Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Sunday, 19 August 2012


Cuộc đổ bộ bãi biển Normandie năm 1944, một sự kiện còn ghi mãi trong lòng người Pháp cũng như hình ảnh chiến thắng Điện Biên Phủ. Với những người yêu mến lịch sử và chiến tranh thế giới thứ II thì chắc sự kiện này chẳng có gì xa lạ cho lắm. Trong bài viết này, mục đích của tôi không phải để lại viết một bài thuyết trình miêu tả sự kiện này mà viết về tâm trạng cũng như hồi ức của tôi trong thời gian đi dọc theo bãi biển Normandie và thăm những di tích chiến tranh còn sót lại nơi đây.

Nhớ lại thời điểm năm 2008, tôi theo một khóa thực tập 4 tháng về ngành quản ký khách sạn gần thành phố Caen, nằm ngay trung tâm của khu vực Basse Normandie, nơi các cuộc đổ bộ xưa kia xảy ra. Với lợi thế ở gần như vậy, tôi thường dành thời gian rảnh rỗi cuối tuần bắt xe bus kết hợp cùng đạp xe đạp dọc theo bờ biển để thăm những gì còn sót lại từ năm 1944. Bài viết này tổng kết lại nhiều mảnh nhật ký cá nhân mỗi khi tôi thăm một di tích (bảo tàng, nghĩa trang, phế tích căn cứ quân sự) để tạo hẳn thành một chuỗi thống nhất 

đạp xe dọc theo bờ biển để truy tìm những gì còn sót lại từ cuộc đổ bộ năm 1944 là một trong những thú vui của tôi trong thời gian thực tập vùng Norrmandie phía bắc nước Pháp
Trước khi vác vali đến đây,trong đầu tôi là những mường tượng thật hùng vĩ như sử thi đam săn bởi nó được thêu dệt lên qua những bộ phim tôi xem cũng như những trò chơi điện tử mà tôi đã từng chơi. Không bị ảnh hưởng sao được khi trò chơi nhập vai commandosCall for Duty quá hay. 

tôi biết đến sự kiện năm 1944 lần đầu tiên nhờ trò chơi điện tử PC Commandos hồi còn học lớp 10
tôi học được nhiều điều về thế chiến thứ II qua trò chơi này
Địa danh đầu tiên mà tôi phải nói đến là khu di tích lịch sử Arromanches. Arromanches đóng vai trò tối quan trọng trong chiến dịch đổ bộ bởi đây là một cảng nhân tạo làm bàn đạp cho quân đồng minh nhập đất liền và tỏa đi các nơi khác. Sự thành công trong việc xây dựng cả 500m cảng nổi trên biển mang tính quyết định đến sự thành công của chiến dịch. Thời gian hoạt động của cảng nhân tạo Arromanches không lâu, chỉ 100 ngày, nhưng 400.000 binh lính đã bước qua nó để đổ bộ đất liền cộng thêm 4 triệu tấn thiết bị quân sự và 500.000 xe vận chuyển (xe tăng, xe jeep, xe thiết giáp, xe tải vận chuyển…)


Cũng tại trên địa điểm mà hàng trăm con người đặt chân đến, ngày nay không còn gì nhiều còn sót lại, chỉ là lèo tèo hai cái bình bong bằng bêtông. « Port Winston » không còn nữa mà chỉ còn lại những khối sắt rỉ. Những tiếng xe tăng chạy rầm rú hay tiếng vang đầy khí thế của các chiến binh năm nào nay nhường lại cho không khí yên bình nơi chỉ còn lại những tiếng sóng vỗ vào.  

Quân liên minh sử dụng những « phao nổi » như thế này để xây dựng cảng nổi. Tất cả đều được làm bằng bê tông và thép ngay từ bên Anh. Sau đó, các tàu lớn chở cúng qua eo biển Măng-xơ và thả chúng gần Arromanches.

Sau những giây phút đi dạo trên những đụn cát, tôi thăm rạp chiếu phim Arromanches 360°,  một chiêu bài lợi hại mà người Pháp sử dụng để giúp cho du khách có được những mường tượng cụ thể hơn về lịch sử.  Rạp được thiết kế theo hình tròn mục đích để người xem nằm ngay tại trung tâm tạo cảm giác như thể họ chính là nhân vật trung tâm chứng kiến những giây phút hồi hộp của chiến dịch đổ bộ.


Bộ phim tài liệu « le prix de la liberté » được trình chiếu dưới 9 màn hính ở những góc độ khác nhau. Đây là một sản phẩm du lịch được xây dựng công phu với sự kết hợp song song giữa tư liệu lịch sử do các nhà quay phim thời điểm ấy thực hiện cộng với những hình ảnh của các di tích còn sót lại ngày nay. Với kỹ thuật chiếu 360°, tôi có cảm giác như đang chính là một trong những binh lính Mỹ, Canada, Anh hay Pháp cũng hừng hực khí thế trước giờ G, ngày 6 tháng 6 năm 1944. Thật vây, với kỹ thuật lắp đặt camera, tôi có cảm giác như chính mình đang đi bộ dọc theo cảng Arromanches, lái máy bay tiếp tế lương thực, xông vào một lỗ châu mai của địch hay cùng đồng đội đổ bộ lên bãi biển. Quá tuyệt !

Tại Arromanches, trên một ngọn đồi là chiếc xe tăng Pháp hiên ngang hướng nòng súng về bãi biển, nơi họ khởi xướng cuộc giải cứu quốc gia khỏi sự xâm lăng của Đức
Có thể nói Arromanches là một bàn đạp, không những về mặt chiến dịch đổ bộ mà còn là về mặt kiến thức hiểu biết. Hiểu được Arromanches rồi thì sẽ dễ dàng hiểu vị trí những bãi biển mà quân liên minh đổ bộ. Quay lại vào thời điểm thế chiến thứ II, quân Đức phải xây dựng một hệ thống kênh hào phòng thủ trải dài khắp phía bắc nước Pháp, kéo dài tới 5000km.


 Tuy nhiên, họ chỉ có tổng cộng 700.000 lính canh giữ trong khi đó, quân liên minh huy động đến gần 3 triệu binh kính từ Mỹ, Anh, Canada, Pháp. Sự đổ bộ ồ ạt cùng lúc lên các bãi biển khác nhau và sự chênh lệch về số lượng giải thích một phần cho thất bại của quân Đức


Các bãi biển này đều được đặt tên riêng và mỗi một bãi biển được giao phó cho một quốc gia: Utah Beach + Omaha (quân Mỹ), Gold Beach + Sword Beach (quân Anh), Juno Beach (quân Canada). Trong số 5 bãi biển này, tôi chỉ thăm được 2 bãi biển có quân Mỹ đổ bộ, một phần cũng là vì đây là hai bãi biển được tôi biết đến nhiều hơn thông qua các bộ phim tôi xem cũng như trò chơi điện tử .


Nếu như hai bãi biển Omaha Beach và Utah Beach là nơi quân Mỹ đổ bộ thì bên kia chiến tuyến, la pointe du Hoc là điểm phòng thủ đáng nói nhất của quân Đức.


Nằm trên một vực thẳm cao 30m, đây là nơi họ có thể nhìn được từ xa và khống chế cả hai bãi biển Omaha và Utah. Quân Đức cho xây kiên cố một lỗ châu mai với 5 khẩu đại bác có thể cày nát cả hai bãi biển trong vài phút .


Nhận thấy sự nguy hiểm đó, việc khống chế được lỗ châu mai này mang tính quyết định đến sự thành công của việc đổ bộ sau đó. Trước quộc đổ bộ vài ngày, quân liên minh cho máy bay dải bom rất nhiều để phá hủy các ụ pháo ở Pointe du Hoc nhưng các quả bom rơi xuống không chính xác nên không gây thiệt hại nhiều cho quân Đức đóng ở đây.

 Quân liên minh quyết định cử một biệt đội commandos xâm nhập vào căn cứ địch trước và cầm cự trong vòng 2 ngày trước khi chờ sự viện trợ từ quân đổ bộ từ Omaha Beach. Nhiệm vụ này được tái hiện phần nào trong trò chơi commando.


 Một tiểu đoàn hơn 200 đặc công được giao phó nhiệm vụ lẻn vào căn cứ địch bằng cách leo trèo vực thẳm từ dưới biển lên chỉ trong vài phút. Nếu như việc trèo lên không gây thiệt hại về quân số thì việc đôi công với quân địch tại đỉnh là lúc đẫm máu nhất.


Bị phản công tứ phía và bị cắt nguồn tiếp viện phía sau, cả tiểu đoàn chỉ còn biết nấp sau những hố bom (do máy bay liên minh dải thảm tạo ra trước đó) và cầm cự chờ cho đến khi quân đổ bộ ở các bãi biển Utah Beach và Omaha Beach gần đó đến giải nguy. Sau nhiệm cụ này, chỉ còn lại 90 lính là đủ sức chiến đấu, còn lại thì bỏ mạng.


Những ụ pháo như ở Pointe du Hoc được xây dựng dọc theo bờ biển Normandie và phần lớn đều bị phá hủy trước và trong chiến dịch đổ bộ bởi máy bay ném bom của quân Liên Minh. Ngày nay, không còn nhiều di tích lịch sử liên quan đến hệ thống phòng thủ của Đức. Cũng phải chịu khó đạp xe đi dọc theo bờ biển thì tôi mới phát hiện thêm hai địa danh nữa giúp ta mường tượng được phần nào sự kiên cố của nó.


Cái thứ nhất là hệ thống 4 ụ pháo 150mn ở thị trấn Longues-sur-mer được đặt ngay tại cửa biển Gold Beach hồi ấy thuộc phần đổ bộ của quân Anh. Được đặt ngay trên đỉnh một ngọn đồi cao 65m, đây thực sự là một vị trí lý tưởng để cố thủ và đánh chặn các tàu chiến ngoài khơi.


Các khẩu đại bác tầm bắn là 20km nhưng trên thực tế đã không hoàn thành nhiệm vụ và để cho quân Anh xuyên thủng. Chỉ sau 24h, ụ pháo của Đức bị khống chế hoàn toàn và hơn 200 lính Đức phải đầu hàng.  


Cái thứ hai là hệ thống chiến tũy phòng thủ của Đức có thể được tìm thấy ở thị trấn Grandcamp Maisy và cũng phải nói rằng địa danh này bị bỏ quên trong vòng hơn 60 năm rồi sau này mới được để ý đến để phát triển du lịch.


Chiến lũy ở đây dài khoảng hơn 2km với một đoạn chiến hào đào sâu dưới lòng đất và hiện tại vẫn còn. Tại sao phải mất hơn 60 năm người ta mới tìm lại được chiến lũy này ? Bởi vì ngay sau khi chiến dịch đổ bộ năm 1944 thành công, quân Liên Minh cho phá hủy và chôn vùi toàn bộ chỗ này. Những gì tôi nhìn thấy vào năm 2008 chỉ là một phần được các chuyên gia đào tìm thấy và mở cửa cho công chúng vào xem. Như vậy có nghĩa là dưới lòng đất có thể có thêm một đoạn chiến lũy nữa chưa được khai quật.


Với một hệ thống phòng thủ kiên cố như ở Grandcamp Maisy chấn giữ ngay cửa biển Omaha Beach, chúng ta cũng có thể mường tượng việc đánh chiếm được nó khó như thế nào. Nhưng vỏ quýt dày có móng tay nhọn và bãi biển Omaha Beach là nới chứng kiến sự so tài hấp dẫn giữa công và thủ. 


Omaha Beach có lẽ là một trong những điểm tôi yêu thích nhất sau Arromanches bởi đây chính là nơi đổ bộ đẫm máu nhất và cũng được lăng xê nhiều nhất qua phim ảnh. Ngày nay, đây là một bãi biển tuyệt đẹp nhưng vào năm 1944 thì đây là biểu tượng của sự dũng cảm, của lòng kiên định xen lẫn với sự bi thảm. Ngày mồng 6, hàng trăm ngàn lính Mỹ đổ bộ xuống như những cơn đại hồng thủy ào vào chiến hào quân Đức. Trải dài trên 6 dặm, Omaha Beach là bãi biển dài nhất trong số 5 bãi biển đổ bộ và do bị cô lập bởi những vực cao bao quanh nên đây cũng là khu vực hiểm trở khó tấn công nhất. Không phải ngẫu nhiên mà quân Đức chủ ý chọn vị trí này làm nơi phòng thủ. Ngoài lợi thế về vị trí, họ cũng cho xây dựng một hệ thống lỗ châu mai và mìn rất kiên cố. Người Đức rất tự tin vào hệ thống kiên cố này và đinh ninh rằng một khi quân Liên Minh đổ bộ thì chẳng khác gì những con thiêu thân lao vào những cỗ súng máy của họ.

Quân Mỹ đổ bộ như những con thiêu thân và thiệt hại rất nhiều về quân số ngay trong 6h đầu tiên. Nhưng người nào sống sót được là nhờ may mắn và sự che chở của những rào cản trên biển
  Và quả thật quân Mỹ đã gặp rất nhiều khó khăn từ nhiều phía : gió biển mạnh đẩy các con tàu đổ bộ dạt sang một bên nên không đến được điểm như dự kiến, các đợt đánh bom dải thảm trước đó không hiệu quả nên các lỗ châu mai Đức không hề hấn gì, các xe thiết giáp không đạt được độ gần với bãi biển như mong đợi nên không thể che chở cho binh lính và khiến họ phải trực tiếp hứng chịu cơn mưa đạn súng máy Đức.

Những ai may mắn sống sót lê lết ẩn náu vào các vực thẳm và tự lên dây cót tinh thần cho những đợt xâm nhập tiếp theo
 Đó là lý do vì sao gần 3000  binh lính Mỹ hoặc chết hoặc bị thương chỉ trong 6 tiếng đầu tiên trong khi họ chỉ tiến được có 2km. Quả không ngoa khi nói rằng kế hoạch đổ bộ ở Omaha Beach súy chút nữa thì thất bại nếu không nhờ may mắn và sự quả cảm không tưởng của lính Mỹ. Không thể đánh trực diện ngay tại bãi biển Omaha, những tiểu đoàn sống sót dùng những sức mạnh cuổi cùng xâm nhập vào hai vực thẳm hai bên sườn bãi biển, nơi mà hệ thống phòng thủ của quân Đức yếu hơn rất nhiều và phải nhờ đó kế hoạch mới thành công.
rất nhiều chiến sỹ hi sinh không có mồ chôn tử tế và đồng đội lấy súng thay cho chiếc thánh giá
Ngay tại nơi 3000 binh sỹ Mỹ tử trận là một đài tưởng niệm
Có thể nói sau kỳ công Arromanches, việc xuyên thủng hàng phòng ngự Đức ở Omaha Beach là điểm nhấn thứ hai, quyết định đến sự thành công cục bộ của chiến dịch đổ bộ Normandie. Quả thật là sự phòng ngự quá tốt của quân Đức đã khiến cho kế hoạch của quân Liên Minh kéo dài lâu hơn dự kiến, gần như là 12 tuần chứ không phải là một tuần.

một mặt, người ta dựng lại chi tiết cách mà quân Mỹ đổ bộ xuống, cách họ tự giải cứu trong tuyệt vọng trước dòng đạn của địch, và cách họ chết oai hùng
Để tưởng nhớ đến chiến công hiển hách của quân Mỹ, viện bảo tàng được xây dựng lên. Bên trong được trưng bày những hiện vật như đồng phục, vũ khí và những kỷ vật thuộc về binh lính đã ngã xuống. Các cảnh giáp chiến hồi ấy được tái hiện lại qua cách dựng rất sống động

mặt khác, cách chuẩn bị của quân Đức cũng được giải thích kỹ càng

Nghĩa trang liệt sỹ Hoa Kỳ theo tôi là địa điểm lịch sử nổi tiếng thứ hai sau Arromanches. Nằm rất gần Omaha Beach, tại đây là 9386 ngôi mộ của binh sỹ Mỹ hi sinh trong ngày đổ bộ.  Nói là « liệt sỹ » thì cũng không chính xác cho lắm vì đại đa số các binh sỹ hi sinh đều được xác định rõ họ tên, chỉ có 337 ngôi mộ là không biết nguồn gốc.


Nghĩa trang này đối với riêng tôi là một kỷ niệm đáng nhớ. Trên đường đến đây, tôi tình cờ gặp được hai chàng trai trẻ người Mỹ. Sau cuộc nói chuyện, tôi được biết cả hai đều là hậu duệ của hai mộ phần tại đây. Khi vào bên trong, tôi lại gặp thêm nhiều du khách Mỹ nữa, chắc cũng là con cháu đên đây thăm tổ tiên họ, những người đã ngã xuống mãi mãi tại một nới cách quê hương đến hơn  chục ngàn cây số.

rất nhiều hậu duệ của những binh sĩ Mỹ xưa kia quay lại nghĩa trang này để thăm mộ cha ông họ. Có lẽ cuộc tấn công ở Normandie là một trong những tiền đề reo rắt trong tâm trí binh sĩ Mỹ ngày nay một tâm niệm : hy hinh ở biên cương xa xôi cho một hòa bình lâu dài và sự an toàn của chính quốc gia họ. Phải chăng việc tấn công ở  irắc, Afghanistan cũng có nguồn gốc từ sự kiện này?


 Không nổi tiếng bằng Omaha Beach nhưng Utah Beach cũng để lại một số dấu ấn trong tôi. Tại đây, được xây dựng viện bảo tàng và nhìn từ xa trông giống như một con sò khổng lồ bị mắc cạn trên bãi biển. Và cái đặc biệt ở đây, đó là vị trí mà viện bảo tàng được xây lên xưa kia là lô cốt của quân Đức bị quân Mỹ khống chế


Khác với viện bảo tàng ở Omaha, chủ yếu giải thích về cuộc giáp chiến đôi công trên bãi biển, Utah Beach giải thích nhiều hơn về những công nghệ tiên tiến mà quân Liên Minh sử dụng trong ngày đổ bộ.


Quay lại quá khứ, Utah Beach đóng một vai trò khác so với 4 bãi biển còn lại. Thứ nhất, nó là phương án B, nếu như kế hoạch đổ bộ tại 4 khu vực kia không thành công thì quân liên minh vẫn có thể đổ dồn toàn bộ lực lượng vào Utah như quân bài cuối cùng. Thứ hai, quân liên minh cũng cần một cảng biển đủ độ sâu để đưa vào đất liền một số lượng lớn thiết bị quân sự trong một thời gian ngắn tiếp viện cho các khu vực kia và chỉ có Utah mới đáp ứng được nhu cầu đó. 


Ngày nay, trên bãi biển còn sót lại khá nhiều di tích giúp ta phần nào mường tượng được sự kiên cố trong phòng thủ của quân Đức. Họ thiết lập hàng loạt dây thép có gai để ngăn không cho lan can chở lính của đối phương đổ bộ. Tiếp đến là những bức tường bằng bê tông cao tầm 1m80 mục đích là để chặn bước tiến nhanh của xe bọc thép. Nhưng với chiến thuật hợp lý của quân liên minh, họ cho máy bay dải thảm để phá hủy những chướng ngại vật này và giúp cho kế hoạch Utah thành công.

Trái ngược với Omaha Beach, quân Mỹ ở Utah Beach không gặp quá nhiều khó khăn trong việc đổ bộ do lực lượng phòng ngự của Đức bị làm yếu đi sau những đợt oanh tạc của máy bay
quân liên minh ồ ạt đổ bộ lên Utah Beach cộng theo hàng ngàn tấn trang thiết bị tiếp viện cho các khu vực lân cận
Utah Beach ngày nay trở nên thành bình. Những vết hằn do bánh xe tăng chạy qua đã tan biến theo thời gian và nay là những đụn cát mịn
Hàng phòng ngự Utah bị xuyên thủng, 20 .000 lính thủy đánh bộ Mỹ cùng 1720 xe thiết giáp cùng lúc đổ bộ tại đây và Utah trở thành một bàn đạp cực kỳ quan trọng về mặt hậu cần và tiếp tế trong những cuộc giáp chiến tiếp theo của quân liên minh trong đất liền.

Chỉ thiệt hại không quá 100 binh lính, một đài tưởng niệm cũng được dựng lên để tưởng nhớ chiến công của họ


Đường Đại Ninh dài khoảng 90km bắt đầu từ QL20 (ngã ba Ninh Gia, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) đến QL1 (ngã ba Lương Sơn, huyện Bắc Bình, Bình Thuận). Trong đó: phần đèo chính dài khoảng 15km, phần đèo phụ chừng 13km, còn lại là đường dẫn quanh co.

< Đường vẫn vắng teo, trời có nắng nhẹ nhưng không nóng tý nào - Lúc này đã là 13 giờ 31 phút ngày 6/8.

Đầu tiên: đây là tuyến đường công vụ vào nhà máy thuỷ điện Đại Ninh khi xây dựng thủy điện này, chi phí do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư nằm luôn trong gói đầu tư tổng thể xây dựng nhà máy thuỷ điện - chủ yếu để đưa thiết bị vào xây lắp nhà máy.

< Vừa nói 'vắng teo' thì bổng nhiên xuất hiện một chị phụ nữ đi ngược lại, sau lưng mang gùi. Chả biết trẻ hay trung niên vì chị ta đội nón sùm sụp, mặt bịt kín - cứ trông như ninja.

Đến khi nhà máy đã hoàn thành, tuyến đường trở thành đường dân sinh nối liền Bình Thuận - Lâm Đồng và có tên gọi là đường Đại Ninh hay đèo Đại Ninh, đèo Lò xo.

< Chạy thêm vài cây số nữa thì thấy tuyến ống dẫn nước vào nhà máy thủy điện Đại Ninh. Đây cũng là chỗ chiếc xe khách du lịch đâm xuống tối ngày 13.3.2009 khiến 10 người thiệt mạng, 16 người bị thương. Trong đó có 2 người Việt Nam, còn lại là du khách Nga.
Do vậy chốn này cũng có 2 miếu thờ nhỏ để công nhân nhà máy hay người qua đường dừng chân thắp nhang.

Nếu tính từ thành phố Bảo Lộc đến thị trấn Liên Nghĩa thì QL20 đã được nối với QL1A bằng 3 con đường (có đèo) là:
- QL55 (có đèo Lộc Nam) chạy từ thành phố Bảo Lộc (QL20) đến thị trấn Tân Minh (QL1A).
- QL28 (có đèo Gia Bắc) nối từ thị trấn Di Linh (QL20) đến thành phố Phan Thiết (QL1A).
- Đường Lương Sơn - Đại Ninh (có đèo Lò Xo) nối từ ngã ba Ninh Gia (QL20) đến ngã ba Lương Sơn (QL1A), huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

< Bất chợt mình thấy bên mé phải xuất hiện nhà máy thủy điện Đại Ninh: Trong nhà máy này có 2 tổ máy với  công xuất 350MW.
Từ gần nhà máy trở đi bắt đầu có những gương cầu tại các khúc cua gắt: Tai nạn vẫn chực chờ cả với những lái xe điêu luyện của nhà máy, có gương cầu sẽ an toàn hơn.

Đường đèo Đại Ninh (Lò Xo) khá xấu từ đoạn ngã ba Ninh Gia cho đến thôn Ninh Loan do đang chờ sửa chữa, đoạn còn lại dài hơn nối từ Ninh Loan - qua đèo chạy đến Lương Sơn thì rất tốt dù có rất nhiều khúc cua gắt và những dốc cao 10° hoặc hơn nữa.

< Vòng vo qua vài cụm núi rừng lại có một góc nhìn khác của nhà máy thủy điện và đường ống, nhìn xa cứ trông như con đường lên đỉnh núi.


< Đường vẫn rất vắng. Tính ra số xe gắn máy mà mình gặp trên đèo chưa đếm đủ cho các ngón tay!

Về cảnh đẹp trên đường: đường đèo Đại Ninh không có nhiều cảnh bắt mắt như trên những đường ngang khác như đèo Gia Bắc nhưng so với đèo Lộc Nam: có lẽ không kém. Với liên tục những cua ngoằn ngoèo cùng dốc dựng cạnh đỉnh cao, đèo Đại Ninh vẫn là con đường lý thú dành cho người thích khám phá những cung đường hiểm hóc miền Nam Trung bộ. Chính điều này cũng là lý do tạo ra hai chuyến đi liên tiếp của bọn mình từ Tây sang Đông trong vòng vài ba tháng nay.

< Một trong những cổng xả nước của nhà máy thủy điện.
Thú thật là mình có ác cảm với những cái thủy điện này do đa phần thủy điện tại VN là 'sát thủ' với thiên nhiên, kẻ hủy diệt thác nước!
Vậy nhưng từ lúc tra thông tin để viết về chuyến đi này bổng thấy lại những bài nói về cảnh phát hiện và cứu nạn của các nhân viên trực nhà máy với những phương tiện của họ, góp tay cùng công an và dân địa phương lăn lội cứu người trong đêm thì mình nguôi ngoai. Thôi, đời buộc phải thế!

< Trông như một hang sâu phía trước mặt, bạn có thấy vậy không?

Giờ mình xin nói về nơi bọn mình đang đi: Huyện Bắc Bình.
Bắc Bình là huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận, nằm ở phía bắc của tỉnh. Đây là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa đã đi được một chặng đường hơn 300 năm. Trải qua nhiều đời xây dựng và đấu tranh gìn giữ bản sắc dân tộc, nhân dân địa phương đã để lại cho thế hệ hôm nay những di sản tinh thần vô cùng quý giá.

< Chính thức hết đèo. Bên kia, ở chiều ngược lại có biển báo "Lái xe chú ý: đường đèo Đại Ninh dễ sạt ở đất đá, rất nguy hiểm" - Riêng bọn mình thì cảm thấy thú vị vì biết thêm một con đèo nữa.
Hết đèo thật nhưng đường tiếp nối vẫn rất quanh co với liên tục nhiều cua gắt, chỉ có điều là không còn dốc cao và vực thẳm nữa thôi.
< Gặp ngã 3 nhánh rẽ vào thủy điện Bắc Bình, nửa kia xoay người lại chụp.

Về địa lý: Bắc Bình có diện tích 2125,6 km², mật độ dân số khoảng 63 người/ Km2. Huyện bao gồm 2 thị trấn gồm Chợ Lầu và Lương Sơn và 16 xã: Phan Lâm, Phan Sơn, Phan Điền, Bình An, Phan Hoà, Hải Ninh, Phan Rí Thành, Phan Thanh, Hồng Thái, Sông Bình, Sông Luỹ, Phan Tiến, Bình Tân, Hoà Thắng, Phan Dũng và Hồng Phong.
< Trước mặt là cầu Bản O, bản o chứng không phải bản không hay bản zero nhé.

Huyện có núi cao ở phía Bắc (1327m), sông Lũy phát nguyên từ cao nguyên Di Linh, chảy đến huyện lị thì quặt về phía đông, có phụ lưu bên trái là sông Mao Gió, có đầm Bàu Trắng, chợ quan trọng là chợ Chợ Lầu. Đường xe lửa và quốc lộ 1A từ bắc vào chạy theo lưu vực sông Lũy đến huyện lỵ rồi vào huyện Hàm Thuận Bắc.
< Qua khỏi cầu chừng trăm mét là đến khu tái định cư Phan Lâm - Phan Sơn thuộc xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Khu tái định cư với hàng trăm nóc gia, có đường nội bộ, có trung tâm cấp nước sinh hoạt, trường học, nhà văn hóa... và nhiều công trình phục vụ dân sinh khác.
Còn đất đai để bà con mình canh tác thì không biết thế nào.

< Cầu Phan Lâm phía trước. Nhìn thấp thoáng có đường dây cao thế, anten trạm điện thoại..., dzị là có thể alô!

Xét về góc độ văn hóa, Bắc Bình là nơi hội tụ của 16 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có ngôn ngữ, văn hóa khác nhau tạo nên sự sinh động, đa dạng. Xét về góc độ lịch sử, toàn huyện có 17 xã thì đã có 5 xã được phong tặng danh hiệu lực lượng anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

< Một ngọn núi nho nhỏ, phía dưới là rẫy bắp đang trổ cờ.

Sự tôn vinh và truyền bá những giá trị tinh thần của cha anh đi trước đã tạo cho Bắc Bình một khí thế mới trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.

Bắc Bình là nơi bảo lưu dòng văn hoá Chăm Pa đặc sắc. Vị công chúa cuối cùng của hoàng tộc Chăm Pa, người dân địa phương gọi bà là Bà Thầm, bà mất khoảng năm 1997.
< Từ đây đến QL1A còn 26km nữa, không còn xa. Tính từ nhà máy thủy điện xuống tới đây là địa phận của huyện Bắc Bình.

Dòng văn hoá Chăm có những giá trị nghệ thuật đỉnh cao trong đó điển hình nhất là nghệ thuật múa vẫn còn lưu giữ đến ngày nay và phát huy rộng rãi. Tiến sĩ nghệ thuật múa Đặng Hùng là người đã sống nhiều năm tại đây và nghiên cứu bảo tồn, phát huy nền nghệ thuật múa Chăm, các thể loại múa quạt, múa đội nước, múa Siva (cung đình) và nhiều thể loại khác đã từ lâu xứng tầm nghệ thuật bác học.

< Từ khi xuống lưng lửng đèo là mình bắt đầu nhận thấy cái nóng của miền đồng bằng ven biển: không còn cao nguyên nữa rồi.

Huyện Bắc Bình có 3 xã thuần đồng bào dân tộc Chăm gồm Phan Hòa, Phan Hiệp, Phan Thanh và 3 thôn xen ghép có người Chăm sinh sống là thôn Lương Bắc (xã Lương Sơn), An Lạc, An Bình (xã Bình An). Đồng bào Chăm ở huyện Bắc Bình gồm hơn 3.280 hộ với chừng 25.000 dân.
< Phút dừng chân (à, dừng xe chứ!) ngơi nghỉ: mấy chuyến gần đây bao giờ cũng đổ xăng đầy bình do không phài bỏ xe lên openbus nên không ngại 'hết xăng - trong khi đó: bọn mình cần 'nạp nước', nắng nóng quá mà - từ cao nguyên xuống vẫn chưa kịp thích nghi.

< Bảng ghi: chạythẳng là QL1A = 18km, rẽ trái là 'Bắc Bình', chả phải mình trong địa phận Bắc Bình gần 2 tiếng rồi sao?

< Mạch núi non vùng cao vẫn còn luyến tiếc kéo dài đến khúc này, nhưng không còn cao...
Phía phải mình là núi Một đấy, chả biết vì sao lại có tên đó.

Đồng bào dân tộc Chăm ở đây theo 2 tôn giáo chính là Bà La Môn và Bà Ni (Hồi giáo); trong đó có hơn 8.900 người theo đạo Bà La Môn. Cả hai tôn giáo này hoạt động vừa mang tính chất tín ngưỡng tôn giáo, vừa mang bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống. Ở huyện có tất cả 13 sư cả, 4 thầy xế, 62 vị mươm, 85 thầy chang, 30 mươm cả.
< Bổng nhiên xuất hiện những chướng ngại phía trước: những mấy tiểu đội bò, waoo! Muốn qua phải xin phép các ông 'ừm booo...'.

< Quang cảnh đột nhiên thay đổi với hai bên là rừng cây, cây bụi um tùm.

Các vị chức sắc, sư cả rất có uy tín, luôn được đồng bào Chăm quý trọng. Họ nói dân nghe, dân làm theo. Các vị chức sắc, tôn giáo này không chỉ là những người có kinh nghiệm nhất mà còn là những người có khả năng vận dụng những kinh nghiệm đó vào thực tiễn để giải quyết nhiều vấn đề phức tạp của cuộc sống.
< Một trái núi nhỏ khá đẹp, không tên.

Sư cả được coi là người đứng đầu của mỗi làng Chăm. Các vị chức sắc, sư cả là người am hiểu luật tục cũng như tâm tư, nguyện vọng của mọi người sống trong cộng đồng và được dân làng bầu lên để giải quyết những xích mích, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Ngày nay, họ còn là người vận động, giải thích và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, cùng với mọi thành viên trong thôn, làng tham gia xây dựng cuộc sống mới.
< Bất chợt xe mình lên một dốc rất cao... và xuất hiệm một chiếc cầu, cầu gì cao dữ vậy cà?

< Hóa ra cầu vắt ngang đường rầy xe lửa Bắc - Nam.

Về tài nguyên du lịch: Bắc Bình có những khu rừng nguyên sinh trong vùng giáp ranh với Lâm Đồng với những cảnh đẹp hồ thuỷ điện Hàm Thuận, Đa Mi, Thác Sương Mù, Thủy Điện Đại Ninh dọc theo con đường mòn mà xưa kia Bác sĩ Yersin đã lần tìm ra cao nguyên Liang Biang, Đà Lạt ngày nay. Cảnh sắc xuôi về những đồng bằng xanh ngát qua những thị trấn nhỏ thanh bình, xanh ngắt vườn thanh long.
< Dốc xuống dài không kém dốc lên. Mình thả trớn, nghe tiếng gió rít bên tai.

Nếu xuôi về hướng biển là cung đường du lịch ấn tượng nhất và đẹp nhất Việt Nam, con đường này nối từ thị trấn Lương Sơn về Mũi Né ngược về Hàm Tiến và Phan Thiết, đây là cung đường nối từ đồng bằng, vắt ngang lên những dải đồi cát hoang sơ nơi lưu dấu chiến khu Lê Hồng Phong oai hùng (nay thuộc xã Hồng Phong và Hoà Thắng).
< Một đoạn đường đang chờ láng nhựa. Rải đá nhưng chạy ngon hơn đoạn Ninh Gia - Ninh Loan nhiều vì được cán thêm đất đỏ.

< Lạng Sơn còn 4 cây số? Hổng phải, đây là Lương Sơn, hi hi...

Đến với Bắc Bình của tỉnh Bình Thuận du khách có thể tham quan thắng cảnh hồ Bàu Trắng, nhà cổ (bộ sưu tập văn hoá) Vương Quốc Chăm, viếng đền Ca Hoạch Bát, đền Thần Nông, đình Xuân An, đình Xuân Hội, đền Pôklông Moh Nai, đền Pô Nít, chùa Bà Thiên Hậu ….
< Ngoáy nhìn lại còn thấy núi Một...

< Thêm một đoạn đang sửa chữa. Do đường nhỏ nên láng nhựa kiểu thủ công. Xe cơ giới duy nhất gần đó là một chiếc hủ lô, còn gọi là xe lu.

< Lần 2 tái ngộ loài thú 'hổng quý hiếm', nhìn tự nhiên nhớ đến phô mai bò cười 'La vache qui rit'.

< Qua một chiếc cầu. Đố bạn biết con sông dưới đó có tên gì?

Đây là cầu Sông Lũy, con sông dưới đó cùng tên. Cũng trên dòng sông này, khi đến thị trấn Chợ Lầu (QL1A) cũng có cây cầu mang tên 'Sông Lũy', còn tại Phan Rí Cửa cũng có cây cầu mang tên 'Sông Lũy' (cũng trên sông này) nối liền Hòa Phú với trung tâm thị trấn.
Những 3 cầu mang cùng một tên trong một góc tỉnh! Xem ra cái tên ni có giá trị ngàn vàng đó nghen!

< Qua cầu rồi là vào thị trấn Lương Sơn.

< Rồi QL1A xuất hiện phía trước, đến nơi rồi! À, nhưng chưa - bây giờ còn phải thêm khoảng đường hơi bị dài cho đoạn Lương Sơn - Hòa Thắng - Mũi Né nữa.

Còn tiếp

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18

Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!

Saturday, 18 August 2012

Am Chúa nằm trên lưng chừng núi Đại An (còn gọi là núi Dưa), thuộc thôn Đại Điền Trung, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh. Am Chúa là nơi thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na – Bà Mẹ xứ sở đã khai sáng và truyền dạy cho dân chúng cách làm ăn, sinh sống.

Tín ngưỡng thờ Bà Thiên Y A Na được bắt nguồn từ tục thờ Bà Ponagar của người Chăm. Hay nói đúng hơn, những người Việt đến định cư ở đất này đã Việt hóa tục thờ Bà Mẹ xứ sở của người Chăm bằng truyền thuyết về Bà Thiên Y A Na giáng trần tại núi Đại An và hiển thánh ở Tháp Bà – Nha Trang.
Đến nay, ở Khánh Hòa vẫn lưu truyền câu nói: “Am Chúa hiển nhân, Tháp Bà hiển thánh” như một lời khẳng định về sự nối liền giữa di tích Am Chúa với Tháp Bà Ponagar.

Am Chúa được xây dựng năm nào không rõ, nhưng trải qua nhiều lần trùng tu, hiện nay am đã là một nơi thờ phụng trang nghiêm, tôn vinh huyền sử về Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Đường lên Am Chúa với hơn 100 bậc tam cấp đã được lát đá hoa cương. Sau khi qua cổng tam quan, du khách sẽ đến Am Chúa. Cấu trúc của Am Chúa có bái đường và chính điện. Trên nóc bái đường và chính điện đều có đắp nổi hình tứ linh “Long, Ly, Quy, Phụng”.

Ở gian bái đường còn đắp nổi đôi câu đối bằng chữ Hán ghi lại sự tích Bà Thiên Y A Na. Giữa chính điện là khám thờ Bà Thiên Y A Na, 2 bên thờ tả, hữu ban liệt vị. Tại Am Chúa vẫn còn giữ được nhiều sắc phong của triều đình nhà Nguyễn, trong đó có sắc phong của vua Tự Đức cho phép thờ phụng Bà Thiên Y A Na là “Hồng Nhơn phổ tế linh cảm diệu thông, Mặc tướng trang huy thượng đẳng thần”. Điều đó phần nào cho thấy giá trị văn hóa của Am Chúa đã được khẳng định từ xưa.

Hàng năm, vào những ngày đầu tháng 3 (âm lịch), lễ hội Am Chúa được tổ chức, thu hút lượng khách hành hương rất lớn. Với nhiều nghi lễ cổ truyền như múa bóng, hát văn, tế lễ… lễ hội Am Chúa đang bảo tồn nhiều giá trị văn hóa tinh thần mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa của xứ Trầm Hương.

Không chỉ là di tích LSVH lâu đời, Am Chúa còn gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của quân dân xã Diên Điền nói riêng và huyện Diên Khánh nói chung. Hiện nay, trước sân của am vẫn còn một cây mã tiền cổ thụ có tuổi thọ trên 350 năm. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cây mã tiền nhiều lần được dùng làm cột treo cờ để biểu dương lực lượng, khơi dậy truyền thống yêu nước của nhân dân. Sau lưng Am Chúa còn lưu lại dấu vết của lô cốt, giao thông hào bằng đá do thực dân Pháp xây dựng trong những năm chiếm đóng tại đây.

Với nhiều giá trị văn hóa và lịch sử cách mạng, năm 1999 Am Chúa đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích LSVH quốc gia. Hiện nay, Sở VHTT đang lập dự án trùng tu tôn tạo Am Chúa với nhiều hạng mục: trùng tu am chính, xây dựng hệ thống điện nước, làm đường nhựa lên chân núi Đại An… Dự kiến, kinh phí của dự án trùng tu, tôn tạo Am Chúa là hơn 10 tỷ đồng. Hy vọng, từ dự án này, di tích LSVH Am Chúa sẽ phát huy được giá trị văn hóa truyền thống, ngày càng thu hút du khách đến với xứ Trầm Hương.

Du lịch, GO! - Theo BarSaigon, Báo Khánh Hòa

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống