Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 14 September 2012

Nhắc đến Phú Yên chúng ta thường nhắc đền ghềnh đá dĩa nhưng hôm nay tôi sẽ dẫn bạn đến với một nơi cũng mang tên là “ghềnh đá” nhưng nó nằm giữa một vùng đồng bằng trù phú, giữa những cánh đồng lúa xanh ngắt một màu, đó là ghềnh đá ở xã Hòa Thằng huyện Phú Hòa tỉnh Phú Yên.

< Ghềnh đá trông như một bức trường thành che chắn cho những đồng lúa xanh tươi.

Từ trung tâm thành phố Tuy Hòa, theo quốc lộ 25 về hướng tây khoảng 8km, băng qua những cánh đồng bao la trù phú, bạn sẽ tới một điểm tham quan dân dã rất lạ. Đó là một ghềnh đá trải dài tới gần 1km ở xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa. Do địa tầng biến đổi, trải qua bao nhiêu thế kỷ “biển sâu hóa thành nương dâu”, đã hình thành nên những vạt đá răng cưa kỳ thú.

< Một phần của ghềnh đá trong nắng sớm mai.

Cách đây hàng triệu năm, khi đó nước biển còn dâng cao nên đã tao nên ghềnh đá, sau khi biển rút ra xa thì ghềnh đá đã dần hình thành với dáng vẻ ngày nay, không quá to lớn đồ sộ, không quá cao nhưng nó cũng đủ làm ta choáng ngộp trước vẻ đẹp của nó.

Ghềnh đá như sống lưng của con khủng long hóa thạch, những rìa đá, cột đá vươn cao giữa nền trời xanh, tạo nên thành trì vững chắc bao quanh những cánh đồng lúa mênh mông của thôn Mỹ Hòa.

Trông kỹ, ghềnh đá như một hòn non bộ khổng lồ nằm giữa những đồng ruộng xanh mướt. Thời gian ngắm ghềnh đá đẹp nhất là lúc bình minh, khi mà không khí còn hơi sương, ghềnh đá hiện lên thật đẹp, thật huyền ảo.

Khách du lịch có thể leo lên đến nơi cao nhất của ghềnh đá để ngắm cảnh, đứng trên nơi cao nhất: ta có thể ngắm cả một vùng trời bao la, đường chân trời là những dãy núi trùng điệp, bên dưới là những cánh đồng bạt ngàn, xa xa là ngọn Chóp Chài, ngọn núi ở phía Bắc của thành phố Tuy Hòa.

Theo dòng sử thi Sinh Nhã, họ tộc Chi La Bú của người Ê-đê Mơ-đua đã xem đây như chiếc cổng làng, là nơi dẫn lên vùng thượng đạo, miền núi non Tây Nguyên hùng vĩ, điệp trùng. Những rặng cây cột đá vươn cao giữa nền trời xanh, như thành trì vững chắc bao quanh những cánh đồng lúa bao la của thôn Mỹ Hòa.

< Xa xa là ngọn núi Chóp Chài ở thành phố Tuy Hòa.

Hòa Thắng còn có những ghềnh đá khác như: ghềnh Miễu, ghềnh Quan, ghềnh Dung, ghềnh Quýt, ghềnh Bồ, ghềnh Đuôi, ghềnh Do… với cấu tạo địa chất là các loại đá thạch anh như màu ám khói, màu sỏi, trắng đục hay tinh khiết. Trèo lên những mỏm đá cao, nhìn bao quát khắp một vùng xung quanh, du khách sẽ cảm nhận ghềnh đá Hòa Thắng không chỉ đẹp hùng vĩ, mà còn đằm thắm, dung dị với cánh đồng lúa êm đềm bên những rặng tre, làng xóm bình yên, lơ thơ làn khói bếp.

Hãy một lần đến với Ghềnh đá dù chỉ vài giờ để cảm nhận được nét thanh bình của miền quê này, để cảm nhận cái không khí trong lành nơi đây.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ báo Hải Quan, Xinh Xinh
Người dân một số địa phương ở thị xã Cửa Lò, Nghệ An hình thành được nghề nướng cá thu. Đây được coi là nét độc đáo, góp phần làm hấp dẫn thêm cho du lịch biển Cửa Lò.

Từ nhiều năm nay, các gia đình ngư dân ở khối Hải Giang 2, phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò mở ra nghề nướng cá thu. Lúc đầu chỉ một vài hộ tham gia, nhưng đến nay trên địa bàn phường đã có trên 50 hộ làm nghề. Nhiều gia đình ở phường Nghi Hải cho biết, lúc đầu chỉ nghỉ đơn giản, nhà ở gần cảng cá Cửa Hội và gần chợ Mai Trang là chợ cá lớn của tỉnh Nghệ An, có điều kiện mua bán, tiếp xúc nhiều với các loại cá, trong đó có cá thu nên các gia đình thường mua cá về nướng với mục đích để giữ cá được tươi ngon, không ươn, dùng để sử dụng lâu dài cho gia đình.

Về sau, nhiều người dân ở các địa phương khác, trong đó có cả khách du lịch khi đến Cửa Lò đã tìm đến để hỏi về cách nướng cá cũng như muốn  tận mắt chứng kiến cách nướng cá của người dân ven biển nên cũng từ đó nghề nướng cá trên địa bàn phường phát triển.

Giờ đây, nghề nướng cá không chỉ có ở phường Nghi Hải mà còn xuất hiện ở nhiều phường khác ở thị xã Cửa Lò. Lúc này, nướng cá thu đã trở thành một nghề không chỉ mang lại thu nhập cho các hộ nướng cá mà đang trở thành một nét đẹp độc đáo, hấp dẫn du khách khi đến với biển Cửa Lò. Đối với du khách khi đến Cửa Lò, thực đơn trong các bữa ăn, món không thể thiếu đó là cá thu nướng, đặc biệt hấp dẫn là món đầu, đuôi cá thu nướng. Nhiều du khách coi đây là món ăn ẩm thực độc đáo ở vùng biển xứ Nghệ, ăn một lần để rồi nhớ mãi.

Cá thu nướng là món ăn ngon, bổ, so với các món ăn biển khác thì đây cũng là món ăn có giá cả vừa phải, không quá cao nên bất cứ du khách nào cũng có điều kiện để thưởng thức nếu muốn. Không chỉ thưởng thức cá thu nướng, nhiều du khách khi đến với biển Cửa Lò còn tự tìm đến các “làng nghề” nướng cá, tự tay chọn cá thu tươi nguyên và đặt cho các hộ dân nướng, còn mình chứng kiến từ đầu đến cuối cả quy trình nướng.

Tham quan các làng chài ven biển, tận mắt chứng kiến cuộc sống của người dân ven biển, trong đó có nghề nướng cá thu cũng là một nét đẹp, độc đáo, hấp dẫn du khách; nhiều du khách khi đến Cửa Lò không bỏ lỡ cơ hội để được đến xem nghề nướng cá. Bà Nguyễn Hải Vân- người nướng cá thu ở phường Thu Thủy, thị xã Cửa Lò cho biết : “Cái quan trọng của nghề nướng cá thu là phải giữ được chữ tín, trong đó quan trọng nhất là chất lượng cá trước lúc đưa vào nướng phải tươi, ngon, không ươn, cá nướng lên nhìn phải bắt mắt, ăn phải thơm ngon”.

Để chọn được cá tươi, ngon, ngay từ sáng sớm hàng ngày, các hộ nướng cá đã phải đến các bến cá, chờ tàu khai thác thủy sản về để chọn mua cá tại gốc. Người dân vùng biển nhìn cá là biết con nào tươi ngon, con nào không để chọn mua, không vì ham rẻ mà chọn những con cá có chất lượng kém hoặc cá trôi nổi trên thị trường. Đối với người dân ven biển Cửa Lò, nghề nướng cá cũng có những “bí quyết” riêng để cá nướng lên không quá cháy, thịt cá chín đều, vẫn giữ được mùi vị thơm ngon.

Hiện nay, các hộ nướng cá thu đã trở nên “chuyên nghiệp” hơn trong cách nướng và cách phục vụ du khách. Các nhà hàng, khách sạn ở Cửa Lò khi cần, chỉ cần điện thoại đặt trước là các hộ nướng cá thu cho người đem đến tận nơi để phục vụ du khách. Khi đặt mua cá thu nướng ở Của Lò, du khách hoàn toàn yên tâm không lo mua dùng phải loại cá kém chất lượng hoặc không đạt số kg đặt mua.

Không chỉ là món ăn trong thực đơn đi biển, du khách còn có thể đặt mua cá thu nướng đem về. Tùy theo số lượng và nhu cầu đặt mua con to, con nhỏ của du khách, sau khi nướng xong cá, người nướng cá gói ghém, bỏ vào thùng xốp cẩn thận cho du khách, bảo đảm khi vận chuyển cách xa hàng trăm km, đi đường xa trong một vài ngày, cá vẫn tươi nguyên, không bốc mùi, khi ăn vẫn thấy cá thơm ngon, giữ được mùi vị như khi ăn tại nơi mua.

Tiếng lành đồn xa, món cá thu nướng hấp dẫn không chỉ du khách trong nước khi đến với biển Cửa Lò mà còn đối với khách du lịch đến từ Lào. Do vị trí địa lý cách không xa Lào, lại là vùng biển hấp dân nên từ nhiều năm nay Cửa Lò là một trong những địa phương ven biển được nhiều du khách Lào chọn làm nơi nghỉ mát. Anh Bun Lửa Xin, phóng viên của Thông tấn xã Lào (KPL) là người có nhiều lần đến Cửa Lò cho biết: “Nhiều du khách của Lào khi từ biển Cửa Lò về nước thường mua cá thu nướng để cho gia đình dùng trong bữa ăn hàng ngày hoặc làm quà gửi tặng bạn bè, người thân”. Anh cũng đã nhiều lần "săn" được nhiều tấm ảnh đẹp về nghề nướng cá thu ở Cửa Lò.

Cửa Lò đã và đang trở thành khu du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Trong xu thế đô thị hóa thì những nét đẹp dân dã, bình dân của người dân ven biển, trong đó có nghề nướng cá thu vẫn giữ được những nét độc đáo, mang đậm bản sắc riêng của người dân vùng biển. Những nét độc đáo này đang góp phần quan trọng làm cho diện mạo du lịch biển Cửa Lò thêm nhiều “màu sắc” để rồi hấp dẫn, thu hút du khách.

Lãnh đạo UBND Thị xã Cửa Lò cũng cho biết, luôn khuyến khích, tạo điều kiện để người dân phát triển, giữ vững được các ‘thương hiệu” cũng như các nghề truyền thống liên quan đến biển. “Thương hiệu” cá thu nướng Cửa Lò sẽ mãi vươn xa, luôn cố gắng giữ được chữ tín để hấp dẫn du khách bốn phương khi đến với vùng biển hấp dẫn, độc đáo bậc nhất xứ Nghệ này.

Du lịch, GO! - Theo Nguyễn Văn Nhật (bao Haiquan), internet

Thursday, 13 September 2012

Trong một chuyến phượt chinh phục cực Đông của Việt Nam, vì quá đuối sức, lại thiếu hụt dinh dưỡng nhiều ngày, cô gái có nick name Hanamichi đã giã từ cuộc sống. Sự ra đi của cô để lại bao nuối tiếc lẫn lo lắng cho những người ở lại, nhất là những ai trót đam mê loại hình du lịch phiêu lưu này.

Đi phượt đang trở thành trào lưu phổ biến trong giới trẻ Việt Nam, nhằm tìm cảm giác mạnh, giải thoát tinh thần, khám phá khả năng sinh tồn của bản thân bằng cách “hành xác” trong những chuyến đi xa. Không giống với tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng... phượt cuốn hút giới trẻ bởi đây là một hình thức khám phá mạo hiểm, những nơi thâm sơn cùng cốc mà không xác định trước lộ trình, thời gian... bằng mọi phương tiện: đi bộ, xe máy, ôtô, thuyền bè… Có thể đi phượt một mình hoặc đi nhóm.

Yếu đừng ra gió

Tháng 9/2010, cũng trong một chuyến đi phượt bằng xe gắn máy từ Lào Cai sang Lai Châu, đoàn dừng lại ở dòng suối Chăn để chụp ảnh, cô gái Nguyễn Thu Hiền (sinh năm 1983, Thái Bình) không may trượt chân ngã xuống suối và bị nước cuốn trôi. Người bạn cùng đoàn là Nguyễn Khánh Nguyên (sinh năm 1982, Hải Phòng) nhảy xuống cứu. Dòng nước quá xiết đã nhấn chìm cả hai.

Thi thoảng báo chí lại đưa tin những cái chết trên các cung đường khó. Nhưng tự mình chinh phục những vùng đất mới, món ngon địa phương cộng với những trải nghiệm sau một chặng đường gian lao đem lại nhiều kiến thức văn hoá vùng miền bổ ích, là lý do vì sao nhiều người trẻ yêu thích những chuyến đi phượt đến vùng đất lạ. Tuy nhiên, đây là loại du lịch đặc biệt, không kém phần mạo hiểm, đòi hỏi sức khoẻ đủ dẻo dai để chịu đựng được những cú va chạm trên các cung đường xấu, trong thời tiết khắc nghiệt...

Theo PGS Nguyễn Hoài Nam, chủ tịch hội Tĩnh mạch học TPHCM: “Đa số dân phượt đều sử dụng xe gắn máy để di chuyển liên tục qua những đoạn đường cheo leo, nguy hiểm. Vì vậy, chỉ những người trẻ, mạnh khoẻ thì mới có thể theo nổi. Nhưng dù khoẻ mạnh đến đâu, cũng nên luyện tập thể dục thường xuyên trước đó cả tháng, chú ý các môn chạy bộ, bơi lội. Không nên liều đi một mình bằng xe gắn máy, mà phải lập hành trình chuyến đi, cùng một nhóm người, đoàn thể. Một điều mà ít ai chú ý là việc kiểm tra sức khoẻ. Các thành viên trong đoàn cần có bước khám sức khoẻ tổng quát, đặc biệt là khám tim mạch nhằm phát hiện những bất thường của cơ thể không phù hợp với hình thái du lịch này. Trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, và những ai có bệnh lý về tim mạch, hen suyễn, suy dinh dưỡng, bệnh mạn tính... không nên theo đuổi đam mê này”.

Ngoài những chặng đường giằng xóc, lầy lội, khí hậu vùng đất bạn đặt chân đến có thể khắc nghiệt: mưa nhiều, độ ẩm cao hoặc nắng nóng, khô hạn. Với những vùng núi cao, bạn phải đối mặt với các chứng bệnh do không khí loãng, lượng ôxy thấp, giá lạnh... Vì vậy, cần nắm rõ tình hình thời tiết vùng đất định đến để kịp thời trang bị đồ chống rét và các hành trang cần thiết.

Cũng theo lời khuyên của bác sĩ Hoài Nam, phải mang theo hộp sơ cứu bao gồm các loại thuốc thông thường như kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, tiêu chảy, ho, thuốc chống dị ứng, bông băng các loại, đặc biệt là phải có cuộn băng thun để băng ép vết thương khi gặp nạn. Quần áo phải gọn nhẹ, thoải mái, chọn giày thể thao để tiện di chuyển liên tục.

Ngoài ra, cũng cần chọn thời điểm thích hợp để lên đường. Nên xuất phát vào sáng sớm, nghỉ ngơi khi ánh nắng gay gắt. Đi vào mùa hè sẽ tiện lợi và ít gặp sự cố hơn mùa mưa. Mặc dù phải di chuyển liên tục cho kịp lộ trình, bạn cũng phải phân bố thời gian nghỉ ngơi và di chuyển sao cho nhịp nhàng, cân bằng thể chất.

Bạn cần học một khoá sơ cứu tại các trung tâm y tế để có thể tự cứu mình và bạn đồng hành nếu không may bị bong gân, chấn thương nhẹ, côn trùng cắn đốt. Giữa đường, chẳng may sức khoẻ có vấn đề, tốt nhất bạn nên dừng lại tại một trung tâm y tế địa phương để điều trị, sau đó tuỳ thuộc tình trạng thể chất mà tiếp tục hành trình hoặc trở về. Hãy biết dừng lại đúng lúc. Còn nhiều chuyến đi thú vị chờ bạn lần sau, nhưng một khi sức khoẻ suy sụp, nếu cứ chủ quan bạn sẽ trả giá đắt!

Dinh dưỡng trên từng chặng đường

TS Trần Thị Minh Hạnh, phó giám đốc trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM đưa ra lời khuyên: “Nếu bạn đang trong quá trình ăn kiêng, hoặc cơ thể có vấn đề về dinh dưỡng thì không nên dấn thân vào một chuyến mạo hiểm”. Vấn đề dinh dưỡng vô cùng cần thiết vì có khi chúng ta đi ở vùng không có hàng quán, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được bảo đảm. Nên bỏ theo balô các thức ăn nhẹ nhưng giàu dinh dưỡng như sữa, bánh mì, bánh ngọt và các thức ăn khô. Nên tìm hiểu kỹ trước qua internet hoặc hỏi người đi trước những quán ăn địa phương ngon, an toàn.

Việc di chuyển liên tục và hoạt động dưới thời tiết khắc nghiệt sẽ khiến cơ thể mất nhiều nước hơn bình thường, vì vậy, bạn phải luôn mang theo chai nước bên mình và bổ sung nước thường xuyên (đủ 2 lít mỗi ngày sẽ giúp cơ thể duy trì sức bền và không kiệt sức vì mất nước). Nên uống nước lọc, hạn chế các loại nước ngọt, nước đá. Bổ sung chất xơ rất quan trọng, nhưng không nên ăn rau sống tại hàng quán dọc đường, tốt nhất nên thay thế bằng các loại trái cây giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C. Không ăn quá no gây khó di chuyển, tiêu hoá không tốt. Nên ăn nhiều lần vào những lúc nghỉ ngơi giữa những chặng đường.

Du lịch, GO! - Theo SGTT, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống