Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Sunday, 16 September 2012



Đến được Brasov, tôi gần như oải sau khi đã thăm mấy cái làng văn hóa saxon. Vì thế, mặc dù còn có thêm một vài ngôi làng nhỏ nữa rất đẹp xung quanh Brasov, tôi cũng không còn nhiều nhuệ khí để hùng hục đi nữa. Tôi quyết định dành thời gian nghỉ ngơi tại Brasov, chân kiềng cuối cùng của vùng Transylvania sau Sibiu và Sighisoara. Trong quá trình chuẩn bị chuyến đi này, tôi đã tham khảo một số diễn đàn du lịch và được biết khá nhiều phượt tử phân vân giữa việc lựa chọn thăm Sibiu hay Brasov vì có vẻ như hai thị trấn này có vẻ kiến trúc tương đồng nhau. Quả đúng là khi tôi đặt chân đến Brasov thì tôi cũng không tìm được nhiều điều khiến tôi ngạc nhiên mặc dù không thể phủ nhận vẻ đẹp của thị trấn này. 

Điểm đặc biệt của Brasov là vị trí địa lý nằm rất gần chân dãy núi Carpate và các trung tâm trượt tuyết lớn nhất Đông Âu. Cũng như các làng văn hóa Saxon khác, Brasov được thành lập vào thế kỷ 12 và nằm trong số 7 mắt xích chính của vùng Transylvania thời bấy giờ. Trong tiếng Đức cổ (hồi ấy, ngôn ngữ chính của vùng là tiếng Đức chứ không phải Romania), hệ thống này được gọi là Siebenbürgen. 6 mắt xích khác bao gồm : Bistrita, Cluj, Medias, Sebes, Sibiu và Sighisoara. 

Trái ngược với các làng mạc khác, khi vùng Transylvania rơi vào tay người Ottoman, Brasov vẫn phát triển kinh tế. Nằm ở nút giao giữa đế chế Ottoman và Tây Âu, các thương gia của Brasov được đặc ân miễn thuế và nhờ đó nắm giữ quyền lực chính trị và kinh tế trong khu vực. Quá khứ hào hùng này được thể hiện rõ qua phù hiệu của thị trấn với biểu tượng một vương miện và rễ cây sồi. Đáng tiếc là những di tích trung cổ của Brasov không còn lại nhiều bởi vì vào thể ký 17, một cơn đại hỏa hoạn đã thiêu rụi 95% các công trình kiến trúc cổ. 

Người dân trị trấn đã cố gắng xây dựng lại nhưng lại theo dòng kiến trúc barốc rất thịnh hành vào thời điểm đó. Điều này giải thích vì sao tôi chỉ toàn nhìn thấy những ngôi nhà xây theo nét kiến trúc từ thế kỷ 17 trở đi. Thêm nữa, vào thế kỷ 19, khi mà cách mạng công nghiệp lan tràn khắp Châu Âu, hệ thống tường thành theo kiểu trung cổ cũng bị phá hủy và thay vào đó là những nhà máy xí nghiệp sản xuất. Nhờ đó, Brasov trở thành trung tâm kinh tế lớn thứ 2 Romania, chỉ đứng sau thủ đô Bucarest. 

Đến được Brasov, tôi coi như đã hoàn thành việc khám phá các làng văn hóa Saxon. Tuy nhiên, chỉ biết đến truyền thống văn hóa Saxon vùng Transylvania thì mới chỉ biết đến 70% thôi. 30% còn lại nằm ở vẻ đẹp khác của vùng này : dãy núi Carpate. Ngay trước khi đi Romania thì tôi đã biết đến vẻ đẹp của dãy núi Carpate, rất gần Brasov. Tôi đã từng thăm một phần của dãy núi này bên Ba Lan và có rất nhiều kỷ niệm đẹp bên đó. Điều đó khiến tôi giữ ý định khám phá phần bên Romania. Con đường đi từ Brasov về phía tây để quay trở lại Sibiu đi dọc theo dãy núi Carpate nên việc khám phá dãy núi này hoàn toàn phù hợp với lịch trình mà tôi đã tính toán từ trước. Duy chỉ có điều đường đi nước bước chính xác như thế nào thì tôi không có nhiều thông tin. Nhưng điều đó cũng không làm tôi lo lắng cho lắm. Với kinh nghiệm đi du lịch bụi nhiều nơi, tôi biết chắc rằng khi mà một địa danh du lịch đã đạt đến độ nổi tiếng nào đó thì kiểu gì cũng phải có dịch vụ giao thông công cộng hay các tổ chức du lịch khai thác nó. 

 Tôi là một fan hâm mộ của kiểu đi du lịch bụi ở lều, ở nhà dân hoặc Hostel. Và với tất cả các hostel mà tôi đã từng ngủ đêm, tôi nhận thấy một điều là thông thường các hostel liên kết với các tổ chức dịch vụ du lịch trong vùng để tổ chức các chuyến đi đến những địa danh du lịch nổi tiếng. Trường hợp của hostel tại thị trấn Brasov không nằm ngoại lệ. Cô chủ nhà trẻ tuổi rất friendly và ngay từ lúc làm thủ tục check in đã nói chuyện trên trời dưới bể với tôi. Từ chuyện cầu thủ bóng đá Hajii, cô ta chuyển đến vấn đề dân Zigan và cuối cùng chuyển đến đề tài du lịch tại vùng này. Sau khi thu thập được tất cả những thông tin bổ ích, tôi nghe theo lời khuyên của cô ta, lấy Brasov làm đại bản doanh và đi day trip ở những vùng lân cận. Chồng cô này sở hữu một chiếc xe du lịch nên tận dụng tổ chức các cuộc khám phá trong khoảng cách 100km đổ lại. Tôi quyết định đăng ký tour của cô chủ nhà để đến thăm một con đường Transfagarasan, được cho là con đường leo núi cao nhất Romania với độ cao khoảng 2500m. 

Công trình cầu đường Transfagarasan được coi là niềm tự hào về công nghệ xây dựng của người Romania. Đối với họ, xây được con đường này thực sự là một kỳ tích phi thường, sánh ngang với kênh đào Suez hay Panama. Xưa kia, vùng Transylvania bị cách ly với thủ đô Bucarest bằng dãy núi Carpate. Giao thông đi lại giữa hai vùng vô cùng khó khăn bởi dãy núi Carpate cực kỳ hiểm trở. Vào thập nhiên 70 của thế kỷ trước, cựu tống thống Nicolae Ceausescu (nổi tiếng với sự tàn bạo tương đương với ông Lê Duẩn nhà mình) quyết định tiến hành xây con đường Transfagarasan khai thông dãy núi Carpate. Nguyên nhân xây con đường này ? Ông ta sợ rằng người láng giềng Xô Viết có thể sẽ một ngày nào đó tấn công vào Romania như những gì họ đã từng làm với nước Tiệp Khắc năm 1968. Vì thế, việc xây dựng một con đường nối giữa thủ đô Bucarest và vùng Transylvania sẽ giúp việc tiếp tế quân sự dễ dàng hơn. Ngay trong những năm đầu tiên sau khi khánh thành con đường này, giao thông đi lại chủ yếu là các tuyến xe vận chuyển vũ khí quân sự, bộ đội và lương thực. Những nguồn thông tin khác nhau cho rằng công trình này đã cướp đi mạng sống của nhiều công nhân cho dù chính phủ Romania che giấu. Cô chủ nhà hostel ở Brasov nói với tôi rằng có khoảng hơn 200 người thiệt mạng. Với đặc thù tuyết rơi nhiều vào mùa đông, con đường này chỉ được sủ dụng vào mùa hè thừ tháng 7 đến tháng 10. Tôi thì không biết thông tin này nên việc có thể thăm được nó được cho là một điều may mắn. Transfagarasan có chiều dài tổng cộng là 100km nhưng tôi chỉ thăm một khúc ngắn và cũng là đoạn đường đáng xem nhất với những khúc uốn đến chóng mặt. 

 Điểm cao nhất mà con đường Transfagarasan đạt tới là hồ Balea ở độ cao tầm 2000m và đây cũng là điểm dừng chân cuối cùng của tôi trước khi quay trở lại xuống chân núi. Chỉ đi quá thêm một chút thì con đường này sẽ dẫn đến bên kia sườn dãy núi Carpate và đưa đên thủ đô Bucarest. Nhìn từ trên cao xuống, hồ Balea rất đẹp nhưng tôi cũng đã từng đi trekking ở dãy núi Alps bên Pháp và cũng đã từng đi đến một nơi có kiểu hồ trong vắt nằm trên đỉnh núi như thế này. 


Sau khi trở về Brasov, tôi tiếp tục hành trình khám phá dãy núi Carpate nhưng lần này thì không theo kiểu mua tour như hôm trước nữa. Với một số thông tin thu thập được từ Tourist Office của Brasov cộng thêm từ cô chủ nhà hostel, tôi đã có được sự chuẩn bị tốt nhất để có thể tự khám phá một mình, theo kiểu hiking. Nói là dãy núi Carpate nhưng trên thực tế, đây là quần thể những ngọn núi với những độ cao khác nhau và một trong những số đó là dãy núi Bucegi. Với sự phát triển du lịch trượt tuyết mùa đông, có rất nhiều trung tâm du lịch mọc lên ở sườn dãy núi này với nhiều đường vào khác nhau. 

Có nhiều cách tiếp cận khu công viên quốc gia Bucegi nhưng tôi chọn thị trấn Busteni làm nơi đổ bộ vì có chuyến ôtô từ Brasov và chỉ mất khoảng 40 phút. Từ Busteni, có nhiều cách để đi lên đỉnh dãy núi Bucegi, có thể bằng cáp treo hoặc đi hiking trực tiếp lên luôn. Do đã lên kế hoạch dành hẳn 3-4 ngày lang thang trong khu vực này nên tôi có rất nhiều thời gian và chọn phương án cuốc bộ 6 tiếng lên trên đỉnh. 

Không giống như những khu vực khác, dãy núi Bucegi được quy hoạch rất khoa học và các con đường hiking được đánh dấu rất cẩn thận, chỉ vài mét là lại có biển báo đánh dấu giúp cho du khách không bị lạc. Và cũng như thói quen thường lệ khi tôi đi hiking ở bất cứ đâu, tôi hỏi thăm một information center ở thị trấn Busteni và mua một chiếc bản đồ hiking với giá phải chăng (cũng chỉ tầm 5usd). 


Sau tầm 6-7 tiếng hì hục leo trèo thì tôi lên được độ cao tầm 2000m và bắt đầu thấy dấu hiệu lên được đỉnh. Dãy núi Bucegi thực ra có rất nhiều đỉnh núi khác nhau và cách nhau vài cây số. Không thể cùng một lúc thăm tất cả các đỉnh này được vì giữa chúng là cả một hệ thống chướng ngại vật , không phải suối sâu thì cũng là vực thẳm hoặc cây thông um tùm. Vì thế, các đường đi hiking được quy hoạch thành từng chặng. Mỗi đỉnh núi được coi như là phần cuối của một chặng và muốn đi hết chặng đó thì cũng phải hết cả ngày. Chặng đầu tiên của tôi đi từ thị trấn Busteni dưới chân núi lên một điểm có tên là Babele. Tại điểm này, có hai địa danh du lịch rất nổi tiếng của vùng, đó là hai khối đá có tên là BabeleSphinx

 Babele, trong tiếng Romania có nghĩa là « những bà lão » bởi hình dáng các khối đá khổng lồ trông giống các bà già đang còng lưng hoặc những cây nấm. Đây là kết quả của tạo hóa sau hàng trăm thế kỷ điêu khắc của gió và mưa. 

 Khối đá Sphinx được đặt tên gọi như vậy vì có hình thù giống mặt người và người ta liên tưởng đến bức tượng nhân sư án ngữ trước kim tự tháp Ai Cập. Người ta nói rằng khối đá này là biểu tượng của một vị thần rất được tôn sùng bởi một bộ tộc cổ sống ở Romania cách đây hơn 5000 năm. Một số giả thuyết cho rằng bộ tộc này xuất xứ từ vùng Trung Đông xa xôi rồi dần dần di cư đến đây. Và có giả thuyết còn cho rằng tượng nhân sư ở Ai Cập chỉ là bản copy của khối đá này. Chẳng biết thực hư thế nào

Khám phá dãy núi Bucegi đòi hỏi phải ngủ lại tối thiểu là một ngày. Sự quy hoạc có quy củ của dãy núi này cho phép du khách có thể ngủ lại tại một số nhà lều được xây dựng sẵn (cũng rưa rứa hostel) hoặc cắm lều ngủ ở những trại nằm khá gần nhà lều.  Do đã quen đi du lịch leo núi ở Pháp, tôi đã quen với việc vác trên mình một chiếc balô 10-15kg và đi tầm 20km/ngày. Do đó, việc vác theo cả lều rồi một ít lương thực cũng không phiền hà cho lắm với lại điều đó cũng sẽ giúp tôi tiết kiệm được chi phí nhà ở.  Chẳng phải đi đâu xa, ngay tại điểm Babele đã có nơi được quy hoạch cho phép du khách dựng lều và tôi qua đêm ở đây sau một ngày leo trèo mệt mỏi. 

Ngày hôm sau thì con đường đi không khó như ngày đầu vì chặng này đi xuống dốc từ trên đỉnh xuống sườn núi ở độ cao 1000m. Chặng này khác hơn so với ban đầu vì tôi bắt gặp một số làng mạc cũng như trang trại rải rác trên sườn núi. Nói là làng nhưng chắc chắn là không còn giống những ngôi làng văn hóa Saxon mà tôi thăm ở gần Brasov nữa vì chúng ta đang xâm nhập vào dãy núi Carpate chứ không phải là đồng bằng vùng Transylvania. 


Ngôi làng đầu tiên tôi bắt gặp là làng Fundata. Sẽ không có gì quá ngạc nhiên nếu như các ngôi nhà ở đây chỉ ở điều kiện thô sơ nhất. Tại cái vùng hẻo lánh này, TV chắc chắn không thể bắt được sóng tốt khi mà luồng gió luôn thổi khá mạnh và vào mùa đông lúc tuyết rơi thì thôi rồi, khỏi phải nói đến số lần mất điện. Ở trong khu rừng quốc gia Bucegi, rất nhiều hộ gia đình địa phương phát triển loại hình du lịch agritourism, cũng gần giống với mô hình của các hộ gia đình ở các làng văn hóa Saxon vùng đồng bằng. Ở Việt Nam hiện nay chưa có loại hình du lịch này mà mới chỉ dừng ở mức du lịch cộng đồng, có nghĩa là cả một làng mạc được quy hoạch để phục vụ phát triển dịch vụ du lịch (ăn, ngủ, giao lưu văn hóa, hoạt động ngoài trời). 


Ở Romania hay ở rất nhiều quốc gia Châu Âu phát triển loại agritourism thì hơi khác một chút. Chỉ có một vài hộ gia đình đơn lẻ trong một làng mạc quyết định sửa sang một chút ngôi nhà của họ để biến nó thành một liên hợp dich vụ du lịch (ăn, ngủ, hoạt động khác). Thêm nữa, những chi phí sửa sang này hầu như 100% do tự họ trang trải chứ không được hưởng chính sách phụ cấp của chính phủ như ở các làng vùng sâu vùng xa Việt Nam (Mai Châu, Mộc Châu, Sapa, Thác Bà, Hà Giang, etc) . 


Làng Magura về mặt cơ bản không khác gì mấy so với làng Fundata, chỉ lèo tèo tầm 300 ngôi nhà rải rác trên một diện tích rộng lớn tầm 13.000 hecta. Cái khác một chút là phong tục tập quán của làng này rất khác so với Fundata cũng như bất cứ làng mạc nào khác tôi gặp khi đặt chân đến Romania. Chỉ với hơn 200 sinh mạng nhưng du khách có cảm tưởng như đang lạc vào một vương quốc bị cách ly với thế giới bên ngoài. 

 Người dân ở đây chỉ quan tâm đến cuộc sống đơn giản hàng ngày của họ dựa vào đàn cừu hay vườn rau và hầu như không có bất cứ giao lưu thương mại gì với bên ngoài hết. Khi tôi đi ngang qua đây, một số hiếm dân làng tôi gặp được cũng gần như lạnh nhạt đi qua tôi như thể vị du khách đến từ Châu Á này làm phiền họ. Tóm lại là một ánh mắt không được thân thiện như những nơi khác. 

Nhưng dù sao đó cũng là một phong cách riêng của làng Maguri hay làng Fundata. Cả hai đều nằm trong số ít làng mạc ẩn sâu trong khu rừng núi hoang vu và vẻ đẹp của chúng chỉ bộc lộ cho những ai dành thời gian và sức lực leo lên độ cao 1000m để chiêm ngưỡng. Ngôi làng cuối cùng mà tôi dừng chân là làng Moeciu De Sus, tôi lại dựng lều trên một khoảng cỏ mịn và tận hưởng sự tĩnh lặng của thiên nhiên nơi đây. 

Ngày hôm sau là chặng đường cuối cùng của tôi trong khu rừng quốc gia Bucegi bắt đầu từ sườn núi ở độ cao hơn 1000m lên đỉnh núi Piatra Craiului rồi lại xuống núi rồi quay trở lại thị trấn Brasov. Với chặng đường này, khung cảnh của dãy núi Bucegi có sự thay đổi rất lớn bởi màu xanh rờn của cây cối bắt đầu nhường chỗ cho những mỏm núi đá granit xơ xác không cây cối. Khung cảnh tại đây khiến tôi có cảm giác đối mặt với một sự hiềm khích của thiên nhiên. Bản thân từ Piatra Craiului cũng nói lên một phần điều đó, trong tiếng Romania, nó có nghĩa là « mỏm đá của vua » với chiều cao khoảng hơn 2000m. Các con đường đi ở đây do chủ yếu là đá nên đi lại khó khăn hơn so với các chặng đường khác. 

suốt chặng đường là sự đan xen của những hẻm như thê này
hoặc như thế này

nhìn từ trên máy bay xuống, dãy núi Piatra Craiului trông giống như sống lưng một con khủng long và con đường mòn nay đi dọc theo sống lưng đó, ở độ cao hơn 2000m

Sau gần 7 tiếng loay hoay trên đỉnh núi, tôi từ từ đi xuống chân núi và lại gặp lại khung cảnh quen thuộc của vùng Transylvania với những thảo nguyên xanh rờn
từ chân núi, tôi lần theo một con đường và đến làng Zarnesti nơi có tàu quay trở lại thị trấn Brasov


Saturday, 15 September 2012

Vịnh Nha Trang rộng khoảng 507km² thuộc thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

< Hòn Tre nhìn từ Nha Trang.

Vịnh có 19 hòn đảo đã được đặt tên, ngoài ra còn nhiều đảo đá nhỏ chưa có tên. Năm 2003, vịnh được kết nạp làm thành viên Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Điều cuốn hút du khách trong và ngoài nước đi du lịch vịnh Nha Trang phải kể đến các địa danh và các tour du lịch đảo…

Hòn Tre là đảo lớn nhất trong 19 đảo của Thành phố Nha Trang, với diện tích 36km2 và đỉnh cao nhất khoảng 460m. Hòn Tre nằm chắn ngoài khơi, đối diện với Thành phố Nha Trang khiến cho vịnh Nha Trang trở nên kín gió và êm sóng. Từ đây, các bạn có thể phóng tầm mắt quan sát những hòn đảo khác ở phía xa hơn.

< Bãi biển Vinpearl Land nằm trên đảo Hòn Tre, được cho là bãi tắm tự nhiên đẹp nhất vịnh Nha Trang.

Với vị trí tương đối biệt lập, có bãi tắm thiên nhiên đẹp vào bậc nhất Việt Nam, thảm thực vật trong khu vực còn nguyên sơ, khí hậu ôn hoà, ít gió bão, Hòn Tre rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển.

< Tuyến cáp treo ra Hòn Tre.

Trên đảo có núi Hòn Tre, hay còn gọi là núi Ðàm Mông sừng sững như hình con cá sấu đang trườn mình xuống biển, che chắn cho vịnh Nha Trang, một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới.

< Khu trò chơi cảm giác mạnh của Vinpearl Land.

Mặc dù đã có bàn tay con người tác động vào, nhưng nhìn chung, đảo vẫn còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ ban đầu với những rừng cây lúp xúp phủ kín các triền núi.

< Thủy cung Vinpearl Land - Nha Trang.

Đường cáp treo nối từ cảng Cầu Đá sang đảo Hòn Tre là tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới. Đảo Hòn Tre đã trở thành một điểm đến đầy hấp dẫn của du lịch biển Nha Trang. Bên cạnh du lịch nghỉ dưỡng, khách có thể tham gia những chương trình kết hợp thể thao mang đầy tính khám phá.

< Hòn Tằm là một trong hòn đảo đẹp nhất tại Việt Nam, nằm trong quần thể các đảo thuộc vịnh Nha Trang.

< Khu bãi tắm Hòn Chồng dọc theo đường Phạm Văn Đồng, thành phố Nha Trang.

Phía bắc đảo Hòn Tre là Bãi Trũ, một mặt nhìn ra biển, sau lưng dựa vào dãy đồi chạy dài. Bãi Trũ là bãi tắm tự nhiên vào loại lý tưởng và đẹp nhất của Khánh Hòa, đặc biệt là độ tinh khiết của nước biển, của bờ cát cùng môi trường xung quanh.

< Bãi tắm biển dọc đường Trần Phú, thành phố Nha Trang. Tuyến công viên phố biển dọc theo đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng dài hàng chục km sát bờ vịnh, tập trung hàng trăm khách sạn, hàng chục km bãi tắm, với nhiều loại hình dịch vụ như: Du lịch trên khinh khí cầu lên cao 150 mét, dù bay, thuyền buồm, mô tô nước, trượt nước, lướt ván… tạo nên vẻ hấp dẫn tuyệt vời cho thành phố Nha Trang.

< Vịnh Nha Trang là nơi tổ chức các giải đua thuyền buồm trong nước và quốc tế.

Bãi tắm trên đảo sóng thường không lớn vì hướng về đất liền, phía sau là núi Hòn Tre như bức tường thành ngăn sóng gió đại dương. Cách bãi tắm chính dành cho du khách không xa có một xóm chài nhỏ nằm khiêm nhường dưới chân núi, khách có thể thăm và tìm hiểu về phong tục làng chài, thưởng thức đặc sản của đảo.

< Bến tàu du lịch cầu Đá, nơi du khách có thể tự thuê tàu đi theo tour mình muốn.

Đầm Bấy là một điểm du lịch mới mẻ và khá hoang sơ nên khi đến đây du khách sẽ có được cảm giác thanh bình.

Du khách cũng sẽ thấy vô cùng thích thú với bãi cát trắng mịn và làn nước biển trong vắt. Tắm biển nơi đây rất an toàn vì Đầm Bấy nằm trong một vịnh khép kín, bốn bề là núi, nên rất ít sóng gió.

< Đi tham quan làng chài trên vịnh Nha Trang.

Ở vịnh Đầm Bấy vẫn còn có nhiều rặng san hô đẹp không thua kém những vùng biển có san hô khác ở biển Nha Trang. Vì thế, nơi đây cũng là một địa điểm hấp dẫn du khách thích khám phá lòng biển. Có thể nói, đây thật sự là nơi thích hợp cho những du khách thích du lịch theo kiểu: “Robinson trên hoang đảo”.

< Du khách giải trí trên tàu bằng các tiết mục văn nghệ

Đảo Con Sẻ Tre nằm phía Nam đảo Hòn Tre, đối diện và cách bờ biển Nha Trang 3km. Con Sẻ Tre tựa lưng vào đồi với rừng cây xanh tươi tốt cùng hoa lá đủ mầu. Bãi tắm đẹp và an toàn, nước trong xanh nhìn rõ tận đáy. Cát mịn và sỏi đều tăm tắp bao quanh đảo thuận tiện cho việc đi dạo trên bãi biển. Thấp thoáng trong rừng cây xanh là những nhà nghỉ khép kín xinh xắn và thơ mộng.


< Du khách có thể tắm biển và lặn biển ngắm san hô.

Bạn sẽ cảm nhận được sự hào phóng của gió biển nguyên chất, nước biển xanh nồng nàn, tiếng sóng vỗ dịu êm làm cho tâm hồn bạn thư thái và khoan khoái. Bạn thỏa sức hít căng lồng ngực không khí trong lành, tinh khiết nơi đây và quên đi bao âu lo, căng thẳng đời thường. Con Sẻ Tre rất phù hợp với việc nghỉ ngơi thư giãn, tắm biển, lặn biển, câu cá, cưỡi hon-đa nước, leo núi...

Du lịch, GO! - Theo Nhatrang, Báo Ảnh và nhiều nguồn ảnh khác.
Bài viết này được tác giả, là thầy giáo Nguyễn Đức Thạch, dạy Văn ở Ninh Thuận mà Thế Giới Số từng có dịp giới thiệu về trang web của ông gửi riêng cho tạp chí.

< Bãi Hồ Na (bán đảo Đầm Môn).

Ít ai ngờ rằng, ông cũng là một dân “phượt” đáng gờm khi đã trải qua hành trình xuyên quốc gia bằng xe máy. Bài viết giới thiệu về cực Đông Tổ Quốc này từ một chuyến phượt lẻ của ông, những chi tiết cảm nhận và hướng dẫn cặn kẽ về chuyến đi sẽ rất lợi ích cho những người muốn tìm tới điểm dừng này.
Đặt chân lên bốn cực của Tổ Quốc là ước mơ của biết bao người ưa khám phá. Ba cực Bắc – Nam – Tây đã mặc nhiên được công nhận thì cực Đông vẫn còn là điều gây tranh cãi trong giới phượt sĩ giang hồ. Mũi Đôi (Khánh Hòa) hay Đại Lãnh (Phú Yên)? Câu trả lời sẽ khác nhau tùy theo điểm đến của từng phượt sĩ.

Các nhà khoa học địa chất vẫn im lặng vì cực Đông mãi mãi vẫn là cực Đông, đúng như những gì được ghi trong các tài liệu chính thức. Tới Đại Lãnh chiêm ngưỡng danh lam thắng cảnh còn được “lời” thêm “cảm giác cực Đông” cũng là điều thú vị. Chỉ những kẻ thích phát minh lại cái bánh xe đạp mới lần ra Mũi Đôi để biết thế nào là… cực mà thôi.

Một bức họa cổ điển

Những thông tin từ Phuot.com và hình ảnh cập nhật trên bản đồ vệ tinh cùng chiếc máy định vị GPS của một lão làng trong ngành địa chất đủ cho hai kẻ “ham của lạ” đủ tự tin làm một chuyến ngao du.

< Đường đi Đầm Môn.

Sáng 29/4/2011, tôi cùng đồng nghiệp Lưu Văn Hai tức “thầy Min Đơ” trường THPT Lê Quý Đôn-Ninh Thuận cưỡi “Future tuấn mã” rời Phan Rang trực chỉ Khánh Hòa. Hết giờ Ngọ, chúng tôi mới tới quán trọ Hải Hà ở km 0 Đầm Môn. Đây là điểm xuất phát của tất cả các phượt sĩ trên bước đường khám phá cực Đông.
Giải quyết xong vấn đề năng lượng và thống nhất lịch trình tới Mũi Đôi, hai phượt sĩ tự mình làm một tour khuyến mãi.

< Những đồi cát cao ngất tại Đầm Môn.

16 giờ, lang thang từ Đầm Môn về phía Nam bán đảo để săn ảnh. Con đường cát chồn chân biết bao thế hệ đã được trải nhựa phẳng lì chạy dài tới eo biển Sơn Đừng giúp du khách tin rằng mình đang ở thế kỷ 21.

Những cồn cát trắng cao ngất, những bãi đá hình thù kỳ dị, những miền cây bụi và cỏ cháy bừng lên trong nắng chiều tạo nên những khuôn hình đậm chất hoang vu.

Điểm cực Đông khuất sau sa mạc, dẫu trèo lên đồi cao vẫn không nhìn thấy, dù bán đảo hẹp và dài như một dấu chấm than.

Khi mặt trời lặn xuống mé biển Tây, hai chúng tôi mới có thể chia tay cồn cát để đến eo biển Sơn Đừng. Nơi ấy, xóm chài tám nóc nhà sống gần như biệt lập với cõi nhân gian, ngay cả cái tên Sơn Đừng nếu gọi là Xuân Đừng cũng chẳng ai đính chính.

Sơn Đừng lặng lẽ đẹp như một bức họa cổ điển phương Đông. Nếu Bà Huyện Thanh Quan từng đặt chân tới nơi này chắc là đời sau lại có thêm một bài thơ u hoài để ngâm ngợi.

< Sa mạc cát mênh mông.

Đế đảm bảo an toàn - theo khuyến cáo của người dẫn đưòng -  mãi tới 5 giờ 45 phút sáng chúng tôi mới rời khỏi nhà trọ Hải Hà. Con đường rải đất đỏ đâm thẳng vào chân núi đầy những ổ gà ổ voi  tăng dần độ dốc giúp du khách chinh phục đồi cát đầu tiên.

Nắng mai hắt sáng khu bãi đá phía Nam báo hiệu một ngày mới gay gắt. Vòng qua eo núi cát, những vạt cỏ bông lau ửng hồng phất phơ trong nắng sớm. Sau 3 km, không thể tiếp tục lăn bánh, dẫu ì ạch, hai chiếc xe máy được giấu vào trong căn chòi cạnh mép rừng.

< Gian lao vượt những đồi cát.

Anh bạn Quang Tèo (người dẫn đường) đưa chúng tôi băng qua khu rừng thấp tiến về hướng Nam. Sau gần 1 km, bắt đầu những dặm đường sa mạc. Những triền cát cao trải dài về mũi phía Nam của bán đảo  thách thức khách phương xa. Cảnh vật phóng khoáng nhưng buồn tẻ. Cát trắng, cỏ lông chông lá nhọn như gai và những vạt rừng thấp xanh thẫm trong ống kính.

< Nước trong xanh màu ngọc.

Thỉnh thoảng, qua nhũng mép rừng, mùi hoa gì không rõ toả hương quyến rũ và đâu đó lảnh lót tiếng chim. Sau ba lần vuợt dốc và lội bộ, tôi đã nhìn thấy những thuyền câu nhỏ bé nhấp nhô và ghềnh đá phía Nam nhoài mình ra đón sóng.

< Bãi biển Na (Hồ Na).

Thêm 10 phút xuyên qua trảng rừng tạp, bãi Hồ Na hiện ra đẹp đến không ngờ. Bãi biển cong nhẹ như một vệt trăng khuyết, bờ cát trắng phẳng lì, tinh khôi, hai đầu được chốt bằng hai ghềnh đá hiểm trở, phía Đông Nam thấp thoáng hòn Khô Trắng, còn Khô Đen vẫn khuất sau ghềnh.

Màu nước Hồ Na là những gam màu xanh tăng dần sắc độ. Bắt đầu từ màu xanh ngọc nhẹ nhàng, sắc nước đậm dần lên thành màu mực thẫm phía khơi xa. Bên ghềnh đá, đàn cá cơm ùa vào tung tăng bơi lội, kiếm ăn theo từng đợt sóng. Bữa điểm tâm của du khách nơi cuối bãi đầu ghềnh vì thế mà có thêm phong vị.

7 giờ 50 phút, thầy “Min Đơ” dùng GPS đo tọa độ trước lúc tiếp tục hành trình. Máy định vị báo điểm cực Đông còn cách Hồ Na 2,7 km đường chim bay về hưóng Đông Bắc (tất nhiên là máy không tính được đưòng “chim đi bộ”). Quang Tèo cho biết, nếu nhảy ghềnh đến đó thì dân địa phương như anh phải mất 4 tiếng mới tới nơi, còn dân phượt như chúng tôi thì ít nhất là 6 tiếng. Sau một hồi suy tính, chúng tôi chấp nhận lên thuyền thẳng tiến Mũi Đôi.

Vượt ghềnh chạm đến cực Đông

Con thuyền nhỏ rẽ sóng đưa chúng tôi ra với bát ngát trời mây non nước, tất cả tràn ngập sắc xanh. Ghềnh đá cheo leo hiểm trở tạo thành đưòng viền ngăn biển với rừng. Rải rác những chiếc thuyền câu nhỏ bé của ngư dân dập dềnh theo sóng nước.

Sau gần 30 phút, Mũi Đôi và cả Hòn Đầu đã ở ngay trước mắt. Chủ thuyền cho hay chỉ chở khách ngắm cảnh Mũi Đôi chứ không thể cập bờ vì đá ngầm có thể gây nguy hiểm, thuyền này cũng không có thúng để chèo vào. Bằng mọi cách phải tới đựơc Mũi Đôi, ý chí của khách khiến chủ thuyền phải nhượng bộ.

Lách qua những gộp đá lấn ra biển, hưóng về phía Bắc chừng 200 m, thuyền ghếch mũi vào gần một mỏm đá thấp. Quang Tèo làm cú phi thân điệu nghệ, chủ thuyền quăng sợi dây thừng lên, có người giữ chặt một đầu, hai du khách cũng chinh phục được hòn đá quái ác. Lúc này, mới có thể thở phào vì mình đã đặt chân đến cực Đông của Tổ quốc. Những đợt sóng trắng dạt dào bên ghềnh đá cũng tràn ngập niềm vui.

Sau 15 phút nhảy ghềnh, chúng tôi tới đựơc chòi canh của công ty yến sào gần mỏm đá cực đông. Tảng đá lớn bằng cả gian nhà này có thể nhìn thấy rất rõ từ bản đồ vệ tinh đã trở nên quen thuộc. “Thầy Min – Đơ” lấy GPS ra dò toạ độ, điểm xa nhất mà chúng tôi tới đựoc là 12*38’53,5” N và 109*27’41,7” E. Vẫn còn thiếu 0,3” nữa mới là kinh độ Đông từng được biết, có lẽ nó phải nằm ở mép ngoài của tảng đá lớn kia.

Dẫu không tới được điểm tận cùng, chúng tôi vẫn vui sướng vì một lần được tự mình kiểm chứng thực tế để cũng cố thêm niềm tin sách vở. Đánh dấu tọa độ cực Đông vào một phiến đá, chụp ảnh đủ bốn phương tám hướng từ mỏm đá thiêng liêng, lần lượt từng người giương cao lá cờ Tổ quốc hưóng ra phía Hòn Đầu để lưu giữ cho mình những khoảnh khắc không thể nào quên.

Kiểm tra tọa độ Đại Lãnh

Chia tay những ngưòi mới quen ở Đầm Môn, tiếp tục hành quân ra Đại Lãnh. Gần nửa đêm, hai chúng tôi lên hải đăng ngủ tại nhà công vụ để sáng hôm sau đón ánh bình minh. Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng tôi những hình ảnh tuyệt vời vào thời khắc đêm qua ngày tới. Sau tuần trà buổi sáng với anh Thắng trạm trưởng hải đăng,  GPS lại tiếp tục được sử dụng. Lần xuống mỏm đá sát mép biển, toạ độ được hiển thị là 12*53’47,4” N và 109*27’27,3” E, vẫn kém điểm cực Đông gần 15” tức là khoảng 400m theo thực địa.

Độ chênh này cũng phù hợp với những gì chúng ta có thể đo được theo bản đồ vệ tinh. Chừng đó cũng đủ cho một niềm hạnh phúc.

Có mặt tại Phan Rang lúc 12 giờ rưỡi của ngày đầu tháng Năm, cực Đông lại khiến lòng  bồi hồi mơ tưởng. Con đưòng chinh phục Mũi Đôi từ trạm biên phòng Cỏ Ống ở phía Bắc vẫn là một lời mời gọi. Chờ tôi nhé, Mũi Đôi!

Đường đi:

Mũi Đôi thuộc bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.

Từ chân đèo Cổ Mã (phía Nam đèo Cả) rẽ vào Đầm Môn theo bảng chỉ đưòng (18 km)
Chỗ nghỉ: duy nhất có nhà trọ Hải Hà sau km 0 Đầm Môn, phòng 2 giưòng, 100.000đ/ngày/2ngưòi.
ĐT: ( 058) 3507474 – 0912273018)
Thuê người dẫn đưòng: (nhờ chị Vân, anh Lộc – chủ nhà trọ liên hệ giúp): 400.000 đ nếu đi trong ngày.
Thuê thuyền đi – về từ bãi Hồ Na: 400.000 đ. Nếu có thời gian nên tự vựot ghềnh (6 tiếng) rồi thuê thuyền 1 chiều. Nên liên hệ trước vì ở Mũi Đôi không có sóng điện thoại.
Nhớ mang đủ nước uống (tại trạm biên phòng Hồ Na có giếng nước cực kỳ ngọt, ngư dân vẫn ghé vào tiếp nước mỗi ngày).

(Gợi ý tour: Có mặt tại Đầm Môn vào buổi trưa, 16 giờ chiều ra bãi Hồ Na, cắm trại, thưỏng thức hải sản tươi sống (gọi thuyền đưa vào). Sáng hôm sau ra Mũi Đôi, về lại Đầm Môn, ra Đại Lãnh ngủ đêm tại hải đăng, đón bình minh, chơi núi Đá Bia và kết thúc chuyến du lịch lý thú. Nếu có nhóm bạn 10 ngưòi để di chuyển bằng xe máy thì đây sẽ là tour du lịch bụi trên cả tuyệt vời)

Du lịch, GO! - Theo Nguyễn Đức Thạch (Thegioiso), Huynhphuchung và vài nguồn ảnh khác.

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống