Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 7 September 2012

Những khảo cứu, ký sự mới nhất về Hà Nội xưa với những góc nhìn mới có thể giúp chúng ta hiểu thêm về quá khứ, về dòng chảy văn hóa và dấu ấn của nhiều thế hệ ở Hà thành.
Nội dung được trích từ cuốn Đi dọc Hà Nội (tác giả Nguyễn Ngọc Tiến) do Công ty sách Chibooks cung cấp và giữ bản quyền.

Tư liệu được cho là cổ nhất tính đến thời điểm này về tháp Rùa là của Paul Bourde, phóng viên thường trú báo Le Temps tại Hà Nội. Trong cuốn Từ Paris đến Bắc Kỳ (De Paris au Tonkin - Paris, 1885), Paul Bourde mô tả tháp Rùa như sau: “Ở đằng xa trên một hòn đảo có một cái chùa khác mang hình tháp, một công trình kiến trúc ba tầng của chủ hiệu bánh người Hoa”.

< Tháp Rùa xưa với tượng Nữ thần Tự Do trên nóc thời Pháp thuộc.

Cuốn Những ngôi chùa Hà Nội (Les pagodes de Hanoi - xuất bản năm 1887) của Gustave Dumoutier (1850-1904) là tư liệu thứ hai về tháp Rùa. Tác giả viết: “Đó là một công trình bé nhỏ có nhiều tầng, các vòm cửa hình cánh cung nhọn, công trình này mới có khoảng chục năm nay. Nó được xây dựng trên vị trí một ngôi đền nhỏ trước đó thờ thần hồ. Bên trong, trên tường sơn hai chữ Vinh-Bao, là tên của viên quan đã xây công trình này.

Ông ta trước đây ba năm làm Tri phủ phủ Thường Tín rồi về làm Thương biện phủ Hoài Đức, sau dính vào một vụ chính trị nên năm 1886 bị cách chức và quản thúc ở Hà Nội. Trên đỉnh công trình, một bên có chữ Vong-dinh và bên kia chữ Qui-son thap”. Tư liệu thứ ba là một tấm bản đồ về sông hồ Hà Nội, bắt đầu vẽ từ tháng 12.1884, hoàn thành vào tháng 5.1885, không ghi ai vẽ, ngay sát tháp Rùa họ chú thích tháp Ba Kim bằng chữ Pháp.

Trong cuốn Ở Bắc Kỳ: ghi chép và kỷ niệm (Au Tonkin-notes et souvenirs - Hà Nội, 1925) của Bonnal - là công sứ đầu tiên ở Hà Nội từ năm 1883 đến năm 1885, có đoạn: “Một ngôi chùa hình bát giác không có phong cách và cũng không có giá trị đã được xây dựng cách đây vài năm bởi một người lĩnh trưng thu thuế đánh cá tên là Nguyen Huu Kiem, thường gọi là Ba Ho Kiem. Ngôi chùa xây trên địa điểm của một ngôi đền nhỏ cũ thờ vị thần hồ, chùa có tên Qui son thap”, đó là tư liệu thứ tư.

Tư liệu thứ năm là cuốn Bắc Kỳ xưa (Le vieux Tonkin) gồm hai tập, tập thứ nhất in ở Sài Gòn năm 1935 và tập thứ hai in ở Hà Nội năm 1941. Cuốn sách này do Claude Bourrin tập hợp các bài báo viết về Hà Nội từ năm 1884 đến 1894. Claude Bourrin là nhân viên thuế ở Bắc Kỳ từng sống và làm việc ở Hà Nội từ năm 1898, phần về tháp Rùa, ông viết: “Tháp Rùa chính tên là Qui son thap xây khoảng năm 1877. Theo G.Dumoutier thì do một viên quan tên là Vinh-Bao đứng xây. Theo Bonnal thì người xây là Ba Ho Kiem. Công trình này thay cho một ngôi miếu nhỏ thờ thần hồ. Vinh-Bao và Ba Ho Kiem chỉ là một người vì Ba Ho Kiem (đúng ra là Nguyen Huu Kim) cũng là một viên quan”.

Về tư liệu bằng chữ Việt viết “có đầu có cuối” nằm trong hai cuốn sách là Cổ tích và thắng cảnh (NXB Văn hóa, H.1959) của Doãn Kế Thiện, Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn (NXB Trẻ, năm 2003) của Nguyễn Vinh Phúc. Doãn Kế Thiện (1891-1965) là nhà báo, dịch giả chữ Hán, người nghiên cứu Hà Nội và là nhà Nho hoạt động cách mạng. Về tháp Rùa, cụ viết: “Gò Rùa là nơi chúa Trịnh dựng Tả Vọng đình để làm nơi nghỉ mát trong mùa hè.

Năm 1884, một tên tay sai của thực dân Pháp là Bá Kim hay Thương Kim tin thuyết phong thủy nói gò này là kiểu đất “vạn đại công khanh” để được hài cốt tiền nhân vào đó con cháu sẽ muôn đời nối nhau làm quan cao chức trọng...

Y dùng riêng một số tay chân làm thợ nề dự định ngay đêm khai móng chờ đến khuya tối giời, đem hài cốt cha mẹ để sẵn trong hai cái quách nhỏ ngầm chôn xuống giữa gò, rồi lấp kín định hôm sau sẽ xây thành nền tháp cao. Việc y làm rất kín đáo, tưởng không ai biết... nhưng một việc xảy ra không ngờ. Sáng hôm sau, y hớn hở cùng người nhà và thợ nề vừa ra tới gò thì bỗng kêu trời và ngã ra, hai cái quách gỗ bị quật lên từ lúc nào chỉ còn quách không, hai bộ hài cốt đều không thấy đâu nữa.

Không thực hiện được âm mưu, nhưng đã hứa với mọi người là xây tháp, không thể bỏ được y đành phải cắn răng tiếp tục làm cho xong việc. Riêng thực dân Pháp thì thưởng công cho y bằng cách gọi tên tháp ấy là tháp Bá Kim...”. Phần tháp Rùa trong Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn của Nguyễn Vinh Phúc khá đầy đủ, từ kiến trúc đến chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Ông Nguyễn Vinh Phúc (1927-2012) là nhà giáo, viết nhiều sách về Hà Nội và người ta gọi ông là nhà Hà Nội học. Ông Phúc đưa ra nhận định khi cho rằng Bonnal viết sai chữ Kim thành chữ Kiem và Nguyễn Hữu Kim chứ không phải Nguyen Huu Kiem.

Ông kể đã được xem gia phả của chi trưởng và gia phả của chi thứ năm dòng họ Nguyễn Hữu ở làng Cựu Lâu (nay là khu vực Tràng Tiền, Hàng Khay) nên có thêm một số chi tiết mới: Bá Kim tên thật là Nguyễn Hữu Kim (1832-1901), có tên khác là Liên (Nguyễn Hữu Liên), hiệu Chu Ái. Bá Kim là hào mục làng Cựu Lâu được hàm Bá hộ, ông có một cửa hàng bán đồ khảm trai tên là Vĩnh Bảo...

Trong tư liệu của người Pháp và Doãn Kế Thiện, không có một chữ nào đề cập đến chỗ ở, quê quán của Ba Ho Kiem, Vinh-Bao, Nguyen Huu Kiem hay Bá Kim, Thương Kim. Còn theo những trang viết của Nguyễn Vinh Phúc thì Ba Ho Kiem, Nguyen Huu Kiem, Vinh-Bao chỉ là một người và người đó tên là Nguyễn Hữu Kim, gọi theo chức quan là Bá Hộ Kim người làng Cựu Lâu.

Gần đây, ngày 17.6.2012, anh Đàm Quang Minh, hiện sống cùng gia đình ở Pháp cho biết, nhà anh nhiều đời sống tại Hà Nội. Bên Pháp gia đình anh quen thân một gia đình trước 1954 sống ở Hà Nội, ông bà này năm nay ngót nghét 90 tuổi. Trong những lần chuyện trò về Hà Nội, bà kể đi kể lại chuyện tổ phụ nhà bà đã xây tháp Rùa và không liên quan đến Bá Hộ Kim. “Tôi sẽ tìm cách liên lạc để tìm hiểu độ tin cậy của thông tin, và phải chăng, bước đầu lại hé lộ thêm một chứng cứ nữa về người xây tháp Rùa?”, anh Minh nói.

Còn tiếp
Kỳ 1 - Kỳ 2 - Kỳ 3 - Kỳ 4 - Kỳ 5 - Kỳ 6 - Kỳ 7 - Kỳ 8 - Kỳ 9 - Kỳ 10 - Kỳ 11 - Kỳ 12

Du lịch, GO! - Theo Nguyễn Ngọc Tiến (Thanhnien), internet
Nhắc đến danh thắng Xứ Đoài nhiều người chỉ biết tới Chùa Thầy hay Chùa Tây Phương, mà ít ai biết đến động Hoàng Xá – một điểm du lịch còn nguyên sơ, kỳ ảo với cảnh quan non nước hữu tình.

< Ngọn núi đá vôi nơi có động Hoàng Xá, nhìn từ đường cao tốc Láng – Hòa Lạc.

Động Hoàng Xá, dân trong vùng gọi là Động Hoàng là một hang động khá lớn trong ngọn núi đá vôi Hoàng Xá (núi Hoàng) xã Hoàng Ngô, nay thuộc thị trấn Quốc Oai, ngoại thành Hà Nội.

< Cửa động hướng Đông – cửa chính vào động.

Động nằm cạnh đường cao tốc Láng-Hòa Lạc, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía tây nam và nằm trong quần thể “Thập lục đại danh sơn” của Phủ Quốc xưa, gồm 16 quả núi lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là Núi Thầy.

< Bên trong động - những góc nhìn và những vẻ đẹp kỳ ảo của tạo hóa

Theo quan niệm địa lý cổ thì toàn bộ hệ thống núi đã vôi ở khu vực này đều là chi long, mà gân mạch bắt nguồn từ núi tổ Tản Viên (Ba Vì), uốn lượn nổi chìm theo địa long mạch, kéo dài hàng chục ki-lô-mét để tạo nên vùng núi non đột khởi giữa miền đồng bằng mênh mông, bát ngát của Xứ Đoài.


Theo các nhà địa chất học ngày nay, động được hình thành do quá trình vận động tạo sơn của địa tầng. Hoàng Xá là “động thủng” xuyên từ sườn bên này sang sườn bên kia, nên động được chiếu sáng theo hai hướng chính là Đông và Tây Bắc. Khi có ánh nắng mặt trời rọi vào, động lung linh kỳ ảo sắc màu của nhũ đá…


Động thoáng rộng với vòm cao gần 100m và thông với tầng lộ thiên. Nền động có nhiều phiến đá tự nhiên ghép lại thành tảng lớn. Tương truyền xa xưa đây là chỗ cho tiên đánh cờ. Còn ngày nay, phiến đá rộng là điểm lý tưởng để du khách nghỉ chân, tận hưởng cảm giác khoan khoái khi đón nhận luông gió mát từ cửa động thổi vào.

Từ cửa động chính phía Đông nhìn xuống là một hồ sen (còn gọi là Giếng Cả ) rộng gần 2 mẫu, nước không bao giờ cạn. Ở giữa hồ có chùa Tám Mái trên một gò đất nổi, được nối vào bờ bằng cây cầu hình bán nguyệt.

Phía bên trong động có các khối nhũ tạo hình voi đứng, voi nằm, có kích cỡ gần bằng voi thật. Trên vách động còn xuất hiện nhiều hình tượng Phật, tượng Thần với nhiều phong thái khác nhau, tạo nên vẻ linh thiêng, huyền bí cho động.

< Chùa Tám Mái giữa hồ sen bên lối vào cửa chính.

Ở vách động chính diện cửa vào là tượng thờ Cao Xuân Dục (1842-1923) – một vị quan chính trực và là danh sĩ đời Duy Tân triều Nguyễn. Khi Hoàng Cao Khải theo Pháp muốn làm Phó Vương, bắt các quan trong triều phải ký vào biểu dâng lên vua, Cao Xuân Dục đã không ký. Ông bị gièm pha và bị giáng chức về làm tri phủ Quốc Oai.

Sau khi ông mất, dân tạc tượng thờ ở giữa Động Hoàng. Quãng thời gian ông về làm tri phủ Quốc Oai tuy ngắn ngủi nhưng ông đã truyền bá tinh thần yêu nước, ý chí quật cường và truyền thống hiếu học cho người dân Phủ Quốc…

Du lịch, GO! - Theo Nguyễn Bình (Dân Việt)
Bà Rịa –Vũng Tàu là vùng đất vừa có núi rừng, vừa có biển, nên đặc sản ở đây cũng rất phong phú và đa dạng.

Đến với Vũng Tàu, du khách cũng sẽ được thưởng thức nhiều món ăn được coi là đặc sản của địa phương như: bán canh Long Hương, cua rang muối, các món hải sản tươi sống… Và một trong những đặc sản của vùng đất này không thể không nhắc đến đó là món bánh khọt.

Bánh khọt vốn là món ăn dân dã nổi tiếng xuất hiện từ khá lâu tại TP.Vũng Tàu với nhiều quán ăn nằm rải rác trên khắp các đường phố Vũng Tàu. So với nhiều món ăn khác, bánh khọt mang một hương vị rất riêng, đậm chất dân dã. Đây cũng là món ăn quen thuộc của người dân Nam bộ.

Tuy nhiên, tại Bà Rịa- Vũng Tàu, cũng với nguyên liệu là bột gạo quyện với nước cốt dừa béo ngậy, nhưng bánh khọt hấp dẫn du khách bởi nó mang yếu tố đặc trưng riêng của thành phố biển.

Theo những người am hiểu về món đặc sản xứ biển này, muốn bánh ngon đòi hỏi người làm bánh phải có kinh nghiệm pha bột và nêm nếm nước mắm. Để có một chiếc bánh khọt thành phẩm, phải trải qua nhiều công đoạn.

Trước tiên, bột được xay từ gạo ngâm hơi mềm và để qua đêm. Trong lúc xay bột, thêm chút cơm nguội. Ngoài nước cốt dừa pha lẫn trong bột, khi bánh gần chín tới, người ta còn cho chút nước cốt dừa lên trên để tạo vị béo, thơm. Bánh khọt Vũng Tàu khác với bánh căn miền Trung và bánh khọt miền Tây ở chỗ: Trên mặt bánh khọt Vũng Tàu là những con tôm đỏ hồng xen lẫn màu xanh của hành lá, trông rất bắt mắt.

Công đoạn làm món bánh này không phức tạp nhưng đòi hỏi sự khéo léo của người chế biến. Nếu cho nước nhiều hơn bột thì bánh dễ vỡ vụn trong quá trình chiên và bánh khi lấy ra khỏi vỉ cũng không giòn. Còn cho bột nhiều hơn lượng nước quy định sẽ làm bánh không ngon vì không có độ dai. Bánh khọt ngon phải là những chiếc bánh vừa giòn vừa dai.

Mỗi chiếc bánh khọt tròn, to hơn miệng ly uống trà một chút, trong lòng mỗi chiếc bánh trắng tinh lại được trang trí bằng màu xanh của lá hành được xắt nhỏ, màu đỏ gạch của tôm được lột sạch vỏ. Không chỉ có tác dụng trang trí, hành lá và tôm còn giúp tăng thêm hương vị và dinh dưỡng cho mỗi chiếc bánh.

Để tạo cảm giác ngon miệng cho thực khách, đặc biệt là để hạn chế cảm giác ngán vì dầu mỡ, món ăn kèm với bánh khọt chính là gỏi đu đủ. Đu đủ rửa sạch và xắt sợi nhỏ. Sau đó ngâm trong nước sạch có pha chút giấm chua. Gỏi đu đủ ngon là những sợi đu đủ hơi chua chua, ngọt ngọt và quan trọng là phải giòn.

Ngoài gỏi đu đủ, như ở nhiều nơi khác, bánh khọt Vũng Tàu cũng ăn kèm với rau xà lách, rau cải và các loại rau thơm như húng quế, ngò gai, tía tô và một số loại rau rừng khác... để tăng hương vị của món ăn. Cuối cùng, nước chấm trong món bánh khọt được coi là khâu rất quan trọng đối với mỗi người chế biến vì nó đòi hỏi người chế biến phải biết cân bằng và pha nước chấm vừa khẩu vị của từng thực khách.

Nước chấm dùng trong món bánh khọt gồm nước mắm, chút nước đun sôi để nguội để pha loãng nước mắm. Sau đó cho nước mắm ra tô, trộn lẫn với những hạt li ti màu ngà của tỏi bằm, màu đỏ của ớt và những tép chanh trong trong. Người thích ăn béo thì cho thêm chút nước cốt dừa vào. Nước mắm vừa chua, vừa ngọt, có thể nhúng cả bánh ngập trong nước mắm mà không bị mặn.

Đến Bà Rịa –Vũng Tàu, du khách có thể thưởng thức món bánh đặc sản này tại một số quán ăn nổi tiếng như: Bánh khọt Gốc Vú Sữa (14, Nguyễn Trường Tộ, phường 2, TP.Vũng Tàu), bánh khọt 41 (24A, Trần Đồng, TP.Vũng Tàu)… Đến, thưởng thức và cảm nhận, du khách sẽ hiểu vì sao món bánh khọt luôn nằm trong danh sách những món ăn đặc sản không thể bỏ qua khi một lần đặt chân đến thành phố biển này…

Du lịch, GO! - Theo Thy Vũ (Báo Hải Quan), internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống