Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 20 August 2012

“Phượt” là câu cửa miệng của giới trẻ khi nói về những chuyến du lịch bụi đường dài bằng xe máy trong nhiều năm nay, phổ biến đến độ, những người chưa bao giờ “phượt” cũng biết nó là gì. Nhưng trekking thì khác. Nó còn khá mới mẻ và xem chừng có phần mạo hiểm trong mắt nhiều người. Tuy nhiên khoảng 4, 5 năm gần đây, nó đang thu hút những người yêu thích du lịch khám phá, nhất là những người trẻ.

Trekking - Ði, đến và sống

Cách đây chừng 6 năm, vào năm 2005, Nguyễn Hồng Giang (SN 1984)- một sinh viên của Học viện kỹ thuật quân sự đi tình nguyện trong một dự án bảo tồn Vọoc mũi hếch ở rừng đặc dụng Na Hang. Rừng đặc dụng Na Hang thuộc tỉnh Tuyên Quang, nằm trên vòng cung sông Gâm và sông Năng. Còn hoang sơ và gần như bảo tồn được nguyên vẹn các giá trị đa dạng sinh học, Na Hang hiện còn lưu giữ được trên 2000 thực vật.

Động vật ở đây cũng phong phú không kém, có hàng trăm loài chim, bò sát và thú, trong đó có nhiều loại nằm trong sách đỏ. Voọc mũi hếch- loại động vật trong dự án bảo tồn mà Giang tham gia cũng nằm trong số đó. Na Hang còn là nơi tập trung sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số như: Mông, Tày, Dao...

Hàng ngày, Giang phải đi bộ 3 tiếng từ lán trú cho đến trạm quan sát theo dõi và ghi chép. Ngày nào cũng như vậy, cứ sáng vác một ba lô đồ ăn, thức uống và một vài thứ cần thiết đi bộ đến trạm. Chiều tối lại từ trạm quay về lán ngủ lấy sức cho buổi hôm sau. Liên tục như thế trong 20 ngày. Đối với Giang đây là một trải nghiệm thực sự tuyệt vời, bởi trước đây, cậu đã từng mê mẩn các chương trình khám phá thiên nhiên trên truyền hình. Nhìn các nhà làm phim, nhà khoa học sống và làm việc nhiều ngày trong môi trường hoang dã, Giang đã từng nghĩ ước gì mình được thử cảm giác sống hòa mình thực sự với thiên nhiên như thế.

Giang cho biết, “khác với những lần đi du lịch trước đây, 20 ngày sống trong rừng cho tôi những trải nghiệm thực sự rất khác. Tôi phải đi bộ rất nhiều giờ mỗi ngày, vì vậy tôi thường phải tính toán sao để chỉ mang theo những vật dụng cần thiết nhất và học cách sống thích nghi với cuộc sống di chuyển liên tục trong những điều kiện địa hình và thời tiết khác nhau”.

Giang cho rằng, ấn tượng lớn nhất đối với cậu trong quãng thời gian này chính là được sống như một người bản xứ, cũng đi chợ phiên, ăn các món ăn của người dân tộc và sống tách biệt khỏi cuộc sống thành thị hiện đại. Và có lẽ, trải nghiệm của lần đầu đi rừng ấy thôi thúc Giang quay trở lại đây vào năm 2006. Cũng chính từ chuyến đi này, cậu mới lần đầu biết đến khái niệm “Trekking”.

Trekking là một chuyến du lịch đặc biệt có đôi chút mạo hiểm. Bởi không giống với những cung đường thông thường khác, người đi chỉ có phương tiện di chuyển duy nhất chính là… đôi bàn chân của mình. Phải đi bộ, tự mang vác đồ và thường là đi vào rừng, núi, bản làng xa trung tâm không có đường cho ô tô, xe máy và đi bộ mất nhiều thời gian, vất vả, thậm chí là có nguy hiểm nữa.

Hiện nay, có một vài nơi được nhiều người chọn trekking nhiều nhất như vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Nam Cát Tiên (Đồng Nai), núi Lang Biang (Lâm Đồng), khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luôn (Thanh Hóa)… Những điểm đến tuy không xa lạ nhưng cung đường để chinh phục nó thường không có tên trên bản đồ mà chỉ đi đến tận nơi du khách mới biết và khám phá ra những điều đặc biệt. Chặng đường đi trekking thường rất hoang dã nhưng cũng nhiều bất ngờ thú vị…

Anh Nguyễn Chí Bình - là một hướng dẫn viên du lịch đã từng thực hiện cả trăm cuộc trekking lớn nhỏ chia sẻ: “Trong các hoạt động thể thao mạo hiểm, hình thức Trekking được nhiều bạn trẻ quan tâm vì nó là môn chơi ít tốn kém so với các môn chơi khác, sử dụng sức lực cá nhân  giúp rèn luyện thân thể, có ích cho sức khỏe, thách thức cảm giác được chinh phục và hòa mình vào thiên nhiên hoang dã…

Việt Nam có địa hình đồi núi phong phú với nhiều cao độ khác nhau mà nổi bật hơn hết là đỉnh Fansipan (3.143 m so với mực nước biển, cao nhất Đông Dương) và một loạt các ngọn núi khác với cao độ hơn 2.000 m là điều kiện lý tưởng cho việc phát triển bộ môn này ở nước ta. Nếu như ở Bắc Tây Nguyên có ngọn Ngọc Linh (2.598 m, cao nhất dãy Trường Sơn và cao thứ nhì tại Việt Nam) thì vùng Nam Tây Nguyên, với 3 ngọn núi Chu Yang Sin, Lang Biang và Bidoup tạo nên Cao nguyên Lâm Viên, là 1 nơi thật sự dành cho trekking”.

Ði để được là chính mình

Không chỉ tổ chức trekking vì công việc, đối với anh Bình “chỉ trong những chuyến đi như vậy, tôi mới thật sự được là chính mình”. Anh chia sẻ, “chúng tôi đi không phải để chứng minh với ai điều gì cả, đơn giản chỉ là muốn tìm đến những gì chân thật nhất của thiên nhiên, con người, ăn những món ăn đặc trưng của vùng ấy, uống chén rượu của bản làng ấy, tìm hiểu cuộc sống của họ ra sao…”.

Đam mê du lịch, Bình thực sự là một tay tiêu biểu của “chủ nghĩa xê dịch”, yêu thích thể thao mạo hiểm, ưa khám phá và khao khát tự do. Chẳng thế mà, không chỉ rong ruổi trên các cung đường bộ bằng xe máy, Bình còn chinh phục các con sông, thác lớn bằng kayak, chinh phục bầu trời bằng dù lượn, chinh phục biển bằng lặn…  Trong tất cả các hình thức trải nghiệm ấy, anh cho rằng trekking mang lại những cảm xúc rất riêng. Chỉ có trekking thì người đi du lịch mới gần gũi với thiên nhiên, con người đến thế.

Quay lại với câu chuyện của Hồng Giang. Năm 2006, Giang quyết định quay trở lại Na Hang, thực hiện một chuyến đi xuyên từ Na Hang sang Ba Bể- Một cuộc hành trình kéo dài 9 ngày. Đây có lẽ là chuyến trekking chính thức của Giang và nó mang đến cho cậu những bài học đầu tiên, bài học cơ bản, và đơn giản nhất mà bất cứ dân trekking nào cũng phải biết.

Giang kể, “chuyến đi đầu tiên của chúng tôi tuy không gặp phải những sự cố nào tuy nhiên có một vài bài học được rút ra, chẳng hạn như chúng tôi mang nhiều đồ theo không hợp lý, ba lô không tốt nên bị rách, tính toán sai nên mang không đủ pin dùng chiếu sáng…”. Giang cho biết “có những việc tưởng chừng như vô cùng đơn giản nhưng cần phải lưu ý khi đi trekking chẳng hạn như phải mặc loại quần áo chống nước hoặc nếu có ngấm nước thì phải nhanh khô nếu không sẽ rất khó di chuyển. Ba lô cũng vậy, phải là ba lô loại tốt và không ngấm nước, vì ba lô sẽ nặng dần lên khi sức khỏe của bạn bị giảm sút”.

Tuy nhiên, mỗi một chuyến trekking là mỗi lần ném mình vào một thử thách khác nhau nên việc rút kinh nghiệm sau mỗi chuyến đi không có nghĩa là những chuyến sau bạn không gặp phải những sự cố khác.

Năm 2008, Giang thực hiện chuyến trekking Fanxipan theo một con đường khác đi từ phía Lai Châu và bị lạc trong rừng 2 ngày đêm, thời tiết xấu, thức ăn mang theo cạn sạch, nửa đêm bình ga du lịch mang theo bị nổ làm cháy lều và phải ngủ trong hốc cây giữa rừng, tinh thần của mọi người trong nhóm bắt đầu lục đục, trách móc lẫn nhau và ai cũng mệt mỏi…

Nhưng những ai đã chấp nhận dấn thân cũng có nghĩa là phải sẵn sàng đối diện với thử thách. Bởi mỗi một cuộc hành trình sẽ có những “món quà” và có cả những khó khăn sẽ chờ ở phía trước.

Vì vậy, một khi đã vác ba lô lên vai, đặt chân vào hành trình này thì chẳng có cách nào khác là phải tự trang bị thật tốt và chuẩn bị những kỹ năng sống cần thiết cho những tình huống tồi tệ nhất, cho mình và cho cả đồng đội của mình. Chẳng hạn rèn luyện thể lực, sự dẻo dai, tập bơi, tập leo núi, đu dây…  Chẳng ai nói trước được lúc nào sẽ phải sử dụng đến nó.

Trekking có lẽ hơi quá vất vả cho những ai chỉ thích thể hiện bản thân. Thật thú vị khi biết rằng, phần lớn những kẻ trekking “khủng” lại là những người thích “ẩn mình”. Họ không muốn nói về những chuyến đi như một thành tích bởi với họ, đi đơn giản là để được sống với chính mình mà thôi.

Du lịch, GO! - Theo Hà Trang (VTC), internet
Cuối đoạn đường Đại Ninh này, bọn mình đến thị trấn Lương Sơn với QL1A giao cắt ngang qua.

< Bọn mình vào quán nước ngay góc đường đi Hòa Thắng để nghỉ chân, giải khát, lúc này đã là 14h45 chiều.

Lương Sơn là một thị trấn thuộc huyện Bắc Bình, Bình Thuận (Lương Sơn cũng là tên một thị trấn của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) cũng là điểm giao tiếp của nhiều trục lộ chính như QL1A Bắc Nam, đường Lương Sơn - Đại Ninh nối với QL20 tại  ngã 3 Ninh Gia, TL716 nối Hòa Thắng - Mũi Né...

< Thoạt đầu chỉ có bọn mình và cô gái cầm miếng giấy, hồi sau thì thế này: thật rôm rả!

Thị trấn có con sông Lũy chảy dọc theo phía Bắc là nguồn cung cấp nước tưới tiêu nhưng cũng là tác nhân gây lũ lụt.
Ngày 23/10 năm 2010: cơn lũ quét bất ngờ ập đến khiến gần 1.000 ngôi nhà bị ngập trong đó có những nơi ngập sâu gần 2m, hư hại 90 ha hoa màu chủ yếu là lúa đang vào vụ thu hoach, thanh long, ngô…, hàng chục km dọc bờ sông Lũy bị sạt lở. Ước tính thiệt hại ban đầu lên đến hàng tỷ đồng nhưng mau mắn là không có thiệt hại về người và gia súc.

< Tiếp tục lên đường hướng về Bàu Trắng, bọn mình đang qua một con dốc cao. Bây giờ đường này cũng chính là TL716 nối dài đến 'Kinh đô resort' Mũi Né.

Theo những người dân địa phương, gần 2h sáng, bất ngờ nước từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn và nhanh, họ chỉ kịp chạy ra khỏi nhà. Trong vòng một giờ đồng hồ tất cả mọi thứ đều bị chìm trong nước.
< Đường Lương Sơn - Hòa Thắng ngày nay láng nhựa phẳng phiu chả bù với lúc hơn 10 năm trước chỉ là con đường đất đỏ lúc lên đồi, lúc xuống dốc.

Còn theo số liệu của Trung tâm khí tượng thủy văn huyện Bắc Bình, đỉnh điểm của đợt lũ quét vào khoảng 3h sáng, lúc nước trên sông Lũy vượt ngưỡng báo động 3.

< Mình có tấm ảnh cũ của đoạn này cách này mười mấy năm nhưng nay tìm lại hoài mà không thấy: xưa đường đất nhưng đẹp lắm, hai bên là cây rừng, cây bụi - trước sau là con đường tít tắp, xe chạy đến đâu bụi đường tung đến đó - ở đỉnh đường đồi cao nhất tại đây có thể thấy Bàu Trắng và mũi Hồng Chính.


< Ngẫm lại: đường tốt chạy nhanh thật nhưng đi đường đất cũng có cái thú riêng. Vậy nhưng điều gì cũng phải có sự phát triển chứ cứ 'hoài cổ' mãi thì xã hội không thể tiến lên được.

Giải thích của trung tâm khí tượng, nguyên nhân của cơn lũ là do mưa lớn trên thượng nguồn. Những địa bàn dọc theo con sông Lũy năm nào cũng xảy ra tình trạng lũ quét tràn về. Tuy nhiên cơn lũ quét sáng nay là lớn nhất kể từ năm 1996 đến nay.
< Còn chừng mươi cây số nữa sẽ đến Hòa Thắng.

Cơn lũ này tràn về nhanh với lưu lượng nước lớn nên Quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Lương Sơn bịngập nước cao gần cả mét, làm tắc ngẽn lưu thông. Xe cộ bị kẹt lại gần hàng chục km, đến gần 11h trưa nước rút nên xe mới lưu thông trở lại.
Hai năm qua, không còn một chút vết tích gì của cơn lũ lịch sử; còn chăng chỉ trong tâm trí người dân vì thị trấn đã khắc phục được hoàn toàn.

< Trên cao này nhìn thấy cả khoảng trời đất bao la...

Lương Sơn là nơi nghỉ chân, bọn mình chạy ngang QL1A tới ngã rẽ đi Hòa Thắng thì dừng lại: chổ này bên trái có một quán nước khá đông khách. Quán chỉ còn độc nhất chiếc bàn và ghế đá phía ngoài là có chổ trống dù bàn cũng có một cô gái đang ngồi. Bọn minh ngồi xuống ghế đá đối diện vậy.



< Tít xa bắt đầu thấy xuất hiện các đụn cát: tốc độ 'xanh hóa' nhanh khiến diện tích cát ngày xưa dần thu nhỏ lại.

Cô gái bên kia phì phèo thuốc, tay ghi chép liên miên những con số, hóa ra là số đề. Hồi sau thì bạn của cô gái lại đến và ngồi đông như thế này đây! Thoạt đầu còn lạ lẫm, hồi sau thì câu chuyện thật rôm rả rất vui từ 'má anh này bị ong chích' đến chuyện du lịch và nhà nghỉ tại Mũi Né.

< Bắt đầu thấy hồ nước xanh xanh của Bàu Ông: một sự độc đáo của thiên nhiên với hồ nước bên sa mạc cát. Nước khiến cây cỏ xanh um, vườn tược tươi tốt.
Qua hồ thứ 1 này là phần doi đất nối liền với sa mạc cát bên trong. Mình rẽ trái theo đường đất cát vào trong nhưng được vài trăm mét thì bí lối, đành trở ra.
< Dốc cuối cùng trước khi đến đoạn cong đi Thiện Ái của TL716.

Nhìn nhóm bạn trẻ trông ngầu vậy đó nhưng theo bọn mình, quy luật tự nhiên là mình hãy đàng hoàng - người ta cũng đối xử với mình tương xứng. Vậy nên các bạn đi phượt cũng đừng quá ngần ngại khi nhìn dáng vẻ bề ngoài của người địa phương nhé.
< Còn khá nắng vì chỉ hơn 16h nên bọn mình không vội về Mũi Né, vậy nên rẽ trái theo đường đi vào trung tâm xã, ý định ghé Khu du lịch Sinh thái Bàu Trắng. Đường vào vẫn như năm kia, năm kìa.

< Một nhóm khách nước ngoài thuê xe Jeep phượt đồi cát nhưng xe họ bị hư, đang chờ tài xế thay bánh.

Nghỉ mệt, uống nước một hồi rồi thì bọn mình từ giả nhóm bạn trẻ và hướng về Bàu Trắng. Chút thông tin về nơi mình sẽ đến:

Khác với trung tâm du lịch Mũi Né rộn ràng và náo nhiệt, Hòa Thắng (thuộc huyện Bắc Bình, Bình Thuận) khá tĩnh mịch, mộc mạc, trữ tình.
< Vượt đoạn cát lún.

Vẻ đẹp tự nhiên của vùng quê khá đặc biệt này từng hút hồn biết bao du khách. Nói đến xã Hòa Thắng người ta nghĩ ngay đến Bàu Trắng. Tuy nhiên, người dân nơi đây lại gọi Bàu Trắng bằng Bàu Bà, Bàu Ông. Hai hồ nước khổng lồ này nằm cách nhau khoảng 500m, và nó là nguồn nước ngọt duy nhất nuôi sống hàng ngàn hộ dân trong vùng.
< Bảng của khu du lịch đây: xập xệ, lèng xèng...

Trong hai bàu thì Bàu Ông chỉ rộng chừng hơn hai chục héc-ta còn Bàu Bà rộng đến bảy - tám chục héc-ta, có độ sâu trên 20m. Dù ở độ cao gần 50m so với mực nước biển, nhưng Bàu Trắng có hoa sen thơm ngát bốn mùa, nước trong xanh mát quanh năm, tạo nên một cảnh quê đẹp đến kỳ lạ.
< Gởi xe rồi bọn mình vào trong, giá gởi là 5k.

Ngoài Bàu, Hòa Thắng còn có di tích Đền thờ nữ thần Yana ở phía nam Bàu Trắng, vị thần được người Chăm tin rằng đã mang đến nguồn nước cho con người và động vật rừng ở đây trong những mùa khô hạn.
< Nước long lanh trên mặt bàu. Nhiều nước lắm, mép nước như muốn tràn bờ.

< Vài chiếc thuyền nhựa đang chờ khách thuê.

< Đi thêm một đỗi nữa là đến chỗ cho thuê xe chạy trên cát. Thứ này mà chạy vào 'tiêu điểm' của mình đã chấm trước đó thì tuyệt, nhưng nặng túi quá nên thôi.

< 'Thôi' nên lết bộ vào đồi cát, cũng thú vị đó chứ?

Sẽ là thiếu sót nếu ta không nhắc đến những đồi cát trắng ở Hòa Thắng. Đồi cát có tên Trinh Nữ ở đây được giới nhiếp ảnh nghệ thuật cả nước phong là “đệ nhất đồi cát VN” vì nó còn đẹp hơn nhiều so với đồi cát Mũi Né. Đồi cát Trinh Nữ chỉ một màu trắng tinh khôi, trải dài ôm lấy Bàu Ông, Bàu Bà, thoắt ẩn thoắt hiện theo gió, mang hình thù của người thiếu nữ thon thả nằm nghiêng gợi cảm.
< Mé phải là những chiếc xe phóng vù vù lên các đồi cát cao.

Vào mùa hè, mới bốn, năm giờ sáng thì người dân trong vùng đã thấy những tay nhiếp ảnh chuyên nghiệp vác máy vào đồi cát chụp cho được khoảnh khắc mặt trời hừng lên ở đằng đông. Khi ấy, nàng tiên Trinh Nữ cũng vừa thức giấc, đẹp đến bất ngờ.
< Bọn mình thích mé trái hoang vắng hơn.

Hòa Thắng còn được tô điểm thêm bởi hàng chục cây số bờ biển hoang sơ, rất sạch. Hòn Hồng ngay sát Bãi Chùa có độ cao hơn 200m, có thể đứng đó phóng tầm mắt về vịnh Mũi Né bên cạnh. Trải dài theo Hòn Hồng là những bãi đá thạch nham hùng vĩ như bãi Gành, bãi Xếp, bãi Dơi mà cảnh biển hiếm nơi nào có được. Hòn Nghề, một hòn đảo tí hon chỉ độ hai héc-ta nhưng nằm sát bờ, tô điểm thêm cho Hòa Thắng cảnh non nước hữu tình.
< Bóng mát hiếm hoi trên sa mạc. Gió mạnh lắm, chân không trụ vững là té luôn đó.

Về lịch sử:

Hồ nước ngọt Bàu Trắng trước đây thuộc xã Bình Nhơn, huyện Hoà Đa, tỉnh Bình Thuận, nay thuộc thôn Hồng Lâm, xã Hoà Thắng, huyện Bắc Bình cách Phan Thiết khoảng 65 km về hướng Đông Bắc.

< Mình thấy một cặp xứng đôi người nước ngoài từ mé vắng này đang đi ngược ra, vậy là mở máy canh me...
Ảnh đẹp nhưng mất cảnh giơ tay chào sau hình này nửa giây.

Bàu Trắng hình thành từ lâu đời, nằm ở giữa vùng đồi cát rộng mênh mông xen lẫn nhiều nhóm cây rừng thấp. Nước trong hồ rất ngọt và trong. Từ xa nhìn lại một màu xanh mát dịu phủ lên những đồi cát trắng. Bàu Trắng chia thành 2 phần bởi một đồi cát vắt ngang qua. Nhân dân ở đây từ xưa đã gọi là Bàu ông và Bàu Bà, mặc dầu Bàu nước do thiên nhiên tạo nên nhưng trong dân gian vẫn tỏ lòng biết ơn vì đã cung cấp nguồn nước nuôi sống con người và động vật rừng ở đây vào mùa khô.
< Đỉnh đồi cát xa tít kia xem vậy mà cao lắm đó, cát từ đỉnh bị gió cuốn đi thành vệt dài.

Sách cũ viết về Bàu Trắng “hồ Trắng có hai hồ, hồ trên và hồ dưới, ở phía Tây Nam huyện Hoà Đa, phía Tây Ba động. Hồ trên chu vi 22 dặm lịch, nước trong, ngọt, bốn mùa không sụt giảm. Phiá Tây Bắc là động cát, phiá Tây Nam là chân rừng, trên bờ phía Nam có đền thờ Chúa động”.
< Hai cô gái nhờ phượt quái bấm hộ một tấm làm kỷ niệm, lạy trời cho hình ảnh trông mát mắt.

Nơi sâu nhất của Bàu Trắng là 19m (ngày nay người ta đã đo được có chổ hơn 20m sâu) và cạn dần về phía bờ. Quanh bờ có nhiều bông sen, vào mùa hạ sen nở rộ tô điểm thêm cho vùng cát trắng những màu sắc rực rỡ. Bàu Trắng là nơi có nguồn nước ngọt tự nhiên duy nhất ở xã Hoà Thắng và khu căn cứ cách mạng Lê Hồng Phong, như một bầu sữa lớn nuôi bộ độ và nhân dân Hoà Thắng trong 2 thời kỳ kháng chiến.

< Đồi cát cũng 'khều vai' gọi mình làm một pô!

Đã từ lâu đời, xung quanh Bàu Trắng đã có nhiều làng mạc của người Chăm xưa sinh sống và sử dụng nguồn nước trong hồ. Người Chăm đã dựng Đền thờ thờ nữ thần Thiên Yana. Khi người Chăm rời bỏ khu vực này đi nơi khác, ngôi đền cũng bị sụp đổ và hiện  còn lại dấu tích ở phiá Nam Bàu Trắng là dấu tích  của một giai đoạn lịch sử về sự chinh phục thiên nhiên của người Chăm ở đây trước khi người Việt đến.
< Thỏa thuê rồi, bọn mình trở ra. Chập choạng chiều nhưng lúc này Tây vẫn đang vào nhiều.

Có truyền thuyết cho rằng xưa kia nơi đây là một hồ lớn, sau người dân đắp đập cát chạy vắt ngang hồ để đi qua. Hồ lớn này từ đó bị chia thành 2 phần: tiểu hồ và đại hồ. Do “Bàu” trong tiếng địa phương nghĩa là “hồ” nên từ rất lâu, người địa phương đã gọi là tiểu hồ là Bàu.
< Hướng về Mũi Né. bọn mình chạy ngang hòn Nghê. Cách đây tầm 1 năm thì nơi đây đầy hố to hố bé do người ta khai thác titan, giờ thì xong rồi nên họ trả lại mặt bằng với bãi cát và rừng dương vừa trồng.

Năm 1867, nhà yêu nước Nguyễn Thông trên đường ra kinh đô Huế ghé lại đây và để lại hai bài thơ tả vẻ đẹp của Bàu Trắng (lúc đó ông gọi là Hồ Trắng): Qua Bình Nhơn sa mạc (Qua bãi cát Bình Nhơn) và Bạch Hồ nhàn hành (Dạo chơi Bàu Trắng) còn lưu giữ đến bây giờ.
< Ghé ngang khu Suối Nước ăn tô bánh canh cá + giò heo, giá 15k. 'Quán' lề đường này ngay bên cạnh quán cũ bọn mình đã ăn nhưng quán cũng đã mất tăm rồi.

Bàu Trắng ngày nay không chỉ là nơi cung cấp nước ngọt mà còn là thắng cảnh đẹp ở khu vực Hoà Thắng - Bắc Bình. với nguồn nước ngọt mát quanh năm đã làm diụ đi cái không khí nóng bỏng của đồi cát mênh mông là một thắng cảnh đẹp mà bất cứ ai đến vùng này đều nên ghé thăm.
Bọn mình lại ghé nhà nghỉ Thùy Duyên thuê phòng. Hôm nay thứ 2 nhưng mình trả 300k/ 2 đêm họ... hổng chịu, đòi 400k/2 đêm nên đi. Lại ghé Yến Nhi thì đòi 200k/đêm! Quaí, thế này thì trở lại Thùy Duyên ở cho sướng! Vậy nhưng lười trở lại nên... trả giá 300K cho 2 đêm, thế là ok!

Thùy Duyên bọn mình từng ở có nhiều phòng đẹp, rất sạch - máy lạnh nước nóng đầy đủ hết nhưng giá chỉ 200k, bạn nào sắp đi thì lưu ý nhé. Nhà nghỉ này nằm phía đất liền, đối diện Hòn Rơm 2, xuống biển tắm qua ngõ khu du lịch không mất tiền.

Tối tái ngộ cùng quán cà phê Quyên Sương ngay vòng xoay Mũi Né trong cơn mưa lất phất. Có điều: cà phê hôm nay hơi bị... khét.

Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần cuối

Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!

Sunday, 19 August 2012

Từ Nha Trang đi hơn 100km là đến Đầm Môn, qua một xóm chài khá heo hút, chúng tôi đi thuyền qua đảo Cá Heo, mất khoảng 15 phút chạy trên vịnh Vân Phong.

Không phải hòn đảo này có cá heo nên có tên gọi như vậy mà vì có hình dáng như con cá heo. Tàu chạy pành pạch qua mất cồn cát và rồi đập vào mắt chúng tôi là những trụ thép to cả vòng tay người ôm đang vươn lên mặt biển cao đến cả chục mét.
Người lái thuyền cho biết, những trụ thép đầu tiên để xây cảng Vân Phong mà báo chí đưa loan tin sẽ là cảng biển lớn nhất Đông Nam Á. Từ đây có thể nhìn thấy dãy các ngôi nhà của resort trên đảo Cá Heo.

Theo như Vinh, một nhân viên làm việc trên resort Cá Heo thì resort này có từ hơn chục năm trước và được du khách đặc biệt thích với sự yên tĩnh đến nao lòng và phong cảnh đẹp khi đắm mình trên mặt vịnh xanh trong.

Tối, tôi nghĩ mình có thể thả mình trong tĩnh lặng những suốt đêm, tiếng tàu chạy ầm ầm trên mặt vịnh. Hóa ra tàu chạy suốt ngày đêm để trở nguyên vật liệu chuẩn bị cho việc xây dựng cảng.

Những con tàu to cỡ vài vạn tấn chở những khối xi măng, sắt thép khổng lồ đỗ san sát, đè bẹp xuống dươi bóng của nó những con thuyền đánh cá nhỏ nhoi. Khi cảng Vân Phong bắt đầu được xây dựng, khách ra đảo

Cá Heo thưa dần. Giống như tôi, họ không thể bỏ ra khoản tiền không hề nhỏ cho một hành trình dài để đổi lấy tiếng ì ầm suốt đêm của những con tàu và làn nước đã đặc lại vì váng dầu.

Buổi sáng, trên đảo Cá Heo, chỉ có chúng tôi là những người khách hiếm hoi. Tôi cố hít một hơi thật dài để tận hưởng vị mặn mòi của biển. Bây giờ nó đã có lẫn mùi xăng dầu ngai ngái.

Khoảng 5 năm nữa, chắc cái resort trên đảo Cá Heo sẽ biến mất khi vịnh Vân Phong đặc quánh hơi người. Chỉ có những ngư  phủ là vẫn chất phác.

Vịnh Vân Phong đẹp đến nao lòng. Một bên là những dãy núi bạt ngàn rồi cát trắng miên man và đến biển nhìn xa vẫn xanh ngăn ngắt. Người ta nói “cái gì cũng có giá của nó”. Câu chuyện vịnh Vân Phong và đảo Cá Heo cũng vậy.

Du lịch, GO! - Theo Kienthuc, ảnh internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống