Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Wednesday, 22 August 2012

m thực miền Tây Nam bộ nổi tiếng bởi có nền văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng.

Những món ăn như bánh cống, bánh xèo, bún mắm, bún cá... là những món ăn quen thuộc của người miền Tây mà từ lâu đã được người Sài Gòn và khắp nơi ưa thích.

< Hủ tiếu hấp miền Tây.

Hủ tiếu hấp là món ăn dân dã có xuất xứ từ Phnom Penh (Campuchia). Tuy nhiên khi được du nhập và giao thoa vào miền Tây Nam bộ, món ăn đã chuyển mình phong phú thành một món ăn ngon, đa dạng và hấp dẫn và được xem là món điểm tâm của người miền Tây.

Nguyên liệu làm hủ tiếu hấp được sử dụng từ sợi hủ tiếu tươi, có độ dai và mềm. Sợi hủ tiếu vừa đủ một lần ăn xé rời ra cho vào xửng hấp, không được phép hấp một lần nhiều hủ tiếu vì sẽ không nóng và mất ngon. Món ăn này thích hợp cho những bữa điểm tâm sáng.

Hủ tiếu hấp ăn kèm với bì trộn thính và thịt heo nạc xắt sợi, chả giò chiên hoặc thịt nướng, xíu mại hay có khi người ta còn cho lên thịt gà nướng thơm; dưa leo, giá và một ít rau thơm, mỡ hành, ớt băm nhuyễn... Riêng nước mắm chan món bún này phải được pha bằng nước mắm nấu với đường cát, kết hợp cùng tỏi ớt băm nhuyễn và chanh chua sao cho hài hòa, thơm ngon.

Hủ tiếu hấp ăn bằng đĩa. Đĩa đựng sợi hủ tiếu, để lên mặt ít bì, miếng thịt nướng, cùng rau thơm và dưa leo bằm, chan chút nước mắm và rắc lên ít lạc rang thơm. Tùy theo khẩu vị, bạn có thể chan thêm nước mắm rồi trộn đều, thưởng thức. Món điểm tâm đặc biệt này sẽ khiến bữa ăn sáng của bạn thêm hấp dẫn.

Món được bán khá nhiều ở thị xã Hà Tiên (quán số 41 trên đường Phương Thành, Hà Tiên...) thuộc tỉnh Kiên Giang, chợ Thốt Nốt của tỉnh Cần Thơ, hay chợ Châu Đốc ở An Giang... nhưng lại rất ít xuất hiện ở các nhà hàng, quán ăn lớn. Nếu có dịp du lịch đến những nơi này, bạn nhớ ghé thưởng thức một lần cho biết.

Du lịch, GO! - Theo Ngoisao
Nếu có dịp ghé Kon Tum, bạn hãy ghi vào sổ tay những địa điểm tham quan nổi tiếng nơi đây như Nhà thờ Gỗ, Tòa Giám mục và Nhà rông KonKlor.

Kon Tum là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên của Việt Nam. Theo ngôn ngữ Ba Na thì Kon là làng, Tum là hồ và Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ, bởi xưa kia khu vực này đã từng có một hồ lớn.

Kon Tum nằm ở phía bắc vùng Tây Nguyên, có tọa độ trong giới hạn 13°55’-15°27’ vĩ độ bắc và 107°20’ -108°32’ kinh độ đông, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía tây có biên giới dài 150 km giáp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và 127 km với Vương quốc Campuchia.

< Đường đến Măng Đen, “Đà Lạt thứ hai của Tây Nguyên”.

Do phần lớn diện tích tự nhiên nằm ở phía đông dãy Trường Sơn nên địa hình Kon Tum nghiêng dần từ đông sang tây và thấp dần từ bắc xuống nam. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, với 96 xã, phường và thị trấn Kon Tum.

Có thể chia du lịch Kon Tum thành nhiều cụm, nhóm khác nhau dựa trên địa lý, gồm các điểm tham quan trong thành phố Kon Tum, các danh thắng ở huyện Đắk Tô và các điểm tham quan nằm rải rác tại các xã.

< Nhà thờ Gỗ như viên ngọc lấp lánh giữa trời.

Điểm nhấn đầu tiên trong nhóm các địa danh của thành phố bạn không thể bỏ qua là 3 kiến trúc giao hòa giữa sự lộng lẫy của kiến trúc phương Tây với phong cách mạnh mẽ, mộc mạc của kiến trúc dân tộc Ba Na. Đó là Nhà thờ Gỗ, Tòa Giám mục và Nhà rông KonKlor.

Nhà thờ Gỗ với màu nâu trang trọng của gỗ cà chít nổi bật giữa bầu trời xanh, ánh nắng vàng, lấp lánh như một viên ngọc.


< Nhà Dài mê hoặc ở vẻ đẹp truyền thống và tinh thần đoàn kết.

Tòa Giám mục lại thanh thoát, yên bình với hai hàng nở hoa trắng muốt, thơm dịu dàng khiến bạn có cảm giác mọi mệt mỏi, u buồn dường như tan biến, cùng vẻ đẹp của một bảo tàng trưng bày các vật dụng sinh hoạt, nông cụ, vật thể văn hóa các dân tộc thiểu số ở tầng hai.

Nhà rông KonKlor lại thu hút mọi người với danh xưng “Nhà rông lớn nhất Việt Nam”.

Sau khi tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nhà rông KonKlor, bạn có thể thong dong thả bộ trên cầu treo cùng tên, ngắm nước chảy, trẻ em ngụp lặn trong nước, ngắm những sơn nữ xinh đẹp với suối tóc buông dài hay thu vào tầm mắt những ruộng mía ngút ngàn, vẻ đẹp hoang sơ của vùng đất chưa bị công nghiệp hóa.

< Vẻ đẹp trong lao động.

Vượt qua cầu treo, bạn sẽ đặt chân đến làng dân tộc Bana, tham quan đời sống sinh hoạt của người dân, thưởng thức đặc sản núi rừng hay tham gia giã gạo bằng tay.

Bên cạnh ba địa điểm tham quan này, bạn cũng sẽ dễ dàng bắt gặp kiến trúc đình làng cổ vốn là những di tích gắn liền với lịch sử phát triển của cộng đồng người Kinh tại đây. Đó là những ngôi đình như Lương Khế, Trung Lương, Võ Lâm.

Tuy không thật sự nổi bật hay hoành tráng, nhưng nét cổ kính của những ngôi đình hòa với những mái nhà Rông trong không gian rộng lớn của Kon Tum mang đến bức tranh phong cảnh vừa nhịp nhàng, vừa sống động.

< Một góc Măng Đen.

Hai điểm tham quan cuối cùng bạn không nên bỏ qua tại thành phố Kon Tum là nhà ngục Kon Tum và “Miệt vườn Kon Tum”, làng Phương Quý (lúc trước còn được biết đến với cái tên Vườn Mai), nơi bạn có thể hái và thưởng thức những loại trái cây tươi tại vườn. Hiện nay, nhà ngục Kon Tum đã trở thành khu tưởng niệm và công viên cảnh quan .

Cụm tham quan tiếp theo là 15 điểm du lịch về sinh thái, văn hóa, lịch sử tại Đắk Tô. Trong 15 điểm du lịch ấy, nổi bật nhất là di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh, khu chứng tích nhà thờ Kon Hring.

< Xe bò chở nông sản.

Ngoài ra là các danh thắng như khu suối nước nóng Kon Đào, thác Đăk Lung, thác Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ); suối Đăk Na (xã Pô Kô); rượu đót Đăk Manh (xã Đăk Rơ Nga); rừng thông sinh thái phía Đông thị trấn Đăk Tô với vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình. Bên cạnh đó, đến Đắk Tô, bạn còn có dịp tham gia các lễ hội dân gian diễn ra quanh năm tại làng của các dân tộc Xê Đăng, Rơ Ngao (làng Tê Pên, xã Văn Lem).

< Ánh mắt trẻ thơ.

Ngoài ra, Kon Tum còn được biết đến với hàng loạt danh lam, thắng cảnh khác rải rác ở các xã, huyện như Vườn quốc gia Chư Mom Ray (Sa Thầy) tiếp giáp với hai khu bảo tồn thiên nhiên của Lào và Campuchia, nơi được ví von “một tiếng gà gáy vang cả ba nước”. Hồ thủy điện Yaly thơ mộng, thác Yaly hùng vĩ. Suối tóc Ea Púk (xã Ea Púk, huyện Krông Năng) với nhiều thác nước nối liền nhau, mềm mại như mái tóc của cô gái. Măng La (thuộc xã Ngọc Bay) hữu tình với suối, rừng thông và những con đường đất đỏ uốn lượn; một suối Vàng tuyệt đẹp để cắm trại, hay cửa khẩu Bờ Y, nơi bạn có thể xin nhập cảnh vào Lào để uống một chai bia rồi về.

Di chuyển

Các bạn có thể đến Kon Tum bằng đường bộ hay đường hàng không.

Có ba thành phố chính thường được làm điểm trung chuyển để đến Kon Tum ở ba miền là Hà Nội, Đà Nẵng và Sài Gòn. Ngoài ra, bạn có thể mua vé xe hay vé máy bay từ nơi bạn sinh sống đến Kon Tum tại các bến xe hay đại lý vé máy bay. Lưu ý tham khảo giá vé, lên lịch trình chi tiết trước khi đi.

< Vẻ thơ mộng của dòng Đắk La.

Đến Kon Tum, bạn có thể thuê xe máy, xe ôm đến các địa danh, thắng cảnh.

Nếu quãng đường từ nơi xuất phát đến Kon Tum hơn 300km, để đảm bảo an toàn nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng, còn trong tất cả các trường hợp còn lại, bạn có thể dùng bất kỳ phương tiện nào để đến Kon Tum.

Lưu ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân nên mang theo đầy đủ giấy tờ, chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ. Mang bao tay, khẩu trang, kính mát bảo đảm an toàn khi di chuyển. Trang bị điện thoại có chức năng google map để định hướng.

Lưu trú

Khu vực trung tâm Kon Tum gồm các tuyến đường sau: Phan Đình Phùng, Trường Chinh, Duy Tân… Bạn cần tham khảo các địa danh du lịch muốn đến, lịch trình cụ thể để chọn vị trí lưu trú thích hợp.

2 cái tên thường được dân du lịch bụi chọn với lý do giá rẻ, an ninh là khách sạn Đông Dương – Indochina ngay đầu cầu Dakla, hoặc nhà khách của Tỉnh Ủy ở đường Quang trung, ngay sát UBND tỉnh Kontum.

Đặc sản Kon Tum

< Gỏi lá lạ miệng.

Ngoài các món ăn đặc trưng của Tây Nguyên như cơm lam, thịt nướng, cá suối, rau rừng, thịt rừng… một món ăn bạn không nên bỏ qua khi đến Kon Tum là món gỏi lá (gồm hơn 30 loại lá rừng, thịt heo luộc bì sợi to, tôm luộc, một ít hạt tiêu xanh, ớt và mẻ, một thứ gia vị ăn kèm có vị rất lạ, tạo ra hương vị của món ăn, cho vào cuốn luôn chứ không cần chấm nước gì cả).

Bên cạnh đó, một số món của Kon Tum mà bạn nên thử là thịt trâu ở quảng trường thành phố, thịt rừng, cháo chim câu, phở khô, bánh bèo nhân tôm, xôi đêm đường Trần Quang Khải, chuối nướng đường Nguyễn Huệ, xôi chiên công viên Trần Phú, vịt trộn, bánh bột lọc trước bưu điện đường Phan Đình Phùng, bánh canh gần karaoke Hạ Vy, bún thịt nướngở đường Phan Chu Trinh, bún cua ngã tư Lê Hồng Phong với Phan Chu Trinh…

Mang gì khi đến Kon Tum?

Mang bất kỳ trang phục, giày dép nào bạn thích. Ngoài ra, nên mang theo một chiếc áo khoác mỏng vì khí hậu ở đây khá lạnh (nhất là sáng sớm hay về đêm).

Mang theo vật dụng cá nhân, các loại thuốc trị bệnh căn bản, kem chống nắng, kem chống muỗi và thuốc trị côn trùng. Mang lều, mền, nồi nếu muốn cắm trại và passport để đi qua cửa khẩu.

Các cung đường thường gặp:

Hà Nội/Đà Nẵng/ Sài Gòn – Kon Tum – Đà Lạt
Hà Nội/Đà Nẵng/ Sài Gòn – Kon Tum – Gia Lai – Quảng Ngãi
Hà Nội/Đà Nẵng/ Sài Gòn – Kon Tum – Buôn Mê Thuột – Nha Trang

Du lịch, GO! - Theo Infonet, Chudu24, Vnphoto
Trên đường thiên lý Bắc - Nam, đến chân đèo Cổ Mã là đường vào mũi Đôi, thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Nơi đây nổi tiếng là vùng đất khắc nghiệt, là sự thử thách với mọi "phượt thủ độc hành". Nhưng, nếu đã được đặt chân đến đây thì bất kỳ ai cũng được bồi đắp thêm cho mình tình yêu Tổ quốc.

Vùng đất này còn có tên là mũi Bà Dầu nằm trên bán đảo Hòn Gốm của vịnh Vân Phong, thuộc địa phận xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Mỗi nơi 1 chuyện lạ: Tính theo tọa độ địa lý, mũi Đôi là phần đất liền cực Đông Tổ quốc. Nếu mũi cực Nam tại Cà Mau, mỗi năm đất tiến ra biển thì Mũi Đôi lại có chuyện lạ: nước tiến. Bãi biển Sơn Đừng thường có nước ngọt tràn về mỗi khi thủy triều rút.

"Cũng có thể dùng tay đào cát biển để lấy nước ngọt uống, dù nước biển chỉ cách chưa đầy 1 mét- trưởng khóm, ông Trần Văn Được cho biết. Nguồn nước đặc biệt này, có từ hàng trăm năm nay, không hề vơi cạn và không hề ô nhiễm. Người dân ở đây không cần đào giếng. Nếu dùng máy bơm chỉ cần khoan sâu tối đa 3m là có nguồn nước dồi dào.

Thôn Sơn Đừng nằm ở đoạn đầu đường ra Mũi Đôi. Tại đây, có thể thuê thuyền để đi, giá ít nhất là 500 ngàn đồng. Dù vậy, nếu đi thuyền phải mất 4 tiếng vì phải đi đường vòng qua nhiều đảo và đá ngầm. Sự lựa chọn tiếp theo là đi bộ. Chỉ cần "cuốc bộ" khoảng... 2 tiếng.

Ngay tại đây, nếu hỏi đường đều nhận được câu "không biết mũi Đôi ở đâu". Đây là câu trả lời không gây ngạc nhiên. Họ đều là ngư dân, đi thuyền là chính.

Bắt đầu từ Sơn Đừng, sau khi đã nạp đầy đủ lương thực, nước uống và số điện thoại cứu hộ, bất kỳ ai cũng có thể độc hành.

Để đến mũi Đôi không hề có đường, mà chủ yếu là tự mình định hướng. Khi đến đây, thứ không thể thiếu là kính. Vì gió lớn thổi vào đồi cát cao sẽ làm mắt rất khó chịu. Đồi cát này dài 5km, sẽ khiến tốc độ di chuyển chậm lại, mệt mỏi và nản lòng bắt đầu xuất hiện. Để vượt qua đồi cát nếu đi nhanh mất ít nhất 40 phút. Tiếp đến là những ghềnh đá ở hòn Cỏ Ông. Cẩn thận tránh ngã. Bởi nếu ngã sẽ khó mà leo lên trên được bởi đá ngầm và vách đá khá phẳng và đứng.

Hãy dành cho mình 1 ngày trọn vẹn ở mũi Đôi, có như vậy mới thấy hết được vẻ đẹp của nó. Để làm được điều này không nên đi theo đường cũ mà hãy trở về theo hướng đồn biên phòng. Việc đi bộ vòng quanh điểm cực Đông của Tổ quốc chỉ mất khoảng... 6 tiếng thôi. Trên đường trở về, sẽ gặp rất nhiều... tắc kè. Vì nơi đây hoang sơ, ít người qua lại động vật phổ biến nhất là tắc kè.

Theo đường mũi Đuối đến trạm gác bãi Cỏ Ống rồi về đến đồn biên phòng. Đoạn đường này cực nhiều kiến lửa và phải lách mình qua bụi cậy, vách đá. Cảm giác bị kiến lửa cắn khi đã kiệt sức và đường dài còn ở phía trước sẽ khiến bất kỳ ai đơn độc trên đường mũi Đôi đều cảm thấy ít nhiều lo ngại. Nhưng cảnh lại đẹp không thể nào tả nổi: những bãi đá dài liên tiếp, những bãi cát trắng tinh, không gian hoang sơ như chưa hề có dấu chân người.

Mũi Đôi gắn liền với biểu tượng thiêng liêng của Tổ quốc. Giữa 1 bán đảo nhô ra biển, kỳ lạ thay 1 hòn đá đôi, lại nằm ở vị trí điểm cực, trên cao, hướng nhìn ra biển. Nhiều người địa phương ở đây cho rằng: "đó là vùng đất linh thiêng, nên ít đến gần nếu không phải là cần thiết". Chính vì vậy, dù là người ở bán đảo nhưng ít người biết vị trí chính xác của mũi Đôi.

Điều đáng nhớ nhất ở mũi Đôi là hành trình đến với nó. Một hành trình không thể nào quên trong đời của bất kỳ ai.

Du lịch, GO! - Theo Đức Thọ (Công an Đà Nẵng Online), internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống