Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Sunday, 19 August 2012

Rất nhiều người ra phố Bình Ba (Cam Ranh, Khánh Hòa) lại thích ăn vặt. Ra đó, nhờ người dân địa phương nấu giùm bữa ăn trưa, chúng tôi đi ăn vặt thay cho bữa ăn tối bởi nơi đây có nhiều món phải thưởng thức...

“Phố ăn vặt” của đảo Bình Ba tập trung ở cầu cảng. Nhưng những ngày chúng tôi đến Bình Ba, “phố” này dời sang khu sân bóng đá bởi có một đoàn lô tô đã đặt đại bản doanh tại đây.
Gọi là “phố” vì có rất nhiều hàng quán, bán đủ thứ đồ ăn, thức uống. Đây cũng là chợ duy nhất trên đảo Bình Ba. Bước xuống chợ là một mùi cá tươi đặc trưng và nụ cười tươi rói của những ngư dân vừa trở về sau mẻ lưới. Tiếng đon đả mời chào khách mua hải sản thay bằng âm thanh những mẻ cá, trai, sò, ốc với số lượng lớn cả tấn.

Thực đơn rất phong phú. Sau khi tắm biển Bãi Nồm, chúng tôi đến phố ăn vặt và lê la từ hàng quán này sang hàng quán khác.

Nơi đây nổi tiếng với một món hải sản chính là tôm hùm và những hải sản khác như ốc, cua, ghẹ. Ngoài món tôm hùm, du khách có thể thưởng thức một món mới lạ, đó là rượu tiết tôm hùm ấm nóng thơm nhẹ và cay nồng.

Một điều thú vị ở chợ là bạn có thể đổi hàng lấy hàng chứ không nhất thiết phải dùng tiền. Những hải sản tươi mới là thực phẩm để có món tôm hùm hảo hạng cho bạn thưởng thức. Chỉ duy nhất ở đây bạn mới có cảm giác thật nhất vì các món hải sản bắt sống và chín ngay trên bếp than hồng để thưởng thức vị tươi ngon, ngọt, tan ngay trong miệng khiến bạn sẽ nhớ mãi.

Món đầu tiên phải kể đến là bánh xèo hải sản, mỗi cái chỉ 3.000 đồng. Bánh xèo Bình Ba làm đúng điệu miền Trung, mỗi mẻ 4 bánh. Một thực khách ăn 2 mẻ vẫn chưa thấy đã. Nhân là tôm, mực và giá đậu xanh. Bánh không giòn và mỏng như bánh xèo chảo miền Nam nhưng có dư vị ngon miệng. Có thực khách ăn một hơi ba mẻ mà miệng vẫn thèm ăn.

Để ăn được nhiều món, khách nên ăn 2-3 cái bánh xèo, giá chưa tới 10.000 đồng. Sau đó, rề qua hàng bún chả cá. Tô nhỏ 10.000 đồng, tô lớn 15.000 đồng. Nước súp bún chả cá được nấu từ nhiều loại cá biển để lấy nước ngọt. Mỗi tô bún được bài trí bắt mắt, gồm bún, chả cá, chả thịt, trứng cút cùng hành ngò, hành phi...

Ba cái bánh xèo, một tô bún chả cá vẫn chưa làm khách phải ngán. Không khí hội hè của phố ăn uống này càng hấp dẫn và khách chưa muốn rời xa nó. Kế cận là những hàng quán bán nhiều loại hải sản, thực phẩm khác. Mất vài giờ để rề rà hết phố này để thưởng thức các món ăn của cư dân biển đảo.

Với khoảng 30.000-40.000 đồng, khách ăn uống ở “phố ăn vặt” đến no nê. Dù biết là khách du lịch nhưng người bán vẫn tính đúng giá, không “chặt chém”. Người bán hàng nói gọn hơ: “Dân trên đảo là người quen với nhau cả mà, bán đắt làm chi!”. Du khách cũng không ngoại lệ, bởi họ là “người thân” của cư dân trên đảo.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Cần Thơ Online, Đất Việt
Mỗi khi có hội, có lễ, người Tày ở các xã Tà Chải và Na Hối (huyện Bắc Hà, Lào Cai) lại tổ chức xòe. Những điệu xòe quyến rũ du khách đến với cao nguyên trắng Bắc Hà thơ mộng...

Say đắm lòng người

Xã Tà Chải và Na Hối nằm ngay sát thị trấn du lịch Bắc Hà, có 9 thôn bản, chủ yếu là đồng bào Tày sinh sống. Người Tày ở Tà Chải và Na Hối vốn nổi tiếng với các điệu múa xòe độc đáo, nhưng khi hỏi múa xòe có từ bao giờ thì chẳng ai có thể trả lời được.
Xưa kia, múa xoè chỉ để phục vụ cho gia đình thổ ty Hoàng A Tưởng giàu có và quyền thế nhất vùng núi Bắc Hà. Ngày nay, nhịp xoè là hoạt động không thể thiếu trong các lễ hội ở Tà Chải và Na Hối. Tất cả mọi người không phân biệt tuổi tác, nam nữ đều hoà mình vào những điệu xoè truyền thống, trong tiếng trống, chiêng, tiếng kèn pí lè rộn rã.

Ông Lâm Văn Lù - nghệ nhân múa xòe ở xã Tà Chải cho biết: Niềm đam mê xòe của dân tộc đã đến với ông từ khi mười tám đôi mươi, từ những buổi theo anh chị lớn đi xòe. Sau này tham gia bộ đội, rồi phục viên trở về, ông vẫn hăng say với điệu xòe và theo nó cho tới bây giờ. Với niềm đam mê, ông Lù đã thuộc tất cả các điệu xòe và biết sử dụng hầu hết các loại nhạc cụ. Hiện ông Lù là một trong số ít những người cao niên trong làng còn tham gia vào đội xòe.

Bảo tồn báu vật

Lên Bắc Hà lần này, chúng tôi được làm quen với ông bà Sophia đến từ nước Pháp. Họ là những người nghiên cứu về văn hóa, lần đầu tiên đến Viêt Nam. Đến Bắc Hà, ông bà Sophia không ngủ ở khách sạn mà lựa chọn ở homestay (ở trọ nhà dân).

Điều thật thú vị là ở tại đó, ông bà đã được xem múa xoè do chủ nhà mời đội xòe đến biểu diễn. Thích thú xen lẫn với sự ngạc nhiên khi xem những khúc đoạn xòe, ông Sophia chia sẻ: "Điệu múa xòe của các bạn thật là tuyệt vời. Tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, nam nữ đều hoà mình vào những điệu xoè truyền thống trong tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng kèn rộn rã".

Để khai thác thế mạnh và phát triển các điệu xòe truyền thống, người Tà Chải đã có nhiều cách làm hay nhằm bảo tồn văn hóa của dân tộc mình và phục vụ phát triển du lịch để xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Chính quyền xã Tà Chải đã thực hiện chủ trương dựa vào dân để xây dựng và duy trì các đội xòe tại các thôn bản, dòng họ, cụm dân cư.

Đến nay, toàn xã Tà Chải có 5 đội xòe ở các thôn Na Kim, Na Pác Ngam, Na Lo, Na Lang và Na Hối. Mỗi đội thường có từ 12 - 15 nghệ nhân nòng cốt, thường xuyên tập luyện vào lúc nông nhàn hoặc ban đêm, tại nhà văn hóa hoặc nhà trưởng thôn.

Ngoài ra, xã còn thống nhất với ban giám hiệu các trường học trên địa bàn, mỗi tuần dành từ 1-2 tiết học ngoại khóa để tuyên truyền và dạy các em những điệu xòe cơ bản, do “giáo viên” là những nghệ nhân trong xã truyền dạy. Đây là một cách thiết thực để “phổ cập” xòe cho thế hệ trẻ.

Theo ông Nguyễn Hữu Sơn - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lào Cai: "Xòe Tà Chải ở Bắc Hà là sự giao thoa, tiếp biến với điệu valse của Pháp. Khi người Pháp lên xây dựng những đội xòe cho dinh Hoàng A Tưởng, họ đã vô tình mang theo những nhịp của điệu valse vào xòe. Chính điều này đã trở thành nét riêng, mang hơi thở riêng của điệu xoè người Tày nơi đây”.

Du lịch, GO! - Theo Trung Chính (Danviet), internet
“Tan tầm rồi đuối không em?- Đuối lắm anh ơi!- Vậy anh mời em đi ăn cá đuối cho khỏe ra”... Có món ngon, anh bạn "a lô" rủ rê “đồng bọn” nghe thật vui tai.

Thoáng nhìn chú cá đuối bông xanh lợn lờ dưới đáy biển, thân hình lúc giống con diều khi giống cánh bướm và chiếc đuôi uốn lượn trông thật dễ thương. Song bạn sẽ giật mình nếu biết, đuôi loại cá đuối độc - nhỏ hơn ngón tay út - có thể giết chết một lực sĩ trong chớp nhoáng.
Có con, đuôi lại phát ra điện giật tê cả người. Có đuối nạnh (tựa nanh) khoái ủi những chướng ngại vật trước mặt... Mới biết, biển “mẹ” không chỉ bao la mà ẩn chứa bao kỳ thú! Song nói về chất lượng thịt, ngoài đuối đen (hắc cáy) dùng làm khô ngon số một, thì cá đuối nước lợ mới ngon nhớ đời!

Nấp bụi hành

So với cá đuối biển, đuối nước lợ nhỏ hơn, nặng trung bình khoảng 2 - 3 kg/con. Khu vực Nam bộ, vùng biển Vàm Láng - Tân Thành, Gò Công Đông, Tiền Giang và Cần Giờ, TP.HCM có nhiều cá đuối này.
Có dịp du ngoạn đến đây, bạn có thể tận mắt thấy những chú cá đuối mắt long lanh, đuôi ngoe nguẩy do ngư dân giăng câu kiều (câu không mồi ở tầng đáy), cào... bắt được.

Cá tươi, đem nhúng giấm nuôi pha ít nước hèm hoặc cơm rượu thôi ăn cũng đủ ghiền. Tuy nhiên, phần khử tanh cá đuối cực hơn các loại cá biển khác. Bởi ống thận cá xương sụn có khả năng tái hấp thu các chất urê và oxyt trimethylamin gây mùi khai. Do vậy phải khử tanh bằng nước ấm pha ít ớt hiểm giã và muối.

Hãy làm sạch phần gan và giữ lại để pha vào nước chấm, nhằm tăng độ béo tự nhiên mới ngon thượng thừa. Gia vị đồng điệu không thể thiếu ít củ hành tím, hành tây và củ sả bào. Quyện trong mùi thơm thanh của giấm vẫn nổi bật hương ngất ngát của sả cùng chút hăng nồng của hành. Tất cả như khuyến dụ khứu giác, kích thích tuyến nước bọt hoạt động mãnh liệt hơn...
Tức thì, thần kinh não bộ phát nhanh tín hiệu: thèm quá đi!

Món này có thể ăn kèm ít bún, rau mùi các loại cộng với nước mắm chua ngọt. Với những ai thích “gói gém” có thể cuốn bánh tráng, khế, chuối chát... chấm mắm nêm. Kiểu nào cũng say mồi!
Còn nhiều món đuối không thể thiếu hành như hấp, nấu cà ri, xào lăn... Đồng thời, đuối còn "nặng nợ" với khế.

Đuối ngon lụy... khế

Với dân “kẻ chợ”, hồn đuối đã lìa xác ít nhất một buổi, thế nên độ khai còn báo động hơn. Trăm sự cũng phải nhờ quả khế lủng lẳng sau hè. Chính xác hơn là quả khế chua vừa chín tới (hườm).

Lúc này, hỗn hợp nước khử tanh vừa kể trên phải gia thêm ít nước cốt khế. Chưa hết, bạn thử quét ít nước cốt khế cùng nước cam vào món đuối nướng muối ớt, lúc gần chín, sẽ tuyệt diệu hơn. Quả là thơm thanh thoát, như cô bé lọ lem thoáng chốc trở thành công chúa xinh đẹp. Ngoài ra, công trạng lớn nhất của khế là giúp người ăn ngừa chứng dị ứng hải sản, theo dược sĩ Bùi kim Tùng.

Tương tự, các món lẩu đuối, xào dưa cải... có thêm năm mười lát khế sẽ cuốn hút hơn. Thịt đuối vốn mềm dẻo lẫn ngọt dịu, chứa chút dư vị biển cả, nay uống chút chua thanh, thơm mát của khế khác nào gái ngoan gặp trai tài!

Ngẫm lại, dường như giữa biển cả và đồng bằng luôn có duyên nợ với nhau trong ẩm thực Việt. Hải sản giàu đạm, khoáng chất nhưng cũng chứa không ít rủi ro như dị ứng, ngộ độc. Bù lại, những tinh dầu trong trong rau gia vị cũng chính là những hoạt chất sinh học có thể hóa giải những rủi ro ấy.

Theo đông y, thịt cá đuối có thể chữa các bệnh đau âm hộ, bạch trọc, đái vặt. Và đó là cả một quá trình thử nghiệm, đúc kết gian nan, bền bỉ... của cha ông nhằm đạt ngưỡng ăn thay thuốc, tức y thực.

Du lịch, GO! - Theo iHay, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống