4 mùa mây trắng bao quanh và phủ kín thung lũng nơi đây. Những màu sắc hư hư thực thực nhuốm lên vùng đất này.
Thung lũng Mường Lống, thuộc huyện Kỳ Sơn, Nghệ An bốn mùa mây trắng phủ kín. Nơi đây còn được ví là thủ phủ cây thuốc phiện một thời.
Thay màu tím của hoa anh túc là bạt ngàn màu trắng mận tam hoa và đào không hạt, quả là một cuộc cách mạng của chính quyền địa phương đối với bà con đồng bào Mông nơi mảnh đất xa xôi này.
Sau gần một ngày trời ròng rã chạy xe máy từ thị trấn Mường Xén (cách trung tâm TP Vinh hơn 300 cây số) chúng tôi đặt chân tới Cổng trời.
Để vào được Mường Lống, hay còn gọi là mường trăm tuổi. Lại còn phải vượt qua ngọn núi cheo leo đầy vách đá dựng đứng rất hiểm trở, đứng trên đỉnh cổng trời nhìn thốc xuống thung lũng, Mường Lống chẳng nào khác một Sa Pa, hay Đà Lạt…
Ký ức Mường trăm tuổi
Anh Hờ Bá Lỳ, một đồng nghiệp người Mông cho biết, nhờ địa hình có độ cao như thế nên tại đây được đặt một trạm phát sóng truyền hình không những cho Mường Lống mà còn cho cả đồng bào vùng biên giới như các xã Mỹ Lý, Huồi Tụ, Phà Đánh.
Ông Hờ Bá Chù, cán bộ địa phương kể: “Tên gọi Mường Lống có từ thuở sơ khai lập bản. 100% người dân Mường Lống đều là dân tộc Mông. Cách đây hơn 100 năm, khi núi đồi còn hoang vu, đường đi lại chưa có, bà con phải dùng ngựa để gùi hàng.
Sau khi di cư sang nước bạn Lào trở về, ông nội của ông Hờ Bá Chù đã cùng người dân Mường Lống phát hiện mảnh đất này màu mỡ, khí hậu ôn hoà và địa hình biệt lập với bên ngoài bằng đồi núi bao quanh nên quyết định dừng chân khai hoang mở đất”.
Một thời, Mường Lống là thủ phủ cây thuốc phiện ở khu vực miền tây Nghệ An. Điều đặc biệt là, ở mường không mấy ai nghiện ma tuý. Ngày đó, nếu vào Mường Lống đúng mùa Xuân thì bốn phía nhuộm tím màu hoa anh túc. Thuốc phiện làm ra đều được đóng vào bao tải xếp lên lưng ngựa đưa ra trung tâm thị trấn Mường Xén nhập cho các “nậu” đem đi đâu không ai rõ.
Ông Và Bá Tểnh, nguyên Bí thư Đảng bộ xã Mường Lống nói, cả mấy đời nhà ông Tểnh trước đây sống chỉ biết dựa vào cây thuốc phiện. Khi trở thành lãnh đạo thủ phủ đồng bào Mông ở Mường Lống ông Tểnh vẫn còn trồng hàng chục héc ta thuốc phiện.
Ông Lầu Giống Cải, Chủ tịch UBND chỉ về thung lũng rộng hàng chục hecta mận tam hoa và đào không hạt của đồng bào Mông mà nói: “Trước kia nằm trên mảnh đất này toàn là cây thuốc phiện. Bà con trồng nhiều đến mức hết triền núi này nối tiếp dãy núi kia. Cứ mỗi dịp xuân về, Mường Lống lại tím trời hoa anh túc, còn bây giờ thay vào màu tím đó là màu trắng và màu hồng bạt ngàn của hoa mận và hoa đào”.
Trong rừng mận còn xen lẫn sắc phục của thiếu nữ Mông đi du ngoạn, làm cho Mường Lống có một vẻ đẹp lãng mạn hiếm vùng núi nào ở miền Trung có được như thế.
Xa rồi cây thuốc phiện
Ông Lỳ Bá Chò, Bí thư Đảng ủy xã Mường Lống tâm sự: “Xóa bỏ cây thuốc phiện, quả là một việc làm không dễ, khi mà loại cây này đã được trồng từ rất lâu và mang lại thu nhập cho người dân ở đây”.
Ông Chò nhớ lại, vào khoảng cuối năm 1995, nhà nước ta bắt đầu có chủ trương xóa bỏ cây thuốc phiện, cấp trên chỉ đạo về, nhưng cán bộ Mường Lống đi tuyên truyền rất vất vả. Để làm gương, ngày đó cán bộ địa phương phải đi đầu trong việc xóa bỏ.
Thấy cán bộ làm, dân cũng làm theo. Nhờ vậy, năm 1997, toàn bộ diện tích cây thuốc phiện ở Mường Lống được triệt hạ và xóa sổ vĩnh viễn cho đến ngày hôm nay.
Xóa sổ xong cây thuốc phiện, bà con Mường Lống không biết lấy gì sống, nhà nào chăn nuôi lợn, nuôi gà hoặc trâu bò thì cũng chỉ đủ cái ăn. Mãi đến năm 2000, giống mận tam hoa và đào không hạt mới được đưa về Mường Lống.
Khi được cán bộ cho biết từng vùng đất hợp với từng loại cây, chỗ trồng mận, chỗ khác trồng đào, chỗ trồng lúa nước... có người dân còn hỏi “đào, mận có ăn được không?”. Hai năm sau, đồi núi ngợp trắng mận tam hoa xen lẫn với rừng đào màu hồng. Nếu đi vào đây đúng dịp mùa hoa nở thì chẳng khác nào lạc vào bồng lai tiên cảnh.
Tuy nhiên, chỉ vài năm đầu sản phẩm của bà con bán được, bước sang năm thứ ba giá vận chuyển leo thang, đường đi lại khó khăn nên không ai vào Mường Lống bao tiêu sản phẩm nữa.
Không ít mùa thu hoạch, bà con chỉ biết đứng nhìn đào, mận rụng như sung. Năm nào được giá, một số hộ thu nhập được khoảng từ 5 đến 7 triệu đồng. Vài năm gần đây thu nhập không đáng kể.
Điều đáng nói, dẫu cho cuộc sống của đồng bào Mông ở Mường Lống gặp nhiều khó khăn, nhưng bà con vẫn một lòng tuân thủ chủ trương mới, không một gia đình nào tái trồng cây thuốc phiện.
Để chống chọi với cuộc sống khó khăn, dân bản đẩy mạnh chăn nuôi. Bình quân mỗi hộ gia đình nuôi hơn vài chục con trâu, bò và lợn đen. Dạo quanh hai bản Mường Lống 1 và Mường Lống 2, rất nhiều gia đình nhờ chăn nuôi giỏi mà có của ăn của để: Lầu Chìa Và, Hờ Bá Chù ở bản Mường Lống 2, Lầu Bá Giống, Và Chò Thái ở bản Mường Lống 1.
Ngoài ra, đến với Mường Lống hôm nay còn có món thịt gà đen, gà gô hay còn gọi là gà ác. Gia đình nào cũng nuôi rất nhiều gà, có nhà lên tới hàng trăm con. Nếu mấy năm về trước gọi Mường Lống là thủ phủ cây thuốc phiện thì bây giờ cũng có thể gọi là thủ phủ gà đen hay thủ phủ đào không hạt. Một cán bộ huyện ủy Kỳ Sơn nói vậy.
Tự hào người con Mường Lống
Mấy năm gần đây, người dân Mường Lống luôn lấy Anh hùng Và Bá Giải (SN 1975) ra để làm tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo. Nay Mường Lống lại có thêm một người con ưu tú trong học tập, đó chính là anh Xồng Bá Dìa (SN 1991), ở bản Mường Lống 1 vừa thi đỗ thủ khoa trường ĐH Y khoa Hà Nội.
Cả hai người con ưu tú của bản làng Mường Lống là hai tấm gương đối với thế hệ trẻ huyện biên giới rẻo cao Kỳ Sơn. Mặc dù hai chàng trai ở hai lĩnh vực và là hai thế hệ khác nhau, nhưng họ đều là người con dân tộc Mông, lớn lên với núi rừng Mường Lống giống như con chim, con sóc...
Riêng Và Bá Giải, được sinh ra trong một gia đình gia giáo, ông nội từng làm cán bộ địa phương, bố nguyên là Bí thư Đảng ủy xã Mường Lống. Nhà 7 anh em, Và Bá Giải là con đầu, một số em sau đang theo học đại học và cao đẳng nay đã ra trường.
Trước khi về công tác ở Đồn biên phòng 551, anh từng là đội trưởng đội trinh sát của Đồn biên phòng 144. Chiều 26/7/2004, trong lúc truy kích tội phạm xâm nhập vào tuyến biên giới trái phép tại bản Huồi Sơn (thuộc xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, Nghệ An) anh đã bị kẻ xấu tấn công và hy sinh trong lúc đang làm nhiệm vụ.
Còn đối với chàng thủ khoa Xồng Bá Dìa thì đây quả là một tấm gương nghèo vượt khó vươn lên trong học tập chưa từng có ở huyện Kỳ Sơn. Bố mẹ đều người dân tộc Mông, nông dân chân chất.
Từ khi mới lên lớp 6, Xồng Bá Dìa đã phải xa gia đình để ra trung tâm thị trấn Mường Xén theo học kiếm cái chữ. Lên cấp ba, Dìa được tuyển thẳng vào trường cấp ba Nội trú tỉnh Nghệ An. Một lần nữa cậu bé người Mông lại tiếp tục khăn gói xuống Vinh (cách Mường Lống 360 cây số) để đi học.
Dẫu cho cuộc sống khó khăn nhưng ba năm học nơi phố thị, Dìa đã gặt hái được rất nhiều thành công. Ngoài thủ khoa (30 điểm) của trường ĐH Y khoa Hà Nội thì trước đó em còn đoạt giải Ba môn Toán ở kỳ thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An và kết quả học tập được xếp loại xuất sắc.
Mường Lống - Một Sapa giữa miền trung nắng gió
Du lịch, GO! - Theo 24h.com.vn, internet
Thung lũng Mường Lống, thuộc huyện Kỳ Sơn, Nghệ An bốn mùa mây trắng phủ kín. Nơi đây còn được ví là thủ phủ cây thuốc phiện một thời.
Thay màu tím của hoa anh túc là bạt ngàn màu trắng mận tam hoa và đào không hạt, quả là một cuộc cách mạng của chính quyền địa phương đối với bà con đồng bào Mông nơi mảnh đất xa xôi này.
Sau gần một ngày trời ròng rã chạy xe máy từ thị trấn Mường Xén (cách trung tâm TP Vinh hơn 300 cây số) chúng tôi đặt chân tới Cổng trời.
Để vào được Mường Lống, hay còn gọi là mường trăm tuổi. Lại còn phải vượt qua ngọn núi cheo leo đầy vách đá dựng đứng rất hiểm trở, đứng trên đỉnh cổng trời nhìn thốc xuống thung lũng, Mường Lống chẳng nào khác một Sa Pa, hay Đà Lạt…
Ký ức Mường trăm tuổi
Anh Hờ Bá Lỳ, một đồng nghiệp người Mông cho biết, nhờ địa hình có độ cao như thế nên tại đây được đặt một trạm phát sóng truyền hình không những cho Mường Lống mà còn cho cả đồng bào vùng biên giới như các xã Mỹ Lý, Huồi Tụ, Phà Đánh.
Ông Hờ Bá Chù, cán bộ địa phương kể: “Tên gọi Mường Lống có từ thuở sơ khai lập bản. 100% người dân Mường Lống đều là dân tộc Mông. Cách đây hơn 100 năm, khi núi đồi còn hoang vu, đường đi lại chưa có, bà con phải dùng ngựa để gùi hàng.
Sau khi di cư sang nước bạn Lào trở về, ông nội của ông Hờ Bá Chù đã cùng người dân Mường Lống phát hiện mảnh đất này màu mỡ, khí hậu ôn hoà và địa hình biệt lập với bên ngoài bằng đồi núi bao quanh nên quyết định dừng chân khai hoang mở đất”.
Một thời, Mường Lống là thủ phủ cây thuốc phiện ở khu vực miền tây Nghệ An. Điều đặc biệt là, ở mường không mấy ai nghiện ma tuý. Ngày đó, nếu vào Mường Lống đúng mùa Xuân thì bốn phía nhuộm tím màu hoa anh túc. Thuốc phiện làm ra đều được đóng vào bao tải xếp lên lưng ngựa đưa ra trung tâm thị trấn Mường Xén nhập cho các “nậu” đem đi đâu không ai rõ.
Ông Và Bá Tểnh, nguyên Bí thư Đảng bộ xã Mường Lống nói, cả mấy đời nhà ông Tểnh trước đây sống chỉ biết dựa vào cây thuốc phiện. Khi trở thành lãnh đạo thủ phủ đồng bào Mông ở Mường Lống ông Tểnh vẫn còn trồng hàng chục héc ta thuốc phiện.
Ông Lầu Giống Cải, Chủ tịch UBND chỉ về thung lũng rộng hàng chục hecta mận tam hoa và đào không hạt của đồng bào Mông mà nói: “Trước kia nằm trên mảnh đất này toàn là cây thuốc phiện. Bà con trồng nhiều đến mức hết triền núi này nối tiếp dãy núi kia. Cứ mỗi dịp xuân về, Mường Lống lại tím trời hoa anh túc, còn bây giờ thay vào màu tím đó là màu trắng và màu hồng bạt ngàn của hoa mận và hoa đào”.
Trong rừng mận còn xen lẫn sắc phục của thiếu nữ Mông đi du ngoạn, làm cho Mường Lống có một vẻ đẹp lãng mạn hiếm vùng núi nào ở miền Trung có được như thế.
Xa rồi cây thuốc phiện
Ông Lỳ Bá Chò, Bí thư Đảng ủy xã Mường Lống tâm sự: “Xóa bỏ cây thuốc phiện, quả là một việc làm không dễ, khi mà loại cây này đã được trồng từ rất lâu và mang lại thu nhập cho người dân ở đây”.
Ông Chò nhớ lại, vào khoảng cuối năm 1995, nhà nước ta bắt đầu có chủ trương xóa bỏ cây thuốc phiện, cấp trên chỉ đạo về, nhưng cán bộ Mường Lống đi tuyên truyền rất vất vả. Để làm gương, ngày đó cán bộ địa phương phải đi đầu trong việc xóa bỏ.
Thấy cán bộ làm, dân cũng làm theo. Nhờ vậy, năm 1997, toàn bộ diện tích cây thuốc phiện ở Mường Lống được triệt hạ và xóa sổ vĩnh viễn cho đến ngày hôm nay.
Xóa sổ xong cây thuốc phiện, bà con Mường Lống không biết lấy gì sống, nhà nào chăn nuôi lợn, nuôi gà hoặc trâu bò thì cũng chỉ đủ cái ăn. Mãi đến năm 2000, giống mận tam hoa và đào không hạt mới được đưa về Mường Lống.
Khi được cán bộ cho biết từng vùng đất hợp với từng loại cây, chỗ trồng mận, chỗ khác trồng đào, chỗ trồng lúa nước... có người dân còn hỏi “đào, mận có ăn được không?”. Hai năm sau, đồi núi ngợp trắng mận tam hoa xen lẫn với rừng đào màu hồng. Nếu đi vào đây đúng dịp mùa hoa nở thì chẳng khác nào lạc vào bồng lai tiên cảnh.
Tuy nhiên, chỉ vài năm đầu sản phẩm của bà con bán được, bước sang năm thứ ba giá vận chuyển leo thang, đường đi lại khó khăn nên không ai vào Mường Lống bao tiêu sản phẩm nữa.
Không ít mùa thu hoạch, bà con chỉ biết đứng nhìn đào, mận rụng như sung. Năm nào được giá, một số hộ thu nhập được khoảng từ 5 đến 7 triệu đồng. Vài năm gần đây thu nhập không đáng kể.
Điều đáng nói, dẫu cho cuộc sống của đồng bào Mông ở Mường Lống gặp nhiều khó khăn, nhưng bà con vẫn một lòng tuân thủ chủ trương mới, không một gia đình nào tái trồng cây thuốc phiện.
Để chống chọi với cuộc sống khó khăn, dân bản đẩy mạnh chăn nuôi. Bình quân mỗi hộ gia đình nuôi hơn vài chục con trâu, bò và lợn đen. Dạo quanh hai bản Mường Lống 1 và Mường Lống 2, rất nhiều gia đình nhờ chăn nuôi giỏi mà có của ăn của để: Lầu Chìa Và, Hờ Bá Chù ở bản Mường Lống 2, Lầu Bá Giống, Và Chò Thái ở bản Mường Lống 1.
Ngoài ra, đến với Mường Lống hôm nay còn có món thịt gà đen, gà gô hay còn gọi là gà ác. Gia đình nào cũng nuôi rất nhiều gà, có nhà lên tới hàng trăm con. Nếu mấy năm về trước gọi Mường Lống là thủ phủ cây thuốc phiện thì bây giờ cũng có thể gọi là thủ phủ gà đen hay thủ phủ đào không hạt. Một cán bộ huyện ủy Kỳ Sơn nói vậy.
Tự hào người con Mường Lống
Mấy năm gần đây, người dân Mường Lống luôn lấy Anh hùng Và Bá Giải (SN 1975) ra để làm tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo. Nay Mường Lống lại có thêm một người con ưu tú trong học tập, đó chính là anh Xồng Bá Dìa (SN 1991), ở bản Mường Lống 1 vừa thi đỗ thủ khoa trường ĐH Y khoa Hà Nội.
Cả hai người con ưu tú của bản làng Mường Lống là hai tấm gương đối với thế hệ trẻ huyện biên giới rẻo cao Kỳ Sơn. Mặc dù hai chàng trai ở hai lĩnh vực và là hai thế hệ khác nhau, nhưng họ đều là người con dân tộc Mông, lớn lên với núi rừng Mường Lống giống như con chim, con sóc...
Riêng Và Bá Giải, được sinh ra trong một gia đình gia giáo, ông nội từng làm cán bộ địa phương, bố nguyên là Bí thư Đảng ủy xã Mường Lống. Nhà 7 anh em, Và Bá Giải là con đầu, một số em sau đang theo học đại học và cao đẳng nay đã ra trường.
Trước khi về công tác ở Đồn biên phòng 551, anh từng là đội trưởng đội trinh sát của Đồn biên phòng 144. Chiều 26/7/2004, trong lúc truy kích tội phạm xâm nhập vào tuyến biên giới trái phép tại bản Huồi Sơn (thuộc xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, Nghệ An) anh đã bị kẻ xấu tấn công và hy sinh trong lúc đang làm nhiệm vụ.
Còn đối với chàng thủ khoa Xồng Bá Dìa thì đây quả là một tấm gương nghèo vượt khó vươn lên trong học tập chưa từng có ở huyện Kỳ Sơn. Bố mẹ đều người dân tộc Mông, nông dân chân chất.
Từ khi mới lên lớp 6, Xồng Bá Dìa đã phải xa gia đình để ra trung tâm thị trấn Mường Xén theo học kiếm cái chữ. Lên cấp ba, Dìa được tuyển thẳng vào trường cấp ba Nội trú tỉnh Nghệ An. Một lần nữa cậu bé người Mông lại tiếp tục khăn gói xuống Vinh (cách Mường Lống 360 cây số) để đi học.
Dẫu cho cuộc sống khó khăn nhưng ba năm học nơi phố thị, Dìa đã gặt hái được rất nhiều thành công. Ngoài thủ khoa (30 điểm) của trường ĐH Y khoa Hà Nội thì trước đó em còn đoạt giải Ba môn Toán ở kỳ thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An và kết quả học tập được xếp loại xuất sắc.
Mường Lống - Một Sapa giữa miền trung nắng gió
Du lịch, GO! - Theo 24h.com.vn, internet