Sống chậm, thong dong, thư giãn nhưng cũng không kém phần sôi động, mạo hiểm đến thót tim… là những cảm giác mà MTB (Xe đạp địa hình) mang lại cho người chơi. Nhiều người chọn đi xe đạp như một phương án cho thời “bão” giá, nhưng với nhiều người khác “ngựa sắt” lại là một thú chơi kỳ quái, hấp dẫn, phiêu lưu. Thậm chí, để có một chiếc MTB ưng ý, dân chơi sẵn sàng bỏ ra con số tiền… tỷ.
Thời lên ngôi của “xế độp”
Xe đạp địa hình (MTB) đã xuất hiện từ lâu ở Hà Nội, tuy nhiên dân chơi MTB đánh giá đến thời điểm này mới thực sự là thời của các “xế độp”. Sở hữu một xế hộp hạng sang từ năm năm nay, tưởng như chẳng bao giờ Huy Hoàng còn nghĩ tới những dòng xe hai bánh.
Thế nhưng cách đây hai tháng, chàng Kiến trúc sư 30 tuổi lại quyết định “tậu” một “em” MTB. “Thấy bạn bè chơi xe đạp địa hình nhiều, mình cũng mua thử xem sao. Mua rồi mới thấy mình đã có một quyết định hoàn toàn… đúng đắn”, Hoàng chia sẻ.
Sáng sáng dậy sớm, đạp một vòng quanh Hồ Gươm, hít khí trời trong trẻo, tận hưởng cảm giác chậm rãi của từng vòng quay, nhìn đường phố tĩnh lặng chỉ có vài người đi bộ, bán rong, khiến chàng Kiến trúc sư cảm giác cuộc sống như chậm lại, thong dong và yên bình. “Trước đây hiếm khi nào tôi có được cảm giác đó, từ ngày có “em” MTB này cảm giác mình đỡ gấp gáp hơn. Mà cũng nhờ đạp xe đều đặn, tôi giảm được hơn 1 kí rồi đấy”, Hoàng hào hứng.
Không chỉ đạp “xế độp” tập thể dục vào mỗi sáng sớm, Thu Hà (Nhân viên Ngân hàng) còn ngày ngày đạp xe đi làm. Thậm chí cách đây không lâu cô quyết định bán đi chiếc xe ô tô tiền tỉ của mình. “Đi ô tô ngày nào cũng tắc đường. Từ nhà tới cơ quan có khi mất cả tiếng, trong khi đạp xe chỉ mất 30 phút.
Đúng là khói bụi thật, nhưng bù lại được cảm nhận cuộc sống theo một cách khác”, Thu Hà hứng thú. Không những vậy, theo cô nhân viên ngành Ngân hàng này, đạp xe còn là một cách tiết kiệm thời “bão” giá.
Xăng đắt đỏ, chưa kể những chi phí lặt vặt như bảo dưỡng xe, gửi xe… lặt vặt nhưng cộng lại cũng ra một khoản kha khá. Thậm chí đi uống cafe, tụ tập bạn bè cũng khó vì nhiều nơi không có chỗ để ô tô. Sau một tuần làm việc căng thẳng, áp lực, vi vu trên “xế độp” trên những con phố, hay vượt qua những địa hình khó khăn ở vùng ngoại ô…., vừa thong dong, vừa tiết kiệm, mà cảm giác cũng sang chẳng kém gì… siêu xe.
Có thể nói, sự lên ngôi của “xế độp” như một phong trào trong cộng đồng có rất nhiều lý do. Những niềm vui từ việc guồng đôi chân, bỏ sức ra để đạp xe thay vì phụ thuộc vào máy móc, vào số hóa, tự động … khiến những tư duy vốn gắn với những xe tay ga, xế hộp hiện đại, ngại thò mặt ra đường phơi nắng, phơi mưa được thay đổi.
Đạp xe giống như một môn thể dục, một cách để thắt chặt chi tiêu thời bão giá, một ngả đường sống chậm giữa sự ồn ào, vội vã của xã hội hiện đại… Và với nhiều người, MTB là thú chơi mang lại cảm giác kỳ lạ, hấp dẫn và cũng không kém phần mạo hiểm tới thót tim.
Vốn là dân chơi Motor địa hình, nhưng cảm thấy ở Việt Nam không phù hợp, Mạnh Duy đã thử chơi nhiều môn thể thao cảm giác mạnh khác, và cuối cùng cậu dừng chân với MTB. Với Duy, MTB giúp cậu vượt qua nỗi sợ hãi trong… sung sướng. Những pha đổ đèo sốc nảy người hay những chuyến phượt rừng bằng “xế độp” đều mang lại cho cậu du học sinh về nước cảm giác hứng thú.
Không ít lần đi phượt gặp mưa, Duy cùng các bạn trong nhóm phải di chuyển và vác xe rất khó khăn. Nhiều khi đổ đèo đường trơn bị ngã, người bắn khỏi xe, lượn nhiều vòng cũng khiến anh chàng… choáng váng. Còn chuyện bị lạc, bị ngất, mất nước trên đường phượt là chuyện… thường ở huyện.
“Bủn rủn và hơi sợ hãi nhưng em không có ý định từ bỏ. Thậm chí còn cảm giác đắm đuối hơn với MTB. Em thích cảm giác chiến thắng những sự nguy hiểm và nỗi sợ hãi”, Mạnh Duy hào hứng.
Hay như Đức Hùng, thành viên của diễn đàn Otofun. Đam mê ô tô là thế, cuối cùng cậu vẫn bị “hạ gục” bởi MTB. Cùng một nhóm bạn bè trên Otofun, Hùng thành lập một hội phượt bằng “xế độp” . Những chặng phượt của họ khiến nhiều người choáng váng nhưng vô cùng ngưỡng mộ bởi nó chẳng kém mấy những tay đua chuyên nghiệp. “Đạp xe thong thả ngắm cuộc sống người dân hai bên đường. Tiện đâu nghỉ đó. Nó mang đến cảm giác vô cùng bình dị nhưng cũng không kém phần mạo hiểm, phiêu lưu. Lâu nay sống vội quá nên mình dường như quên đi mất cảm giác đó”, anh Hùng bộc bạch.
Hiện ở Hà Nội có trên dưới chục câu lạc bộ những người đam mê MTB. Lớn nhất là MTB Hà Nội với hơn 70 thành viên. Những nhóm còn lại: Lake Bike, N.H.O.E Bikes, MTB OF… cũng xấp xỉ 30 đến 50 người. Họ đã biến xe đạp địa hình trở thành một thú chơi, một môn thể thao, “off-road bằng cơm”, off-road bằng sức người như những tín đồ MTB vẫn thường nói.
Thú chơi đắt đỏ…
Nói xe đạp địa hình là thú chơi đắt đỏ, bởi giá của những chiếc MTB này không hề rẻ chút nào, đắt ngang ngửa với xe máy, từ 10 triệu đến 200 triệu đồng, thậm chí nhiều chiếc độc có giá lên tới tiền… tỷ.
Anh Thắng, nhân viên một cửa hàng bán xe đạp địa hình trên phố Khâm Thiên nhận xét: “Ngày càng có nhiều người chơi MTB. Khách hàng thường là những người có tiền hoặc thu nhập khá, thích khám phá, yêu thể thao. Sở hữu dòng xe nào cũng là một cách để người chơi thể hiện đẳng cấp”.
MTB chia làm ba dòng cơ bản: Hard tail, All Mountain và Freeride – DH. Trong đó, phổ biến nhất là Hard tail với mức giá vừa phải. Loại thấp nhất tại cửa hàng có giá khoảng 10 triệu đồng/chiếc với tiêu chí tối thiểu: hệ thống phanh dầu thủy lực, giảm xóc trước 100mm, dàn ghi đông có độ rộng ít nhất 680mm và bộ số 27 tốc độ. Loại này chủ yếu dùng để chạy XC/trail (những địa hình leo và đổ nhẹ).
All Mountain là loại sở hữu phần khung có giảm sóc sau, được dùng để chạy trên mọi địa hình và có kết cấu tốt hơn nên giá thành khá đắt, thấp nhất khoảng 20 triệu đồng. Có những loại như MTB hiệu Dabomb Castle Bravo của Thụy Điển có giá hơn 100 triệu đồng.
Freeride – DH đổ đèo là dòng xe đắt nhất của MTB. Với kết cấu khung siêu cứng giá 3000 USD; giảm sóc trước 180-200mm, giảm sóc sau 200 – 220mm, giá 1.600 – 1700 USD; một chiếc yên giá 2 triệu; đôi lốp tầm 1 đến 2 triệu… Tóm lại, để sở hữu một “em” Freeride người chơi phải bỏ ra khoảng 8000 USD. Ở Việt Nam hiện nay ít người có đủ kĩ thuật để điều khiển được dòng xe này.
Với những dòng MTB cao cấp thì giá vô cùng, có thể lên tới vài trăm triệu đồng. Cá biệt, chiếc “siêu xe đạp” M55 Terminus do chính tay Hoàng tử Monaco thiết kế (với mức giá lên tới 730 triệu đồng và chỉ sản xuất 125 chiếc trên toàn thế giới) cũng đã được SaiGon Moto nhập khẩu về Việt Nam và được một dân chơi Sài thành mua lại.
Theo anh Hoàng Chương, chủ cửa hàng xe đạp địa hình trên phố Bà Triệu thì giá xe tương đối cao do phụ tùng đều là hàng ngoại, từ khung, sườn… cho đến bộ giò đạp và đĩa, tay lái và bộ vành… Hầu hết các hãng xe MTB nổi tiếng đều có mặt ở thị trường Việt Nam như: Giant, Trek, Bulll, Foscus, Scott, Vicnie… Có hai cách để người chơi sở hữu “xế độp”, hoặc mua xe nhập nguyên chiếc của hãng, hoặc mua bộ phận về lắp ráp. Nhưng theo cách nào thì cũng phải mua đồ nhập khẩu từ các nước: Đài Loan, Nhật, Mỹ… Giá thành khó mà hạ thấp hơn được.
Anh Chương cho biết, thị trường cũng có xe đạp địa hình của Việt Nam sản xuất, giá mềm từ 4-5 triệu đồng một chiếc, tuy nhiên các dòng xe này không được đánh giá cao. Dân chơi vẫn sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền đáng kể để được sở hữu những chiếc xe MTB có đẳng cấp, bởi họ cho rằng chỉ mất công đầu tư ban đầu. Mức giá đó không phải quá đắt cho một chiếc xe đạp tốt, có thể sử dụng lâu dài và off-road trên những địa hình khó.
Dân chơi MTB cho hay giá thành một chiếc xe phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là chất liệu và công nghệ. Những chiếc xe đắt thường có trọng lượng nhẹ hơn nhưng kết cấu lại chắn chắn hơn. Nó phụ thuộc vào phần khung sườn là thép, nhôm hay carbon. Có những chiếc xe khung sườn làm bằng Carbon, chỉ nặng 770g, toàn xe nặng 7kg nhưng giá lên tới trên dưới 200 triệu đồng.
Ngoài việc sở hữu xe, dân chơi MTB còn phải sắm rất nhiều phụ kiện như: đồng hồ tốc độ, bình nước, găng tay, quần áo, mũ bảo hiểm… Tổng chi phí dành cho những món đồ “râu ria” này cũng lên đến hàng chục, thậm chí vài chục triệu đồng. Chính vì vậy, để có một chiếc xe ưng ý, người mua phải mày mò rất nhiều trước khi quyết định. Chỉ có những người thực sự đam mê mới có thể bỏ công sức để dành cho thú chơi vô cùng đắt đỏ và tốn kém này.
… Và cầu kì…
Thông thường người ta vẫn cho rằng chơi đồ cổ, xe cổ, hay xế hộp… mới là những thú chơi cầu kì, nhưng MTB cũng là một thú vui đòi hỏi sự cầu kì không kém.
Anh Lâm, một dân chơi MTB khẳng định, để xe được bền thì nhất định phải bảo trì đúng cách và phải làm thường xuyên. Những loại xe đạp cao cấp sử dụng phanh đĩa thì phải có quy trình kiểm tra, châm dầu định kỳ. Đặc biệt, chủ xe cần chăm sóc và bảo dưỡng định kỳ cho xe như: rút căm, kiểm tra dầu mỡ, hệ thống đĩa, xích… Nếu mua xe nguyên chiếc cũng phải thường xuyên mang đến hãng để được bảo hành.
Thông thường, nhiều người chọn mua xe nguyên chiếc, nhưng với dân thể thao, ưa mạo hiểm, dân chơi thứ thiệt, họ lại chọn cách mua phụ tùng về lắp ráp. Khi tự lắp, họ vừa chủ động trong việc tạo hình cho đứa con tinh thần của mình, vừa chủ động được về tài chính.
Anh Tuyền (thành viên nhóm Lake Bike) chia sẻ: “Tự tay tháo rồi lắp ráp và lau sửa là công việc yêu thích của các dân chơi MTB. Chờ hàng từ nước ngoài về, tự tay mở ra rồi tháo lắp là một cảm giác hồi hộp sung sướng khó tả khiến người ta phải mê mẩn”. Thường các dân chơi vẫn đặt qua mạng những bộ phận của hãng có thế mạnh, sau đó tự lắp ghép. Giá của mỗi chiếc xe phụ thuộc vào vật liệu và công nghệ làm nên các chi tiết.
Một điểm đặc biệt là xe đạp địa hình cũng có kích cỡ như quần áo, phải lựa chọn được kích cỡ xe đúng với người điều khiển. Ví dụ, người có chiều cao 1,5 – 1,65m thì kích cỡ xe tương đương là 15-16; 1,7-1,85m thì cỡ xe là 18-21. Do đó, việc tự lắp ráp cũng khiến người chơi có thể tạo ra được chiếc xe phù hợp với thể hình của mình.
Nhà có xưởng sửa xe máy nên từ nhỏ Huấn (thành viên nhóm N.H.O.E) đã quen với việc lắp ráp. Cậu tự hào khoe “em” MTB giá 30 triệu do mình tự lựa phụ tùng, tự lắp ráp hoàn toàn phù hợp với kích cỡ cơ thể. Hiện tại, cậu mở hẳn một shop MTB chuyên phục vụ dân chơi Hà Thành, vừa để thỏa mãn niềm đam mê, vừa để có thêm thu nhập. Cậu thanh niên 22 tuổi này đặt phụ tùng từ nhiều nước và tự tay lắp đặt xe theo yêu cầu của khách...
Thông thường mất khoảng 3h cậu có thể “lên đời” hoặc hoàn thiện một “em” MTB như mong muốn. Ở Hà Nội hiện nay, những “chuyên gia” lắp ráp như Huấn không hề… hiếm.
Lý giải sự đầu tư khủng về tiền bạc cũng như tính cầu kì này, các dân chơi cho biết chơi xe đạp cũng là một thú chơi. Mà đã là thú chơi thì phải đầu tư, phải cầu kì, phải cống hiến, từ kiến thức tới… túi tiền. Có thể với ai đó họ coi việc này thật “rỗi hơi”, nhưng với người yêu MTB thì đó là đam mê. Mà đã đam mê thì khó có thể lý giải. Đơn giản chỉ vậy thôi!
Du lịch, GO! - Theo Mạnh Tiến (VTC), internet
Thời lên ngôi của “xế độp”
Xe đạp địa hình (MTB) đã xuất hiện từ lâu ở Hà Nội, tuy nhiên dân chơi MTB đánh giá đến thời điểm này mới thực sự là thời của các “xế độp”. Sở hữu một xế hộp hạng sang từ năm năm nay, tưởng như chẳng bao giờ Huy Hoàng còn nghĩ tới những dòng xe hai bánh.
Thế nhưng cách đây hai tháng, chàng Kiến trúc sư 30 tuổi lại quyết định “tậu” một “em” MTB. “Thấy bạn bè chơi xe đạp địa hình nhiều, mình cũng mua thử xem sao. Mua rồi mới thấy mình đã có một quyết định hoàn toàn… đúng đắn”, Hoàng chia sẻ.
Sáng sáng dậy sớm, đạp một vòng quanh Hồ Gươm, hít khí trời trong trẻo, tận hưởng cảm giác chậm rãi của từng vòng quay, nhìn đường phố tĩnh lặng chỉ có vài người đi bộ, bán rong, khiến chàng Kiến trúc sư cảm giác cuộc sống như chậm lại, thong dong và yên bình. “Trước đây hiếm khi nào tôi có được cảm giác đó, từ ngày có “em” MTB này cảm giác mình đỡ gấp gáp hơn. Mà cũng nhờ đạp xe đều đặn, tôi giảm được hơn 1 kí rồi đấy”, Hoàng hào hứng.
Không chỉ đạp “xế độp” tập thể dục vào mỗi sáng sớm, Thu Hà (Nhân viên Ngân hàng) còn ngày ngày đạp xe đi làm. Thậm chí cách đây không lâu cô quyết định bán đi chiếc xe ô tô tiền tỉ của mình. “Đi ô tô ngày nào cũng tắc đường. Từ nhà tới cơ quan có khi mất cả tiếng, trong khi đạp xe chỉ mất 30 phút.
Đúng là khói bụi thật, nhưng bù lại được cảm nhận cuộc sống theo một cách khác”, Thu Hà hứng thú. Không những vậy, theo cô nhân viên ngành Ngân hàng này, đạp xe còn là một cách tiết kiệm thời “bão” giá.
Xăng đắt đỏ, chưa kể những chi phí lặt vặt như bảo dưỡng xe, gửi xe… lặt vặt nhưng cộng lại cũng ra một khoản kha khá. Thậm chí đi uống cafe, tụ tập bạn bè cũng khó vì nhiều nơi không có chỗ để ô tô. Sau một tuần làm việc căng thẳng, áp lực, vi vu trên “xế độp” trên những con phố, hay vượt qua những địa hình khó khăn ở vùng ngoại ô…., vừa thong dong, vừa tiết kiệm, mà cảm giác cũng sang chẳng kém gì… siêu xe.
Có thể nói, sự lên ngôi của “xế độp” như một phong trào trong cộng đồng có rất nhiều lý do. Những niềm vui từ việc guồng đôi chân, bỏ sức ra để đạp xe thay vì phụ thuộc vào máy móc, vào số hóa, tự động … khiến những tư duy vốn gắn với những xe tay ga, xế hộp hiện đại, ngại thò mặt ra đường phơi nắng, phơi mưa được thay đổi.
Đạp xe giống như một môn thể dục, một cách để thắt chặt chi tiêu thời bão giá, một ngả đường sống chậm giữa sự ồn ào, vội vã của xã hội hiện đại… Và với nhiều người, MTB là thú chơi mang lại cảm giác kỳ lạ, hấp dẫn và cũng không kém phần mạo hiểm tới thót tim.
Vốn là dân chơi Motor địa hình, nhưng cảm thấy ở Việt Nam không phù hợp, Mạnh Duy đã thử chơi nhiều môn thể thao cảm giác mạnh khác, và cuối cùng cậu dừng chân với MTB. Với Duy, MTB giúp cậu vượt qua nỗi sợ hãi trong… sung sướng. Những pha đổ đèo sốc nảy người hay những chuyến phượt rừng bằng “xế độp” đều mang lại cho cậu du học sinh về nước cảm giác hứng thú.
Không ít lần đi phượt gặp mưa, Duy cùng các bạn trong nhóm phải di chuyển và vác xe rất khó khăn. Nhiều khi đổ đèo đường trơn bị ngã, người bắn khỏi xe, lượn nhiều vòng cũng khiến anh chàng… choáng váng. Còn chuyện bị lạc, bị ngất, mất nước trên đường phượt là chuyện… thường ở huyện.
“Bủn rủn và hơi sợ hãi nhưng em không có ý định từ bỏ. Thậm chí còn cảm giác đắm đuối hơn với MTB. Em thích cảm giác chiến thắng những sự nguy hiểm và nỗi sợ hãi”, Mạnh Duy hào hứng.
Hay như Đức Hùng, thành viên của diễn đàn Otofun. Đam mê ô tô là thế, cuối cùng cậu vẫn bị “hạ gục” bởi MTB. Cùng một nhóm bạn bè trên Otofun, Hùng thành lập một hội phượt bằng “xế độp” . Những chặng phượt của họ khiến nhiều người choáng váng nhưng vô cùng ngưỡng mộ bởi nó chẳng kém mấy những tay đua chuyên nghiệp. “Đạp xe thong thả ngắm cuộc sống người dân hai bên đường. Tiện đâu nghỉ đó. Nó mang đến cảm giác vô cùng bình dị nhưng cũng không kém phần mạo hiểm, phiêu lưu. Lâu nay sống vội quá nên mình dường như quên đi mất cảm giác đó”, anh Hùng bộc bạch.
Hiện ở Hà Nội có trên dưới chục câu lạc bộ những người đam mê MTB. Lớn nhất là MTB Hà Nội với hơn 70 thành viên. Những nhóm còn lại: Lake Bike, N.H.O.E Bikes, MTB OF… cũng xấp xỉ 30 đến 50 người. Họ đã biến xe đạp địa hình trở thành một thú chơi, một môn thể thao, “off-road bằng cơm”, off-road bằng sức người như những tín đồ MTB vẫn thường nói.
Thú chơi đắt đỏ…
Nói xe đạp địa hình là thú chơi đắt đỏ, bởi giá của những chiếc MTB này không hề rẻ chút nào, đắt ngang ngửa với xe máy, từ 10 triệu đến 200 triệu đồng, thậm chí nhiều chiếc độc có giá lên tới tiền… tỷ.
Anh Thắng, nhân viên một cửa hàng bán xe đạp địa hình trên phố Khâm Thiên nhận xét: “Ngày càng có nhiều người chơi MTB. Khách hàng thường là những người có tiền hoặc thu nhập khá, thích khám phá, yêu thể thao. Sở hữu dòng xe nào cũng là một cách để người chơi thể hiện đẳng cấp”.
MTB chia làm ba dòng cơ bản: Hard tail, All Mountain và Freeride – DH. Trong đó, phổ biến nhất là Hard tail với mức giá vừa phải. Loại thấp nhất tại cửa hàng có giá khoảng 10 triệu đồng/chiếc với tiêu chí tối thiểu: hệ thống phanh dầu thủy lực, giảm xóc trước 100mm, dàn ghi đông có độ rộng ít nhất 680mm và bộ số 27 tốc độ. Loại này chủ yếu dùng để chạy XC/trail (những địa hình leo và đổ nhẹ).
All Mountain là loại sở hữu phần khung có giảm sóc sau, được dùng để chạy trên mọi địa hình và có kết cấu tốt hơn nên giá thành khá đắt, thấp nhất khoảng 20 triệu đồng. Có những loại như MTB hiệu Dabomb Castle Bravo của Thụy Điển có giá hơn 100 triệu đồng.
Freeride – DH đổ đèo là dòng xe đắt nhất của MTB. Với kết cấu khung siêu cứng giá 3000 USD; giảm sóc trước 180-200mm, giảm sóc sau 200 – 220mm, giá 1.600 – 1700 USD; một chiếc yên giá 2 triệu; đôi lốp tầm 1 đến 2 triệu… Tóm lại, để sở hữu một “em” Freeride người chơi phải bỏ ra khoảng 8000 USD. Ở Việt Nam hiện nay ít người có đủ kĩ thuật để điều khiển được dòng xe này.
Với những dòng MTB cao cấp thì giá vô cùng, có thể lên tới vài trăm triệu đồng. Cá biệt, chiếc “siêu xe đạp” M55 Terminus do chính tay Hoàng tử Monaco thiết kế (với mức giá lên tới 730 triệu đồng và chỉ sản xuất 125 chiếc trên toàn thế giới) cũng đã được SaiGon Moto nhập khẩu về Việt Nam và được một dân chơi Sài thành mua lại.
Theo anh Hoàng Chương, chủ cửa hàng xe đạp địa hình trên phố Bà Triệu thì giá xe tương đối cao do phụ tùng đều là hàng ngoại, từ khung, sườn… cho đến bộ giò đạp và đĩa, tay lái và bộ vành… Hầu hết các hãng xe MTB nổi tiếng đều có mặt ở thị trường Việt Nam như: Giant, Trek, Bulll, Foscus, Scott, Vicnie… Có hai cách để người chơi sở hữu “xế độp”, hoặc mua xe nhập nguyên chiếc của hãng, hoặc mua bộ phận về lắp ráp. Nhưng theo cách nào thì cũng phải mua đồ nhập khẩu từ các nước: Đài Loan, Nhật, Mỹ… Giá thành khó mà hạ thấp hơn được.
Anh Chương cho biết, thị trường cũng có xe đạp địa hình của Việt Nam sản xuất, giá mềm từ 4-5 triệu đồng một chiếc, tuy nhiên các dòng xe này không được đánh giá cao. Dân chơi vẫn sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền đáng kể để được sở hữu những chiếc xe MTB có đẳng cấp, bởi họ cho rằng chỉ mất công đầu tư ban đầu. Mức giá đó không phải quá đắt cho một chiếc xe đạp tốt, có thể sử dụng lâu dài và off-road trên những địa hình khó.
Dân chơi MTB cho hay giá thành một chiếc xe phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là chất liệu và công nghệ. Những chiếc xe đắt thường có trọng lượng nhẹ hơn nhưng kết cấu lại chắn chắn hơn. Nó phụ thuộc vào phần khung sườn là thép, nhôm hay carbon. Có những chiếc xe khung sườn làm bằng Carbon, chỉ nặng 770g, toàn xe nặng 7kg nhưng giá lên tới trên dưới 200 triệu đồng.
Ngoài việc sở hữu xe, dân chơi MTB còn phải sắm rất nhiều phụ kiện như: đồng hồ tốc độ, bình nước, găng tay, quần áo, mũ bảo hiểm… Tổng chi phí dành cho những món đồ “râu ria” này cũng lên đến hàng chục, thậm chí vài chục triệu đồng. Chính vì vậy, để có một chiếc xe ưng ý, người mua phải mày mò rất nhiều trước khi quyết định. Chỉ có những người thực sự đam mê mới có thể bỏ công sức để dành cho thú chơi vô cùng đắt đỏ và tốn kém này.
… Và cầu kì…
Thông thường người ta vẫn cho rằng chơi đồ cổ, xe cổ, hay xế hộp… mới là những thú chơi cầu kì, nhưng MTB cũng là một thú vui đòi hỏi sự cầu kì không kém.
Anh Lâm, một dân chơi MTB khẳng định, để xe được bền thì nhất định phải bảo trì đúng cách và phải làm thường xuyên. Những loại xe đạp cao cấp sử dụng phanh đĩa thì phải có quy trình kiểm tra, châm dầu định kỳ. Đặc biệt, chủ xe cần chăm sóc và bảo dưỡng định kỳ cho xe như: rút căm, kiểm tra dầu mỡ, hệ thống đĩa, xích… Nếu mua xe nguyên chiếc cũng phải thường xuyên mang đến hãng để được bảo hành.
Thông thường, nhiều người chọn mua xe nguyên chiếc, nhưng với dân thể thao, ưa mạo hiểm, dân chơi thứ thiệt, họ lại chọn cách mua phụ tùng về lắp ráp. Khi tự lắp, họ vừa chủ động trong việc tạo hình cho đứa con tinh thần của mình, vừa chủ động được về tài chính.
Anh Tuyền (thành viên nhóm Lake Bike) chia sẻ: “Tự tay tháo rồi lắp ráp và lau sửa là công việc yêu thích của các dân chơi MTB. Chờ hàng từ nước ngoài về, tự tay mở ra rồi tháo lắp là một cảm giác hồi hộp sung sướng khó tả khiến người ta phải mê mẩn”. Thường các dân chơi vẫn đặt qua mạng những bộ phận của hãng có thế mạnh, sau đó tự lắp ghép. Giá của mỗi chiếc xe phụ thuộc vào vật liệu và công nghệ làm nên các chi tiết.
Một điểm đặc biệt là xe đạp địa hình cũng có kích cỡ như quần áo, phải lựa chọn được kích cỡ xe đúng với người điều khiển. Ví dụ, người có chiều cao 1,5 – 1,65m thì kích cỡ xe tương đương là 15-16; 1,7-1,85m thì cỡ xe là 18-21. Do đó, việc tự lắp ráp cũng khiến người chơi có thể tạo ra được chiếc xe phù hợp với thể hình của mình.
Nhà có xưởng sửa xe máy nên từ nhỏ Huấn (thành viên nhóm N.H.O.E) đã quen với việc lắp ráp. Cậu tự hào khoe “em” MTB giá 30 triệu do mình tự lựa phụ tùng, tự lắp ráp hoàn toàn phù hợp với kích cỡ cơ thể. Hiện tại, cậu mở hẳn một shop MTB chuyên phục vụ dân chơi Hà Thành, vừa để thỏa mãn niềm đam mê, vừa để có thêm thu nhập. Cậu thanh niên 22 tuổi này đặt phụ tùng từ nhiều nước và tự tay lắp đặt xe theo yêu cầu của khách...
Thông thường mất khoảng 3h cậu có thể “lên đời” hoặc hoàn thiện một “em” MTB như mong muốn. Ở Hà Nội hiện nay, những “chuyên gia” lắp ráp như Huấn không hề… hiếm.
Lý giải sự đầu tư khủng về tiền bạc cũng như tính cầu kì này, các dân chơi cho biết chơi xe đạp cũng là một thú chơi. Mà đã là thú chơi thì phải đầu tư, phải cầu kì, phải cống hiến, từ kiến thức tới… túi tiền. Có thể với ai đó họ coi việc này thật “rỗi hơi”, nhưng với người yêu MTB thì đó là đam mê. Mà đã đam mê thì khó có thể lý giải. Đơn giản chỉ vậy thôi!
Du lịch, GO! - Theo Mạnh Tiến (VTC), internet