Theo con tàu dịch vụ lớn nhất miền Trung, chúng tôi có một tuần trên vùng biển Hoàng Sa chứng kiến những cuộc mua bán lấy niềm tin làm đầu của ngư dân. Lãnh hải của Tổ quốc đang được gìn giữ bằng những “chợ” nổi giữa đại dương như vậy.
Vững chãi
Sau hai lần bị hoãn do biển động sóng lớn, đến ngày 8.8, niềm hân hoan như vỡ òa trong tôi khi biết mình sắp được cùng chiếc tàu hậu cần nghề cá lớn nhất nhì miền Trung cưỡi sóng tiến thẳng ra Hoàng Sa…
Với chiều dài 26,3m, cao hơn 6m và bề rộng hơn 6m, con tàu dịch vụ Đna - 90444 do anh Lê Văn Sang (SN 1985, trú phường Thuận Phước, quận Hải Châu, Đà Nẵng) làm chủ, hoành tráng như một pháo đài trên biển. Theo anh Sang, để hoàn thành nó, phải tốn 100m3 gỗ kiền kiền loại tốt nhất cùng 15 thợ tay nghề bậc cao ròng rã làm việc trong 3 tháng trời.
Với dáng vóc “cường tráng”, con tàu có thể cõng theo 160 tấn hàng hóa các loại. Để đáp ứng được trọng tải này, anh Sang đã cho lắp 3 chiếc máy tàu hiệu Mitsubishi với tổng công suất 1.200CV.
< Sức mạnh của con tàu nằm phía sau 3 chân vịt này.
Khi hoạt động trên biển, với 27 khoang chứa hàng, con tàu đủ sức chứa 1.500 cây đá cùng 7.000 lít dầu và hơn 20 tấn lương thực khác. Với bấy nhiêu nguyên nhiên liệu cũng đủ cho 3 - 4 chiếc tàu đánh bắt xa bờ cỡ lớn hành nghề trên biển trong cả tháng. “Tàu của tôi có thể ra khơi khi biển có sóng cấp 7-8” - anh Sang cho biết. Chuyến ra biển lần này, tàu anh Sang chở theo 1.000 cây đá, 5.000 lít dầu và nhiều hàng hóa khác.
Ra khơi
Khi hàng hóa và nhiên liệu các tàu bạn đặt hàng đã được đưa lên tàu đầy đủ, anh Sang cho tập trung tất cả 15 ngư dân để tính toán lượng tổn phí cho chuyến đi lần này. Đây là chuyến đi khá dài ngày so với những chuyến đi trước, nên gạo muối, mắm cũng như bia rượu được mang theo nhiều hơn. “Riêng đồng chí nhà báo thì ưu tiên riêng cho 2 con gà và một bao thuốc chống say” - anh Sang cười to nói với tôi.
Công việc chuẩn bị cuối cùng đã hoàn thiện, chú em nhỏ nhất tàu đưa một mâm hoa quả cùng vài lon bia ra trước mũi tàu thắp mấy nén hương cầu cho chuyến đi bình yên và thuận lợi. Khi ánh hoàng hôn đỏ dịu phía cuối chân trời, anh Sang mở máy cho tàu lướt nhè nhè ra khỏi âu thuyền Thọ Quang.
Cái mùi tanh hăng hắc của âu thuyền đã mất dần và nhường cho mùi tinh khôi của biển. Đi mãi 30 phút vẫn chưa ra khỏi vịnh Đà Nẵng, tôi liền hỏi anh Sang sao tàu máy lớn mà chạy chậm vậy, Sang cười: “Ở trong vịnh có nhiều ghe nhỏ đi không có đèn nên phải chạy chậm. Nếu chạy nhanh rất dễ va vào mấy chiếc ghe này. Chuyện tàu lớn đâm ghe xảy ra thường xuyên tại đây vì các thuyền trưởng các tỉnh bạn tới đây không để ý...”.
Sau bao chờ đợi, tôi được hòa mình với biển trời Hoàng Sa. Chiếc tàu hậu cần đã tiến đến vị trí các tàu bạn để tiếp dầu, đá, lương thực và mua hải sản. Những con cá nục xanh nhảy tứ tung...
Bất ngờ bộ đàm của tàu vang lên liên hồi: 97, 97, 97… Do chú ý đến mấy chiếc ghe nhỏ nên hồi lâu Sang mới trả lời: “Nghe đây, 97 nghe đây!”. Đầu dây bên kia: “Đi tới đâu rồi 97, mấy giờ thì tới? Ông mà ra muộn, cá tui chết hết đó nghe”. “Khoảng 1 giờ tới 93 ơi, yên tâm đi!” - Sang trả lời.
Hai bên tàu ánh đèn của cầu Thuận Phước cùng cảng Tiên Sa về đêm hiện lên lung linh huyền ảo. Vịnh
Đà Nẵng như vòng tay lớn mở toang ra cho những đứa con ra khơi hái lộc biển. Sóng biển lắc lư làm tôi có cảm giác lâng lâng như say rượu. Tiếng máy rền rền đưa tàu tiến thẳng Hoàng Sa…
Tiền “tươi” giữa đại dương
Buổi tối biển Hoàng Sa bao trùm một màu xanh đen. Những vì sao trên bầu trời Hoàng Sa cảm giác như rất gần, có thể giơ tay lên là lấy được. Biển êm nên tàu mở 3 máy chạy tốc độ 15 hải lý một giờ. Sau hơn 7 giờ đồng hồ con tàu đã tới tọa độ 17,09 E - 109,40 N, cách đất liền 104 hải lý, kịp hẹn với con tàu có số hiệu TH - 90097. Lúc này đã hơn 1 giờ sáng. 15 thuyền viên đi trên tàu đã xắn tay áo chuẩn bị tiếp đá, tiếp dầu cho tàu bạn.
Tàu TH - 90097 có công suất 350CV với 20 ngư dân. “Mẻ lưới được anh em trên tàu thả xuống từ 3 giờ chiều qua và đã kéo lên từ đầu giờ tối. Rất mệt vì tất cả đều phải thực hiện bằng tay nhưng vui vì mẻ lưới nặng tới mấy chục tấn” - chủ tàu TH - 90097 kể.
Sau khi 200 cây đá cùng 30 thùng dầu được đưa sang tàu TH - 90097, anh Sang mua của tàu bạn 10 tấn cá nục suôn. 40 ngư dân trên hai chiếc tàu cùng nhau dùng tấm bạt to kéo trải trên hai mạn tàu dùng ròng rọc kéo cá từ TH- 09907 sang tàu Sang. Hai bên thống nhất giá cá 60 (1 tấn cá nục 6 triệu đồng). Như vậy một đêm đánh bắt, tàu TH - 90097 đã thu nhập 60 triệu đồng tiền tươi và tiếp tục ở lại thả mẻ lưới mới.
Đi thêm 20 hải lý, tàu Sang gặp tàu QB - 91211 do anh Nguyễn Văn Nam làm chủ. Sang nhảy qua tàu anh Nam thì thấy cá chết quá nhiều. Hai thùng phi lớn đựng cá làm mắm bốc mùi thơm ngậy. Không nằm trong kế hoạch nhưng Sang vẫn quyết định mua 8 tấn cá trích với giá 22 triệu đồng của anh Nam. Theo nhiều chủ tàu tại Hoàng Sa, họ bày tỏ sự tin tưởng ở Sang. “Ra biển đến tính mạng cũng phải gửi gắm cho nhau huống gì là tiền bạc. Ở đây chúng tôi lấy niềm tin mà sống với nhau” - một chủ tàu cá nói.
Nam vui vẻ nói: Nhà báo à, gặp luồng cá trích cần tàu ra mua nhanh vì sợ để lâu nó chết nhưng đợi hoài vẫn chưa thấy tàu hậu cần của Huế ra. Cũng may là có tàu anh Sang, bán được 3.000 đồng/kg. Nếu không có tàu anh Sang thì cá hư hết, đem được vô đến bờ chỉ bán được giá cá mắm 300-400 đồng ký thôi, lỗ sặc máu. Chia tay, anh Nam không quên biếu hai thùng cá mắm gần 200kg cho Sang làm quà.
Tàu nghiêng
Con tàu lại tiếp tục tiến ra thêm 80 hải lý để tiếp tục mua cá cho tàu QB - 90067. Khi gần tới tàu QB - 90067, một cảnh tượng hiện ra trước mắt khiến tôi không khỏi lo lắng. Con tàu này bị nghiêng về bên trái, mạn tàu chỉ cách mặt nước biển có 0,5m. Ở vị trí này chỉ cần sóng lớn một tí là con tàu chao đảo, lật úp ngay.
Thấy vậy anh Sang cho mở hết tốc lực chạy tới. Nhưng chạy vòng vo quanh con tàu này cả tiếng đồng hồ mà không thể cập vào nó được vì lúc này sóng to gió lớn. Anh Nguyễn Văn Luận - thuyền viên trên tàu anh Sang - dùng thuyền thúng, mang theo dây neo, để áp sát lại tàu QB - 90067, nhưng đi được chừng 15m thì Sang đã phải gọi anh Luân quay trở lại tàu vì thấy quá nguy hiểm. Ở trên buồng lái bộ đàm vang lên liên hồi “97, 97 tìm cách qua mau!”.
Lúc này ngư dân của tàu QB - 90067 đã ngồi hẳn sang một bên để giảm bớt phần nào độ nghiêng con tàu. Đến hơn 30 phút sau hai con tàu mới cập được vào nhau. Hai tàu va vào nhau rầm rầm. Những chiếc lốp gắn hai bên thân tàu như muốn bung ra khỏi dây buộc. Ngư dân hai tàu đồng loạt hô: 1, 2, 3 và đồng loạt tung tấm bạt đỡ trải lên hai mạn tàu.
Sang chạy xuống buồng bếp bê ra 5 thùng bia 333 để cho ngư dân hai bên tiếp thêm sinh lực. Có chút hơi men, ngư dân hai bên như tiếp thêm sức mạnh. Gần 20 tấn cá đã được kéo sang tàu dịch vụ sau hơn 3 giờ đồng hồ. Lúc này, tàu bạn đã không còn nghiêng nữa. Bán được 20 tấn cá, được 160 triệu đồng tươi, anh em trên tàu mừng vui hớn hở.
Chủ tàu QB - 90067 kể: Mình vừa cho đóng con tàu này cách đây 3 tháng. Trị giá hơn 6 tỷ đồng đấy. Được cái tàu mới, lưới ngon và được trang bị khá tốt nên mình ra được tận đây để đánh bắt. Tháng này làm cũng gần được 1 tỷ rồi. Tất cả đều bán cho nhà Sang hết. Tổn phí đợt này giảm hẳn rõ rệt vì không phải chạy ra chạy vào. Hôm nay gặp luồng cá lớn, lưới nặng quá nên tàu nghiêng hết sức. Hơn nữa gặp phải sóng lớn nên anh em ai nấy cũng có đôi chút lo lắng. Gặp tàu nhỏ là dễ lật như chơi.
Theo anh Sang, một chuyến đi tàu anh mua 50 - 60 tấn hải sản. Vì vậy mỗi lần ra biển, Sang phải mang theo cả nửa tỷ đồng tiền mặt. Thời gian gần đây, rất nhiều tàu cá của ngư dân bị Trung Quốc bắt và tịch thu tài sản, tiền bạc. Vì vậy cũng có một số chủ tàu cá làm ăn với Sang không muốn lấy tiền mặt ngay mà nhờ Sang khi vô đất liền ra ngân hàng chuyển tiền cho vợ con.
Giáp mặt tàu Trung Quốc
Hai cái máy bộ đàm Sea eagle 6900 của Sang vang lên liên tục không nghỉ. Mà trên màn hình chỉ hiện lên mấy cái số hiệu 97 hay 93…
Đã 3 ngày tôi được lênh đênh cùng sóng nước Hoàng Sa. Mọi việc diễn ra suôn sẻ... Bất chợt một tàu hải giám Trung Quốc xuất hiện và rượt đuổi con tàu của chúng tôi.
Hỏi Sang thì được biết: Tất cả ngư dân đánh bắt ở ngư trường này hầu như ai cũng có những mật danh riêng. Đối với tàu của Sang, mật danh 97 đã nổi tiếng khắp miền Trung. Trong tay Sang có 30-40 mật danh của các tàu ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế… Khi liên lạc với nhau trên biển, ngư dân không gọi hẳn tên nhau mà dùng những mật danh là những con số như 93, 97 hay tên hiệu như Chà Và, Hai Ngàn…
< Bọn hải giám (ảnh minh họa).
Hiện nay mấy cái máy bộ đàm Sea eagle mà ngư dân miền Trung trang bị đã lỗi thời. Trời yên nhưng khi ra biển đã nghe tiếng rẹt rẹt với lào xào. Nếu như gặp trời dông thì chỉ có câm như hến. Hơn nữa, mỗi người mỗi vùng miền mà nói tên nhau thì không ai nghe rõ hết. Đâu phải tàu nào cũng được trang bị máy Icom VX 1700 như Sang đâu.
Vì vậy đặt số hiệu gọi cho nhau là thuận tiện nhất, ngắn gọn dễ nghe mà không để lộ vị trí đánh bắt. Mà tên gọi mỗi tàu cũng có “lịch sử” của nó. Như cái anh Hai Ngàn cách đây 10 năm khi ra biển chỉ mang theo có 2.000 đồng làm vốn. Nhưng nhờ biết cách làm ăn và giỏi canh luồng các nên bây giờ đã thành tỷ phú...
Con tàu Sang đã khá nặng khi mang trên mình hơn 30 tấn hải sản cùng hàng chục tấn nguyên nhiên liệu. Tàu bắt đầu chạy xuôi sang tọa độ 17,09E - 109,40N (cách Thừa Thiên - Huế 104 hải lý) để tiếp tục mua hải sản cho tàu QB - 91768. Khi anh em thuyền viên cùng nhau ăn bữa cơm trưa phía sau đuôi tàu, bất ngờ một con tàu lạ chạy với tốc độ 35 hải lý/giờ theo hướng tàu của Sang.
Thấy lạ vì ở trên vùng biển này làm gì có con tàu nào chạy nhanh đến như vậy. Anh Sang chạy lên đài chỉ huy để nhìn cho rõ. Bất ngờ giọng Sang hô to: Hải giám Trung Quốc anh em ơi. Nghe vậy anh em thuyền viên ai nấy đứng bật cả lên. Lúc này con tàu màu trắng đã xuất hiện rõ ràng, tiếng còi hú lên rõ to.
Tôi liền chụp cái máy ảnh để tác nghiệp nhưng Sang khẩn khoản: “Nhà báo ơi, đùng chụp. Hắn có ống nhòm. Hắn thấy có người chụp ảnh sẽ kêu trực thăng tới thì rầy rà to”. Vẻ mặt lo lắng của Sang tôi không đành lòng bấm máy. Tôi hạ máy ảnh xuống mà tiếc hùi hụi.
Hiên ngang ngư dân Việt
Lúc này Sang bật chiếc máy ICOM VX 1700 chuyển sang kênh riêng của tổ đội hét lớn: 24, 24, 24… Đầu dây bên kia: Nghe rõ 97. Sang nói: 17,09E - 109,40N, 97 gặp hải giám Trung Quốc. Đầu dây bên kia nói nhanh: Tới liền 97. Cái máy bộ đàm Sea eagle đang được bật, Sang chụp lấy gọi: 23, 23... 97 gặp hải giám. Bên kia trả lời nhanh: Tới đây 97.
Sang tiếp tục chuyển kênh và nói lớn: Biên phòng, 97 gặp hải giám đuổi theo. Đầu dây bên kia nói nhanh: Ở chỗ nào, bao nhiêu tàu 97? Tay cầm bộ đàm, tay kia Sang cho mở 3 máy của tàu tăng hết cần ga. Con tàu lướt nhanh trên sóng, phía sau khói đen bao trùm. Những con sóng biển Hoàng Sa như gầm lên khi tàu hải giám lao đến.
Chạy vào hướng đất liền được 5 hải lý, tàu Sang gặp tàu QB - 91768 (số hiệu 23). Lúc này, anh em thuyền viên đã thấy yên tâm hơn nhiều. Ngay sau đó, tàu Đna - 90424 (số hiệu 24) cũng xuất hiện bên cạnh tàu của Sang. Lúc này tàu hải giám thấy nhiều tàu Việt xuất hiện nên giảm tốc độ và sau đó quay đầu chạy ra xa.
< Kéo cá trên biển Hoàng Sa.
Được nghe ngư dân kể nhiều về việc hải giám Trung Quốc quấy nhiễu, rượt đuổi, nhưng thú thật, cái cảm giác ấm ức trong lồng ngực lần này mới hiện rõ trong tôi. Tôi không nguôi được cái cảm giác tiếc nuối không thể dùng máy ảnh ghi rõ hành vi của tàu hải giám trên vùng biển của cha ông mình. 3 con tàu quây lấy nhau cùng neo giữa biển trò chuyện. Những câu chuyện rôm rả, những con cá nục bông to bằng bàn tay, những thùng bia còn lại được đưa ra để ngư dân 3 tàu cùng nhau hàn huyên tâm sự.
Sang nhỏ nhẹ: “Cảm ơn mấy anh em nhé. Tàu mình cũng to thật, máy lớn nhất nhì miền Trung rồi mà chạy đua với nó cũng toát hết mồ hôi. Mình định gọi thêm mấy em nữa mà họ ở xa quá, chạy qua chạy lại cũng tốn dầu, hơn nữa tui biết nó không dám làm gì đâu. Dù sao đi nữa thì đây là đất của mình. Nhưng gặp tàu mình, chứ tàu mấy anh em khác là hắn rượt được rồi. Đợt này về, chắc mình cho tăng thêm công suất tàu.
Sau 6 ngày lênh đênh trên biển, chập tối 13.8, con tàu đã vào đất liền. Một chuyến đi để đời, với những nỗi niềm cùng sóng nước chất chứa trong lòng. Vịnh Đà Nẵng lại mở rộng vòng tay đón những đứa con mang lộc biển về với đất mẹ.
Du lịch, GO! - Theo Đình Thiên (báo Dân Việt)
Vững chãi
Sau hai lần bị hoãn do biển động sóng lớn, đến ngày 8.8, niềm hân hoan như vỡ òa trong tôi khi biết mình sắp được cùng chiếc tàu hậu cần nghề cá lớn nhất nhì miền Trung cưỡi sóng tiến thẳng ra Hoàng Sa…
Với chiều dài 26,3m, cao hơn 6m và bề rộng hơn 6m, con tàu dịch vụ Đna - 90444 do anh Lê Văn Sang (SN 1985, trú phường Thuận Phước, quận Hải Châu, Đà Nẵng) làm chủ, hoành tráng như một pháo đài trên biển. Theo anh Sang, để hoàn thành nó, phải tốn 100m3 gỗ kiền kiền loại tốt nhất cùng 15 thợ tay nghề bậc cao ròng rã làm việc trong 3 tháng trời.
Với dáng vóc “cường tráng”, con tàu có thể cõng theo 160 tấn hàng hóa các loại. Để đáp ứng được trọng tải này, anh Sang đã cho lắp 3 chiếc máy tàu hiệu Mitsubishi với tổng công suất 1.200CV.
< Sức mạnh của con tàu nằm phía sau 3 chân vịt này.
Khi hoạt động trên biển, với 27 khoang chứa hàng, con tàu đủ sức chứa 1.500 cây đá cùng 7.000 lít dầu và hơn 20 tấn lương thực khác. Với bấy nhiêu nguyên nhiên liệu cũng đủ cho 3 - 4 chiếc tàu đánh bắt xa bờ cỡ lớn hành nghề trên biển trong cả tháng. “Tàu của tôi có thể ra khơi khi biển có sóng cấp 7-8” - anh Sang cho biết. Chuyến ra biển lần này, tàu anh Sang chở theo 1.000 cây đá, 5.000 lít dầu và nhiều hàng hóa khác.
Ra khơi
Khi hàng hóa và nhiên liệu các tàu bạn đặt hàng đã được đưa lên tàu đầy đủ, anh Sang cho tập trung tất cả 15 ngư dân để tính toán lượng tổn phí cho chuyến đi lần này. Đây là chuyến đi khá dài ngày so với những chuyến đi trước, nên gạo muối, mắm cũng như bia rượu được mang theo nhiều hơn. “Riêng đồng chí nhà báo thì ưu tiên riêng cho 2 con gà và một bao thuốc chống say” - anh Sang cười to nói với tôi.
Công việc chuẩn bị cuối cùng đã hoàn thiện, chú em nhỏ nhất tàu đưa một mâm hoa quả cùng vài lon bia ra trước mũi tàu thắp mấy nén hương cầu cho chuyến đi bình yên và thuận lợi. Khi ánh hoàng hôn đỏ dịu phía cuối chân trời, anh Sang mở máy cho tàu lướt nhè nhè ra khỏi âu thuyền Thọ Quang.
Cái mùi tanh hăng hắc của âu thuyền đã mất dần và nhường cho mùi tinh khôi của biển. Đi mãi 30 phút vẫn chưa ra khỏi vịnh Đà Nẵng, tôi liền hỏi anh Sang sao tàu máy lớn mà chạy chậm vậy, Sang cười: “Ở trong vịnh có nhiều ghe nhỏ đi không có đèn nên phải chạy chậm. Nếu chạy nhanh rất dễ va vào mấy chiếc ghe này. Chuyện tàu lớn đâm ghe xảy ra thường xuyên tại đây vì các thuyền trưởng các tỉnh bạn tới đây không để ý...”.
Sau bao chờ đợi, tôi được hòa mình với biển trời Hoàng Sa. Chiếc tàu hậu cần đã tiến đến vị trí các tàu bạn để tiếp dầu, đá, lương thực và mua hải sản. Những con cá nục xanh nhảy tứ tung...
Bất ngờ bộ đàm của tàu vang lên liên hồi: 97, 97, 97… Do chú ý đến mấy chiếc ghe nhỏ nên hồi lâu Sang mới trả lời: “Nghe đây, 97 nghe đây!”. Đầu dây bên kia: “Đi tới đâu rồi 97, mấy giờ thì tới? Ông mà ra muộn, cá tui chết hết đó nghe”. “Khoảng 1 giờ tới 93 ơi, yên tâm đi!” - Sang trả lời.
Hai bên tàu ánh đèn của cầu Thuận Phước cùng cảng Tiên Sa về đêm hiện lên lung linh huyền ảo. Vịnh
Đà Nẵng như vòng tay lớn mở toang ra cho những đứa con ra khơi hái lộc biển. Sóng biển lắc lư làm tôi có cảm giác lâng lâng như say rượu. Tiếng máy rền rền đưa tàu tiến thẳng Hoàng Sa…
Tiền “tươi” giữa đại dương
Buổi tối biển Hoàng Sa bao trùm một màu xanh đen. Những vì sao trên bầu trời Hoàng Sa cảm giác như rất gần, có thể giơ tay lên là lấy được. Biển êm nên tàu mở 3 máy chạy tốc độ 15 hải lý một giờ. Sau hơn 7 giờ đồng hồ con tàu đã tới tọa độ 17,09 E - 109,40 N, cách đất liền 104 hải lý, kịp hẹn với con tàu có số hiệu TH - 90097. Lúc này đã hơn 1 giờ sáng. 15 thuyền viên đi trên tàu đã xắn tay áo chuẩn bị tiếp đá, tiếp dầu cho tàu bạn.
Tàu TH - 90097 có công suất 350CV với 20 ngư dân. “Mẻ lưới được anh em trên tàu thả xuống từ 3 giờ chiều qua và đã kéo lên từ đầu giờ tối. Rất mệt vì tất cả đều phải thực hiện bằng tay nhưng vui vì mẻ lưới nặng tới mấy chục tấn” - chủ tàu TH - 90097 kể.
Sau khi 200 cây đá cùng 30 thùng dầu được đưa sang tàu TH - 90097, anh Sang mua của tàu bạn 10 tấn cá nục suôn. 40 ngư dân trên hai chiếc tàu cùng nhau dùng tấm bạt to kéo trải trên hai mạn tàu dùng ròng rọc kéo cá từ TH- 09907 sang tàu Sang. Hai bên thống nhất giá cá 60 (1 tấn cá nục 6 triệu đồng). Như vậy một đêm đánh bắt, tàu TH - 90097 đã thu nhập 60 triệu đồng tiền tươi và tiếp tục ở lại thả mẻ lưới mới.
Đi thêm 20 hải lý, tàu Sang gặp tàu QB - 91211 do anh Nguyễn Văn Nam làm chủ. Sang nhảy qua tàu anh Nam thì thấy cá chết quá nhiều. Hai thùng phi lớn đựng cá làm mắm bốc mùi thơm ngậy. Không nằm trong kế hoạch nhưng Sang vẫn quyết định mua 8 tấn cá trích với giá 22 triệu đồng của anh Nam. Theo nhiều chủ tàu tại Hoàng Sa, họ bày tỏ sự tin tưởng ở Sang. “Ra biển đến tính mạng cũng phải gửi gắm cho nhau huống gì là tiền bạc. Ở đây chúng tôi lấy niềm tin mà sống với nhau” - một chủ tàu cá nói.
Nam vui vẻ nói: Nhà báo à, gặp luồng cá trích cần tàu ra mua nhanh vì sợ để lâu nó chết nhưng đợi hoài vẫn chưa thấy tàu hậu cần của Huế ra. Cũng may là có tàu anh Sang, bán được 3.000 đồng/kg. Nếu không có tàu anh Sang thì cá hư hết, đem được vô đến bờ chỉ bán được giá cá mắm 300-400 đồng ký thôi, lỗ sặc máu. Chia tay, anh Nam không quên biếu hai thùng cá mắm gần 200kg cho Sang làm quà.
Tàu nghiêng
Con tàu lại tiếp tục tiến ra thêm 80 hải lý để tiếp tục mua cá cho tàu QB - 90067. Khi gần tới tàu QB - 90067, một cảnh tượng hiện ra trước mắt khiến tôi không khỏi lo lắng. Con tàu này bị nghiêng về bên trái, mạn tàu chỉ cách mặt nước biển có 0,5m. Ở vị trí này chỉ cần sóng lớn một tí là con tàu chao đảo, lật úp ngay.
Thấy vậy anh Sang cho mở hết tốc lực chạy tới. Nhưng chạy vòng vo quanh con tàu này cả tiếng đồng hồ mà không thể cập vào nó được vì lúc này sóng to gió lớn. Anh Nguyễn Văn Luận - thuyền viên trên tàu anh Sang - dùng thuyền thúng, mang theo dây neo, để áp sát lại tàu QB - 90067, nhưng đi được chừng 15m thì Sang đã phải gọi anh Luân quay trở lại tàu vì thấy quá nguy hiểm. Ở trên buồng lái bộ đàm vang lên liên hồi “97, 97 tìm cách qua mau!”.
Lúc này ngư dân của tàu QB - 90067 đã ngồi hẳn sang một bên để giảm bớt phần nào độ nghiêng con tàu. Đến hơn 30 phút sau hai con tàu mới cập được vào nhau. Hai tàu va vào nhau rầm rầm. Những chiếc lốp gắn hai bên thân tàu như muốn bung ra khỏi dây buộc. Ngư dân hai tàu đồng loạt hô: 1, 2, 3 và đồng loạt tung tấm bạt đỡ trải lên hai mạn tàu.
Sang chạy xuống buồng bếp bê ra 5 thùng bia 333 để cho ngư dân hai bên tiếp thêm sinh lực. Có chút hơi men, ngư dân hai bên như tiếp thêm sức mạnh. Gần 20 tấn cá đã được kéo sang tàu dịch vụ sau hơn 3 giờ đồng hồ. Lúc này, tàu bạn đã không còn nghiêng nữa. Bán được 20 tấn cá, được 160 triệu đồng tươi, anh em trên tàu mừng vui hớn hở.
Chủ tàu QB - 90067 kể: Mình vừa cho đóng con tàu này cách đây 3 tháng. Trị giá hơn 6 tỷ đồng đấy. Được cái tàu mới, lưới ngon và được trang bị khá tốt nên mình ra được tận đây để đánh bắt. Tháng này làm cũng gần được 1 tỷ rồi. Tất cả đều bán cho nhà Sang hết. Tổn phí đợt này giảm hẳn rõ rệt vì không phải chạy ra chạy vào. Hôm nay gặp luồng cá lớn, lưới nặng quá nên tàu nghiêng hết sức. Hơn nữa gặp phải sóng lớn nên anh em ai nấy cũng có đôi chút lo lắng. Gặp tàu nhỏ là dễ lật như chơi.
Theo anh Sang, một chuyến đi tàu anh mua 50 - 60 tấn hải sản. Vì vậy mỗi lần ra biển, Sang phải mang theo cả nửa tỷ đồng tiền mặt. Thời gian gần đây, rất nhiều tàu cá của ngư dân bị Trung Quốc bắt và tịch thu tài sản, tiền bạc. Vì vậy cũng có một số chủ tàu cá làm ăn với Sang không muốn lấy tiền mặt ngay mà nhờ Sang khi vô đất liền ra ngân hàng chuyển tiền cho vợ con.
Giáp mặt tàu Trung Quốc
Hai cái máy bộ đàm Sea eagle 6900 của Sang vang lên liên tục không nghỉ. Mà trên màn hình chỉ hiện lên mấy cái số hiệu 97 hay 93…
Đã 3 ngày tôi được lênh đênh cùng sóng nước Hoàng Sa. Mọi việc diễn ra suôn sẻ... Bất chợt một tàu hải giám Trung Quốc xuất hiện và rượt đuổi con tàu của chúng tôi.
Hỏi Sang thì được biết: Tất cả ngư dân đánh bắt ở ngư trường này hầu như ai cũng có những mật danh riêng. Đối với tàu của Sang, mật danh 97 đã nổi tiếng khắp miền Trung. Trong tay Sang có 30-40 mật danh của các tàu ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế… Khi liên lạc với nhau trên biển, ngư dân không gọi hẳn tên nhau mà dùng những mật danh là những con số như 93, 97 hay tên hiệu như Chà Và, Hai Ngàn…
< Bọn hải giám (ảnh minh họa).
Hiện nay mấy cái máy bộ đàm Sea eagle mà ngư dân miền Trung trang bị đã lỗi thời. Trời yên nhưng khi ra biển đã nghe tiếng rẹt rẹt với lào xào. Nếu như gặp trời dông thì chỉ có câm như hến. Hơn nữa, mỗi người mỗi vùng miền mà nói tên nhau thì không ai nghe rõ hết. Đâu phải tàu nào cũng được trang bị máy Icom VX 1700 như Sang đâu.
Vì vậy đặt số hiệu gọi cho nhau là thuận tiện nhất, ngắn gọn dễ nghe mà không để lộ vị trí đánh bắt. Mà tên gọi mỗi tàu cũng có “lịch sử” của nó. Như cái anh Hai Ngàn cách đây 10 năm khi ra biển chỉ mang theo có 2.000 đồng làm vốn. Nhưng nhờ biết cách làm ăn và giỏi canh luồng các nên bây giờ đã thành tỷ phú...
Con tàu Sang đã khá nặng khi mang trên mình hơn 30 tấn hải sản cùng hàng chục tấn nguyên nhiên liệu. Tàu bắt đầu chạy xuôi sang tọa độ 17,09E - 109,40N (cách Thừa Thiên - Huế 104 hải lý) để tiếp tục mua hải sản cho tàu QB - 91768. Khi anh em thuyền viên cùng nhau ăn bữa cơm trưa phía sau đuôi tàu, bất ngờ một con tàu lạ chạy với tốc độ 35 hải lý/giờ theo hướng tàu của Sang.
Thấy lạ vì ở trên vùng biển này làm gì có con tàu nào chạy nhanh đến như vậy. Anh Sang chạy lên đài chỉ huy để nhìn cho rõ. Bất ngờ giọng Sang hô to: Hải giám Trung Quốc anh em ơi. Nghe vậy anh em thuyền viên ai nấy đứng bật cả lên. Lúc này con tàu màu trắng đã xuất hiện rõ ràng, tiếng còi hú lên rõ to.
Tôi liền chụp cái máy ảnh để tác nghiệp nhưng Sang khẩn khoản: “Nhà báo ơi, đùng chụp. Hắn có ống nhòm. Hắn thấy có người chụp ảnh sẽ kêu trực thăng tới thì rầy rà to”. Vẻ mặt lo lắng của Sang tôi không đành lòng bấm máy. Tôi hạ máy ảnh xuống mà tiếc hùi hụi.
Hiên ngang ngư dân Việt
Lúc này Sang bật chiếc máy ICOM VX 1700 chuyển sang kênh riêng của tổ đội hét lớn: 24, 24, 24… Đầu dây bên kia: Nghe rõ 97. Sang nói: 17,09E - 109,40N, 97 gặp hải giám Trung Quốc. Đầu dây bên kia nói nhanh: Tới liền 97. Cái máy bộ đàm Sea eagle đang được bật, Sang chụp lấy gọi: 23, 23... 97 gặp hải giám. Bên kia trả lời nhanh: Tới đây 97.
Sang tiếp tục chuyển kênh và nói lớn: Biên phòng, 97 gặp hải giám đuổi theo. Đầu dây bên kia nói nhanh: Ở chỗ nào, bao nhiêu tàu 97? Tay cầm bộ đàm, tay kia Sang cho mở 3 máy của tàu tăng hết cần ga. Con tàu lướt nhanh trên sóng, phía sau khói đen bao trùm. Những con sóng biển Hoàng Sa như gầm lên khi tàu hải giám lao đến.
Chạy vào hướng đất liền được 5 hải lý, tàu Sang gặp tàu QB - 91768 (số hiệu 23). Lúc này, anh em thuyền viên đã thấy yên tâm hơn nhiều. Ngay sau đó, tàu Đna - 90424 (số hiệu 24) cũng xuất hiện bên cạnh tàu của Sang. Lúc này tàu hải giám thấy nhiều tàu Việt xuất hiện nên giảm tốc độ và sau đó quay đầu chạy ra xa.
< Kéo cá trên biển Hoàng Sa.
Được nghe ngư dân kể nhiều về việc hải giám Trung Quốc quấy nhiễu, rượt đuổi, nhưng thú thật, cái cảm giác ấm ức trong lồng ngực lần này mới hiện rõ trong tôi. Tôi không nguôi được cái cảm giác tiếc nuối không thể dùng máy ảnh ghi rõ hành vi của tàu hải giám trên vùng biển của cha ông mình. 3 con tàu quây lấy nhau cùng neo giữa biển trò chuyện. Những câu chuyện rôm rả, những con cá nục bông to bằng bàn tay, những thùng bia còn lại được đưa ra để ngư dân 3 tàu cùng nhau hàn huyên tâm sự.
Sang nhỏ nhẹ: “Cảm ơn mấy anh em nhé. Tàu mình cũng to thật, máy lớn nhất nhì miền Trung rồi mà chạy đua với nó cũng toát hết mồ hôi. Mình định gọi thêm mấy em nữa mà họ ở xa quá, chạy qua chạy lại cũng tốn dầu, hơn nữa tui biết nó không dám làm gì đâu. Dù sao đi nữa thì đây là đất của mình. Nhưng gặp tàu mình, chứ tàu mấy anh em khác là hắn rượt được rồi. Đợt này về, chắc mình cho tăng thêm công suất tàu.
Sau 6 ngày lênh đênh trên biển, chập tối 13.8, con tàu đã vào đất liền. Một chuyến đi để đời, với những nỗi niềm cùng sóng nước chất chứa trong lòng. Vịnh Đà Nẵng lại mở rộng vòng tay đón những đứa con mang lộc biển về với đất mẹ.
Du lịch, GO! - Theo Đình Thiên (báo Dân Việt)