Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Saturday, 1 September 2012

Đèo Ngoạn Mục hay còn gọi là đèo Krông Pha (một địa danh của người chăm hiện vẫn còn) người Việt đọc là Sông Pha, người Pháp gọi là Belle Vue (Ngoạn Mục) là một trong những đèo núi đẹp nhất Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận. 

Men theo những sườn núi dựng nối thung lũng Ninh Sơn với cao nguyên Lang Biang.nằm ở độ cao 980m dài khoảng 18km, con đường quanh co gấp khúc liên tục. Lên độ cao 400m, chúng ta có dịp nhìn lại đoạn đường chúng ta đi qua.
Trên đèo Ngoạn Mục có 4 đoạn cua khuỷu tay rất gấp, con đường uốn lượn mềm mại qua những đồi núi, sườn đồi lớn nhỏ khác nhau tạo hình vòng sóng với những tầng đường mà nếu có dịp dừng chân trên đỉnh nhìn xuống.

Đễ thấy vẻ quyến rũ lãng mạn lẫn hùng vĩ của nó: từ trên đèo nhìn xuống thấy bờ vực dốc đứng sâu thẳm, lấp ló qua những rặng thông là con đường ngoằn ngoèo khúc khuỷu với những chiếc ô tô ví như món đồ chơi chậm chạp đang bò lên hay xuống.

Xa hơn là đồng bằng Phan Rang với dòng sông Cái uốn lượn. Hai dải núi cao ôm bọc lấy thung lũng Phan Rang chạy ra tận biển. Những ngày đẹp trời, từ trên đèo có thể thấy đường bờ cát trắng và nhấp nhô những con sóng lăn tăn.

Bên đèo Ngoạn Mục là những suối thác cắt ngang vách núi, những dãy núi đồi với hệ thực vật khá phong phú đa dạng, đặc trưng. Hệ thực vật rừng nguyên sinh đèo Ngoạn Mục bao gồm các loài cây ôn đới như thông lá dẹt, thông lá tròn xuất hiện ngày một nhiều theo hướng dốc núi cao dần. Rừng khộp tái sinh với những ưu thế là khá nhiều cây dầu rái, dầu trà ben, tiếp đến là rừng thường với các loài cây xanh vùng nhiệt đới núi thấp.

Ở phía đông có các loài dẻ, re, chạy dần sang phía tây là những đồi thông, loài thực vật đặc trưng của vùng khí hậu ôn đới. Tuy vậy, rừng ở đây đã bị tác động nặng nề do hậu quả mà các hoạt động của con người mang lại như việc đặt ống dẫn nước cho thủy điện Đa Nhim, du lịch, khai thác lâm sản, giao thông v.v.

Khi xuống đèo , cảnh thiên nhiên cũng thay đổi dần cho đến phan Rang. Đặc biệt khi thả dốc đèo Sông Pha, chúng ta còn mục kích hai ống nước màu trắng từ trên đỉnh núi đưa xuống. Đường hầm dẫn nước dài 4.878m xuyên qua lòng núi - dưới dãy đèo Ngoạn Mục là hai ống thủy áp dài 2.340m, đường áp để đưa nước từ hồ Đa Nhim về đến nhà máy thủy điện ở chân đèo Sông Pha. Người ta tính 0,5m khối nước có thể cho một kw điện trong khi nhà máy thủy điện Trị An cần 12m khối nước mới cho ra một kw điện .

Sông Đa Nhim (theo tiếng dân tộc thiểu số nghĩa là nước mắt) có lượng nước dồi dào. Năm 1992, người ta cho xây dựng nhà máy thủy điện Sông Pha có công suất nhỏ cạnh nhà máy thủy điện Đa Nhim phục vụ cho việc tiêu dùng địa phương. Nước xả của nhà máy thủy điện Đa Nhim là nguồn cung cấp nước cho Sông Pha.

Hệ thống thủy điện Đa Nhim còn tạo cho Đơn Dương một hồ chứa nước tuyệt đẹp là hồ Đa Nhim cách Đà Lạt khoảng 50kmvề phía đông bắc. Hồ Đa Nhim thuộc thị trấn Đran huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng nên thường gọi là hồ Đơn Dương. Diện tích mặt hồ là 9,7km2, ở độ cao khoảng 1.042m so với mực nước biển. Nước trong hồ bắt nguồn từ hai con sông Đa Nhim và sông Kronglet. Thời tiết ở đây xen lẫn giữa ôn đới và nhiệt đới, nắng mưa luân chuyển nhau. Hồ Đa Nhim là một công trình độc đáo của Đông Nam Á do người Nhật thiết kế.

Không chỉ là một thắng cảnh đẹp hồ Đa Nhim còn là nơi cung cấp thủy điện cho các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa. Khách đến tham quan cảnh đẹp thiên nhiên hồ Đa Nhim còn có dịp tìm hiểu về công trình nhà máy thủy điện Đa Nhim được xây dựng ngay trên hồ. Đây là một công trình thủy điện lớn của Việt Nam.

Toàn cảnh Hồ Đa Nhim là sự kết hợp tuyệt vời giữa non nước, trời mây tạo nên một thắng cảnh tuyệt vời cho miền đất Đà Lạt thu hút nhiều du khách đến tham quan. là một thắng cảnh thơ mộng với những đồi thong vi vu nghiêng bóng nước và là một nơi lý tưởng cho hoat động du lịch dã ngoại như săn bắn và câu cá. Ngoài ra nước thoát từ nhà máy thủy điện dung tưới tiêu cho hơn 23.800 hecta ruộng lúa khô cằn của Phan Rang .

Khi xuống đèo sẽ qua thị trấn Dran của huyện Đơn Dương. Đây là thị trấn hình thành tương tự như thị trấn Sông Pha của tỉnh Ninh Thuận - là nơi tập trung dân cư khá đông có nhiều hàng quán.

Hai khu vực này tập trung đông dân cư do trước đây lên Đà Lạt phải qua đèo ngoạn Mục khó khăn, đường hẹp chỉ lên xuống một lượt và phải chờ thời gian thích hợp - vậy nên nơi này trở thành chỗ nghỉ đêm của khách đi xe đò. Phần khác, ở đây còn có nhà máy thủy điện Đa Nhim nên công nhân làm việc xây dựng công trình này cũng góp phần làm cho thị trấn này đông đúc hơn.

Khám phá đèo Ngoạn Mục

Du lịch, GO! - Theo web Đà Lạt, ảnh internet
Vào những ngày chớm thu, du khách đặt chân đến đất Thủ đô, chắc chắn khó cưỡng lại 5 món ăn đường phố tuyệt cú

Phở

Đứng đầu danh sách các món ăn nổi tiếng nhất Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung là phở. Món ăn này phổ biến đến nỗi đi đâu cũng có thể nhìn thấy, từ các ngõ đến phố chính, từ vỉa hè đến nhà hàng, đâu đâu cũng có thể bắt gặp cảnh tượng đám đông tụ lại, xì xụp quanh những chiếc bàn ghế nhựa, thưởng thức tô phở nóng hổi.

Để người ăn cảm nhận được ngay hương vị đậm đà của món ăn là bí quyết của nghề phở. Bánh phở mượt mà, thái nhỏ được chế biến từ gạo tẻ. Nếu là phở bò thì nước dùng phải là xương bò, xương lợn; phở gà thì chủ yếu bằng xương lợn, xương gà…

Phở không chỉ rẻ, ngon mà được bán 24/24. Địa chỉ nổi tiếng: Phở Thìn, 13 Lò Đúc.

Bún ốc

Nổi tiếng trong "họ" bún ốc, trước tiên phải kể đến bún ốc nóng của bà Sáu phố Mai Hắc Đế. Ốc được luộc ngay ngoài vỉa hè, xong thì được bà Sáu dùng cái xiên bằng sắt đập đít rồi khêu, bỏ cái đuôi và diềm ốc ở bên cạnh, thả vào bát chừng 5-6 con. Thêm nhúm hành hoa cắt dài, chẻ mỏng và mấy cái lá tía tô xếp gọn gàng vào tô bún, bà Sáu cầm muôi nhỏ múc dấm bỗng, một thứ nước hỗn hợp gì đó rất cay và một thìa mỳ chính bỏ vào. Sau cùng, bà múc nước dùng từ nồi nước trong rất ít váng mỡ, đỏ au màu cà chua và thơm nức mùi dấm bỗng chan vào bát.

Còn món bún ốc nguội của cô Xuân nằm ngay gần cửa Ô Quan Chưởng thì ban đầu mới nhìn qua, sẽ khó khiến cho người ta thấy hấp dẫn và không hợp với những ai muốn ăn lấy no và vội vã bởi món này phải ăn chậm mới cảm được độ ngon và công phu của người làm…

Nem

Món chả nem luôn được các thực khách nước ngoài ưa thích nhờ hương vị thơm ngon và đặc biệt không đâu có được. Bên cạnh món truyền thống, người Hà Nội đã sáng tạo ra rất nhiều món nem cuốn mới lạ và hấp dẫn khác, như nem cuốn với tôm và các loại rau sống tươi ngon. Tuy nhiên, nem cua bể được làm từ thịt cua tươi vẫn là số một.

Du khách có thể thưởng thức món ngon này ở quán Nem Vuông Phố cổ (58 Đào Duy Từ) hoặc tới phố Tô Tịch, nằm trong khu vực phố cổ Hà Nội, gần Hồ Hoàn Kiếm hoặc ghé quán bún chả nổi tiếng số 1 Hàng Mành.

Chả cá

Người Hà Nội coi chả cá là một món ăn đặc biệt, đến mức có hẳn một con phố mang tên Chả cá. Con phố này là nơi có nhà hàng Chả Cá Lã Võng nổi tiếng, chỉ phục vụ một món duy nhất là cá dùng kèm tỏi, gừng, nghệ, ăn nóng trên một chiếc chảo nhỏ. Thay vì đến phố Chả cá, du khách cũng có thể tìm đến Đường Thành, nơi có rất nhiều nhà hàng phục vụ món ăn này với hương vị thơm ngon.

Chân gà nướng, gà tần

Lý Văn Phức là địa chỉ ăn uống nổi tiếng với tên gọi "Phố Gà". Chân, cánh gà, khoai lang và bánh mì ở đây đều được phết mật ong trước khi nước và sau đó, được ăn kèm với tương ớt và dưa chuột ngâm… đem lại khẩu vị tuyệt vời.

Ngoài ra, gà tần cũng là món ăn thích hợp nhất để bồi bổ sức khỏe và bạn hãy thử một lần ăn món này tại phố ẩm thực Tống Duy Tân.

Du lịch, GO! - Theo BĐV, internet
“Tiên cảnh giữa sa mạc” là cách để du khách gọi cho Suối Tiên ở Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận). Những cột cát nhiều màu sắc làm khách phải ngỡ ngàng vì cứ nghĩ đó là đá. Chẳng biết bao giờ, con suối ấy vẫn đổ qua những đồi cát hoài ra biển mà không bao giờ cạn.

Suối Tiên xuất phát từ những mạch nước ngầm của những đồi cát kéo dài từ tỉnh lộ 706. Từ khi du lịch Phan Thiết chưa phát triển, Mũi Né vẫn còn là một làng chài ven biển, người dân Bình Thuận đã biết đến con suối này và thường tổ chức dã ngoại đến đây vào dịp lễ, Tết, cuối tuần. Còn bây giờ Suối Tiên được du khách khắp nơi trên thế giới biết đến bởi sự kiến tạo tự nhiên kết hợp giữa nước và cát tạo nên một phong cảnh đẹp mê hoặc.

Nữ thi sĩ Thái Thanh Nguyên trong một lần đến đây đã viết nên những vần thơ lay động lòng người: “Ngỡ ngàng đá bạc chênh vênh/Thì thầm dòng nước nhẹ tênh lưng đồi/Rụt rè hỏi chú chim côi/Nàng Tiên đâu? Chỉ toàn người thế gian/Hỏi trong veo sợi nắng vàng/Có mang nguyên thủy xuống làm ngàn sau...”.

Dù trời mát hay nắng đang đổ lửa giữa trưa, Suối Tiên vẫn dập dìu người. Phần đông là người nước ngoài. Để khám phá con suối này, khách phải đi bộ ngược dòng suối ở vị trí là điểm gần cuối cùng của nó đổ ra biển. Nơi sâu lắm, nước chỉ tới đầu gối. Du khách xách giày dép đi chân trần trong làn nước mát mang màu đỏ cam của cát.

Đi khoảng 200-300 mét, một thế giới kỳ ảo hiện ra trước mắt. Nơi đây chỉ có hoang sơ thuần khiết, không có bất cứ một dấu ấn nào của con người để lại đây ngoài những dấu chân.

Những cột cát cao khi xưa là đồi cát bị nước xói mòn tạo nên những hình thù kỳ quái như những khối thạch nhũ trong hang động núi đá vôi. Hai bên bờ suối, nước đã kiến tạo cát thành những chiếc cột hoa mỹ, những bức phù điêu khổng lồ trải dài như một bức trường thành và luôn biến đổi.

Dưới đáy con suối là cát mịn màng. Đây là nguồn nước ngọt hiếm hoi ở vùng này. Điều kỳ lạ là dòng nước bắt đầu từ sa mạc cát. Những đồi cát mênh mông chạy dài hàng chục cây số thì nước ngọt quả là quý hiếm.

Thế nhưng, bên dưới những đồi cát nóng bỏng ấy lại chứa một túi nước khổng lồ. Chẳng biết từ bao giờ, túi nước ấy bị “rò rỉ” chảy ra bên ngoài, tạo thành một dòng suối. Từ lâu, dân địa phương thấy kỳ lạ và liên tưởng đến những điều thần bí, siêu nhiên. Họ cho rằng, dòng nước này là của trời cho giữa sa mạc cát. Cái tên Suối Tiên xuất phát từ đó.

Dọc theo con suối, có nhiều lối đi lên những đồi cát. Cát được kiến tạo vô tình thành những chiếc cổng tự nhiên, nằm hai bên lối dẫn lên đồi cát. Đứng từ vị trí trên cao của đồi cát nhìn xuống, dòng suối thật nên thơ. Khung cảnh nơi đây không bao giờ làm cho du khách ngừng liên tưởng, so sánh. Ở nhiều góc tiếp cận khác nhau, du khách có một cảm giác lạ và hấp dẫn khác nhau về khung cảnh này.

Mùa hè, chỉ có những hàng dừa và hoa lục bình điểm xuyến cho dòng suối. Đến mùa xuân, hoa anh đào nở, Suối Tiên như khoác lên mình chiếc áo mới đầy hương sắc. Những độ hoa bưởi, hoa chanh nở, đi giữa Suối Tiên mà khách như đang đi giữa một rừng hoa ngát hương. Không chỉ cảm nhận con suối thiên nhiên và kỳ bí này bằng mắt, bằng tay mà du khách còn cảm nhận thiên nhiên nơi đây bằng mũi.

Mỗi mùa, mỗi lúc, Suối Tiên có những cảnh vật khác nhau. Cảnh vật dọc theo suối hiện thay đổi. Khi mưa lớn kéo dài, nước là người thợ điêu khắc miệt mài làm việc cả ngày đêm để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo trên cát đầy ngẫu hứng. Vì thế, nếu không kịp ghi ảnh khi trở lại Suối Tiên lần sau, khách khó tìm được những khung cảnh cũ.

Màu sắc của cát cũng đã tạo nên sự hấp dẫn, tô điểm cho khung cảnh thêm thơ, thêm mộng. Màu cam chỉ là lớp phủ ngoài bởi trong lòng đồi cát toàn cát có màu trắng, màu kem, thỉnh thoảng là lớp titan có màu sẫm. Màu sắc thiên nhiên, sự kiến tạo tự nhiên đã kết hợp hài hòa với nhau tạo một bức tranh sinh động làm xao lòng du khách.

Khám phá Suối Tiên, khách chỉ mất khoảng một giờ. Thế nhưng, không ít người bỏ thời gian cả ngày để tiếp cận Suối Tiên ở nhiều vị trí khác nhau. Có người hôm sau còn trở lại để khám phá tiếp. Suối Tiên sẽ mãi là điểm đến thú vị của du khách, là sản phẩm du lịch độc đáo để du khách đến Phan Thiết có thêm một lựa chọn ngoài biển xanh, cát trắng.

Xem thêm chuyến đi >

Du lịch, GO! - Theo Nguyễn Đức (Cần Thơ Online), ảnh Dulichgo

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống