Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Sunday, 2 September 2012

Đã bao giờ bạn rời khỏi Sài Gòn vào những ngày cuối tuần để một mình đi du lịch bụi? Nếu chưa, hãy thử cùng bạn bè trốn cái nóng oi bức của Sài Gòn để đến Bình Ba tận hưởng cái không khí mát mẻ của trời và biển.

Nằm cách thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) khoảng 60km về phía nam, vịnh Cam Ranh trải dài như một dải lụa xanh thẳm đẹp đến mê hồn, quanh năm nắng ấm chan hòa, bầu trời trong xanh tạo cho mặt vịnh một màu xanh rất dễ chịu.
Bình Ba là một cái tên nghe khá xa lạ đối với dân hay đi du lịch theo tour, nhưng đối với dân phượt thì đây là một địa điểm hấp dẫn. Là một đảo nhỏ nằm trên vịnh Cam Ranh, Bình Ba là nơi che chắn phong ba, bão táp cho vùng vịnh, là nơi trú ngụ cho tàu thuyền khi gặp bão ngoài khơi. Chính vì vậy mà người dân nơi đây gọi tên đảo là Bình Ba.

Từ cảng Ba Ngòi, bạn đi thuyền ra đảo khoảng 1 giờ đồng hồ. Ngồi trên tàu, bạn có thể thỏa thích ngắm cảnh trong vịnh.

Thiên nhiên nơi đây đẹp gần như còn nguyên sơ: những bãi cát trắng vàng, trải dài mịn màng như chưa bao giờ có dấu chân người, đẹp nhất vẫn là những quần thể ghềnh đá granit do sự xâm thực của gió, của nước biển đã tạo nên những hình thù chồng chất.

< Cảnh người dân nơi đây đang lựa chọn những con sò huyết ngon nhất cho tôm hùm ăn.


< Ngồi trên những chiếc tàu đánh cá tham quan xung quanh đảo.

Nếu ví vùng vịnh Cam Ranh như hình chữ “U” thì đảo Bình Ba như một dấu chấm nằm chắn ở 2 đầu chữ “U” tạo thành 2 cửa biển (một cửa lớn và một cửa nhỏ).

< Trông xa xa như một chú rùa quay đầu ra biển.

Biển nơi đây êm đềm quanh năm, mặt nước hiền hòa không gợn sóng. Bạn có thể thỏa thích, ngắm cảnh 2 bên tàu, chụp những tấm hình lưu niệm hay ngắm nhà máy xi măng hay đàn hải âu chao lượn trên mặt biển…

< Những chiếc tàu xếp thành hàng neo đậu trên đảo.

Gần đến đảo Bình Ba, bạn sẽ thấy có sự thay đổi về màu xanh của nước, mặt nước lúc này êm đềm, phẳng lặng, gió gần như không còn thổi, cảm giác nôn nao hiện lên khi bạn nhìn thấy xa xa những căn nhà mái ngói, những chiếc bè nuôi tôm hùm, thú vị nhất là khi tàu chạy ngang qua những chiếc bè mấy chú chó trên bè sủa inh ỏi, một cảm giác háo hức, mong chờ dâng lên trong lòng bạn.

< Các trẻ em đang mải mê lượm những chú ốc và san hô trên bãi biển.

Tàu gần cập bến, bạn sẽ ngỡ ngàng trước nước biển nơi đây, nước xanh trong vắt, nếu may mắn bạn có thể bắt gặp một đàn cá đang bơi lội xung quanh tàu. Đây sẽ là một tấm hình kỷ niệm mà bạn không thể nào quên được.

< Bạn hãy thử một lần lặn ngắm san hô từ bãi Nhà Cũ.

Để xua tan cái mệt nhọc sau chặng đường dài, bạn có thể đến nhà người dân xin ở tạm, nghỉ ngơi thư giãn, sau đó hãy đừng quên khám phá đảo vào một buổi sáng tinh mơ nhé!

Đảo Bình Ba (còn gọi là Hòn Tánh) là đảo chắn sóng nằm án ngữ giữa biển, tạo thành cửa ngoài cửa vịnh Cam Ranh, đồng thời nhờ đảo chở che mà mặt vịnh luôn lặng sóng.
Từ đây, vịnh Cam Ranh thông ra biển bằng Cửa Lớn (nằm giữa mũi Cà Tiên và đảo Bình Ba) và Cửa Bé (nằm giữa đảo Bình Ba và mũi Cửa Bé).

< Hãy nhớ mang theo đồ nhắm và rượu.

Bình Ba là hòn đảo quanh năm lộng gió, sóng nước mênh mang, phong cảnh hữu tình. Ở đây có làng chài Vũng Nồm sầm uất, rợp mát trong bóng dừa xanh cùng những vườn nhãn sum suê. Dừa Vũng Nồm rất nhiều, sai quả, là món giải khát thường được người dân đảo mời khách phương xa. Hòn đảo này còn nổi tiếng với đặc sản “tôm hùm Bình Ba”, thân lớn, râu dài, nhiều thịt, vỏ cứng có vân rất đẹp.

Bãi biển Bình Ba: Sức hút hoang dã
Phố ăn vặt Bình Ba

Du lịch, GO! - Theo Infonet, internet

Saturday, 1 September 2012

Dịp 2.9 này người Mông ở Lào, Trung Quốc, từ Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai hay cả Thanh Hóa, Nghệ An… đổ về Mộc Châu (Sơn La) để ăn Tết Độc Lập. Không khí Tết trong nhà tràn cả ra ngõ, ra cả đường vào bản.

Ngày Tết uống rượu, thổi khèn, đấu vật… và cũng là ngày những chàng trai cô gái Mông tìm người yêu, tìm bạn đời.
Tết Độc Lập cũng như Tết năm mới, người Mông cũng làm lễ cúng mời ông bà tổ tiên. Trẻ con thì háo hức trên lưng mẹ xuống chợ. Nhưng chờ đợi ngày Tết Độc lập có lẽ là những chàng trai cô gái Mông. Chàng trai thổi điệu khèn hay nhất, cô gái mặc chiếc váy hoa đẹp nhất, vòng bạc, đôi dép để dành đã lâu cũng mang ra dùng.

< Người Mông ở bản Cao Phạm đón khách bằng tiếng khèn, trò đấu vật. Rượu là thứ không thể thiếu trong ngày Tết.

Trong chợ, trên đường đều thấp thoáng những đôi trai gái tìm hiểu, tán tỉnh nhau. Tết Độc lập của người Mông cũng nổi tiếng bởi tục cướp vợ. Chàng trai may mắn sẽ cưới được người mình yêu nếu cô gái chịu ở lại nhà mình trong ba ngày.
< Xuống chợ tìm bạn.

Cũng bởi vậy, Mộc Châu luôn là địa chỉ vẫy gọi những người thích du lịch và khám phá. Trong ngày Tết Độc lập, Mộc Châu không chỉ là nơi đón người Mông về ăn Tết mà các dân tộc anh em cũng về chơi.

< Đêm xuống, những đôi trai gái tìm nhau. Chàng trai kéo cô gái của mình tìm nơi trò chuyện.

Đặc biệt, đây là cung đường yêu thích của nhiều dân phượt Hà Nội và nhiều tỉnh khác.

< Một gia đình người Mông đi xe máy xuống Mộc Châu chơi Tết.

< Lý A Sáng (trái) mang khèn do chính tay mình làm xuống chợ bán, giá mỗi chiếc khèn là 700 nghìn đồng.

< Mộc Châu trong Tết độc lập luôn thu hút những vị khách du lịch ưa khám phá.

< Giá nhà nghỉ bị đẩy lên tới 1,5 triệu/phòng. Nhiều người chọn cách đi chơi và ngủ đêm ngay ở chợ.

Đi chơi Tết, thưởng thức ẩm thực người Mông, mua những chiếc váy thổ cẩm, xem cướp vợ… là những trải nghiệm không thể quên đối với những ai đã đến với cao nguyên này.

Du lịch, GO! - Theo TTO
m thực đường phố hay ẩm thực vỉa hè là nét văn hoá rất riêng với sự độc đáo khó nơi nào có được.

Ở Sài Gòn người ta có cái thú đi ăn, họ có thể ăn sáng, trưa, chiều, tối, khuya… Bất cứ giờ nào trên vỉa hè cũng có nhiều nơi bán những món ăn mà họ ưng bụng.

Với sự phát triển của thành phố, ẩm thực vỉa hè đã được nâng tầm. Ngoài cái vỉa hè xưa quen thuộc, nhiều món ăn bình dân đã được đưa vào mặt tiền của những trung tâm thương mại sang trọng, những quán cặp sát đường với không gian kính trong suốt nhìn ra đường phố. Cho dù ở vị trí nào thì cái thú được ngồi trên vỉa hè ăn ngon, ngắm nhìn nhịp sống rộn ràng luôn lôi cuốn mọi người dù quen hay lạ.

Do nhu cầu của thị dân, nhiều món ăn sáng vỉa hè đặc trưng của Sài Gòn đã vượt qua khỏi ranh giới thời gian để phục vụ suốt ngày cho đến khuya. Kể làm sao xiết, từ bánh mì, cơm tấm, phở... và còn rất nhiều món nóng bán cả ngày đến khuya như bún bò Huế, mì Quảng, hủ tíu dê, bánh canh, bò kho, bánh bèo, bún chả, bánh cuốn… Tất cả tạo nên bức tranh sinh động cho ẩm thực đường phố Sài Gòn luôn độc đáo, thú vị.

Xôi ba miền vỉa hè

Buổi sáng Sài Gòn, những gánh xôi, xe bánh mì, hàng cơm tấm, bánh cuốn, hủ tíu… bình dân khoảng 5 giờ đã bắt đầu dọn hàng. Từ 6 giờ trở đi gánh xôi đã nắm sẵn từng gói với giá năm ngàn, bảy ngàn, mười ngàn… chờ khách mua.

Nếu ẩm thực đường phố Sài Gòn tự hào là nơi khai sinh ra bánh mì thịt, thì cũng phải cám ơn xôi từ khắp ba miền đất nước đã đem lại sự phong phú đa dạng cho ăn sáng vỉa hè. Từ Bắc với xôi xéo, xôi gấc, xôi khúc, xôi bắp; đến miền Trung như xôi thịt hon, xôi đường và xôi phương Nam đậm đà hương nếp than, đậu xanh, đậu đen, xôi mặn…

Nhưng có lẽ món xôi bắp không nơi đâu ngon hơn của bà Kiệm, người miền Bắc di cư, bán hơn 60 năm qua tại góc ngã tư Lê Thánh Tôn - Pasteur, quận 1. Bên đôi quang gánh là vài chiếc ghế con, khách có thể ngồi ngay trên vỉa hè thưởng thức dĩa xôi bắp ngọt ngào, hương vị nếp căng mẩy, hạt bắp nở bung, đậu xanh vàng bùi, hành phi thơm nức… Xôi của bà là một sự hoà quyện tinh tế thật tuyệt giữa cái vị thuở xưa của bà với “hương phố” Sài Gòn.

Bánh mì trong nhà ngoài ngõ

Những xe bánh mì có mặt khắp nơi trên đường phố. Tuy học làm từ người Pháp nhưng bánh mì Sài Gòn có “thương hiệu” riêng, khác bánh mì Pháp nhờ vị tươi mới, không đặc ruột quá mà cũng không bọng quá, vỏ bánh giòn, nhai rau ráu vừa đã miệng vừa thơm mùi bột mì nướng.

Một ổ bánh mì thịt bình dân giá khiêm tốn khoảng mươi, mười lăm ngàn nhưng mỗi ổ là một hương vị mới lạ đầy lôi cuốn bởi nó “chuyên chở” các thứ nhân khác nhau như thịt, patê, chả lụa, jambon, xíu mại, trứng, cá mòi… kèm với dưa leo, củ cải trắng, củ cải đỏ làm chua, hành ngò, lát ớt cay nồng…

Và, mỗi xe bánh mì đều có một bí quyết riêng. Người khá giả hơn thì chọn bánh mì Hoà Mã, Hà Nội, Như Lan, Lan Huệ… Ngồi vỉa hè ăn ổ bánh mì thơm nóng, uống càphê sáng, trưa chiều bất kể, ngắm dòng người qua lại cũng là một thói quen của người Sài Gòn.

Với dân văn phòng, doanh nhân thích ăn sáng bánh mì cũng có nơi dọn riêng: trứng ốp la, patê, chả, thịt… trong một dĩa. Ở đó là những quán càphê có không gian mở nhìn ra phố như Highlands, A&B tower, Windown hay những căn phòng máy lạnh yên tĩnh như Coffee Bean, bánh mì Bready. Ở đó, họ có thể mở laptop lướt web, xem báo, gặp bạn bè hoặc chỉ để thư giãn...

Cơm tấm bình dân và cao cấp

Trong những món ăn sáng rẻ tiền, ngon và chắc bụng thì dĩa cơm tấm là số một. Ở bất cứ ngã tư đường hoặc con hẻm nhỏ nào của Sài Gòn, dường như đều thấy hàng cơm tấm bình dân không tên trên vỉa hè; dễ nhận diện là hương khói thịt nướng đưa mùi bay xa. Bộ ba cơm tấm – bì – chả làm cơ bản và hợp rơ nhau đến lạ lùng. Có thể kêu thêm miếng sườn nướng bằng bàn tay ăn cho… đã đời.

Hiện, cơm tấm bình dân giá khoảng mười mấy đến hai mươi mấy ngàn. Nhưng cơm tấm máy lạnh có thương hiệu như Thuận Kiều, Kiều Giang, Mộc, Cali… thì miếng chả hấp đơn sơ phải có thêm tôm cua, bì thì thịt nhiều hơn da heo. Ngoài ra, còn những món kèm theo nào gà nướng, tôm kho tàu, thịt kho tàu, lạp xưởng tươi...

Món nóng đường phố

Có lắm món nóng như phở, bún bò, hủ tíu, mì... trong đó, phở luôn là món chiếm vị trí đầu bảng. Gánh phở bình dân mà người ta còn nhớ đã được ông Kỉnh từ làng Vân Đình (Hà Đông) mang vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 1942. Ông bán gánh phở Bắc trên đường Lagrandière (nay là Lý Tự Trọng). Sau ông Kỉnh truyền nghề cho ông Minh và gánh phở chuyển về đường Pasteur bán suốt 70 năm qua tại quận 1. Cùng dòng phở Bắc trước năm 1975 còn có phở Quyền gần ngã tư Phú Nhuận, phở Bà Dậu trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phở Tàu Bay ở Lý Thái Tổ…

Rồi sau năm 1975, nhiều người Bắc vào miền Nam sinh sống, vậy là dân Sài Gòn có thêm gu phở Bắc… mới như phở Lý Quốc Sư trên đường Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình, phở Hoàng Tùng trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1, phở Phú Gia trên đường Lý Chính Thắng, quận 3… Rồi tiếp đến những nhóm “phở mới”, mở đầu là phở 2000, sau đó phở 24 và gần nhất là thương hiệu phở Hùng, phở 99 – dòng phở do người Việt từ nước ngoài trở về tham gia thị trường.

Bên cạnh phở nóng có hủ tíu Nam Vang Liến Húa, Hồng Phát trên đường Võ Văn Tần, quận 3, Ty Lum đường Huỳnh Mẫn Đạt, quận 5, Kim Tháp đường Bà Hạt, quận 10. Ở đó, nhiều người thích ăn cọng hủ tíu nhỏ, mỏng dai và hơi trong, nước lèo có thêm tỏi băm phi vàng, thơm đậm.

Vào khu Chợ Lớn thì những tiệm hủ tíu mì có ở khắp nơi. Giá bình dân thì hai đến ba mươi ngàn, cao hơn cũng tầm bốn, năm mươi ngàn một tô. Nào là hủ tíu mì xá xíu, bò kho, thập cẩm… kèm với bánh bao, há cảo. Có nơi với cả chục loại bánh bao, xíu mại cua, há cảo tôm, bánh xếp sò điệp… đựng trong xửng luôn bốc khói; nghe đủ các hương vị. Sang thì nhà hàng khách sạn năm sao như Reverside, Intercontinental, Sheraton…

Kể làm sao xiết, còn rất nhiều món nóng bán cả ngày đến khuya như bún bò Huế, mì Quảng, hủ tíu dê, bánh canh, bò kho, bánh bèo, bún chả, bánh cuốn… Tất cả tạo nên bức tranh sinh động cho ẩm thực đường phố Sài Gòn luôn độc đáo, thú vị.

Du lịch, GO! - Theo Quang Tâm (SGTT), internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống