Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Saturday, 8 September 2012

Vị Thủy (Thái Bình), từ đám cưới, đến đám ma, tân gia... không thể thiếu các món từ thịt heo sống. Hầu hết người làng Vị Thủy từ các cụ già cho đến thanh niên đều chế biến được món thịt sống.

< Mâm cỗ không thể thiếu món nem.

Ăn chín uống sôi, đặc biệt là các loại động vật là thói quen văn minh của con người hằng ngàn năm nay. Tuy nhiên, cũng có một số loại thực phẩm ăn theo kiểu gỏi thì ngon và dinh dưỡng hơn như gỏi cá, gỏi tôm. Người Nhật, người Hàn xơi đều đều cá biển sống có sao đâu, lại còn sống thọ là khác.

Ở nước ta, cũng có một số loại thực phẩm không cần nấu chín mà để lên men hay để khô tự nhiên ăn khá ngon như nem chua, đậu phụ nhự, trâu gác bếp...

Có những người ăn thủy tinh, đất sét, mút, nhựa... đó là những dị nhân rồi. Kể cả anh Ngô Văn Tùy ở đảo Lý Sơn xơi tất cả các loại động vật đều sống như cá, rắn, giun, gián, chuột... cũng thuộc hàng dị nhân. Nhưng có một ngôi làng ở vùng biển Thái Bình mà ở đó, nam phụ lão ấu đều xơi thịt heo sống thì quả là một hiện tượng.

Ăn sống vô tư, không lo đau bụng

Đó là làng Vị Thủy thuộc xã Thái Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Ngôi làng này rất đẹp, nằm lọt giữa hai con sông. Con sông cuối làng nặng đỏ phù sa cung cấp nước cho ruộng đồng, con sông đầu làng nước xanh ngắt thoát ra biển. Đường làng thẳng tắp, cây cối xanh rì, quả là phong thủy hữu tình!

Ở Vị Thủy, từ đám cưới, đến đám ma, đám giỗ, tân gia... đều không thể thiếu các món chế biến từ thịt heo sống. Người nổi tiếng làm món thịt heo sống ở làng Vị Thủy là ông Đinh Văn Chính. Ông Chính bảo, mấy chục năm làm món thịt sống, song ông chưa từng thấy ai bị đau bụng, bị tào tháo rượt sau khi ăn.

Để món ăn này an toàn, những người chế biến cũng phải có những nguyên tắc bất di bất dịch. Đó là không được rửa thịt qua nước lạnh. Các đồ chế biến như dao, thớt cũng không được rửa bằng nước lã, mà nhất thiết phải rửa bằng nước sôi hoặc bằng nước sôi để nguội pha muối loãng.

Nếu là thịt mua ở chợ, đã để ra ngoài vài tiếng, thì người ta thường nhúng vào nước sôi vài giây, để vi trùng bám ngoài miếng thịt chết. Còn thịt cắt ra từ con heo vừa mổ thì không cần nhúng nước, vì theo người dân nơi đây, nếu thịt chín tái sẽ giảm độ ngọt khi ăn.

Chỉ đàn ông mới làm được

Điểm chính khiến món ăn này an toàn là tỏi. Để chế biến một ký thịt sống, phải cần đến một bát đầy tỏi bóc lõi. Tỏi được giã giập, rồi trộn với thịt sống đã băm nhuyễn cho đều. Tỏi sẽ làm nhiệm vụ tiêu diệt toàn bộ vi trùng, virus, giun sán có trong thịt. Vì đã trộn một lượng tỏi lớn vào thịt, nên không cần vắt chanh vào thịt, không cần để lên men, có thể ăn ngay sau khi chế biến.

Hầu hết người làng Vị Thủy từ các cụ già cho đến thanh niên đều chế biến được món thịt sống. Và chỉ đàn ông mới làm được món này, chưa thấy người phụ nữ nào làm được cả. Đàn ông ở Vị Thủy đều rất giỏi giang trong việc nấu ăn. Phụ nữ thường chỉ làm được vài món đơn giản, không làm được món phức tạp, cỗ lớn.

Nguồn gốc của món thịt sống này từ đâu? Theo một số cụ già ở Vị Thủy thì ông tổ lập ra làng có họ Phạm, di cư từ Thanh Hóa ra vùng ven biển này cách đây khoảng 700 năm. Mà Thanh Hóa thì vốn nổi tiếng với món nem chua nên món thịt sống ở Vị Thủy có lẽ cũng là một nhánh của nem chua. Có điều người Vị Thủy không dùng men gì hết, không cần phải đợi vài ngày để nem chín, băm thịt sống ra là lên đĩa chén ngay.

Đến xương cũng ăn sống

Người làng Vị Thủy không chỉ ăn món thịt sống, mà họ còn ăn cả xương heo sống. Xương sườn được tách ra từ con heo vừa mổ xong, để nguyên cả lớp thịt nạc dày chừng 0,5 - 1cm bám ở ngoài. Người ta cũng dùng sống dao rựa dần đều tay, cần mẫn. Chính vì băm xương, nên loại thớt phải là thớt nghiến, bền, cứng, không lên mùn.

Để băm được 1kg xương sườn nát nhừ, phải mất 2-3 tiếng đồng hồ, do đó, người không có tính kiên nhẫn, thì không thể chế biến được món này, vì nếu cứ băm hùng hục, rồi lại nghỉ, xương sẽ nhừ không đều, mà chỗ nát, chỗ lổn nhổn, ăn lạo xạo. Băm xương đến khi nào sờ thấy mịn, mát tay thì rắc thêm mì chính, bột canh, mắm cốt cho đậm đà. Các loại rau thơm như mùi tàu, răm cũng được trộn vào xương băm nhuyễn.

Khi những khúc xương đã nhừ thành một thứ bột mịn, dẻo quánh, thì trộn gạo rang đã giã thành bột vào. Những giọt nước chảy ra trong quá trình băm xương được giữ lại, trộn vào để món xương dẻo quánh, đỡ khô. Món này được người Vị Thủy gọi là chạo.

Vì món ăn này tốn kém thời gian nên ít được sử dụng. Nó thường chỉ xuất hiện trong các bữa giỗ. Con cháu tụ họp cùng băm chặt chan chát trong ngày giỗ cho vui tai, tăng thêm sự gần gũi, tình cảm.

Du lịch, GO! - Theo Thế giới & Hội nhập, ảnh internet
Nhắc đến Lý Sơn, người ta nghĩ ngay đến một vương quốc của hành, tỏi và dưa hấu! Nhưng giờ đây đến với Lý Sơn được thưởng thức món chả cá mang hương vị rất riêng của quê hương hùng binh Hoàng Sa này chắc chắn người ta sẽ phải thốt lên rằng: "Đệ tam thương hiệu Lý Sơn là đây!".

< Chả cá ở Lý Sơn.

Chả cá có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng: Chả cá Lã Vọng, chả cá Vân Đình, chả cá Thăng Long và ở Quảng Ngãi có chả cá Bình Châu… Thế nhưng ai đã từng một lần thưởng thức chả cá Lý Sơn sẽ nhận ra điều khác biệt.

Anh Lê Khuân - Chủ tịch Hội nghề cá xã An Vĩnh cũng là chủ cơ sở sản xuất chả cá ở đây cho biết: Chả cá Lý Sơn được làm từ thịt cá đỏ củ. Khi cá vừa đưa vào bờ đã được cơ sở mua về để chế biến chả. Quy trình chế biến hoàn toàn bằng thủ công: Cá được rửa sạch, dùng muỗng nạo tách thịt cá ra khỏi xương. Sau đó, bỏ thịt cá vào thau, nêm nếm gia vị tỏi tiêu, muối, bột ngọt rồi dùng tay nhào bóp cho đến khi chúng quyện chặt săn lại là được.

Điều cốt yếu tạo nên miếng chả cá "rất Lý Sơn" này là cá tươi rói chưa qua ướp đá. Vì thế, chả cá Lý Sơn không phải "sản xuất" quanh năm mà chỉ những khi trời yên biển lặng, thuyền chở cá về thì chả mới ra lò. Nếu cá không tươi thì chả cá làm ra sẽ không có màu trắng hồng đẹp mắt, không thơm, không dai.

Điểm thứ hai quyết định đặc trưng của chả cá Lý Sơn là có sự "tham gia" của tỏi Lý Sơn! Người làm chả cá ở Lý Sơn có một nguyên tắc: Chỉ dùng tỏi Lý Sơn làm gia vị để ướp chả. Được biết, cá tươi mà trộn với tỏi Lý Sơn mới chỉ vừa trộn xong chưa cần chiên, hấp đã dậy mùi thơm nức. Nếu dùng tỏi khác hương vị sẽ kém hẳn.

Việc làm chả cá của nhiều cơ sở trên đất đảo hiện đang trong thời kỳ "ăn nên làm ra". Mỗi ngày, khi có nguyên liệu, Lý Sơn có thể "xuất xưởng" đến vài ba tạ chả cá vào đất liền. Chả cá Lý Sơn thường sản xuất theo đơn đặt hàng. Mỗi sáng, khi con tàu rời cảng đưa khách vào đất liền đều mang theo món chả cá Lý Sơn. Chả được dùng làm quà biếu cho bạn bè, người thân, có khi đến tận TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. Và dù ở bất cứ nơi đâu, khi món chả cá Lý Sơn có mặt trong mâm cơm đều được mọi người đón nhận, thưởng thức trầm trồ khen ngon.

Du lịch, GO! - Theo Thanh Nhị (Quảng Ngãi Online)
Khoảng 11g10 trưa 8-9, tàu chở khách do ông Đỗ Văn Hiệp (thôn Bình Ba Tây, X. Cam Bình, TP Cam Ranh, Khánh Hòa) làm chủ kiêm lái tàu chở khách từ cảng Cam Ranh qua đảo Bình Ba thì bị nghiêng.

< Tàu KH-0021VT vẫn nghiêng hẳn sang một bên sau gần 1 giờ bốc bớt hàng hóa lên cầu cảng.

Sau khi phát hiện tàu nghiêng, chủ tàu cho tàu ghé vào bãi Cây Bàng. Khoảng 45 tàu lớn nhỏ tại đảo Bình Ba đã chạy ra bãi Cây Bàng ứng cứu. Khi tàu cứu hộ chở hành khách về, nhiều phụ huynh ra đón con đã khóc nức nở.
Tại hiện trường, một bên tàu bị nghiêng hẳn, nước tràn vào khoang trên, trên tàu chở rất nhiều hành khách và vật liệu xây dựng, trái cây… 

< Hành khách may mắn thoát chết lên đảo Bình Ba.

Anh Lê Quỳnh Sơn (du khách đến từ TP.HCM) cho biết: “Tàu xuất phát lúc hơn 10g, đi được khoảng 1 giờ thì thấy mọi người la hét, đòi áo phao. Tôi thấy tàu nghiêng hẳn sang một bên nên rất hoảng sợ”.

Ông Trần Văn Hóa, bí thư Đảng ủy kiêm chủ tịch UBND xã đảo Cam Bình, cho biết tàu chỉ được phép chở 35 người, trọng tải 15 tấn (cả hàng hóa và người) nhưng thực tế sáng nay đã chở khoảng 70 người và rất nhiều hàng hóa, vật liệu xây dựng lại sắp xếp không hợp lý, hàng hóa để trên cao nên bị nghiêng. 

“Tôi đã nhiều lần nhắc nhở ông Hiệp không nên chở quá tải, đảm bảo an toàn cho hành khách. Sau sự cố này tôi sẽ gọi ông Hiệp lên làm việc chính thức, đồng thời đề nghị Sở GTVT Khánh Hòa cử đơn vị kiểm tra chất lượng tàu. Dự kiến sang năm tôi sẽ quy hoạch tàu chở hành khách riêng, tàu chở vật liệu riêng để đảm bảo an toàn, mỹ quan”, ông Hóa nói.

Du lịch, GO! - Theo Văm Kỳ (TTO)

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống