sông nhỏ Sop Ruak đã tạo nên ngã ba sông của vùng Tam giác vàng. Sự độc đáo của văn hóa từng nước có lẽ được thể hiện mạnh nhất ở đây do sự cạnh tranh giữa các dân tộc: Thái Lan nhộn nhịp, rực rỡ sắc màu, Lào trầm lắng, cổ kính và Myanmar lại yên ắng, bí ẩn.

Ngay ở phần đất nhô ra phía sông của Myanmar là một ngôi chùa và một lầu tứ giác. Những ngôi chùa như thế này ở Tam giác vàng dường như là khá nhiều. Thật lạ lùng, vùng đất này vốn nổi tiếng về việc buôn bán ma túy song lại có rất nhiều ngôi chùa nghèo nàn và tĩnh mịch. Nên đến đây để tham quan, du khách hẳn không thể không ghé qua Mae Sai, thị trấn cực Bắc của Thái.

Tuy là một thị trấn bé song đây là một trong những cửa ngõ hiếm hoi để có thể vào được Myanmar - đất nước vốn rất khép kín với thế giới bên ngoài. Ở Myanmar, du khách có thể tranh thủ thăm những mái chùa vàng nhọn hoắt như mũi giáo đâm thẳng lên bầu trời xanh lồng lồng ở thành phố Tahchilek - nơi mà mọi thứ dưới mắt trời đều được đem bán, từ lông thú, ngà voi, hồng ngọc và các đồ ăn vừa rẻ, vừa ngon.

Dù nổi danh với các loại "hàng trắng, hàng đen" song, nguồn thu từ du lịch tại vùng này xem ra vẫn là thu nhập chính của người dân với những tour hấp dẫn như "3 đất nước - 1 điểm đến".

Được mệnh danh là dòng sông về văn hóa nhưng sông Mê Kông cũng là dòng sông mẹ của 6 quốc gia ẩn chứa nhiều tài nguyên quý mà nhiều năm nay đã nuôi sống những thế hệ dân cư dọc 2 bên bờ. Hành trình khám phá Mê Kông cũng là dịp để du khách chiêm nghiệm về nguồn tài nguyên vô tận của sông. Mê Kông nuôi dưỡng hàng trăm loài  sinh vật quí như: cá Úc - loài cá nước ngọt lớn nhất hay cá trê, cá đuôi gai độc khổng lồ, cá nhái răng nhọn, cá chép lớn, cá tầm.

Ngoài những tài nguyên thiên nhiên quý hiếm như trên thì Mê Kông đã mang nước tới cho những cánh đồng nhiệt đới vùng hạ lưu, cũng là nơi giao thương tấp nập của cả 6 quốc  gia trong khu vực  Mê Kông đã  trở thành một hành trình hấp dẫn các du khách.


Du lịch, GO! - Theo Nguyễn Thành (Datviet), ảnh sưu tầm

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống